Đề thi HK1 môn Toán lớp 12 Sở GD & ĐT Đồng Tháp -...
- Câu 1 : Cho a là số thực dương khác 1, khi đó \(I = {\log _a}{a^3}\) có giá trị là
A \(I = {a^3}\).
B \(I = 3a\).
C \(I = a\).
D \(I = 3\).
- Câu 2 : Đường cong ở hình bên là đồ thị của một trong bốn hàm số dưới đây. Hàm số đó là hàm số nào?
A \(y = {x^4} + 2{x^2} + 1\).
B \(y = {x^4} - 2{x^2} + 1\).
C \(y = {x^4} - 2{x^2} - 1\).
D \(y = {x^4} + 2{x^2} - 1\).
- Câu 3 : Tập xác định D của hàm số \(y = {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^x}\) là:
A \(D = R\).
B \(D = \left( { - \infty ;0} \right)\).
C \(D = \left( {0; + \infty } \right)\).
D \(D = R{\rm{\backslash }}\left\{ 0 \right\}\).
- Câu 4 : Trong hình đa diện, số cạnh ít nhất của một mặt là:
A 2.
B 3.
C 4.
D 5.
- Câu 5 : Tập xác định D của hàm số \(y = {\left( {x - 1} \right)^{\frac{2}{x}}}\) là:
A \(D = \left[ {1; + \infty } \right)\).
B \(D = R{\rm{\backslash }}\left\{ 1 \right\}\).
C \(D = \left( { - \infty ;1} \right)\).
D \(D = \left( {0; + \infty } \right)\).
- Câu 6 : Cho hình trụ có bán kính đường tròn đáy bằng a và chiều cao hình trụ bằng \(\dfrac{a}{2}\). Diện tích xung quanh \({S_{xq}}\) của hình trụ là:
A \({S_{xq}} = \dfrac{{\pi {a^2}}}{2}\).
B \({S_{xq}} = \dfrac{{\pi {a^2}}}{8}\).
C \({S_{xq}} = \dfrac{{\pi {a^2}}}{4}\).
D \({S_{xq}} = \pi {a^2}\).
- Câu 7 : Cho hàm số \(y = {x^3} - 3x + 2\). Giá trị cực đại của hàm số là:
A \( - 1\).
B \(4\).
C \(1\).
D 0.
- Câu 8 : Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = {\left( {x - 2} \right)^2},\,\forall x \in R\). Mệnh đề nào dưới đây sai?
A Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;2} \right)\).
B Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\).
C Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\).
D Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;2} \right)\).
- Câu 9 : Tìm số tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x - 1}}{{x + 1}}\).
A 0
B 2
C 1
D 3
- Câu 10 : Cho hàm số \(y = {x^4} - 2{x^2} + 1\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A Hàm số có 3 điểm cực trị.
B Hàm số không có điểm cực đại.
C Hàm số có 1 điểm cực trị.
D Hàm số không có điểm cực tiểu.
- Câu 11 : Cho hàm số \(y = {x^2}\left( {x - 1} \right)\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A \(\left( C \right)\) và trục hoành có 2 điểm chung.
B \(\left( C \right)\) và trục hoành không có điểm chung.
C \(\left( C \right)\) và trục hoành có 1 điểm chung.
D \(\left( C \right)\) và trục hoành có 3 điểm chung.
- Câu 12 : Cho hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - 2;2} \right)\).
B Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {0;2} \right)\).
C Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;2} \right)\).
D Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - 2;2} \right)\)
- Câu 13 : Cho phương trình \({25^x} - {5^{x + 1}} + 4 = 0\). Khi đặt \(t = {5^x}\), ta được phương trình nào dưới đây?
A \(2{t^2} - t + 4 = 0\).
B \({t^2} - t + 4 = 0\).
C \({t^2} - 5t + 4 = 0\).
D \(2{t^2} - 5t + 4 = 0\).
- Câu 14 : Nghiệm của phương trình \({\log _2}\left( {x - 1} \right) = 2\) là:
A \(x = 5\).
B \(x = 1\).
C \(x = 4\).
D \(x = 3\).
- Câu 15 : Hàm số nào dưới đây đồng biến trên \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\)?
A \(y = {\left( {x + 1} \right)^2}\).
B \(y = \dfrac{1}{3}{x^3} + x\).
C \(y = \dfrac{{2x + 1}}{{x + 1}}\).
D \(y = {x^4} + 1\).
- Câu 16 : Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác vuông cân tại A, tam giác SBC đều cạnh a và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Thể tích V của khối chóp S.ABC là:
A \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\).
B \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\).
C \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{24}}\).
D \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{8}\).
- Câu 17 : Cho hình thang vuông ABCD có đường cao \(AD = a\), đáy nhỏ \(AB = a\), đáy lớn \(CD = 2a\). Thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay hình thang vuông đó quanh cạnh CD là:
A \(V = \dfrac{2}{3}\pi {a^3}\).
