Phản ứng hóa học là gì

Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các chất này thành một tập hợp các chất khác. Theo cách cổ điển phản ứng hóa học bao gồm toàn bộ các chuyển đổi chỉ liên quan đến vị trí của các electron Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các chất này thành một tập hợp các chất khác. Theo cách cổ điển phản ứng hóa học bao gồm toàn bộ các chuyển đổi chỉ liên quan đến vị trí của các electron

Phương trình hóa học - Những điều bạn cần biết

Hóa học là một bộ môn quen thuộc với các bạn học sinh từ cấp Trung học cơ sở trở lên. Và Hóa học cũng là một bộ môn “gây thù chuốc oán” nhiều nhất với các bạn học sinh. Đây cũng là môn học sở hữu những tấm hình chế “có 1 - 0 - 2” bá đạo nhất.

 

 

 

I. Tổng quan phương trình hóa học

    1. Phương trình hóa học là gì? 

Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

(Phản ứng hóa học là quá trình gây biến đổi từ một tập hợp chất hóa học này thành một tập hợp chất hóa học khác, phản ứng hóa học xảy ra khi có những điều kiện thích hợp).

Trong phương trình hóa học, các chất sẽ được biểu diễn dưới dạng kí hiệu hóa học của chất đó. Chất ở bên trái mũi tên là chất tham gia và chất bên phải mũi tên là chất sản phẩm.

Ví dụ: Hidro + Oxi -> Nước

\(H_2 + O_2 \rightarrow H_2O\)

Chất tham gia: \(H_2; O_2\)

Chất sản phẩm: \(H_2O\)

Cân bằng phương trình hóa học

Cân bằng phương trình hóa học

    2. Ý nghĩa phương trình hóa học

  • Biểu diễn ngắn gọn các phản ứng hóa học

  • Cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất và giữa các cặp chất trong phản ứng hóa học. Tỉ lệ này bằng tỉ lệ hệ số giữa các chất trong phương trình hóa học.

    3. Các bước lập phương trình hóa học

Để lập phương trình hóa học, các bạn cần làm lần lượt 3 bước sau:

  • Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng (gồm kí hiệu hóa học của các chất tham gia và các chất sản phẩm)

  • Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố, tìm số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất sản phẩm phải bằng nhau.   

  • Bước 3: Hoàn thành phương trình hóa học.

    4. Cách cân bằng phương trình hóa học

Cân bằng phương trình hóa học là sự cân bằng về số lượng nguyên tố của các chất trong hai vế của 1 phản ứng hóa học.

    4.1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố

Đây là phương pháp đơn giản nhất.

Cân bằng theo cách này, ta sẽ viết các đơn chất khí dưới dạng nguyên tử riêng biệt.

Ví dụ: Cân bằng phương trình hóa học: \(P_2 + O_5 \rightarrow P_2O_5\)

Để tạo thành 1 phân tử \(P_2O_5\), ta cần 2 phân tử P và 5 phân tử O.

=> Ta được phương trình:

\(2P + \dfrac{5}{2} O_2 \rightarrow P_2O_5\)

Nhân các phân số với mẫu số chung nhỏ nhất (ở phương trình này là 2) ta sẽ được phương trình hóa học cuối cùng:

\(P + 5O_2 \rightarrow P_2O_5\)

    4.2. Phương pháp hóa trị tác dụng

Hóa trị tác dụng là số hóa trị của các nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố có trong Phản ứng hóa học.

Các bước cân bằng với phương pháp này:

  • Bước 1: Xác định hóa trị tác dụng

\(BaCl_2 + Fe_2(SO_4)_3 \rightarrow BaSO_4 + FeCl_3\)

Hóa trị tác dụng lần lượt của phương trình trên từ trái qua phải là:

I - II - III - I - I - I - III - II

  • Bước 2: Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng

Bội số chung nhỏ nhất của (I,II,III) là 6.

  • Bước 3: Lấy bội số chung nhỏ nhất chia cho các hóa trị ta sẽ được hệ số sau:

6 : 1 = 6

6: 2 = 3

6: 3 =2

  • Bước 4: Thay vào phương trình phản ứng

    4.3. Phương pháp chẵn - lẻ

Dựa vào nguyên tắc: Sau khi cân bằng, số nguyên tử của nguyên tố ở chất tham gia phải bằng số nguyên tử của nguyên tố ở chất sản phẩm. Vậy nên nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở 1 vế là số chẵn, thì nó cũng sẽ phải là số chẵn ở vế còn lại. Nên nếu số nguyên tử của nguyên tố còn lẻ, thì phải nhân đôi

Thí dụ:  \(FeS_2 + O_2 \rightarrow Fe_2O_3 + SO_2\)

  • Ở vế trái, số nguyên tử \(O_2\) là chẵn

  • Ở vế phải, số nguyên tử \(O_2\) trong \(SO_2\) là chẵn, nhưng số nguyên tử trong \(Fe_2O_3\) lại là lẻ. => Phải nhân đôi. Sau đó, ta cân bằng các hệ số còn lại

\(2Fe_2O_3 \rightarrow 4FeS_2 \rightarrow 8SO_2 \rightarrow 11O_2\)

Phương trình được cân bằng:

\(4FeS_2 + 11O_2 \rightarrow 2Fe_2O_3 + 8SO_2\)

    4.4. Cân bằng dựa vào nguyên tố chung nhất

Với phương pháp này, ta sẽ lựa chọn nguyên tố có mặt ở nhiều chất nhất trong phản ứng.

