Đăng ký

Cảm nhận vẻ đẹp con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

A. ĐỀ BÀI

Phần I.Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)      Điều gì phải, thì cố làm cho là được, dù là một việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
(2)      Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn là luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều cỗ quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thể giới...
(3)      Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng, cần phải trung thành, thật thà, chính trực.

(Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, in trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia).

Câu 1: Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên và các phép liên kết mà tác giả sù dụng.
Câu 3: Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích trên?.
Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về việc thế nào là nếp sống có đạo đức?.

Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
“Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thử đo của trí tuệ và bản lĩnh con người” - Danh ngôn Pháp
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên
Câu 2 (5 điểm):
Vẻ đẹp con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ qua hai tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi và “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

B. GỢI Ý LÀM BÀI 

Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1: Trong đoạn trích trên, đối tượng Bác hướng đến là thanh niên. Điều này được thể hiện trong câu cuối: Thanh niên cần phải cổ...
+ Phép lặp: lặp cấu trúc "điều gì...thì phải...dù là một điều nhỏ”, lặp từ ngữ như “phải...phải, cần... cần.
+ Phép liên tưởng: Nhà văn sử dụng trường từ vựng về đạo đức (chẳng hạn như các từ sau: yêu Tổ quốc, học sinh lưu ý: Đây là lời Bác dặn thanh niên, nó có nhân dân, trung thành, thật thà, chính trực...)
Câu 2:
-    Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích là chính luận..
-      Các phép liên kết được sử dụng là:
-    Thanh niên cần phải tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức đúng đắn của người làm cách mạng, phải tránh những điều xấu, phải thực hiện những điều tốt”.
-     Cụ thể phẩm chất đạo đức mà Đác dạy gồm có những điều sau: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu và trong lao động, giữ gìn kỉ luật, bảo vệ của công, quan tâm đến đời sống của nhân dân, chú ý đến tình hình thế giới. Ngoài ra cần có tinh thần và gan dạ sáng tạo, có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng, phải trung thành, thật thà, chính trực;.
Câu 3: Lời dạy của Bác ở đoạn trích trên là thể đúng với việc hướng đến cả các đối tượng khác, tuy nhiên cần phải nắm được đúng đối tượng mà Bác muốn hưởng đến chứ không chỉ dựa vào nội dung câu nói mà kết luận.
Câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:
-   Một nếp sống có đạo đức là nếp sống theo những chuẩn mực mà xã hội thừa nhận, đó là lối sống lành mạnh, tích cực.
-   Để có lối sống đạo đức, mỗi người cần ý thức về thái độ sống của bản thân, cách cư xử đối với những người xung quanh hoặc cách tham gia vào công việc chung của tập thể...
-   Liên hệ tới lối sống có đạo đức của lứa tuổi thanh niên (chính là lứa tuổi của học sinh) có những biểu hiện như thế nào..

Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
a.    Yêu cầu về hình thức:
-     Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
-   Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tà, dùng từ, đặt câu,...
b) Yêu cầu về nội dung:
-     Giải thích ý kiến: Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con người.
-     Phân tích, bình luận ý kiến
+ Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống và ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời.
+ Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người, thấy được tình cảm của tập thể và cả dân tộc.
+ Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cà dân tộc sẽ chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh cửa mình.
+ Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng.
-     Bài học nhận thức và hành động
+ Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch cảnh. Nhung không chỉ trong nghịch cảnh mới giúp ta nhận thức được nhiều điều mà ngay trong những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống thường ngày thỉ mỗi người cần luôn có ý thức học hỏi, cầu tiến để rút ra kinh nghiệm cho mình, trau dồi kiến thức cho bản thân.
+ Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với cà cộng đồng.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
-   Hình ảnh những con người Việt Nam đa đi vào thơ ca với những phẩm chất cao đẹp: cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kì máu lửa, đi sâu tìm tòi, khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của con người. Tôi nhớ mãi một Tnú, cụ Mết trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; chú Năm, chị Chiến, anh bộ đội tên Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thỉ.
- “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình” đều là hai tác phẩm xuất sắc viết về đề tài chiến tranh cách mạng ở miền Nam vào những năm 60 của thế kỉ trước. Qua hai tác phẩm, ta thấy được vẻ đẹp của con người Việt Nam được thể hiện rất rõ nét. Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc. Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước Sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời lên, nhắc nhở ta về một quãng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh hùng mà đất nước mình đã đi qua.
2 Thân bài:
a.    Giới thiệu chung:
+ Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng, với Nguyễn Trung Thành đó là Tây Nguyên. Ông đã có rất nhiều những tác phẩm viết về mảng đề tài này, đặc biệt là hình ảnh của những con người bất khuất, kiên cường nơi núi rừng Tây Nguyên. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là truyện ngắn Rừng xà nu. Truyện ngắn Rừng xà nu được nhà văn Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Nguyễn Thi là cây bút tiêu biểu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mĩ. Ông được mệnh danh là Nhà văn của nông dân Nam Bộ. Văn Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực quyết liệt, dữ dội của chiến tranh, vừa đằm thắm, trữ tình với một ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ. Nhân vật trong tác phẩm của ông là những người nông dân Nam Bộ có lòng căm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc, kiên cường, thủy chung son sắt với quê hương và cách mạng. Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí 7ăn nghệ quân giải phóng.
b.    Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong Rừng xà nu:
