Đăng ký

Dàn ý cảm nhận về nhân vật Phùng – THPT Quốc gia 2017

A. ĐỀ BÀI

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Các thầy giáo, cô giáo phải gần gũi dân chúng. Các thầy giáo cũng như các trí thức khác là lao động trí óc. Lao động trí thức khác là lao động trí óc. Lao động trí óc phải biết sinh hoạt của nhân dân, nếu chỉ giở sách đọc thì không đủ. Phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trổ. Giáo dục ở trường và ở gia đình có quan hệ với nhau. Các chú các cô phải thi đua trao đổi kinh nghiệm. Bác nổi thế là hết. Văn hay không cần nói dài [...]
(2) Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chỉ phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, "cố gắng trau dồi tư tưởng nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động [...]
                    (Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, in trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
Câu 2: Hồ Chí Minh là một nhà văn bậc thầy về viết văn chính luận, thể hiện ở sự lập luận chặt chẽ trong câu văn, trước hết về mặt liên kết. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc chỉ ra các phép liên kết của đoạn văn (1).
Câu 3: Hồ Chí Minh hướng đến đối tượng nào trong đoạn trích trên? Những điều Bác dạy đối với đối tượng đó là gì?
Câu 4: Trong khoảng 5 - 7 dòng, anh (chị) hãy trình bày bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh anh (chi) được biết đến khiến anh (chị) có ấn tượng sâu sắc nhất.
Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xã hội ngày càng phát triển, con người lại phải đổi diện với nhiều vấn đề nhức nhối. Thời gian vừa qua, dư luận đang rất xôn xao thông tin hai bé gái bị bạo hành, trong đố bé gái 5 tuổi bị bà ngoại kế đánh đa chấn thương, bé gái 9 tuổi bị mẹ ruột đánh đuổi ra khỏi nhà, phải ngủ ở chuồng gà.
                                                           (Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí, 2015)
Anh (chị) có suy nghĩ gì khi đọc được những câu chuyện trên? Trình bày bàng đoạn văn khoảng 200 từ.

Câu 2 (5 điểm):
Nhận xét về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: Nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người.
Từ cảm nhận của anh/chị về nhân vật Phùng, hãy bình luận những ý kiến trên.

B. GỢI Ý LÀM BÀI

Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận..
Câu 2: Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích (1) trên là:
-    Phép liên tường: nhà vàn sử dụng trường từ vựng về giáo dục: thầy giáo, cô giáo, lao động trí thức, dân, cha mẹ, học trò, giáo dục, gia đình, nhà trường,...
- Phép lặp: thầy giáo, trí thức, lao động trí óc.
Phân tích giá trị phép liên kết để làm sáng tỏ nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh: Tác giả đã hướng nội dung của đoạn trích nói về một chủ đề duy nhất là giáo dục tầng lớp trí thức không được xa rời đời sống của nhân dân, mà phải gần gũi họ, biết sinh hoạt của họ để giúp đỡ họ.
Câu 3: Đoạn trích hướng đến đối tượng tầng lớp trí thức trong xã hội. Bác dặn tầng lớp trí thức phải gắn bó với nhân dân, gắn bó với đời sống của họ. Cụ thể những điều Bác dạy là
-    Đối với các thầy giáo, cô giáo: Phải thi đua trao đổi kinh nghiệm, gần gũi với học trò và cha mẹ học trò, luôn kết hợp giữa giáo dục gia đình và nhà trường.
-     Đổi với nhà báo: Phải tu dưỡng đạo đức cách mạng đề hoàn thiện bản thân, trau dồi bản thân mình, hướng tới viết những bài đi sâu vào thực tế đời sống lao động của nhân dân.
Câu 4: Tham khảo những ý sau đây
-     Bài học mà Bác dạy có thể được rút ra từ một câu chuyện, một câu nói của Bác tại những bài phát biểu, trong những điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng, thanh niên...
-    Kể những kỉ niệm liên quan đến việc thực hiện những lời dạy đó của Bác. Học sinh có thể hình bày theo cách khác, miễn sao đảm bảo các ý cơ bản ờ trên, diễn đạt hợp lí.

