Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đầy đủ nhất
Nhóm → ↓ Chu kỳ | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | H 1 | He 2 | |||||||||||||||||
2 | Li 3 | Be 4 | B 5 | C 6 | N 7 | O 8 | F 9 | Ne 10 | |||||||||||
3 | Na 11 | Mg 12 | Al 13 | Si 14 | P 15 | S 16 | Cl 17 | Ar 18 | |||||||||||
3 | K 19 | Ca 20 | Sc 21 | Ti 22 | V 23 | Cr 24 | Mn 25 | Fe 26 | Co 27 | Ni 28 | Cu 29 | Zn 30 | Ga 31 | Ge 32 | As 33 | Se 34 | Br 35 | Kr 36 | |
5 | Rb 37 | Sr 38 | Y 39 | Zr 40 | Nb 41 | Mo 42 | Tc 43 | Ru 44 | Rh 45 | Pd 46 | Ag 47 | Cd 48 | In 49 | Sn 50 | Sb 51 | Te 52 | I 53 | Xe 54 | |
6 | Cs 55 | Ba 56 | * | Hf 72 | Ta 73 | W 74 | Re 75 | Os 76 | Ir 77 | Pt 78 | Au 79 | Hg 80 | Tl 81 | Pb 82 | Bi 83 | Po 84 | At 85 | Rn 86 | |
7 | Rf 87 | Ra 88 | ** | Fr 104 | Db 105 | Sg 106 | Bh 107 | Hs 108 | Mt 109 | Ds 110 | Rg 111 | Cn 112 | Uut 113 | Fl 114 | Uup 115 | Lv 116 | Uus 117 | Uuo 118 | |
Nhóm lantan * | La 57 | Ce 58 | Pr 59 | Nd 60 | Pm 61 | Sm 62 | Eu 63 | Gd 64 | Tb 65 | Dy 66 | Ho 67 | Er 68 | Tm 69 | Yb 70 | Lu 71 | ||||
Nhóm actini ** | Ac 89 | Th 90 | Pa 91 | U 92 | Np 93 | Pu 94 | Am 95 | Cm 96 | Bk 97 | Cf 98 | Es 99 | Fm 100 | Md 101 | No 102 | Lr 103 |
Các nhóm cùng gốc trong bảng tuần hoàn
Kim loại kiềm | Kim loại kiềm thổ | Nhóm Lantan | Nhóm actini | Kim loại chuyển tiếp |
Kim loại yếu | Á kim | Phi kim | Halogen | Khí trơ |
Thuộc tính hóa học không rõ |
Trạng thái ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn
- Màu số nguyên tử đỏ là chất khí ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn
- Màu số nguyên tử lục là chất lỏng ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn
- Màu số nguyên tử đen là chất rắn ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn
Tỷ lệ xuất hiện tự nhiên
- Viền liền: có đồng vị già hơn Trái Đất (chất nguyên thủy)
- Viền gạch gạch:thường sinh ra từ phản ứng phân rã các nguyên tố khác, không có đồng vị già hơn Trái Đất (hiện tượng hóa học)
- Viền chấm chấm: tạo ra trong phòng thí nghiệm (nguyên tố nhân tạo)
- Không có viền: chưa tìm thấy
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học:
- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)
- Các nguyên tố có cùng số lớp e xếp vào cùng 1 hàng (chu kì)
- Các nguyên tố có cấu hình e tương tự nhau được xếp vào cùng 1 cột (nhóm).
Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố
- Mỗi nguyên tố hóa học chiếm 1 ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.
- Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).
2. Chu kì
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân).
- Số thứ tự chu kì = số lớp e.
- Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:
+ Chu kì 1,2,3: chu kì nhỏ
+ Chu kì 4,5,6,7: chu kì lớn
+ Chu kì 7 chưa hoàn thành
3. Nhóm nguyên tố
- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột
- Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B
4. Khối nguyên tố (block)
- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thuộc 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f.
- e cuối cùng điền vào phân lớp nào (theo thứ tự mức năng lượng) thì nguyên tố thuộc khối đó.
Hãy sử dụng bảng tuần hoàn thật hiệu quả nhé!