Đề thi thử THPT QG môn Toán trường THPT Chuyên Trầ...
- Câu 1 : Tìm tập xác định của hàm số \(y={{\log }_{2}}\left( {{2}^{3-6x}}-1 \right)\)
A \(D=R\)
B \(D=\left( -\infty ;-\frac{1}{2} \right)\)
C \(D=\left( \frac{1}{2};+\infty \right)\)
D \(D=\left( -\infty ;\frac{1}{2} \right)\)
- Câu 2 : Tìm tập xác định của hàm số \(y={{\left( {{x}^{2}}-3 \right)}^{-2}}\)
A \(D=R\backslash \left\{ -\sqrt{3};\sqrt{3} \right\}\)
B \(D=\left( -\infty ;-\sqrt{3} \right)\cup \left( \sqrt{3};+\infty \right)\)
C \(D=R\)
D
\(D=R\backslash \left\{ -\sqrt{3} \right\}\)
- Câu 3 : Phương trình \(\sin 2x=-\frac{\sqrt{3}}{2}\) có hai công thức nghiệm dạng \(\alpha +k\pi ,\beta +k\pi \left( k\in Z \right);\alpha ,\beta \in \left( -\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2} \right)\) . Khi đó \(\alpha +\beta \) bằng:
A \(\frac{\pi }{2}\)
B \(-\frac{\pi }{2}\)
C \(\pi \)
D
\(-\frac{\pi }{3}\)
- Câu 4 : Đồ thị trong hình dưới là đồ thị của một trong bốn hàm số cho trong các phương án sau đây, đó là hàm số nào?
A \(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+2\)
B \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2\)
C \(y={{x}^{3}}-3x+2\)
D \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-2\)
- Câu 5 : Cho \(a>0,b>0\) và biểu thức \(T=2{{\left( a+b \right)}^{-1}}.{{\left( ab \right)}^{\frac{1}{2}}}{{\left[ 1+\frac{1}{4}{{\left( \sqrt{\frac{a}{b}}-\sqrt{\frac{b}{a}} \right)}^{2}} \right]}^{\frac{1}{2}}}\). Khi đó:
A \(T=\frac{2}{3}\)
B \(T=\frac{1}{3}\)
C \(T=\frac{1}{2}\)
D \(T=1\)
- Câu 6 : Đạo hàm của hàm số \(y={{e}^{1-2x}}\) là:
A \(y'=2{{e}^{1-2x}}\)
B \(y'={{e}^{1-2x}}\)
C \(y'=-2{{e}^{1-2x}}\)
D \(y'={{e}^{x}}\)
- Câu 7 : Xét hình trụ T có thiến diện qua trục của hình trụ là hình vuông có cạnh bằng a. Tính diện tích toàn phần S của hình trụ.
A \(S=\frac{3\pi {{a}^{2}}}{2}\)
B \(S=\frac{\pi {{a}^{2}}}{2}\)
C \(S=\pi {{a}^{2}}\)
D \(S=4\pi {{a}^{2}}\)
- Câu 8 : Cho tập \(A=\left\{ 0;1;2;3;4;5;6 \right\}\) . Từ tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có năm chữ số và chia hết cho 2?
A 8232.