Ví dụ: \(Cu + HNO_3 \rightarrow Cu(NO_3)_2 + NO + H_2O\)

Nhận thấy, oxi là nguyên tố có mặt nhiều nhất trong phương trình phản ứng.

  • Vế phải có 8 oxi, vế phải có 3 oxi.

  • BSCNN của 3 và 8 là 24

=> Ghi 8 vào trước HNO3. Ta có:

\(8HNO_3 \rightarrow 4H_2O \rightarrow 2NO\)

Phương trình hóa học sau khi được cân bằng:

\(3Cu + 8HNO_3 \rightarrow 3Cu(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O\)

    4.5. Cân bằng theo phương pháp đại số

  • Dựa theo nguyên tắc: Số nguyên tử của các nguyên tử ở 2 vế phải bằng nhau.

Các bước làm:

  • Bước 1: Điền các hệ số a,b,c,d,e,... vào trước các chất trong phản ứng.

Ví dụ: \(aFeS_2 +bO_2 \rightarrow cFe_2O_3 + dSO_2\)

  • Bước 2: Dùng định luật bảo toàn khối lượng để cân bằng nguyên tố và tạo ra 1 phương trình đại số.

Fe: a = 2c

S: 2a = d

O: 2b = 3c + 2d.

Giải hệ phương trình gồm 3 phương trình trên.

Chọn c = 1 => a = 2, d = 4 và b =11/2.

Nhân các hệ số với 2, ta được phương trình cân bằng:

\(4FeS_2 + 11O_2 \rightarrow 2Fe_2O_3 + 8SO_2\)

II. Các công cụ cần dùng khi học môn Hóa học

    1. Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học (Nguyên tố hóa học)

Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học (gọi tắt là Bảng tuần hoàn) là một bảng có liệt kê lại các nguyên tố hóa học, dựa theo số hiệu nguyên tử (chính là số proton trong hạt nhân), cấu hình e (electron) và các tính chất hóa học của chúng. Các nguyên tố trong bảng được sắp xếp theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử.

Một bảng tiêu chuẩn gồm các nguyên tố hóa học được xếp thành 7 dòng và 18 cột, 2 dòng kép riêng biệt nằm dưới cùng bảng. Các hàng trong bảng sẽ được gọi là chu kì, còn cột sẽ được gọi là nhóm. Một số những nguyên tố sẽ có những tên gọi đặc biệt: Halogen, khí hiếm.

Tất cả các phiên bản của bảng tuần hoàn chỉ bao gồm các nguyên tố hóa học, không bao gồm hỗn hợp, hợp chất,...

Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ và rõ nét nhất.  

    2. Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy bao gồm các kim loại được sắp xếp theo theo thứ tự phụ thuộc vào khả năng tham gia phản ứng hóa học với chất khác (còn gọi là mức độ phản ứng) của các kim loại.

Đặc trưng của dãy:

  • Mức độ hoạt động hóa học của kim loại sẽ giảm dần từ trái sang phải

Dãy hoạt động hóa học của kim loại khi mới học sẽ khiến các bạn rất khó nhớ. Để có thể ghi nhớ nhanh dãy này, các bạn có thể tham khảo mẹo dưới đây:

 

Mẹo nhớ Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Mẹo nhớ Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Hoặc Click vào link sau để có thể nghiên cứu dãy hoạt động hóa học được kĩ hơn:

https://cunghocvui.com/cong-cu-hoa-hoc/day-hoat-dong-kim-loai

    3. Bảng tính tan hóa học

Bảng tính tan hóa học

Bảng tính tan hóa học

Bảng tính tan được dùng để nhận biết một chất có tan được trong nước hay không (tan nhiều, tan ít, hay không tan).

Đây là một công cụ hữu ích để các em học sinh lấy căn cứ làm những bài tập dạng phân biệt các chất.

Để xem Bảng tính tan chi tiết hơn, các bạn hãy Click Tại đây!

    4. Dãy điện hóa của kim loại

 

Dãy điện hóa của kim loại

Dãy điện hóa của kim loại

(Xem đầy đủ dãy điện hóa)

Dãy điện hóa của kim loại sẽ cho ta biết các chất nào tác dụng được với nhau dựa vào quy tắc Alpha.

Kim loại đứng trước có tính khử mạnh hơn kim loại đứng sau

Kim loại đứng sau sẽ có tính oxi hóa mạnh hơn kim loại đứng trước.