B \(V = \dfrac{1}{3}\pi {a^3}\).
C \(V = \dfrac{4}{3}\pi {a^3}\).
D \(V = 2\pi {a^3}\).
- Câu 18 : Cho hình chóp S.ABC có \(SA \bot \left( {ABC} \right)\), biết \(SA = 4\) và diện tích tam giác ABC bằng 8. Tính thể tích V của khối chóp S.ABC.
A \(V = 32\).
B \(V = 4\).
C \(V = \dfrac{{32}}{3}\).
D \(V = \dfrac{8}{3}\).
- Câu 19 : Đạo hàm \(y'\) của hàm số \(y = {\log _3}\left( {{x^2} + 1} \right)\) là:
A \(y' = \dfrac{{2x}}{{{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^2}}}\).
B \(y' = \dfrac{{2x}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\ln 3}}\).
C \(y' = \dfrac{{2x}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\log 3}}\).
D \(y' = \dfrac{{2x}}{{{x^2} + 1}}\).
- Câu 20 : Cho hàm số \(y = \dfrac{{2x - 1}}{{x - 2}}\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Tất cả các tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) có hệ số góc \(k = - 3\) là:
A \(y = - 3x - 14\) và \(y = - 3x - 2\).
B \(y = - 3x - 4\).
C \(y = - 3x + 4\).
D \(y = - 3x + 14\) và \(y = - 3x + 2\).
- Câu 21 : Cho hàm số \(y = \dfrac{{\sqrt {{x^2} - 2} }}{{x - 1}}\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
A Đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là \(y = 1\) và \(y = - 1\).
B Đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là \(y = 1\), \(y = - 1\) và một tiệm cận đứng là \(x = 1\).
C Đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là \(y = 1\) và có một tiệm cận đứng là \(x = 1\).
D Đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là \(y = - 1\) và có một tiệm cận đứng là \(x = 1\).
- Câu 22 : Cho hình vẽ bên với M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh SB, SC. \(SA\) vuông góc với (ABC).Thể tích V của khối đa diện ABCNM là:
A \(V = \dfrac{1}{4}abc\).
B \(V = \dfrac{1}{8}abc\).
C \(V = \dfrac{1}{6}abc\).
D \(V = \dfrac{1}{{24}}abc\).
- Câu 23 : Số tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{{x^2} - 5x + 6}}{{{x^2} - 3x + 2}}\) là
A 3
B 2
C 1
D 0
- Câu 24 : P là tích tất cả các nghiệm của phương trình \(\log _2^2{x^2} - 4\log _2^{}{x^3} + 8 = 0\). Giá trị của P là:
A \(P = 8\).
B \(P = 6\).
C \(P = 64\).
D \(P = 4\).
- Câu 25 : Cho hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\) có đồ thị như hình bên. Tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \({x^3} - 3x + 1 = m\) có ba nghiệm thực phân biệt là:
A \( - 1 \le m \le 3\).
B \( - 1 \le m \le 1\).
C \( - 1 < m < 1\).
D \( - 1 < m < 3\).
- Câu 26 : Cho hình nón có đỉnh S, độ dài đường sinh bằng 2a. Một mặt phẳng qua đỉnh S cắt hình nón theo một thiết diện, thiết diện đó đạt diện tích lớn nhất là:
A \(4{a^2}\).
B \(2{a^2}\).
C \({a^2}\).
D \(\sqrt 3 {a^2}\).
- Câu 27 : T là tổng tất cả các nghiệm của phương trình \({9^x} - {11.3^x} + 9 = 0\), giá trị của T là:
A \(T = 1\).
B \(T = 9\).
C \(T = 2\).
D \(T = 0\).
- Câu 28 : Cho hình chữ nhật ABCD có \(AB = 6,\,AD = 4\). Thể tích của khối trụ tạo thành khi quay hình chữ nhật ABCD quanh cạnh AB là:
A \(V = 144\pi \).
B \(V = 24\pi \).
C \(V = 32\pi \).
D \(V = 96\pi \).
- Câu 29 : Cho hai đồ thị hàm số \(y = {a^x}\,\,\left( {{C_1}} \right)\) và \(y = {\log _b}x\,\,\left( {{C_2}} \right)\) như hình vẽ. Mệnh đề nào sau đây đúng?
A \(0 < b < 1 < a\).
B \(a > 1\) và \(b > 1\).
C \(0 < a < 1\) và \(0 < b < 1\).
D \(0 < a < 1 < b\).
- Câu 30 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật với \(AB = a,\)\(AD = a\sqrt 2 \) và \(SA = \dfrac{a}{2}\), \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\). Thể tích V của khối chóp S.ABC là
A \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\).