-  Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn xúc động, hào hùng về cuộc đấu tranh anh dũng của dân làng Xô Man. Nhà văn đã đi sâu khám phá những con người Tây Nguyên, những con người cả đời gắn bó với cây xà nu như gắn bó với Đảng, với cách mạng. Con người hiện lên trong trang văn của Nguyễn Trung Thành là hình ảnh của một tập thể anh hùng nhiều thế hệ. Trang sử hào hùng của Tây Nguyên không chỉ một người viết mà là sự nối tiếp, kế tục từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Họ đã cùng nhau dựng xây làng bản, dựng xây lịch sử của một đất nước đứng lên. Nói đến phong trào đấu tranh của dân làng XôMan, ta không quên hình ảnh những con người hiện lên với vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý:
-  Anh Quyết, anh là cán bộ của Đảng, là người đã nhen nhóm phong trào cách mạng cho cộng đồng dân làng Xô Man. Tnú còn nhớ như in lời của anh: Sau này,nếu Mỹ - Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ thay anh. Anh đã chính là người đã truyền sức mạnh, niềm tin cho Tnú, cho Mai. Anh là một người chiến sĩ dũng cảm, anh hùng. 
-  Nếu như anh Quyết là hiện thân của lớp trẻ, của Đảng thì hình ảnh cụ Mết lại sáng lên trong truyện ngắn như một trụ cột của dân làng Xô Man. ồng như lịch sử bao trùm nhưng không che lấp đi sự nổi tiếp mãnh liệt, ngày càng mãnh liệt hơn, sành sỏi và tự giác hơn. Mỗi lời nói của cụ Mết như lời nói của sông núi, là lời nói của dân tộc. Ông cụ là cội nguồn của dân làng Xô Man, là người đã lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc: Chủng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Cụ hiện thân cho truyền thống, cho nét đẹp từ ngàn xưa của dân làng. Cụ rất ít khen tốt giỏi mà chi nói “được”, cụ truyền lại sức mạnh, răn dạy con cháu: Nhớ lấy ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay cỏn sống phải nổi lại với con cháu. Hình ảnh của cụ Mết là hình ảnh của.một già làng suốt đời đã gắn bó với Tây Nguyên, chiến đấu bảo vệ buôn làng, tự hào về cây xà nu. Đẹp thay hình ảnh của một ông cụ râu bây giờ đã dài tới ngực đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược hiện giữa núi rừng Tây Nguyên. Và hình ảnh của cùng lớp thanh niên trong làng cầm giao mà cứu Tnú cho thấy cụ là hiện thân của sức sống dân tộc, tâm hồn dân tộc. Nguyễn Trung Thành ngợi ca cụ Mết như ca ngợi cội nguồn, ngợi ca Tây Nguyên bởi vẻ đẹp tâm hồn cụ là vẻ đẹp của ngày xưa, trường tồn và mãnh liệt cho đến hôm nay.
=> Viết về Rừng xà nu viết về những con người anh hùng quả cảm, nhà văn đã khắc hoạ hình tượng nhân vật trung tâm: Tnú. Tnú là một thanh niên trẻ, anh dũng, gan dạ với cuộc đầy bi kịch, đau thương nhưng anh đã vượt lên trên tất cả để sống, đè chiến đấu và vẻ đẹp của Tnú là vẻ đẹp của một con người chiến thắng, của một chiến sĩ anh hùng.
Phẩm chất anh hùng của Tnú được bộc lộ từ khi còn là một cậu bé cùng Mai đưa thư, tiếp tế cho cán bộ. Tnú yêu cách mạng, yêu Đảng. Một lần bị giặc bắt, anh quyết không khai mặc dù bị tra tấn dã man. Lòng căm thù giặc đã trở thành dòng máu chảy trong lòng anh từ lúc làng Xô Man còn chưa biết vùng dậy đánh giặc. Tnú lớn lên trong sự yêu thương của dân làng, trong mối hận của trả thù cho vợ, cho con và ao ước được làm cán bộ. Anh trở thành anh thanh niên xung phong của dân làng Xô Man. Cuộc Tnú chỉ đau đáu một nỗi niềm với cách mạng, với Đảng. Và khi mười đầu ngón tay của anh cháy như mười ngọn đuốc anh cũng không kêu van, anh thấy lửa cháy trong bụng, thấy máu đã mặn chát nơi đầu lưỡi. Tnú hi sinh tất cả, quên mình vì đồng loại, bàn tay của anh là bàn tay của người anh hùng, bàn tay ấy kể với ta về số phận một con người đau thương mà không hề chùn bước.
- Bé Heng, Dít,... tất cả đều mang cái hồn của dân làng Xô Man. Nguyễn Trung Thành đã ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước với bàn chất anh hùng, quà cảm của cả một cộng đồng vừa anh dũng lại vừa nhân ái trong công cuộc bảo vệ quê hương.

Có thể bạn quan tâm: Rừng xà nu
b) Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong “Những đứa con trong gia đình”:
-   Nhân vật Việt và Chiến:
+ Cả hai chị em điều phải sống trong cảnh thiếu thốn tình thương khi ba và má đã bị giặc sát hại Việt và Chiến tranh nhau đỉ bộ độỉ, nỗi đau sự thiếu hụt tình cảm gia đỉnh đã hun đúc cho cả hai chị em lồng căm thù giặc sâu sắc. Việt là một anh bộ đội gan dạ, dũng cảm, tuy bị thương nhưng vẫn cố tìm và quyết đi theo cùng đồng đội. Trên mặt trận chiến đấu, Việt là một anh lính Cụ Hồ anh hùng quả cảm lập chiến công mà vẫn khiêm tốn không muốn báo cho chị biết. Chị Chiến cũng là một người gan dạ, dũng cảm, chị mong mỏi, khát khao được đánh giặc để trả thù cho ba má. Nguyễn Thỉ đã ca ngợi phẩm chất anh hùng của “Những đứa con trong gia đình” tuy nhỏ tuổi mà nặng lòng với cách mạng sẵn sàng hi sinh thân mình vì sự nghiệp cứu nước. Bản chất anh hùng của con người Việt Nam có ở mọi thế hệ, mọi dân tộc tựa như đã trở thành dòng máu chảy ngầm ở mỗi người con đất Việt. Chiến và Việt là hình ảnh của lớp trẻ hăng hái, dũng cảm trên bước đường chiến đấu gian khổ, khốc liệt của quê hương. Họ tiêu biểu cho sức trẻ có thể làm đổi thay sức lịch sử là ghi thêm trang mới.
+ Nguyễn Thi đã phát hiện vẻ đẹp anh dũng của con người Việt Nam nhưng chưa đủ, nhà văn còn tìm thấy ẩn sâu bên trong những con người gan góc, quả cảm ấy là một tình yêu thương lớn lao, tình yêu thương gia đình. Việt tuy đã là anh bộ đội song vẫn ngây thơ, trẻ con như cậu bé thuở nào. Đoạn hai chị em Việt khiêng bàn thờ ba má sang nhà chú Năm gửi để đi bộ đội thật cảm động, nó để lại trong lòng ta biết bao rung động, tình cảm ngọt ngào: Nào, đưa ba má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má. Câu vãn như nghẹn ngào mà lại chứa chan biết bao nhiêu sự quyết tâm của hai chị em Chiến và Việt. Con người Việt Nam trong chiến tranh đâu không chi biết chiến đấu mà còn biết yêu thương. Họ đã vượt lên trên nỗi đau của cá nhân để chiến đấu vì nỗi đau đồng loại. Hình ảnh của Chiến và Việt hiện lên trong trang viết Nguyễn Thi thật xúc động, neo lại trong tâm hồn ta vừa ngạc nhiên vừa như ngỡ ngàng vì vẻ đẹp của con người Việt Nam một thuở.
-  Nhân vật chú Năm:
+ Chú Năm là người nông dân Nam Bộ yêu lao động, sống gắn bó với quê hương, miệt vườn, đồng ruộng. Lòng yêu quê hương xứ sở của chú Năm được thể hiện qua giọng hò đặc biệt của chú. Chú Năm hò không hay bời chú đã già, giọng chú đục và tức như gà gáy. Chú chỉ hò khi kể lại sự tích gia đình, cuối câu chuyện thế nào chú cũng hò mấy câu nói về cuộc đời cay cực của chú. Đặc biệt những chiến công ở miền đất Nam Bộ, cuộc sống con người nơi đây theo tiếng hò chú Năm hiện lên tha thiết: hình ảnh chiếc áo vá quàng, ngọn đèn biển gò công, hay nghĩa quân Trương Định. Qua giọng hò, chú muốn nhắc Chiến và Việt về cội nguồn. Tình yêu quê hương như thấm vào máu thịt, hơi thở của chú Năm qua những điệu hò.
+ Chú Năm là con người tình cảm, nhân hậu, luôn tự hào về truyền thống gia đình. Chú Năm không chi ghi chép các thế hệ gia đình, mà cuốn sổ còn trở thành nơi ghi những chiến công và nỗi đau của gia đình. Nó không chỉ có ý nghĩa một cuốn gia phả mà nó còn là tấm bia ghi món nợ máu với bọn đế quốc. Chú Năm ghi chép cuốn sổ với một sứ mệnh đặc biệt. Chú quý cuốn sổ như báu vật, ghi chép tỉ mỉ những sự kiện gia đình với mục đích gìn giữ truyền thống để giáo dục con cháu. Bởi vậy, khi Chiến và Việt lớn lên, chú yêu cầu hai chị em đọc hết cuốn sổ gia đình. Mong ước của chú là muốn lấy truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước của gia đình để giáo dục Chiến Và Việt, từ đó có trách nhiệm đứng lên chiến đấu và sống đúng nghĩa. Lòng tự hào về truyền thống gia đình còn được chú Năm nói với Chiến và Việt một thông điệp mang tính triết lí: Chủ thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mọi người một khúc mà ghì vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đỗ, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta. Câu nói khẳng định mỗi con người là một khúc sông, mỗi gia đình là một dòng sông để đổ vào biển lớn của nhân dân, đất nước. Từ đó nhắc nhở mỗi người phải biết kế thừa, trân trọng, tôn vinh truyền thống cha ông.
+ Về tình cảm gia đình: chú là người nhân hậu, yêu thương ba chị em như con đẻ. Sau khi ba má Việt mất, chú thay vai trò của người cha người mẹ nuôi dưỡng, giáo dục chị em Việt. Chú luôn đặt niềm tin vào thế hệ con cháu. Khỉ thấy Chiến thu xếp việc nhà ổn thỏa trước khi ra trận, chú khen: Khôn. Việc nhà nó thu gọn được thì việc nước nó mở rộng được. Gọn bề gia thất, đặng bề nước non. Con nít chúng bay đánh giặc kì này khôn hơn các chú kì trước.
+ Chú Năm luôn luôn tin tưởng vào cách mạng. Từng tham gia kháng chiến nhưng khi già không trực tiếp cầm súng đánh giặc, chú bày tỏ lòng nhiệt thành với cách mạng, tinh thần yêu nước bằng cách khích lệ các cháu tòng quân nhập ngũ. Khi hai chị em Chiến, Việt tranh nhau đi bộ đội, chú đồng ý cho cả hai ra trận. Chủ Năm đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi gia đình. Chú nhắc nhở Chiến và Việt phải giữ gìn truyền thống của cha mẹ, thù cha mẹ chưa trả mà trốn về thì chú chặt đầu. Biểu này cho thấy dũng khí yêu nước mãnh liệt phàng phất tinh thần trượng nghĩa, bộc trực của người Nam Bộ nói riêng cũng như con người Việt Nam nói chung.

Có thể bạn quan tâm: Trọng tâm kiến thưc "Những đứa con trong gia đình"
c) Đánh giá: Cùng viết về vẻ đẹp của con người Việt Nam, cả hai tác phẩm đều là những bản anh hùng ca hào của đất rừng miền Nam trong lửa đạn sáng ngời. Những con người mang vẻ đẹp bất khuất, kiên cường cùng lòng căm thù giặc sâu sắc ngùn ngụt, yêu quê hương tha thiết, giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt với gia đình, cách mạng. Hai tác phẩm đều là truyện ngắn rất thành công của mỗi tác giả, khi mà tài năng của họ đã đạt đến đỉnh cao. Đằng tài năng nghệ thuật đặc sắc cùng những nét cảm nhận riêng biệt về hai vùng đất Tây Nguyên và Nam Bộ. Cả hai nhà văn đã khắc họa thành công những nhân vật điền hình, đại diện cho những mảnh đất và cũng là đại diện cho những con người Việt Nam nói chung trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, ở mỗi tác phẩm cũng có những nét riêng trong sự thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam:
- Ở Rừng xà nu: giàu không khí Tây Nguyên và giàu chất sử thi hùng tráng trang nghiêm; không khí sử thi ấy đã chi phối nhà văn trong việc xây dựng những nhân vật điển hình mang màu sắc được lý tưởng hóa phù hợp với nội dung và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Những nhân vật mà Nguyễn Trung Thành xây dựng không chỉ mang tính cá nhân mà còn là đại diện cho cả một dân tộc. Không chỉ ở hình tượng nhân vật mà ngay cả trong giọng điệu của câu chuyện cũng mang tính chất sử thi hùng tráng.
-  Qua hệ thống hình tượng nhân vật của “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi nhằm giải thích về những phẩm chất anh hùng của những đứa con trong gia đình. Cội nguồn truyền thống của gia đình đã tạo nên những phẩm chất tuyệt vời cho những đứa con. Câu chuyện được xây dựng qua một điểm nhìn rất độc đáo đỏ là sự hồi tưởng, nhớ lại của Việt. Khác với “Rừng xà nu”, khi mà cụ Mết là người nhớ lại thì đây lại là chính những người trong gia đình nhớ lại những kỉ niệm gần gũi thân thương, mang ý nghĩa thẩm mỹ và nhân sinh sâu sắc. Đặc sắc trong cách xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Thi là phân tích tâm lý nhân vật, những chi tiết tưởng như rất bé nhưng lại có những ý nghĩa to lớn, đi liền với nội tâm nhân vật Đồng thời, nếu như câu chuyện của cụ Mết là câu chuyện đại diện cho một tộc người thì trong tác phẩm không dừng lại ở một chủ thể cụ thể nào. Nó không chỉ là câu chuyện của một gia đình mà Nguyễn Thi như xây dựng một con sông và muốn mọi người góp sức mình để xây dựng nên hàng trăm con sông khác.
3. Kết bài:
- “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi đều là tác phẩm xuất sắc của văn học chống Mỹ ở miền Nam. Mỗi tác phẩm cỏ vẻ đẹp riêng, không khí riêng, cách nhìn riêng về hiện thực đấu tranh cách mạng và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
-   Vẻ đẹp con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm còn sống mãi với thời gian. Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước đã bắt được nhịp sống của dân tộc, đã ngợi ca sức sống và vẻ đẹp của con người Việt Nam. Giờ lật lại, chúng ta không khỏi tự hào, xúc động về những năm tháng đất nước nước mình đã đi qua, về vẻ đẹp muôn đòi của người con đất Việt.

Xem thêm>>> So sánh hình tượng A Phủ và Tnú

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui gửi đến bạn những cảm nhận, cảm nghĩ về vẻ đẹp con người Việt Nam thông qua hai tác phẩm "Rừng xà nu" và "Những đứa con trong gia đình". Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều trong quá trình học tập của bạn, chúc bạn học tập tốt <3