Bài 1 trang 44 SGK Toán 9 tập 1
Đề bài
a) Cho hàm số \(y = f(x) = \dfrac{2}{3} x\).
Tính: \(f(-2);\) \(f(-1);\) \( f(0); \) \(f(\frac{1}{2});\) \( f(1);\) \( f(2); \) \(f(3)\).
b) Cho hàm số \(y = g(x) = \dfrac{2}{3} x + 3\).
Tính: \(g(-2);\) \( g(-1);\) \( g(0);\) \( g(\dfrac{1}{2});\) \( g(1);\) \( g(2);\) \( g(3)\).
c) Có nhận xét gì về giá trị của hai hàm số đã cho ở trên khi biến \(x\) lấy cùng một giá trị ?
Hướng dẫn giải
+) Giá trị của hàm số \(f(x)\) tại \(x=a\) là: \(f(a)\).
Tức là thay \(x=a\) vào biểu thức của hàm số \(f(x)\) ta tính được \(f(a)\).
+) Giá trị của hàm số \(y=ax+b\) lớn hơn giá trị của hàm số \(y=ax\) là \(b\) đơn vị khi \(x\) lấy cùng một giá trị.
Lời giải chi tiết
a) Thay các giá trị vào hàm số \(y = f(x) = \dfrac{2}{3} x\). Ta có
\(f(-2) = \dfrac{2}{3}.(-2)=\dfrac{2.(-2)}{3}=\dfrac{-4}{3}\).
\(f(-1) = \dfrac{2}{3}.(-1)= \dfrac{2.(-1)}{3}=\dfrac{-2}{3}\).
\(f(0) = \dfrac{2}{3}.0=0\).
\(f\left (\dfrac{1}{2}\right ) =\dfrac{2}{3}.\dfrac{1}{2}=\dfrac{1}{3}\).
\(f(1) = \dfrac{2}{3}.1=\frac{2}{3}\).
\(f(2) = \dfrac{2}{3}.2=\frac{4}{3}\).
\(f(3) = \dfrac{2}{3}.3=2\).
b) Thay các giá trị vào hàm số \(y = g(x) = \dfrac{2}{3} x + 3\). Ta có
\(g(-2) = \dfrac{2}{3}.(-2)+3= \dfrac{2.(-2)}{3}+3=\dfrac{-4}{3}+\dfrac{9}{3}\)
\(=\dfrac{5}{3}\).
\(g(-1) = \dfrac{2}{3}.(-1)+3 = \dfrac{2.(-1)}{3}+3= \dfrac{-2}{3}+\dfrac{9}{3}\)
\(=\dfrac{7}{3}\).
\(g(0) = \dfrac{2}{3}.0+3= \dfrac{2.0}{3}+3=0+3=3.\)
\(g\left ( \dfrac{1}{2} \right ) = \dfrac{2}{3}. \dfrac{1}{2} +3=\dfrac{1}{3}+3=\dfrac{1}{3}+\dfrac{9}{3}=\dfrac{10}{3}\).
\(g(1) = \dfrac{2}{3}.1+3=\dfrac{2}{3}+3=\dfrac{2}{3}+\dfrac{9}{3}=\dfrac{11}{3}\).
\(g(2) = \dfrac{2}{3}.2+3=\dfrac{2.2}{3}+3=\dfrac{4}{3}+3=\dfrac{4}{3}+\dfrac{9}{3}\)
\(=\dfrac{13}{3}\).
\(g(3) = \dfrac{2}{3}.3+3=\dfrac{2.3}{3}+3=\dfrac{6}{3}+\dfrac{9}{3}=\dfrac{15}{3}=5\).
c)
Khi \(x\) lấy cùng một giá trị thì giá trị của \(g(x)\) lớn hơn giá trị của \(f(x)\) là \(3\) đơn vị.