Bài 2 trang 45 SGK Toán 9 tập 1
Đề bài
Cho hàm số \(y = - {1 \over 2}x + 3\)
a) Tính các giá trị tương ứng của y theo các giá trị của x rồi điền vào bảng sau:
x
-2,5
-2
-1,5
-1
-0,5
0
0,5
1
1,5
2
2,5
x
-2,5
-2
-1,5
-1
-0,5
0
0,5
1
1,5
2
2,5
b) Hàm số đã cho là hàm số đồng biến hay nghịch biến ? Vì sao ?
Hướng dẫn giải
a) Lần lượt thay từng giá trị của \(x\) vào công thức hàm số \(y=f(x)\) ta tính được giá trị \(y\) của hàm số tại điểm đó.
b) Với \({x_1},{x_2} \in \mathbb{R}\):
Nếu \( x_1 < x_2\) và \(f(x_1) < f(x_2)\) thì hàm số \(y=f(x)\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
Nếu \( x_1 < x_2\) và \(f(x_1) > f(x_2)\) thì hàm số \(y=f(x)\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).
Lời giải chi tiết
a) Ta có \(y=f(x)=-\dfrac{1}{2}x+3\).
Với \(y = - \dfrac{1}{2}x + 3\) thay các giá trị của \(x\) vào biểu thức của \(y\), ta được:
\(f\left( { - 2,5} \right) = - \dfrac{1}{2}.\left( { - 2,5} \right) + 3 \)
\(=(-0,5).(-2,5)+3=1,25+3 = 4,25\)
\(f\left( { - 2} \right) = - \dfrac{1}{2}.\left( { - 2} \right) + 3 \)
\(=(-0,5).(-2)+3=1+3 = 4\).
\(f\left( { - 1,5} \right) = - \dfrac{1}{2}.\left( { - 1,5} \right) + 3 \)
\(= (-0,5).(-1,5)+3=0,75+3= 3,75\).
\(f\left( { - 1} \right) = - \dfrac{1}{2}.\left( { - 1} \right) + 3 \)
\(= (-0,5).(-1)+3=0,5+3 = 3,5\).
\(f\left( { - 0,5} \right) = - \dfrac{1}{2}.\left( { - 0,5} \right) + 3\)
\(= (-0,5).(-0,5)+3=0,25+3= 3,25\).
\(f\left( 0 \right) =- \dfrac{1}{2}. 0 + 3 = (-0,5).0+3=0+3= 3\).
\(f\left( {0,5} \right) = - \dfrac{1}{2}. 0,5 + 3\)
\(= (-0,5).0,5+3=-0,25+3= 2,75\).
\(f\left( 1 \right) = - \dfrac{1}{2}. 1 + 3 \)
\(= (-0,5).1+3=-0,5+3= 2,5\).
\(f\left( {1,5} \right) = - \dfrac{1}{2}.1,5 + 3 \)
\(=(-0,5).1,5+3=-0,75+3 = 2,25\).
\(f\left( 2 \right) = - \dfrac{1}{2}. 2 + 3 \)
\(= (-0,5).2+3=-1+3= 2\).
\(f\left( {2,5} \right) = - \dfrac{1}{2}.2,5 + 3 \)
\(= (-0,5).2,5+3=-1,25+3 = 1,75\).
Ta có bảng sau:
x
-2,5
-2
-1,5
-1
-0,5
0
0,5
1
1,5
2
2,5
4,25
4
3,75
3,5
3,25
3
2,75
2,5
2,25
2
1,75
x
-2,5
-2
-1,5
-1
-0,5
0
0,5
1
1,5
2
2,5
4,25
4
3,75
3,5
3,25
3
2,75
2,5
2,25
2
1,75
b)
Nhìn vào bảng giá trị của hàm số ở câu \(a\) ta thấy khi \(x\) càng tăng thì giá trị của \(f(x)\) càng giảm. Do đó hàm số nghịch biến.