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):
a.    Yêu cầu về hình thức:
-     Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
-     Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tà, dùng từ, đật câu,...
b) Yêu cầu về nội dung:
-     Giải thích
+ Giải thích vấn đề: Bạo lực gia đình được hiểu là hành động của một thành viên trong gia đình dùng vũ lực để thực hiện việc hành hạ những thành viên khác trong gia đình.
+ Giải thích hiện tượng thực tế: Hiện tượng được đưa ra là việc hai trẻ nhỏ trong gia đình bị bạo hành một cách thương tâm, đây là hành động đáng lên án, phê phán và là điều cảnh tỉnh cho tất cả mọi người trong xã hội.
-     Phân tích, bình luận ý kiến
+ Hiện tượng bạo hành gia đỉnh tồn tại dưới những hình thức nào?
++ Bạo hành gia đình có thể là hành động và lời nói mang tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác, cụ thể có thể là việc đánh đập, lăng mạ, đay nghiến, xúc phạm, xỉ vả, chà đạp, tra tấn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần của những thành viên trong gia đình.
++ Nạn bạo hành đáng lên án, phê phán nhất trong xã hội hiện nay, đang bị lên án là bạo hành trẻ em
++ Bên cạnh nạn bạo hành trẻ em là nạn bạo hành phụ nữ. Nó diễn ra trên khắp mọi miền đất nước với số lượng ngày một gia tăng. Đó là hiện tượng chồng đánh đập, sỉ nhục, đe dọa, hoặc bị bỏ mặc không quan tâm, bị cấm đoán tham gia các hoạt động xã hội hoặc bị chồng ép phải sinh con theo ý muốn của mình.
+ Tại sao bạo hành gia đình vẫn còn diễn ra trong xã hội hiện đại?
+ Sự quản lí của các cấp chính quyền đối với đời sống của từng gia đình còn lỏng lẻo, khiến cho các thành viên trong gia đình cam chịu, không dám khai báo các sự việc đã xảy ra để kịp thời giải quyết.
++ Ý thức kém của một bộ phận không nhỏ trong xã hội, không ý thức được hành vi của minh là vi phạm pháp luật. Những người đánh vợ nghĩ rằng đánh vợ là việc riêng của mình, không ai có quyền can thiệp.
+ Bạo hành gia đình đem đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào, làm thế nào để giảm thiểu trường hợp bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay?
Bạo lực gia đình dù tồn tại dưới bất kì hình thức nào cũng đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe thể chất cũng như tính thần của người bị hại
-     Bài học nhận thức và hành động
+ Mỗi người dân cần ý thức được hậu quả không thể lường trước được của nạn bạo hành gia đình để biết cách phòng tránh nó. Khỉ thấy trường hợp bạo hành gia đình diễn ra, mỗi người cần biết báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.
+ Học sinh cũng nên mở rộng việc bạo hành cần phải được ngăn chặn không chì trong phạm vi gia đình mà ngoài xã hội cũng cần bị cảnh báo như trong các quán ăn, trường học.
Câu 2 (5 điểm):
1.    Mở bài:
-   Văn học cách mạng sau năm 1975 đã chuyển mình bước sang một giai đoạn mới, thoát ra khỏi cái vò xưa cũ để làm mới diện mạo nền văn học, khám phá sự thật đời sống ờ bình diện đạo đức, thế sự. Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất trên con đường đổi mái ấy.
-   “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm xuất sắc nêu lên vấn đề về nghệ thuật và cuộc sống thông qua nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong một chuyển đi công tác ở tại vùng biển. Nhận xét về nhân vật Phùng trong truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: Nét nổi bột ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chinh là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người.
2.    Thân bài:
a)  Giới thiệu chung: 
