Bài 1. Đo độ dài - Vật lý lớp 6

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 1. Đo độ dài được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Giải bài 1-2.1 Trang 5 - Sách bài tập Vật lí 6

Hướng dẫn:      100cm=10dm Giải:      Chọn câu B. 10dm và 0,5cm.

Giải bài 1-2.2 Trang 5 - Sách bài tập Vật lí 6

Chọn câu B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

Giải bài 1-2.3 Trang 5 - Sách bài tập Vật lí 6

a GHĐ 10cm và ĐCNN 0,5cm. b GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm.

Giải bài 1-2.4 Trang 5 - Sách bài tập Vật lí 6

Cần chọn như sau: Độ dài sân trường tương đối lớn nên phải chọn thước có GHĐ lớn nhất để chỉ có ít lần đo nhất và kết quả đo có độ chính xác cao nhất. Do đó chọn 1 B. Chu vi miệng cốc tròn nên dùng thước mềm, dễ uốn cong để đo thì sẽ cho kết quả chính xác nhất. Do đó chọn 2 C. Bề dày cuốn sách

Giải bài 1-2.5 Trang 6- Sách bài tập Vật lí 6

Những loại thước đo độ dài là: Thước thẳng, thước mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước kẹp, thước gấp, thước vạn năng... Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy để có thể chọn được thước đo cho phù hợp với từng độ dài cần đo.

Giải bài 1-2.6 Trang 6 - Sách bài tập Vật lí 6

Hướng dẫn: Tên thước đo: thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. Cách đo: Chọn 2 điểm A và B cùng nằm trên một đường thẳng cách xa nhau nhất trên sân trường. Đặt thước tại điểm A và đo  theo đường thẳng đến điểm B có thể đo nhiều lần thước. Tổng độ dài của các lần đo chính là độ dài của sân trường. Các

Giải câu 1 Trang 6 - Sách giáo khoa Vật lí 6

Đổi đơn vị đo độ dài: 1m=10dm;            1m=100cm; 1cm=10mm;          1km=1000m.

Giải câu 2 Trang 6 - Sách giáo khoa Vật lí 6

Hướng dẫn:         Từ mép bàn em ước lượng độ dài 1m rồi đánh dấu vị trí ước lượng.         Dùng thước đo đồ dài từ mép bàn đến vị trí em vừa đánh dấu.

Giải câu 3 Trang 6 - Sách giáo khoa Vật lí 6

Một gang tay của em ước chừng khoảng 16cm.

Giải câu 4 Trang 7 - Sách giáo khoa Vật lí 6

Thợ mộc dùng thước dây thước cuộn. Học sinh dùng thước kẻ. Người bán vải dùng thước mét thước thẳng.

Giải câu 5 Trang 7 - Sách giáo khoa Vật lí 6

GHĐ  của thước em dùng là 30cm và ĐCNN của thước đo là 1mm.

Giải câu 6 Trang 7 - Sách giáo khoa Vật lí 6

a Em nên dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo chiều rộng cuốn sách Vật lí 6. b Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm để đo chiều dài của cuốn sách Vật lí 6. c Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm để đo độ dài của bàn học.

Giải câu 7 Trang 7 - Sách giáo khoa Vật lí 6

Thợ may thường dùng:       Thước thẳng hoặc thước dây để đo chiều dài mảnh vải.       Thước dây để đo các số đo cơ thể khách hàng.

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 1. Đo độ dài - Vật lý lớp 6 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!