ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN TOÁN LỚP 12 (ĐỀ SỐ 1) CÓ LỜI...
- Câu 1 : Tìm tập nghiệm S của bất phương trình \(\sqrt{{{\log }_{2}}\left( x-1 \right)}\le 1\).
A \(S=\left[ 2;3 \right]\)
B \(S=\left( 1;3 \right]\).
C \(S=\left( 1;3 \right)\).
D \(S=\left( 1;+\infty \right)\).
- Câu 2 : Tìm tập xác định D của hàm số \(y={{\left( {{x}^{2}}-3\text{x}+2 \right)}^{\frac{1}{2}}}\)
A \(D=\left( 1;2 \right)\)
B \(D=\left[ 1;2 \right]\)
C \(D=\left( -\infty ;1 \right]\cup \left[2;+\infty \right)\)
D \(D=\left( -\infty ;1 \right)\cup \left( 2;+\infty \right)\)
- Câu 3 : Nếu độ dài cạnh của một hình lập phương gấp lên k lần, với \(k\in {{\mathbb{R}}^{*}}\), thì thể tích của nó gấp lên bao nhiêu lần ?
A \({{k}^{2}}\) lần
B \(k\) lần
C \({{k}^{3}}\) lần
D \(\dfrac{{{k}^{3}}}{3}\) lần.
- Câu 4 : Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y={{e}^{x}}\) trên đoạn \(\left[ -1;1 \right]\) là
A \(0\)
B \(\frac{1}{e}\).
C \(1\).
D \(e\).
- Câu 5 : Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a, góc giữa mặt bên và đáy bằng \({{45}^{0}}\) . Thể tích V của khối chóp là
A \(V=\frac{{{a}^{3}}}{6}\).
B \(V=\frac{{{a}^{3}}}{4}\).
C \(V=2{{\text{a}}^{3}}\).
D \(V={{\text{a}}^{3}}\)
- Câu 6 : Hỏi hàm số \(y=-16{{\text{x}}^{4}}+x-1\) nghịch biến trong khoảng nào?
A \(\left( \frac{1}{4};+\infty \right)\).
B \(\left( -\infty ;\frac{1}{4} \right)\).
C \(\left( 0;+\infty \right)\).
D \(\left( -\infty ;0 \right)\)
- Câu 7 : Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA=a\sqrt{3}\) . Hãy tính thể tích V của khối chóp S.ABCD.
A \(V=\frac{\sqrt{3}{{a}^{3}}}{6}\).
B \(V=\sqrt{3}{{\text{a}}^{3}}\).
C \(V=\frac{\sqrt{3}{{a}^{3}}}{4}\).
D \(V=\frac{\sqrt{3}{{a}^{3}}}{3}\).
- Câu 8 : Tìm x biết \({{\log }_{3}}x=4{{\log }_{3}}a+7{{\log }_{3}}b\)
A \(x={{a}^{3}}{{b}^{7}}\).
B \(x={{a}^{4}}{{b}^{7}}\).
C \(x={{a}^{4}}{{b}^{6}}\).
D \(x={{a}^{3}}{{b}^{6}}\).
- Câu 9 : Cho hàm số \(y=\dfrac{2\text{x}+1}{x-1}\) . Trong các mệnh đề sau , mệnh đề nào sai?
A Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là đường thẳng \(x=-\dfrac{1}{2}\)
B Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=2\)
C Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ là \(-1\)
D Hàm số nghịch biến trên từng khoảng xác định.
- Câu 10 : Cho hàm số \(y={{x}^{3}}-3\text{x}\) . Giá trị cực đại và cực tiểu của hàm số lần lượt là:
A \(-1\) và \(1\)
B \(1\) và \(-1\).
C \(-2\) và \(2\).
D \(2\) và \(-2\).
- Câu 11 : Hàm số \(y=\frac{1}{4}{{x}^{4}}-\frac{1}{2}{{x}^{2}}\) có bao nhiêu cực trị?
A \(2\).
B \(3\).
C \(4\).
D \(1\).
- Câu 12 : Tìm tập xác định D của hàm số \(y={{\log }_{2}}\left( 2-x \right)\)
A \(D=\left( 2;+\infty \right)\).
B \(D=\left( -\infty ;-2 \right]\).
C \(D=\left( -\infty ;2 \right]\).
D \(D=\left( -\infty ;2 \right)\).
- Câu 13 : Giải phương trình \({{\log }_{3}}\left( x-1 \right)=2\) ‘
A \(x=10\).
B \(x=9\).
C \(x=1\).
D \(x=8\).
- Câu 14 : Một hình hộp chữ nhật có ba kích thước là 2;3;4 nội tiếp trong một mặt cầu. Tính diện tích mặt cầu này
A \(\sqrt{29}\pi \).
B \(29\sqrt{29}\pi \).
C \(\frac{29}{2}\pi \).
D \(29\pi \).
- Câu 15 : Tìm số nghiệm của phương trình \({{e}^{2\text{x}}}+2={{e}^{4\text{x}}}\)
A 0
B 2
C 3
D 1
- Câu 16 : Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại B, \(AB=2\text{a},BC=a\sqrt{2}\), cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA=a\sqrt{5}\). Tính diện tích \({{S}_{mc}}\) của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC
A \({{S}_{mc}}=11\pi {{a}^{2}}\).
B \({{S}_{mc}}=22\pi {{a}^{2}}\).
C \({{S}_{mc}}=16\pi {{a}^{2}}\).
D \({{S}_{mc}}=\frac{11}{3}\pi {{a}^{2}}\).
- Câu 17 : Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho hàm số \(y={{x}^{3}}+3{{\text{x}}^{2}}+m\text{x}-1\) không có cực trị
A \(m>3\).
B \(m\ge 3\).
C \(m<3\).
D \(m\le 3\).
- Câu 18 : Cho hình chóp S.ABC có thể tích bằng V. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Thể tích khối chóp S.MNP
A \(\frac{V}{4}\)
B \(\frac{V}{3}\)
C \(\frac{4}{3}V\)
D \(\frac{2}{3}V\)
- Câu 19 : Giá trị lớn nhất của hàm số \(y=x-\frac{1}{x}\) trên đoạn \(\left[ \frac{1}{2};3 \right]\) là :
A \(2\).
B \(\frac{5}{2}\).
C \(1\).
D \(\frac{8}{3}\).
- Câu 20 : Cho \(x\in \left( 0;\frac{\pi }{2} \right)\) . Tính giá trị biểu thức \(A=\log \operatorname{tanx}+\log \operatorname{cotx}\)
A \(A=\log \left( \operatorname{tanx}+\operatorname{cotx} \right)\)
B \(A=0\)
C \(A=1\)
D \(A=-1\)
- Câu 21 : Trong các mệnh đề sau , mệnh đề nào sai?
A Hai khối lăng trụ có diện tích đáy và chiều cao tương ứng bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.
B Hai khối chóp có diện tích đáy và chiều cao tương ứng bằng nhau thì có thể tích bằng nhau
C Hai khối hộp chữ nhật có diện tích toàn phần bằng nhau thì có thể tích bằng nhau
D Hai khối lập phương có diện tích toàn phần bằng nhau thì có thể tích bằng nhau
- Câu 22 : Tính giá trị biểu thức \(A={{\log }_{8}}12-{{\log }_{8}}15+{{\log }_{8}}20\)
A \(1\).
B \(\frac{4}{3}\).
C \(2\).
D \(\frac{3}{4}\).
- Câu 23 : Cho ba điểm A,B,C thuộc một mặt cầu và \(\widehat{ACB}={{90}^{0}}\) . Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai?
A Luôn có một đường tròn nằm trên mặt cầu sao cho đường tròn này ngoại tiếp tam giác ABC
B Đường tròn qua ba điểm A,B,C nằm trên mặt cầu
C AB là đường kính của đường tròn giao tuyến tạo bởi mặt cầu và mặt phẳng (ABC)
D AB là đường kính mặt cầu đã cho
- Câu 24 : Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số \(y={{x}^{4}}-\left( m+1 \right){{x}^{2}}+m\) cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt
A \(\left( 0;+\infty \right)\)
B \(\left( 0;+\infty \right)\backslash \left\{ 1 \right\}\)
C \(\left[ 0;+\infty \right)\)
D \(\left[ 0;+\infty \right)\backslash \left\{ 1 \right\}\)
- Câu 25 : Đồ thị hàm số \(y=\frac{x-2}{x-1}\) cắt trục hoành và trục tung lần lượt tại A và B. Tính độ dài đoạn thẳng AB
A \(AB=2\).
B \(AB=2\sqrt{2}\).
C \(AB=1\).
D \(AB=\sqrt{2}\).
- Câu 26 : Tìm tập xác định D của hàm số \(y={{\left( x-\sqrt{x} \right)}^{-2}}\)
A \(D=\left( 0;+\infty \right)\backslash \left\{ 1 \right\}\)
B \(D=\left( 0;+\infty \right)\)
C \(D=\left[ 0;+\infty \right)\)
D \(D=\left[ 0;+\infty \right)\backslash \left\{ 1 \right\}\)
- Câu 27 : Cho hàm số \(f\left( x \right)=x{{e}^{x}}\) . Trong các mệnh đề sau , mệnh đề nào sai?
A Hàm số đạt cực tiểu tại\(x=-1\)
B Hàm số đạt cực đại tại\(x=-1\)
C Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang
D Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -1;+\infty \right)\)
- Câu 28 : Tìm tập nghiệm S của bất phương trình \({{\log }_{0,5}}\left( x-1 \right)>{{\log }_{0,5}}\left( 2x-1 \right)\)
A \(\left( 0;+\infty \right)\).
B \(\left( 1;+\infty \right)\).
C \(\left( -\infty ;0 \right)\).
D \(\left( -\infty ;1 \right)\).
- Câu 29 : Hỏi hàm số \(y=-\frac{{{x}^{3}}}{3}-\frac{{{x}^{2}}}{2}+2\text{x}-5\) đồng biến trên khoảng nào?
A \(\left( 1;+\infty \right)\).
B \(\left( -\infty ;1 \right)\).
C \(\left( -2;1 \right)\).
D \(\left( -\infty ;-2 \right)\).
- Câu 30 : Cho \(0<a\ne 1,b,c>0\). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A \({{\log }_{a}}b+{{\log }_{a}}c=c{{\log }_{a}}b\)
B \({{\log }_{a}}b+{{\log }_{a}}c=b{{\log }_{a}}c\)
C \({{\log }_{a}}b+{{\log }_{a}}c={{\log }_{a}}\left( b+c \right)\)
D \({{\log }_{a}}b+{{\log }_{a}}c={{\log }_{a}}\left( bc \right)\)
- Câu 31 : Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho đồ thị hàm số \(y=\frac{x-1}{{{x}^{2}}-x+m}\)có đúng một đường tiệm cận
A \(m\le \frac{1}{4}\).
B \(m\ge \frac{1}{4}\).
C \(m>\frac{1}{4}\).
D \(m=\frac{1}{4}\).
- Câu 32 : Cho \({{\log }_{2}}\left( {{\log }_{3}}\left( {{\log }_{4}}x \right) \right)={{\log }_{3}}\left( {{\log }_{4}}\left( {{\log }_{2}}y \right) \right)\) \(={{\log }_{4}}\left( {{\log }_{2}}\left( {{\log }_{3}}z \right) \right)=0\). Hãy tính \(S=x+y+z\)
A \(S=105\).
B \(S=89\).
C \(S=98\).
D \(S=88\).
- Câu 33 : Cho hàm số \(y=\frac{{{x}^{3}}}{3}-\frac{{{x}^{2}}}{2}+1\) . Trong các mệnh đề sau , mệnh đề nào đúng?
A Hàm số đạt cực đại tại\(x=1\)
B Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 1;+\infty \right)\)
C Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 0;1 \right)\)
D Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\)
- Câu 34 : Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại A. Biết SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) và \(SA=1;AB=2,AC=3\). Tính bán kính r của mặt cầu đi qua các đỉnh A,B, C,S.
A \(A=\sqrt{14}\).
B \(A=2\sqrt{14}\).
C \(4\).
D \(A=\frac{\sqrt{14}}{2}\).
- Câu 35 : Tìm tập nghiệm S của bất phương trình \(\left( 3\text{x}-8 \right)\ln \left( 2\text{x}+1 \right)>0\)
A \(S=\left( -\frac{1}{2};2 \right)\cup \left( \frac{8}{3};+\infty \right)\)
B \(S=\left( -\frac{1}{2};0 \right)\cup \left( 0;\frac{8}{3} \right)\)
C \(S=\left( -\frac{1}{2};\frac{8}{3} \right)\)
D \(S=\left( -\frac{1}{2};0 \right)\cup \left( \frac{8}{3};+\infty \right)\)
- Câu 36 : Đặt \(a=\ln 2,b=\ln 5\). Hãy biểu diễn \(I=\ln \frac{1}{2}+\ln \frac{2}{3}+...+\ln \frac{98}{99}+\ln \frac{99}{100}\) theo a và b
A \(I=-2(a+b)\).
B \(I=2(a+b)\).
C \(I=-2(a-b)\).
D \(I=2(a-b)\).
- Câu 37 : Thể tích V của khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng 2a là:
A \(V=\frac{2\sqrt{3}{{a}^{3}}}{3}\).
B \(V=4\sqrt{3}{{a}^{3}}\).
C \(V=\sqrt{3}{{a}^{3}}\).
D \(V=2\sqrt{3}{{a}^{3}}\).
- Câu 38 : Hãy lựa chọn công thức đúng để tính thể tích khối chóp, biết khối chóp có diện tích đáy bằng S và chiều cao bằng h
A \(V=Sh\).
B \(V=9Sh\).
C \(V=\frac{1}{3}Sh\).
D \(V=3Sh\).
- Câu 39 : Cho \(m=\sqrt{2\sqrt{2}},n=\sqrt[3]{2\sqrt[3]{2}}\). Giá trị của biểu thức \({{\log }_{m}}n\) là:
A \(\frac{3}{16}\).
B \(2\).
C \(1\).
D \(\frac{16}{27}\).
- Câu 40 : Số mặt cầu chứa một đường tròn cho trước là?
A Vô số
B 2
C 4
D 1
- Câu 41 : Tập hợp các giá trị của m để hàm số \(y={{x}^{3}}+{{x}^{2}}-m\text{x}-5\) đồng biến trên tập số thực là:
A \(\left( -\infty ;-\frac{1}{3} \right)\).
B \(\left( -\infty ;-\frac{1}{3} \right]\).
C \(\left( -\infty ;-\frac{4}{3} \right]\).
D \(\left[ \frac{1}{3};+\infty \right)\)
- Câu 42 : Đường thẳng \(y=-x-3\)cắt đồ thị hàm số \(y=\frac{x-1}{x+2}\)tại hai điểm phân biệt A,B .Trung điểm của đoạn thẳng AB có hoành độ là:
A -5
B -7
C \(-\frac{11}{2}\).
D -3
- Câu 43 : Giải phương trình \({{\log }_{\frac{1}{8}}}\left( 0,5+x \right)=-1\)
A 0
B 5,5
C 7,5
D 4,5
- Câu 44 : Cho hàm số \(y=\frac{x+1}{x-3}\) . Trong các mệnh đề sau , mệnh đề nào sai?
A Hàm số nghịch biến trên từng khoảng xác định của nó
B Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( -\infty ;3 \right)\)
C Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 3;+\infty \right)\)
D Hàm số nghịch biến trên tập xác định
- Câu 45 : Tính thể tích V của khối hộp chữ nhật có độ dài ba cạnh là \(a=2;b=4,c=5\)
A 30
B 50
C 40
D 20
- Câu 46 : Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho hàm số \(y={{x}^{4}}-2m{{\text{x}}^{2}}+m-3\) có ba điểm cực trị
A \(m\ge 0\).
B \(m>0\).
C \(m<0\).
D \(m\le 0\).
- Câu 47 : Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho hàm số \(y={{\left( 2\text{x}-m \right)}^{3}}-6\text{x}\) đạt cực tiểu tại \(x=0\)
A \(m=-\sqrt{2}\).
B \(m=\pm \sqrt{2}\).
C \(m=\pm 1\).
D \(m=-1\).
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 1 Lũy thừa
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 2 Hàm số lũy thừa
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 4 Hàm số mũ và hàm số lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 5 Phương trình mũ và phương trình lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 6 Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 1 Nguyên hàm
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 2 Tích phân
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 3 Ứng dụng của tích phân trong hình học
- - Trắc nghiệm Toán 12 Bài 1 Số phức
- - Trắc nghiệm Toán 12 Bài 2 Cộng, trừ và nhân số phức