B 1230
C 1260
D 2880
- Câu 9 : Cho hàm số \(f\left( x \right)=\left\{ \begin{align} & \frac{\sqrt{2x+1}-\sqrt{x+5}}{x-4}\,\,\,\,khi\,\,\,x\ne 4 \\ & a+2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,\,x=4 \\\end{align} \right..\) Tìm tất cả giá trị thực của tham số a để hàm số liên tục tại \({{x}_{0}}=4.\)
A \(a=\frac{5}{2}\)
B \(a=-\frac{11}{6}\)
C \(a=3\)
D \(a=2\)
- Câu 10 : Biểu thức \(T=\sqrt[5]{a\sqrt[3]{a}}\) với \(a>0\). Viết biểu thức T dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ là:
A \({{a}^{\frac{1}{3}}}\)
B \({{a}^{\frac{3}{5}}}\)
C \({{a}^{\frac{4}{15}}}\)
D \({{a}^{\frac{2}{15}}}\)
- Câu 11 : Tính \(\underset{x\to 5}{\mathop{\lim }}\,\frac{{{x}^{2}}-12x+35}{25-5x}.\)
A \(\frac{2}{5}\)
B \(-\frac{2}{5}\)
C \(-\infty \)
D \(+\infty \)
- Câu 12 : Ba xạ thủ cùng bắn vào một tấm bia, xác suất trúng đích lần lượt là 0,5; 0,6 và 0,7. Xác suất để có đúng 2 người bắn trúng bia là:
A 0,21
B 0,29
C 0,44
D 0,79
- Câu 13 : Cho \(a>0;\,\,b>0\) và \({{a}^{2}}+{{b}^{2}}=7ab\). Chọn mệnh đề đúng:
A \(2\left( \ln a+\ln b \right)=\ln \left( 7ab \right)\)
B \(3\ln \left( a+b \right)=\frac{1}{2}\left( \ln a+\ln b \right)\)
C \(\ln \left( \frac{a+b}{3} \right)=\frac{1}{2}\left( \ln a+\ln b \right)\)
D \(\ln \left( a+b \right)=\frac{3}{2}\left( \ln a+\ln b \right)\)
- Câu 14 : Cho hàm số \(y = - {x^3} + 3{x^2} + 2\) có đồ thị (C). Phương trình tiếp tuyến của (C) mà có hệ số góc lớn nhất là:
A \(y=3x+1\)
B \(y=-3x-1\)
C \(y=-3x+1\)
D \(y=3x-1\)
- Câu 15 : Cho hàm số \(y=-{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+1\) có điểm cực đại là:
A \(x=0\)
B \(\left( 0;\,\,1 \right)\)
C \(x=-2\)
D \(\left( -2;-19 \right)\)
- Câu 16 : Số hạng không chứa x trong khai triển của \({{\left( \sqrt[3]{x}-\frac{2}{\sqrt[4]{x}} \right)}^{14}}\) với \(x>0\) là:
A \({{2}^{6}}C_{14}^{8}\)
B \({{2}^{6}}C_{14}^{6}\)
C \({{2}^{8}}C_{14}^{6}\)
D
\(-{{2}^{8}}C_{14}^{8}\)
- Câu 17 : Cho \(\log 3=m;\,\,\log 5=n.\) Khi đó \({{\log }_{9}}45\) tính theo m, n là:
A \(1-\frac{n}{2m}\)
B \(1+\frac{n}{m}\)
C \(2+\frac{n}{2m}\)
D \(1+\frac{n}{2m}\)
- Câu 18 : Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A \(y={{a}^{x}}\) với \(0<a<1\) là hàm số đồng biến trên \(\left( -\infty ;+\infty \right)\).
B Đồ thị hàm số \(y={{a}^{x}}\) với \(0<a\ne 1\) luôn đi qua điểm \(\left( a;1 \right)\).
C \(y={{a}^{x}}\) với \(a>1\) là hàm số nghịch biến trên \(\left( -\infty ;+\infty \right)\).
D Đồ thị các hàm số \(y={{a}^{x}}\) và \(y={{\left( \frac{1}{a} \right)}^{x}}\) (với \(0<a\ne 1\)) đối xứng với nhau qua trục \(Oy\)
- Câu 19 : Khối đa diện đều có \(12\) mặt thì số cạnh là:
A 60
B 30
C 12
D 24
- Câu 20 : Cho hàm số \(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+9x-1\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
A Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( -\infty ;-1 \right),\left( 3;+\infty \right)\); nghịch biến trên \(\left( -1;3 \right)\).
B Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( -\infty ;-3 \right),\left( 1;+\infty \right)\); nghịch biến trên \(\left( -3;1 \right)\).
C Hàm số đồng biến trên \(\left( -1;3 \right)\); nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( -\infty ;-1 \right),\left( 3;+\infty \right)\).
D Hàm số đồng biến trên \(\left( -1;3 \right)\); nghịch biến trên \(\left( -\infty ;-1 \right)\cup \left( 3;+\infty \right)\).