III.  Những lưu ý trong chương trình Hóa học

    1. Hóa học 8

Tại Việt Nam, bộ môn Hóa học được cho vào chương trình giảng dạy bắt đầu từ lớp 8. Các em sẽ bắt đầu được làm quen, được giới thiệu thế nào là chất? Thế nào là nguyên tử? Thế nào là nguyên tố, hóa trị,.... Ở lớp này, các em học sinh phải hết sức lưu ý học tập, để có thể nắm rõ những kiến thức cơ bản về bộ môn này, tránh tình trạng Mất gốc Hóa, gây khó khăn cho việc phát triển của các em ở những lớp tiếp theo.   

Phương trình hóa học 8

Phương trình hóa học 8

Muốn xem các phương trình hóa học được xuất hiện trong chương trình Hóa học 8, các em xem thêm tại đây:

Tổng hợp các Phương trình hóa học lớp 8 đầy đủ nhất!

(Xem thêm Giải bài tập Hóa học 8)

    2. Hóa học 9

Sau thời gian làm quen với bộ môn Hóa lớp 8, các em cũng đã có một khối lượng kiến thức về Hóa nhất định. Sang đến chương trình lớp 9, các em sẽ được tiếp cận kiến thức về các chất hữu cơ (bao gồm các hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon). Bên cạnh đó, các em sẽ được nâng cao kiến thức về hợp chất vô cơ (Oxit, axit, bazo và muối), học các khái niệm về chất mới (kim loại, phi kim,...) Đây sẽ là một năm học với những kiến thức nặng hơn năm cũ. Các em hãy cố gắng chuyên tâm để không bỏ qua bất kì kiến thức Hóa học 9 bổ ích nào nhé!

Xem đầy đủ các Phương trình Hóa học lớp 9

Chi tiết Giải bài tập Hóa học 9

    3. Hóa học 10

Tại chương trình Hóa học 10, các em sẽ được biết cấu tạo của 1 nguyên tử, thế nào là nguyên tố hóa học, làm quen với bảng tuần hoàn hóa học và nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, tốc độ phản ứng, cách cân bằng phương trình hóa học,...Hãy cùng chú tâm để tiêu hóa hết lượng kiến thức khủng của Hóa học 10 nhé!

Để giúp các em có thể dễ dàng hoàn thành chương trình hóa học 10, Cunghocvui đã sưu tầm, tổng hợp lại những Phương trình hóa học lớp 10 đầy đủ nhất, Mời các em cùng xem tại Link: Tổng hợp Phương trình Hóa học 10  

(Xem thêm chi tiết Giải bài tập Hóa học 10)

    4. Hóa học 11

Chương trình Hóa học 11 sẽ đưa các em tiếp cận với những kiến thức về Sự điện ly, tìm hiểu các phi kim thuộc nhóm Nito, Cacbon,... và bắt đầu được học các chất hữu cơ.

Phương trình hóa học 11

Phương trình hóa học 11

Xem thêm: Tổng hợp Các phương trình Hóa học 11 đầy đủ nhất

Giải bài Tập Hóa học 11 chi tiết

    5. Hóa học 12

Ở lớp 12, Các em sẽ được học về các hợp chất hữu cơ: Este - Lipit, cacbonhidrat, amin, amino axit, polime và các vật liệu polime. Bên cạnh đó, các em sẽ được học các kiến thức mới về Hóa vô cơ, đồng thời ôn tập lại các kiến thức Hóa từ các lớp dưới để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT cận kề. Hãy cố gắng chăm chỉ dành thời gian cho bộ môn này các em nhé!

Để có thể học cũng như ôn luyện được tốt hơn, hãy Click vào Link sau: Phương trình Hóa học 12 - Nơi tổng hợp những phương trình hóa học hay được sử dụng nhất trong chương trình Lớp 12.

(Xem thêm chi tiết Giải bài tập Hóa học 11)  

IV. Những Công thức Hóa học cần ghi nhớ

Hóa học tưởng khó nhưng thực chất là rất dễ, nếu bạn đã hiểu bản chất của các vấn đề trong Hóa học. Hãy cố gắng thuộc nằm lòng các công thức Hóa học, để mỗi khi cần, các bạn chỉ việc lôi ra và áp dụng. Nếu làm được điều đó, thì Hóa sẽ chẳng còn là khó tí nào nữa. Để giúp bạn, chúng tôi đã đi sưu tầm và tổng hợp lại được các Công thức Hóa học quan trọng và hay được sử dụng nhất. Rất mong nó sẽ là cuốn sổ tay học tốt giúp bạn đánh bại mọi bài Hóa khó.

Click ngay để xem Tổng hợp Công thức Hóa học của Cunghocvui.

Phương trình hóa học của Chúng tôi rất tự hào khi được cùng bạn khám phá thế giới tri thức. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi!