Bài 16. Ròng rọc - Vật lý lớp 6

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 16. Ròng rọc được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Giải bài 16.1 Trang 53- Sách bài tập Vật lí 6

Các từ cần chọn là: động; cố định.

Giải bài 16.10 Trang 54 - Sách bài tập Vật lí 6

     Chọn D. Muốn đứng ở dưới để kéo một vật trên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật, thì ta phải dùng một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.

Giải bài 16.11 Trang 54 - Sách bài tập Vật lí 6

     Chọn A. Ròng rọc 1 và 2 là ròng rọc cố định, ròng rọc 3 và 4 là ròng rọc động.

Giải bài 16.12 Trang 55 - Sách bài tập Vật lí 6

Chọn C.  F=dfrac{P}{4}.

Giải bài 16.13 Trang 13 - Sách bài tập Vật lí 6

Chọn D. Đứng từ trên cao kéo vật có trọng lượng P lên với lực kéo có cường độ nhỏ nhất là  dfrac{P}{4}.

Giải bài 16.14 Trang 55 - Sách bài tập Vật lí 6

HƯỚNG DẪN: Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực nên  Fk< dfrac{P}{2}=dfrac{10.m}{2}. GIẢI: Chọn C.  F<500N.

Giải bài 16.15 Trang 55 - Sách bài tập Vật lí 6

HƯỚNG DẪN: Mỗi ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực. GIẢI: Vì  dfrac{P}{F}=dfrac{1600}{100}=16  lần, nên phải dùng 8 ròng rọc động và 8 ròng rọc cố định để tạo thành một palăng.

Giải bài 16.16 Trang 56 - Sách bài tập Vật lí 6

     Vì  dfrac{P}{F}=dfrac{1000}{250}=4 lần, nên phải dùng 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định để tạo thành một palăng hình vẽ.

Giải bài 16.17 Trang 56- Sách bài tập Vật lí 6

a Số ròng rọc động và ròng rọc cố định giống nhau. b Trong palăng vẽ ở hình 16.6a, các ròng rọc cố định được mắc vào một trục. Trong palăng được vẽ ở hình 16.6b, các ròng rọc không được mắc đồng trục. c Mức độ được lợi về lực giống nhau.

Giải bài 16.18 Trang 56- Sách bài tập Vật lí 6

     Ròng rọc cố định có tác dụng đổi hướng của lực kéo, ròng rọc động có tác dụng giảm lực kéo còn một nửa.

Giải bài 16.2 Trang 53 - Sách bài tập Vật lí 6

Chọn B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

Giải bài 16.3 Trang 53 - Sách bài tập Vật lí 6

HƯỚNG DẪN: Nếu kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng thì lực kéo có hướng thẳng đứng từ dưới lên. Nếu dùng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo vật lên có hướng nghiêng từ dưới lên và lực kéo nhỏ hơn. Nếu dùng đòn bẩy thì lực kéo vật lên có hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực kéo nhỏ hơn.  GIẢ

Giải bài 16.4 Trang 53 - Sách bài tập Vật lí 6

a Gồm 1 ròng rọc cố định ở điểm B và hai đòn bẩy đòn bẩy EFG có điểm tựa ở F và đòn bẩy CDH có điểm tựa ở H. b Khi kéo dây ở A thì các điểm C, D, E dịch chuyển về phía cửa, điểm G dịch chuyển về phía chuông

Giải bài 16.5 Trang 53- Sách bài tập Vật lí 6

Hướng dẫn: Có thể thiết kế theo phương án như hình vẽ bên dưới hoặc tương tự như vậy.

Giải bài 16.6 Trang 54 - Sách bài tập Vật lí 6

Những máy cơ đơn giản được sử dụng trong chiếc xe đạp: Đòn bẩy: hai bàn đạp và trục xe, ghi đông, phanh. Ròng rọc: xích xe, phanh xe có ròng rọc cố định ở một số loại xe đạp.

Giải bài 16.7 Trang 54 - Sách bài tập Vật lí 6

     Chọn D. Lí do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là có thể thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

Giải bài 16.8 Trang 54 - Sách bài tập Vật lí 6

     Chọn D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao, thì cần dùng một ròng rọc cố định.

Giải bài 16.9 Trang 54 - Sách bài tập Vật lí 6

     Chọn C. Ròng rọc động được dùng trong công việc đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Giải câu 1 Trang 50 - Sách giáo khoa Vật lí 6

Hình 16.2a là ròng rọc cố định gồm một bánh xe quay quanh một trục cố định, vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo có một đầu mang móc để treo vật. Hình 16.2b là ròng rọc động cũng gồm một bánh xe quay quanh một trục không cố định và bánh xe có mang theo móc để treo vật, dây kéo có một đầu buộc vào x

Giải câu 2 Trang 51 - Sách giáo khoa Vật lí 6

Học sinh tự làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 16.1.

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 16. Ròng rọc - Vật lý lớp 6 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!