- Câu 21 : Cho mặt cầu có diện tích bằng \(72\pi \left( c{{m}^{2}} \right)\). Bán kính của khối cầu bằng:
A \(R=\sqrt{6}\left( cm \right)\)
B \(R=3\sqrt{2}\left( cm \right)\)
C \(R=6\left( cm \right)\)
D \(R=3\left( cm \right)\)
- Câu 22 : Cho hàm số \(y=\ln \frac{1}{1+x}\). Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai?
A \(y'=\frac{-1}{x+1}\)
B \(x.y'+1={{e}^{y}}\)
C \(x.y'+1=0\)
D \(x.y'+1=\frac{1}{x+1}\)
- Câu 23 : Cho dãy số \(\left( {{u}_{n}} \right)\) với \({{u}_{n}}=\dfrac{1}{1.3}+\dfrac{1}{3.5}+...+\dfrac{1}{\left( 2n-1 \right)\left( 2n+1 \right)}\). Tính \(\lim {{u}_{n}}\).
A \(\frac{1}{2}\)
B 0
C 1
D \(\frac{1}{4}\)
- Câu 24 : Cho khối nón tròn xoay có đường cao \(h=15cm\) và đường sinh \(l=25cm\). Thể tích \(V\) của khối nón là:
A \(V=2000\pi \left( c{{m}^{3}} \right)\)
B \(V=4500\pi \left( c{{m}^{3}} \right)\)
C \(V=6000\pi \left( c{{m}^{3}} \right)\)
D \(V=1500\pi \left( c{{m}^{3}} \right)\)
- Câu 25 : Giá trị lớn nhất \(M\) và giá trị nhỏ nhất \(m\) của hàm số \(y=\frac{12}{7-4\sin x}\) trên đoạn \(\left[ -\frac{\pi }{6};\frac{5\pi }{6} \right]\) là:
A \(M=\frac{12}{5};m=\frac{12}{7}\)
B \(M=4;m=\frac{12}{11}\)
C \(M=\frac{12}{5};m=\frac{4}{3}\)
D \(M=4;m=\frac{4}{3}\)
- Câu 26 : Xét hàm số \(y=\frac{x-1}{2x+1}\) trên \(\left[ 0;1 \right]\), khẳng định nào sau đây đúng?
A \(\underset{\left[ 0;1 \right]}{\mathop{\max }}\,y=0\)
B \(\underset{\left[ 0;1 \right]}{\mathop{\min }}\,y=\frac{1}{2}\)
C \(\underset{\left[ 0;1 \right]}{\mathop{\min }}\,y=-\frac{1}{2}\)
D \(\underset{\left[ 0;1 \right]}{\mathop{\max }}\,y=1\)
- Câu 27 : Trong một chiếc hộp có \(20\) viên bi, trong đó có \(9\) viên bi màu đỏ, \(6\) viên bi màu xanh và \(5\) viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên đồng thời \(3\) viên bi. Tìm xác suất để \(3\) viên bi lấy ra có không quá \(2\) màu.
A \(\frac{183}{190}\)
B \(\frac{9}{38}\)
C \(\frac{82}{95}\)
D \(\frac{29}{38}\)
- Câu 28 : Một đội xây dựng cần hoàn thiện một hệ thống cột tròn của một cửa hàng kinh doanh gồm \(10\) chiếc. Trước khi hoàn thiện mỗi chiếc cột là một khối bê tông cốt thép hình lăng trụ lục giác đều có cạnh \(20cm\); sau khi hoàn thiện (bằng cách trát thêm vữa vào xung quanh) mỗi cột là một khối trụ có đường kính đáy bằng \(42cm\). Chiều cao của mỗi cột trước và sau khi hoàn thiện là \(4m\). Biết lượng xi măng cần dùng chiếm \(80%\) lượng vữa và cứ một bao xi măng \(50kg\) thì tương đương với \(64000c{{m}^{3}}\) xi măng. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu bao xi măng loại \(50kg\) để hoàn thiện toàn bộ hệ thống cột?
A \(25\) bao
B \(17\) bao
C \(18\) bao
D \(22\) bao
- Câu 29 : Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình chữ nhật \(AB=3,AD=2\). Mặt bên \(\left( SAB \right)\) là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính thể tích \(V\) của khối cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho.
A \(V = \frac{{10\pi }}{3}\)
B \(V=\frac{16\pi }{3}\)
C \(V=\frac{20\pi }{3}\)
D \(V=\frac{32\pi }{3}\)
- Câu 30 : Tính đến đầu năm 2011, dân số toàn thành phố \(A\) đạt xấp xỉ \(905.300\) người. Mỗi năm dân số thành phố tăng thêm \(1,37%\). Để thành phố A thực hiện tốt chủ trương \(100%\) trẻ em đúng độ tuổi đều vào lớp 1 thì đến năm học 2024 - 2025 số phòng học cần chuẩn bị cho học sinh lớp 1 (mỗi phòng \(35\) học sinh) gần nhất với số nào sau đây; biết rằng sự di cư đến, đi khỏi thành phố và số trẻ tử vong trước 6 tuổi đều không đáng kể, ngoài ra trong năm sinh của lứa học sinh lớp 1 đó toàn thành phố có \(2400\) người chết?
A \(322\)
B \(321\)
C \(459\)
D \(458\)
- Câu 31 : Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\). Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm \(AD,BB'\). Côsin của góc hợp bởi \(MN\) và \(AC'\) là:
A \(\frac{\sqrt{3}}{3}\)
B \(\frac{\sqrt{2}}{3}\)
C \(\frac{\sqrt{5}}{3}\)
D \(\frac{\sqrt{2}}{4}\)
- Câu 32 : Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để đường thẳng \(\left( d \right):y=mx-m-1\) cắt đồ thị \(\left( C \right):y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+1\) tại 3 điểm \(A,B,C\) phân biệt (\(B\) thuộc đoạn \(AC\)) sao cho tam giác \(AOC\) cân tại \(O\) (với \(O\) là gốc tọa độ).
A \(m=-2\)
B \(m=2\)
C
\(m=-1\)
D \(m=1\)
- Câu 33 : Giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số \(y={{x}^{4}}-2m{{x}^{2}}+{{m}^{4}}+2m\)có ba điểm cực trị là ba đỉnh của một tam giác có diện tích bằng \(4\sqrt{2}\) thỏa mãn điều kiện nào dưới đây?
A \(m>4\)
B \(m<-3\)
C \(0<m<4\)
D \(-3<m<0\)
- Câu 34 : Xét khối lăng trụ tam giác \(ABC.A’B’C’\). Mặt phẳng đi qua \(C’\) và các trung điểm \(AA’, BB’\) chia khối lăng trụ thành hai phần có tỉ số thể tích bằng:
A \(\dfrac{1}{2}\)
B \(\dfrac{1}{3}\)
C \(\dfrac{2}{3}\)
D \(1\)
- Câu 35 : Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình vuông cạnh a và cạnh bên bằng 2a. Tính diện tích xung quanh \({{S}_{xq}}\) của hình nón có đỉnh là tâm O của hình vuông A’B’C’D’ và đáy là hình tròn nội tiếp hình vuông ABCD.
A \({{S}_{xq}}=\pi {{a}^{2}}\sqrt{17}\)
B \({{S}_{xq}}=\frac{\pi {{a}^{2}}\sqrt{17}}{2}\)
C \({{S}_{xq}}=\frac{\pi {{a}^{2}}\sqrt{17}}{4}\)
D \({{S}_{xq}}=2\pi {{a}^{2}}\sqrt{17}\)
- Câu 36 : Một ngọn hải đăng được đặt ở vị trí A cách bờ biển một khoảng AB = 5km. Trên bờ biển có một cái kho ở vị trí C cách B một khoảng 7km. Người canh hải đăng có thể chèo đò từ điểm A đến địa điểm M trên bờ biển với vận tốc 4km/h, rồi đi bộ đến C với vận tốc 6km/h. Hỏi cần đặt vị trí của M cách B một khoảng bằng bao nhiêu km để người đó đến kho nhanh nhất?