Nguyễn Minh Châu là người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật, tha thiết kiếm tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. Trước 1975, Nguyễn Minh Châu được biết đến với những tác phẩm đậm chất sử thi như: Cửa sông, Miền cháy, Dầu chân người linh. Thế nhưng, sau 1975, chính Nguyễn Minh Châu lại là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Chiếc thuyền ngoài xa được ỉn năm 1983 là một bước tiến dài rất đáng trân trọng trong hành trình khám phá vào tầng chìm, vào chiều sâu của cuộc sống và con người của văn xuôi Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã thể hiện những đổi mới thành công của Nguyễn Minh Châu. Bằng việc xây dựng tình huống thắt nút và việc sử dụng những hình ảnh có sức biểu trưng lớn, tác phẩm đã đi sâu khám phá cuộc sống đời thường với bao đa sự, đa đoan thời hậu chiến. Phải có cái nhìn tinh tế, sâu sắc, Nguyễn Minh Châu mới thấu hiểu và phát hiện được những vẻ đẹp thầm lặng ẩn giấu trong tâm hồn người phụ nữ khốn khổ ấy. Tác phẩm do vậy còn cho thấy tài năng và tấm lòng người cầm bút của Nguyễn Minh Châu.
b) Bình luận hai ý kiến:
-  Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn” Nguyễn Minh Châu đã bày tỏ quan điểm: Tôi không tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nạng trong lòng mình tình yêu thương cuộc sống và nhất là yêu thương con người. Tình yêu này của một người nghệ sĩ vừa là niềm hân hoan say mê, vừa là nôi đau đớn khắc khoải một nỗi quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh. Nhà văn đã gửi gắm quan điểm ấy qua nhân vật nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa. Ở ý kiến thứ nhất nói về vấn đề là người nghệ sĩ trước hết phải là người có tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp, là người có khả năng khám phá, phát hiện tinh tế và có những rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp phong phú của đời sống, ở ý kiến thứ hai khẳng định Người nghệ sĩ còn phải có tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người. Bởi xét cho cùng, mối quan tâm lớn nhất của người cầm bút là con người, nhất là những cảnh đời khổ đau, bất hạnh.
- Ý kiến thứ nhất:
+ Là người nghệ sĩ giàu tâm huyết, Phùng luôn khát khao tìm kiếm cái đẹp, yêu cái đẹp và rung động tinh tế trước mọi vẻ đẹp của cuộc sống và con người. Niềm đam mê nghệ thuật ấy khiến anh phục kích hàng tuần liền trên bờ biển và thu được những tấm ảnh tuyệt đẹp. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh đi tìm những vẻ đẹp đích thực của cuộc sống, ngỡ như anh đã phát hiện ra một khung cảnh thật đáng yêu đáng ca tụng, hướng người xem về cái đẹp có thể làm quên đi những phiền não cuộc sống: Qua khuôn hình ánh sáng, tôi đỡ hình dung thấy trước những tấm ảnh nghệ thuật của tôi sẽ là vài ba chiếc mũi thuyền và một cành đan chéo của nhãng tấm lưới đọng đầy những giọt nước, mỗi mắt lưới sẽ là một nốt nhạc trong bản hòa tấu ánh sáng và bóng tối, tượng trưng cho khung cảnh bình minh là một khoảng sáng rực rỡ đến mức chói mắt, trong khoáng sáng đỏ sẽ hiện lên trong tầm nhìn thật xa những đường nét của thân hình một người đàn bà đang cúi lom khom, sải cánh tay thật dài về phía trước kéo tấm lưới lên khỏi mặt nước, và phía sau lưng người đàn bà, hình một ngư phủ và một đứa trẻ đứng thẳng trên đầu mũi thuyền, dùng lực toàn thân làm đòn bẩy nâng bổng hai chiếc gọng lưới chĩa thẳng lên trời. Và những người dân vùng biển ấy hiện lên thật đáng yêu, đáng ca ngợi: cuộc sống lao động đầm ấm khoẻ khoắn, những con người gặp gỡ thật đáng yêu...