B \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\).
C \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\).
D \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}\).
- Câu 31 : Giá trị lớn nhất M của hàm số \(y = {x^3} - 5{x^2} + 7x + 1\) trên đoạn \(\left[ { - 1;2} \right]\) là
A \(M = \dfrac{9}{2}\).
B \(M = 3\).
C \(M = \dfrac{7}{2}\).
D \(M = 4\).
- Câu 32 : Tập nghiệm S của bất phương trình\(\log _3^2x - 3\log _3^{}x + 2 \le 0\) là:
A \(S = \left[ {3;9} \right]\).
B \(S = \left[ {1;9} \right]\).
C \(S = \left[ {0;9} \right]\).
D \(S = \left[ {1;2} \right]\).
- Câu 33 : Cho hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c,\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) có đồ thị như hình bên.Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A \(a > 0,\,b < 0,\,c < 0\).
B \(a > 0,\,b < 0,\,c > 0\).
C \(a < 0,\,b > 0,\,c < 0\).
D \(a > 0,\,b > 0,\,c < 0\).
- Câu 34 : Tập nghiệm S của bất phương trình \({\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^{{x^2} - 3x}} \ge 4\) là:
A \(S = \left[ {\dfrac{{3 - \sqrt {17} }}{2};\dfrac{{3 + \sqrt {17} }}{2}} \right]\).
B \(S = \left( { - \infty ;1} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)\).
C \(S = \left( { - \infty ;\dfrac{{3 - \sqrt {17} }}{2}} \right] \cup \left[ {\dfrac{{3 + \sqrt {17} }}{2}; + \infty } \right)\).
D \(S = \left[ {1;2} \right]\).
- Câu 35 : Số lượng của một loại vi khuẩn Lactobacillus trong một phòng thí nghiệm được tính thao công thức \(s\left( t \right) = s\left( 0 \right){.2^t}\), trong đó \(s\left( 0 \right)\) là lượng vi khuẩn ban đầu, \(s\left( t \right)\) là lượng vi khuẩn sau t phút. Biết sau 2 phút thì số lượng vi khuẩn Lactobacillus là 575 nghìn con. Hỏi sau bao lâu, kể từ lúc đầu, số lượng vi khuẩn là 9 triệu 200 nghìn con?
A 14 phút.
B 7 phút.
C 12 phút.
D 6 phút.
- Câu 36 : Nếu \({\log _4}a + {\log _{16}}{b^2} = 1\) và \({\log _{\frac{1}{2}}}a + \log _4^{}{b^2} = \dfrac{1}{2}\) với \(a > 0,\,b > 0\) thì tổng \(T = a + b\) bằng
A \(T = 9\).
B \(T = 4\).
C \(T = 3\).
D \(T = 6\).
- Câu 37 : Cho hình trụ có chiều cao \(h = 25\) bán kính đáy \(r = 20\). Lấy hai điểm A, B lần lượt nằm trên hai đường tròn đáy sao cho góc giữa đường thẳng AB và trục của hình trụ bằng \(30^\circ \). Tính khoảng cách d giữa đường thẳng AB và trục của hình trụ bằng
A \(d = \dfrac{{5\sqrt {501} }}{3}\).
B \(d = \dfrac{{5\sqrt {501} }}{6}\).
C \(d = \dfrac{{5\sqrt {69} }}{6}\).
D \(d = \dfrac{{5\sqrt {69} }}{3}\).
- Câu 38 : Cho hàm số \(y = \dfrac{{{2^{x + 1}} + 1}}{{{2^x} - m}}\). Tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - 1;1} \right)\) là:
A \( - \dfrac{1}{2} < m \le \dfrac{1}{2}\) hoặc \(m \ge 2\).
B \(m \le \dfrac{1}{2}\) hoặc \(m \ge 2\).
C \( - \dfrac{1}{2} < m < \dfrac{1}{2}\) hoặc \(m > 2\).
D \(m > - \dfrac{1}{2}\).
- Câu 39 : Cho phương trình \(\log _2^2x + \sqrt {\log _2^2x + 2} - m - 1 = 0\). Tất cả các giá trị của tham số m để phương trình có nghiệm \(x \in \left[ {1;{2^{\sqrt 2 }}} \right]\) là:
A \( - \dfrac{{13}}{4} \le m \le 3\).
B \( - 1 + \sqrt 2 < m < 3\).
C \( - \dfrac{{13}}{4} < m < 3\).
D \( - 1 + \sqrt 2 \le m \le 3\).
- Câu 40 : Tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho \(y = \dfrac{1}{3}{x^3} - \dfrac{1}{2}{x^2} + mx + 1\) đạt cực trị tại \({x_1},\,{x_2}\) thỏa mãn \(\left( {{x_1} + 2m} \right)\left( {{x_2} + 2m} \right) = 7\) là:
A \(m = 1\) hoặc \(m = - \dfrac{7}{4}\).