A 4,5 km
B 5,5 km
C \(2\sqrt{5}km\)
D \(\sqrt{5}km\)
- Câu 37 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của SB, SD và OC. Gọi giao điểm của (MNP) với SA là K. Tỉ số \(\frac{KS}{KA}\) là:
A \(\frac{2}{5}\)
B \(\frac{1}{3}\)
C \(\frac{1}{4}\)
D \(\frac{1}{2}\)
- Câu 38 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi. Biết rằng tứ diện SABD là tứ diện đều cạnh a. Khoảng cách giữa hai đường thẳng BD và SC bằng:
A \(\frac{3a\sqrt{3}}{4}\)
B \(\frac{a}{2}\)
C \(\frac{a\sqrt{3}}{4}\)
D \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\)
- Câu 39 : Phương trình \(\frac{\sin x}{x}=\frac{1}{2}\) có bao nhiêu nghiệm?
A Vô số nghiệm
B Vô nghiệm
C 3 nghiệm
D 2 nghiệm
- Câu 40 : Từ đồ thị hàm số \(y=a{{x}^{4}}+b{{x}^{2}}+c\,\,\left( a\ne 0 \right)\) được cho dạng như hình vẽ, ta có:
A \(a>0,b<0,c<0\)
B \(a>0,b>0,c<0\)
C \(a<0,b>0,c<0\)
D \(a>0,b<0,c>0\)
- Câu 41 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a, góc \(\widehat{BAD}\) bằng 600, gọi I là giao điểm của AC và BD. Hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng (ABCD) là trung điểm H của BI. Góc giữa SC và (ABCD) bằng 450. Thể tích của khối chóp S.ABCD bằng:
A \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{39}}{12}\)
B \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{39}}{24}\)
C \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{39}}{8}\)
D \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{39}}{48}\)
- Câu 42 : Cho hàm số \(y=x\left[ \cos \left( \ln x \right)+\sin \left( \ln x \right) \right]\). Khẳng định nào sau đây đúng?
A \({{x}^{2}}y''+xy'-2y=0\)
B \({{x}^{2}}y''-xy'-2y=0\)
C \({{x}^{2}}y''-xy'+2y=0\)
D \({{x}^{2}}y'-xy''+2y=0\)
- Câu 43 : Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \(\left| {{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2 \right|-m=1\) có 6 nghiệm phân biệt.
A \(-2<m<0\)
B \(1<m<3\)
C \(0<m<2\)
D \(-1<m<1\)
- Câu 44 : Cho tấm bìa hình vuông cạnh 50 cm. Để làm một mô hình kim tự tháp Ai Cập, người ta cắt bỏ 4 tam giác cân bằng nhau có cạnh đáy chính là cạnh của hình vuông rồi gấp lên, ghép lại thành môt hình chóp tứ giác đều. Để mô hình có thể tích lớn nhất thì cạnh đáy của mô hình bằng:
A \(20\sqrt{2}cm\)
B \(15\sqrt{2}cm\)
C \(10\sqrt{2}cm\)
D \(25\sqrt{2}cm\)
- Câu 45 : Cho hình chóp S.ABCD với đáy ABCD là hình thang vuông tại A, đáy lớn AD = 8, đáy nhỏ BC = 6. SA vuông góc với đáy, SA = 6. Gọi M là trung điểm của AB. (P) là mặt phẳng đi qua M và vuông góc với AB. Thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (P) có diện tích bằng:
A 20
B 15
C 30
D 16
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 1 Lũy thừa
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 2 Hàm số lũy thừa
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 4 Hàm số mũ và hàm số lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 5 Phương trình mũ và phương trình lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 6 Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 1 Nguyên hàm
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 2 Tích phân
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 3 Ứng dụng của tích phân trong hình học
- - Trắc nghiệm Toán 12 Bài 1 Số phức
- - Trắc nghiệm Toán 12 Bài 2 Cộng, trừ và nhân số phức