+ Sau gần một tuần phục kích, nghĩ suy và tìm kiếm, Phùng đã quyết định thu vào tờ lịch tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh. Với tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ, anh thấy đây là một cảnh đắt trời chớ - cành biển trước bình minh phong tỏa một lớp sương mù, lại lất phất mấy hạt mưa, đẹp như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ảnh mặt trời chiếu vào... Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ảnh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích. Anh say mê thưởng lãm và “thấy bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Trong giây phút ngất ngây ấy, anh tưởng chính mĩnh cũng vừa khám phá thấy “cái khoảnh khắc trắng ngần của tâm hồn - cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn do cái đẹp tuyệt đỉnh” của ngoại cảnh vừa đem lại.
+ Phùng vồ vập, nắm bắt, háo hức bấm máy ghi hình, liên thanh một hồi hết phần tư cuốn phim. Trong niềm hân hoan của khám phá và sáng tạo tràn ngập ấy, anh chìm đắm trong những suy tưởng về cái đẹp và cái thiện, về sự tận thiện, tận mỹ của nghệ thuật và cuộc sống. Phùng là một nghệ sĩ trên đường săn tìm cái đẹp. Anh thực sự biết quan sát lựa chọn cái đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người. Sự rung động của người nghệ sĩ đã đến đúng lúc. Sự rung động thực sự khi đứng trước cái đẹp. Cái đẹp tự nhiên “mới thực sự làm rung động lòng người. Từ đây, ta thấy người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời. Phùng còn nhận ra trong suy nghĩ của mình “chẳng biết ai đó lần đầu phát hiện ra bàn thân cái đẹp là đạo đức”. Đó là cái đẹp kết hợp với cái tâm, cái tài kết hợp với cái thiện.
-  Ý kiến thứ hai:
+ Ngay sau khoảnh khắc tuyệt vời của sự khám phá cái đẹp, chiếc thuyền mộng từ ngoài xa kia đâm thẳng vào chỗ Phùng đứng. Bất ngờ anh chứng kiến cảnh bạo hành của gia đình hàng chài bước ra từ đây. Bạo lực gia đình lại diễn ra ngay sau chiếc xe dò phá mìn của Mỹ trên bãi cát. Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy, dùng cải thắt lưng quật tới tấp lên lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến vào nhau ken két. Cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn “Mày chết đi cho ông nhờ”. Chúng mày chết đi cho ông nhờ. Người đàn bà bị đánh có vẻ cam chịu nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy. Bạo lực trong gia đình thuyền chài ấy diễn ra thường xuyên: Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.
+ Thái độ của Phùng: anh thấy kinh ngạc và bức xúc, vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới nhưng không kịp. Lần thứ hai, sau ba ngày, vẫn trong làn sương sớm ấy anh lại chứng kiến cảnh bạo hành của người đàn ông hàng chài đôi với vợ con, Phùng không thể nén chịu được hơn nữa, anh xông ra buộc gã đàn ông phải chấm dứt hành động tàn độc. Lão đàn ông đánh trà khiến Phùng bị thương. Trong phút chốc, Phùng xót xa cay đắng nhận ra cái xấu, cái ác, cái bi kịch trong gia đình hàng chài kia giống như câu chuyện cổ đầy quái đản và chiếc thuyền vó thơ mộng kia phút chốc cũng biến mất.
+ Một trái tim nhạy cảm, mê say, xúc động trước cái đẹp của cảnh vật trong buổi sớm ban mai, trái tim ấy cũng thật sự xúc động, nhạy cảm, đau thắt trước nỗi đau của con người. Cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn phút chốc hóa thành nghịch cảnh. Thể ra, cái đẹp toàn thiện, toàn bích của Chiếc thuyền ngoài xa chẳng phải là đạo đức, là chân lý của sự toàn thiện mà người nghệ sĩ thường nhìn bằng con mắt mộng mơ của mình. Trớ trêu thay, cái đẹp, cái thiện luôn tiềm ẩn cái xấu xa, độc ác, hạnh phúc luôn tiềm ẩn bất hạnh, bi kịch.
