Giải chi tiết bài tập Soạn văn 8

Loạt bài Soạn văn 8 được CungHocVui tổng hợp sắp xếp theo đúng trình tự chương trình học môn Ngữ văn 8. Các bài Soạn văn 8 được soạn 1 cách ngắn gọn nhưng vẫn rất chi tiết và đủ ý, bám sát câu hỏi trong sách giáo khoa Soạn văn 8. Hi vọng đây sẽ là cuốn Học tốt Ngữ văn 8, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập. 

Bài 22 SGK Ngữ văn 8

Bài 23 SGK Ngữ văn 8

Xem thêm:

Toán lớp 8

Tiếng Anh lớp 8

Tiếng Anh lớp 8 mới

Vật lý lớp 8

Hóa học lớp 8

Sinh học lớp 8

Địa lý lớp 8

GDCD lớp 8

Lịch sử lớp 8

Tin học lớp 8

Công nghệ lớp 8

Bước sang lớp 8, các em học sinh sẽ được tiếp xúc với chương trình học mới, nhiều kiến thức hơn và nặng nề hơn. Bởi vậy, đòi hỏi các em phải hết sức chú ý tập trung. Đặc biệt, là bộ môn Ngữ Văn. Nhiều bạn học sinh đang còn khá băn khoăn, không biết nên làm thế nào để nắm bắt được kiến thức Ngữ văn một cách đầy đủ nhất. Nếu vậy, hãy cùng với Cunghocvui khám phá ngay các cách để trở thành Học sinh giỏi Văn nhé! 

I. Khái quát chung về Kiến thức Ngữ văn 8

Chương trình Văn 8 gồm 3 phần: phần Đọc - Hiểu Văn bản, phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn. Mỗi phần đều có những lưu ý riêng, các em nên nắm được những điều này cho từng phần.

    1. Phần Đọc - Hiểu

  • Nội dung: 

Chương trình Văn 8 đề cập tới rất nhiều đề tài, qua mỗi đề tài đều thể hiện được nội dung mà nó muốn gửi gắm, từ tình cảm thời học trò trong sáng, đến tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả, rồi vươn xa đến khát vọng to lớn, muốn thoát khỏi những lối sống tầm thường, khuôn phép,….

+ Những hình ảnh trong sáng của các em học sinh trong buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời, những tình cảm đầu tiên của tuổi học trò trong những tác phẩm: Tôi đi học; Người thầy đầu tiên.

+ Những Tác phẩm về đề tài cuộc sống, con người trong xã hội phong kiến. Số phận đáng thương của những con người nghèo khổ, những người Nông dân bị áp bức, bóc lột, bị xã hội chà đạp mà không làm thế nào để thoát khỏi: Tức nước vỡ bờ, Lão hạc. 

+ Câu chuyện cảm động về tình mẫu tử cao Quý, thiêng liêng : Trong lòng mẹ.

+ Một bức tranh đẹp đẽ về thiên nhiên, về con người qua cái nhìn xuất phát từ tấm lòng nhân hậu của cáo Nhà văn: Cô bé bán diêm, Hai cây phong, Đánh Nhau với cối xay gió, và Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.

+ Những tình cảm chân thật, khát vọng muốn thoát khỏi những lối sống tầm thường, khuôn phép, khát vọng muốn được khẳng định mình, khát khao về một cuộc sống đích thực: Nhớ rừng và Quê hương. 

+ Tinh thần yêu nước sâu sắc, không gì ngăn cản được, đi đôi với Tinh thần lạc quan, yêu đời: Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Vào Nhà ngục Quảng Đông cảm Tác, Đập đá ở Côn Lôn.

Đọc hiểu văn bản - soạn văn 8

  • Thể loại:

Các em sẽ gặp các tác phẩm thuộc các thể loại sau: 

+ Kí: Các tác phẩm nổi bật là Tôi đi học và Trong lòng mẹ

+ Truyện: Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc.

+ Thơ 1930 - 1945: Đập đá ở Côn Lôn, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm Tác, Ông đồ, Nhớ rừng, Khi con tu hú, Ngắm trăng, Đi đường, tức cảnh Pác Bó. 

+ Văn học nước ngoài: Hai cây phong, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Đánh nhau với cối xay gió. 

+ Văn học cổ: Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô và nước Đại Việt ta.

+ Văn bản nhật dụng: Thông tin Trái Đất ngày 2000, Bài toán dân số, Ôn dịch thuốc lá.

    2. Phần Tiếng Việt

  • Các em được học về các biện pháp tu từ sau:

+ So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói quá, nói giảm nói tránh, chơi chữ.

+ Lặp cú pháp, câu hỏi tu từ, đảo trật tự cú pháp.

+ Điêp từ, đối Thanh, hài thanh, từ láy tượng hình, tượng Thanh. 

  • Trường từ vựng, từ loại, hiện tượng chuyển loại của từ: Thực từ và Hư từ. 
  • Dấu câu
  • Các kiểu câu: phủ định, cầu khiến, nghi vấn, cảm thán và trần thuật.
  • Hành động nói: hành động hỏi, hành động trình bày, hành động cảm thán, hành động từ chối,…
  • Phân biệt từ thuần việt và hán việt, từ ghép và từ láy. 

    3. Phần Tập làm văn

Các em sẽ được ôn tập lại kiến thức về Văn tự sự, Văn nghị luận, và được học một thể loại văn mới, đó là văn thuyết minh.

- Văn tự sự: có các dạng Bài viết Liên quan đến kể chuyện tưởng tượng, kể về cuộc sống hàng ngày như: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học, Kỉ niệm về một con vật nuôi mà em yêu Quý, đóng vai chị Dậu, kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ. 

- Văn nghị luận: Chủ yếu là 2 dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nghị luận xã hội lại có 2 dạng là Nghị luận về hiện tượng đời sống: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, tệ nạn xã hội,… và Nghị luận về tư tưởng đạo lý: uống nước nhớ nguồn, tình yêu thương giữa con người với con người,…

 

II. Các bước để học Ngữ văn tốt hơn

    1. Cần phải Soạn văn trước khi tới lớp

 

Soạn văn 8 trước khi tới lớp

Cần phải Soạn văn trước khi tới lớp

Có rất nhiều bạn băn khoăn với câu hỏi: Tại sao phải Soạn văn trước ở nhà? Soạn văn trước liệu có cần thiết hay không? Và Soạn văn có tác dụng như thế nào? Sau đây, Cunghocvui sẽ lý giải với các bạn những câu hỏi trên nhé!

Đầu tiên, thì chúng mình xin khẳng định là Soạn văn trước khi tới lớp là hoàn toàn cần thiết. Và đây sẽ là bước đầu tiên trong công cuộc Chinh phục bộ môn Ngữ Văn. 

Chúng ta sẽ cùng xem xem: Soạn văn trước khi tới lớp có những Tác dụng gì nhé!

  • Giúp chúng ta hiểu bài hơn 

Soạn văn chính là bước chúng ta đọc trước tác phẩm ở nhà, trả lời trước các câu hỏi trong phần Đọc - Hiểu Văn bản để hiểu rõ và sâu hơn Tác phẩm mà chúng ta sắp được học. Khi Soạn văn trước ở nhà, đồng nghĩa với việc chúng ta đã hiểu sơ qua về tác phẩm. Và khi đến lớp, được nghe cô giáo giảng lại một lần nữa, sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn tác phẩm. Một phần, nó còn giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian trên lớp. Bạn sẽ biết phải nắm bắt những nội dung nào, những ý chính nào của tác phẩm khi thầy cô giảng bài. Không bị bỏ lỡ những kiến thức quan trọng mà thầy cô nhấn mạnh. 

  • Giúp ta chủ động hơn trong học tập

Một khi đã hiểu được những ý cơ bản trong tác phẩm được học, thì chắc chắn trong giờ học, bạn sẽ có một sự chủ động nhất định. Bạn có thể không bị bất ngờ khi bị thầy cô gọi đứng lên Phát biểu về một tình huống truyện, hay nhận xét về một hành động của một nhân vật nào đó,.. Bạn sẽ chủ động hỏi lại thầy cô về những vấn đề mà bạn thắc mắc trong tác phẩm,… Tất cả điều đó sẽ đem lại cho bạn một sự chủ động trong học tập, mà chủ động bao giờ cũng tốt hơn bị động, đặc biệt là trong học tập. Phải không nào các bạn!

    2. Trên lớp tập trung chú ý nghe giảng

Dù bạn có chuẩn bị bài trước ở nhà, nhưng chắc chắn một điều rằng sẽ còn những thứ mà bạn chưa cảm nhận được. Và thầy cô chính là những người giúp bạn chạm tới được những cảm nhận còn thiếu đó. Cho nên, trong những giờ học Văn, hay bất kể một giờ học nào đó, hãy chú ý lắng nghe những lời thầy cô giảng nói, nó chính là chìa khóa đưa bạn đến cánh cửa của thành công. 

Tập trung nghe giảng trên lớp

Tập trung chú ý nghe giảng

    3. Dành thời gian đọc thêm sách Văn học

Văn học thực sự là một điều kì diệu. Nó có thể xoa dịu trái tim cho một kẻ chịu tổn thương, có thể khiến con người đau khổ khi đồng cảm cho một số phận đáng thương nào đó hay giúp ta nuôi ý chi khát vọng mãnh liệt, chứng tỏ bản thân mình,…. Bởi vậy, hãy đọc sách mỗi ngày. Đọc để khám phá những điều mới lạ, những thứ mà mình chưa được thấy nhưng lại được miêu tả rất chi tiết và chân thực qua lời kể của những nhà văn tài ba. Đọc để đúc rút ra cách dùng từ, lối hành văn của các Tác giả đó, rồi áp dụng vào trong chính những bài văn của mình. Đọc để có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm. 

Và để học Văn được tốt hơn, Bạn rất cần phải đọc thêm các loại sách về Văn học. 

    4. Không đặt áp lực lên bản thân

Một vấn đề nữa liên quan đến tinh thần. Đó là để học tập tốt bất cứ môn học gì, hoặc làm tốt một việc gì đó, thì bạn đừng đặt áp lực quá lên bản thân mình. Và với môn Văn, thì đó là điều vô cùng cần thiết. Vì Văn học Liên quan nhiều đến cảm xúc, một khi bộ não của chúng ta chịu áp lực, thì chắc chắn cảm xúc sẽ bị chi phối. Do vậy, đừng đặt nặng áp lực lên bản thân,hãy để bản thân được tự do Suy nghĩ trong mỗi giờ Văn học. 

Trên đây là một số bước mà Cunghocvui nghĩ sẽ rất có ích cho quá trình học Văn của bạn. Hãy thử xem nó có hiệu quả.với bạn không nhé!

Không đặt áp lực lên bản thân

Không đặt áp lực lên bản thân

 

III. Một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 8

    1. Chiếu dời đô

  • Thể loại: Chiếu

  • Nội dung: Nỗi khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc. Qua đó, thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt.

  • Nghệ thuật: 

           + Sử dụng những câu văn biền ngẫu, sóng đôi tạo một nhịp điệu cho cả bài chiếu. 

           + Những hình ảnh giàu sức gợi hình và gợi cảm

>>>  Bài soạn, phân tích Chiếu dời đô

    2. Nước Đại Việt ta ( trích trong tác phẩm Bình ngô đại cáo)

  • Thể loại: Cáo

  • Nội dung: Đây như là một bản tuyên ngôn độc lập, với giọng văn hùng hồn khẳng định, đất nước ta là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ, phong tục tập quán riêng. Những kẻ xâm lược chính là những kẻ phản lại nhân nghĩa, và chúng nhất định sẽ thất bại. 

  • Nghệ thuật: Lý lẽ hùng hồn, lập luận chặt chẽ. 

>>> Bài soạn, phân tích Nước Đại Việt ta

    3. Tức cảnh Pác Bó

  • Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

  • Nội dung: Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác Hồ, dù ở trong những ngày cách mạng đầy gian lao tại Pác Bó.

  • Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, hóm hỉnh. 

>>> Bài soạn, phân tích Tức cảnh Pác Bó

    4. Thuế máu

  • Thể loại: Văn bản nghị luận

  • Nội dung: Vạch trần bộ mặt của chính quyền thực dân, biến người nghèo khổ thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của chính mình.

  • Nghệ thuật: 

           + Tư liệu phong phú, xác thực

           + Ngòi bút trào phúng sắc sảo.

>>> Bài soạn, phân tích Thuế máu

 

Loạt giải bài tập Ngữ văn lớp 8 trên đây sẽ giúp các em đạt được kết quả học tập cao nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!