B \(m = 1\) hoặc \(m = - \dfrac{3}{4}\).
C \(m = - \dfrac{7}{4}\).
D \(m = 1\).
- Câu 41 : Cho hai số thực dương x, y thoả mãn \(2 + 2{\log _2}x = \dfrac{1}{2}{\log _{\sqrt 2 }}y\). Giá trị nhỏ nhất \({P_{\min }}\) của \(P = 10{x^2} - 2\left( {x + y} \right) - 3\) là:
A \({P_{\min }} = - \dfrac{1}{9}\).
B \({P_{\min }} = - 3\).
C \({P_{\min }} = - \dfrac{7}{2}\).
D \({P_{\min }} = \dfrac{1}{2}\).
- Câu 42 : Tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 3mx + 1\) không có cực trị là:
A \(m < 1\).
B \(m > 1\).
C \(m \le 1\).
D \(m \ge 1\).
- Câu 43 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật tâm O. Biết \(AB = 2a,\,\,BC = a,\,SO = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\) và \(SO \bot \left( {ABCD} \right)\). Lấy hai điểm M, N lần lượt nằm trên cạnh SC, SD sao cho \(SM = \dfrac{2}{3}SC\) và \(SN = \dfrac{1}{3}ND\). Thể tích V của khối đa diện SABMN là
A \(V = \dfrac{{2{a^3}\sqrt 3 }}{{27}}\).
B \(V = \dfrac{{5{a^3}\sqrt 3 }}{{36}}\).
C \(V = \dfrac{{4{a^3}\sqrt 3 }}{{27}}\).
D \(V = \dfrac{{5{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\).
- Câu 44 : Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có \(AB = a,\,AC = 2a,\widehat {BAC} = 120^\circ \), cạnh AC’ hợp với mặt đáy góc \(45^\circ \). Thể tích V của khối lăng trụ ABCA’B’C’ là:
A \(V = \dfrac{{2{a^3}\sqrt 3 }}{3}\).
B \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\).
C \(V = 2{a^3}\sqrt 3 \).
D \(V = {a^3}\sqrt 3 \).
- Câu 45 : Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông cân tại B, \(SA = a,\,AC = 2a\) và SA vuông góc với đáy. Khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBC) bằng
A \(\dfrac{{a\sqrt 6 }}{3}\).
B \(\dfrac{{4a\sqrt 3 }}{3}\).
C \(\dfrac{{2a\sqrt 6 }}{3}\).
D \(\dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\).
- Câu 46 : Trong mặt phẳng (P) cho hình (H) ghép bởi hai hình bình hành có chung cạnh XY như hình bên. Thể tích V của vật thể tròn xoay sinh bởi hình (H) khi quay mặt phẳng (P) xung quanh trục XY là:
A \(V = 125\pi \left( {1 + \dfrac{{\sqrt 2 }}{{12}}} \right)\).
B \(V = 125\pi \left( {1 + \dfrac{{\sqrt 2 }}{6}} \right)\).
C \(V = 125\pi \).
D \(V = 125\pi \sqrt 2 \).
- Câu 47 : Biết đường thẳng \(y = - x + 2\) cắt đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x + 1}}{{x + 1}}\) tại hai điểm phân biệt A, B có hoành độ lần lượt là \({x_A},\,\,{x_B}\). Khi đó:
A \({x_A} + {x_B} = 3\).
B \({x_A} + {x_B} = - 1\).
C \({x_A} + {x_B} = - 3\).
D \({x_A} + {x_B} = 1\).
- Câu 48 : Cho hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - mx + 2\). Để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị A, B sao cho đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng \(d:x + 4y - 5 = 0\) thì m có giá trị là:
A \(m = - 3\).
B \(m = - 9\).
C \(m = - \dfrac{3}{2}\).
D \(m \in \emptyset \).
- Câu 49 : Số nguyên m lớn nhất để hàm số \(y = \dfrac{1}{3}{x^3} - \dfrac{1}{2}\left( {2m + 1} \right){x^2} + \left( {{m^2} + 2} \right)x + 1\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\) là:
A \(m = 2\).
B \(m = 0\).
C \(m = 1\).
D \(m = - 1\).
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 1 Lũy thừa
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 2 Hàm số lũy thừa
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 4 Hàm số mũ và hàm số lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 5 Phương trình mũ và phương trình lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 6 Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 1 Nguyên hàm
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 2 Tích phân
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 3 Ứng dụng của tích phân trong hình học
- - Trắc nghiệm Toán 12 Bài 1 Số phức
- - Trắc nghiệm Toán 12 Bài 2 Cộng, trừ và nhân số phức