++ Những trăn trở, khúc mắc sẽ theo mãi Phùng nếu như anh không được chứng kiến câu chuyện của người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu kia ở tòa án huyện. Anh được hiểu sâu hơn sự thật về một cuộc đời, một thân phận, những nghĩ suy và những cam chịu của người đàn bà hàng chài. Anh lắng nghe, day dứt, thế ra đằng sau cái vẻ xấu xí, thô kệch, khổ ải của người đàn bà hàng chài lam lũ kia lại là một người phụ nữ cao thượng am hiểu lẽ đời. Đà nhẫn nhịn, cam chịu, vị tha, bao dung cho người chồng, làm tất cả mọi thứ cho con, vì con. Cái thiên chức của người phụ nữ là sinh con và sổng cho con nên chị hi sinh bản thân mình. Đúng là hạt ngọc lấp lánh giấu trong lớp quặng thô, chị là một người phụ nữ nhân hậu đáng thương, đáng trọng.
+ Trong lòng Phùng nặng trĩu nỗi đau về thân phận con người, nhất là những người làm nghề cá trên biển. Họ luôn phải đối mặt với những cơn thịnh nộ của thiên nhiên, đời sống nghèo đói, bấp bênh. Anh ngồi bên ông lão ngoài sáu mươi mà vẫn phải đeo đuổi nghề cá, mắt vẫn không rời khỏi những chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá. Đối với một người đàn ông độc dữ, Phùng và Đẩu phải làm gì đây để cải tạo để cải tạo, phát quang cái đầu và hành động của hẳn để người đàn bà và những đứa trẻ yếu ớt, tội nghiệp kia không còn phải chịu cảnh bạo hành? Đối với những đứa trẻ sống chen chúc trên chiếc thuyền chài chật hẹp, phải làm gì để giúp chúng được cơm no áo ấm, được vô tư vui đùa?
+ Bộ lịch năm ấy và mãi mãi về sau vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong những gia đình sành chơi nghệ thuật. Nhưng lạ thay, mỗi lần Phùng ngắm kĩ, nhìn lâu tấm ảnh thuyền và biển, hình ảnh người đàn bà hàng chài lam lũ lại hiện ra, vừa xót xa thương cảm, vừa nhắc nhở Phùng về nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ con người, vì con người. Trước khi biết rung động trước cái đẹp nghệ thuật, người nghệ sĩ phải biết rung động trước mọi lẽ đời.
c) Đánh giá:
-   Mỗi ý kiến đề cập đến một vẻ đẹp trong phẩm chất của người nghệ sĩ. Nêu ý kiến thứ nhất nhằm vào phẩm chất hàng đầu của người nghệ sĩ là tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thì ý kiến thứ hai lại nhắm vào phẩm chất sâu xa của người nghệ sĩ chân chính là tấm lòng trăn trở, lo âu về số phận con người. Đây là hai phẩm chất rất cần cho một người nghệ sĩ mà Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở và đòi hỏi.
-  Hai ý kiến khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung, chi phối nhau tạo nên cái nhìn toàn diện và thống nhất về phẩm chất người nghệ sĩ, giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn về vẻ đẹp toàn diện của nhân vật này, cùng như thấm thía hơn ý tưởng, quan điểm nghệ thuật của nhà văn.

Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngài xa"

3.    Kết bài:
-    Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” qua những phát hiện của Phùng về vẻ đẹp của thiên nhiên, về sự thật cay đắng, đẩy bi kịch, nghèo khổ của những con người lao động bằng nghề chài lưới, đã bộc lộ những lo lắng, trăn trở của nhà văn về nhân cách, đời sống con người, bộc lộ lòng thương cảm, trắc ẩn, trân trọng những vẻ đẹp trong tâm hồn người dân lao động. Truyện đậm chất tự sự, triết lý, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
-    Nguyễn Minh Châu coi văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người, còn nhà văn chân chính thì bao giờ cũng mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống, nhất là tình yêu thương đối với con người nên có thể thấy được tài năng cũng như tấm lòng của ông trong việc thể hiện hình tượng nhân vật, đồng thời khẳng định giá trị và sức hấp dẫn trường tồn của tác phẩm.

Xem thêm>>> Ý kiến trái ngược nhau về một tác phẩm

Trên đây là một số gợi ý chính mà Cunghocvui gửi đến bạn về hình tượng nhân vật Phùng trong "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. Ngoài ra còn có những gợi ý chính xác ở phần đọc hiểu, chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe