Đăng ký

Dàn bài cảm nghĩ về “lòng ham sống” trong “Vợ nhặt” hay nhất

A. ĐỀ BÀI

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thức hiện các yêu cầu:

                                           Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bẻ ven đồng chiêm
                                           Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
                                           - Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
                                           Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
                                           Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
                                           Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
                                           Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
                                           Trong hơi ẩm hơn nhiều chăn đệm
                                           Của những cọng rơm xơ xác gầy gò
                                           Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
                                           Riêng cải ấm nồng nàn như lừa
                                           Cái mộc mạc lên hương của lúa
                                           Đâu dễ chìa cho tất cả mọi người 

(Hơi ấm ổ rơm, Nguyễn Duy, In trong tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973).

Câu 1. Chỉ ra không gian và thời gian được nhắc miêu tả trong bài thơ..
Câu 2. Theo anh/chị, nhan đề “Hơi ấm ổ rơm” có những cách hiểu nào.
Câu 3. Nhận xét về việc sử dụng các từ láy xơ xác, gầy gò trong câu thơ:
                                           "Trong hơi ấm hơn nhiều chân đệm
                                           Của những cọng rơm xơ xác gầy gò"
Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người mẹ hiện lên trong bài thơ. Trả lời trong khoảng từ 5-7 dòng.

Phần II. Làm vân (7 điểm)

Câu 1(2 điểm):

Lý giải về nguyên nhân của sự thành đạt, có người khẳng định: Thành đạt là do có điều kiện, được học tập hơn người; có người lại cho rằng: Thành đạt là do tài năng thiên bẩm, cũng có người nói: Thành đạt là do may mắn gặp thời.
Theo anh/ chị mấu chốt của sự thành đạt là ở đâu? Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, hãy nêu quan điểm của mình.

Câu 2 (5 điểm):
Nhà văn Kim Lân tâm sự:
“Rất lạ những con người khốn cùng chẳng hề từ bỏ lòng ham sống, ham hạnh phúc. Trong cái đói người ta vẫn nghĩ tới sung sướng. Vì vậy họ lấy nhau. Những người đói họ không hề nghĩ tới cái chết mà nghĩ tới sự sống”
Anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó qua truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà vãn.

B. GỢI Ý LÀM BÀI

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1.
Không gian: Một ngôi nhà tranh bé nhỏ ven đồng chiêm. Thời gian: Ban đêm
Câu 2. Nhan đề “Hơi ấm ổ rơm” có thể hiểu như sau..
-   Đó là hình ảnh tả thực: người lính không có chăn đắp nên dùng rơm thay chăn, hơi ấm này có thể là hơi ấm thật từ những ổ rơm mang lại cho người lỉnh.
-   Thứ hai, hơi ấm ổ rơm có thể là ẩn dụ của hơi ấm tình thương của bà mẹ vùng đồng chiêm mà người lính được thụ hưởng trong đêm đi công tác lỡ đường, (ổ rơm- tình người)
Câu 3. Việc sử dụng các từ láy xơ xác, gầy gò trong câu thơ:
               Trong hơi ẩm hơn nhiều chân đệm 
              Của những cọng rơm xơ xác gầy gò 
đã đem lại nhiều hiệu quả nghệ thuật.
Từ láy có tác dụng tâ thực vì để lâu nên những cọng rơm “xơ xác, gầy gò ". Nhưng chúng còn cho hơi ấm hơn cả chăn đệm dày dặn và cao sang. Những người đọc biết rằng, tác giả không chỉ nói điều đó mà còn ẩn chứa một liên tưởng sâu xa: những cọng rơm nhỏ bé đó cho hơi ấm cũng giống như một bà mẹ già trong ngôi nhà tranh bé nhỏ ở ven đồng chiêm cho tình thương ấm áp, ấp ủ người lính.
Câu 4. Tham khảo một số ý cơ bản sau.
Người mẹ trong đoạn trích là một người mẹ tuy rang xa lạ với người chiến sĩ, nhưng khi người chiến sĩ lỡ đường xin ở qua một đêm mẹ liền nồng hậu đón tiếp với tất cả tình cảm yêu thương nhất, “chật nhà nhưng rộng tình thương”, sẵn lòng thu xếp cho nơi ngủ. Chỉ cần gặp người lính trong hoàn cảnh ẩy là bà mẹ đã hiểu người lính cần gì, không cần đợi anh trình bay, vỉ có thể anh đâu phải là người lính đầu tiên ghé vào nhà mẹ. Mẹ nói ngay: “Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ..Hình ảnh người mẹ nghèo nhưng rất giàu tình thương đỏ hiện lên thật cảm động và đẹp đẽ. Ngoài ra bàí thơ cũng ca ngợi tỉnh cảm quân dân gắn bó...

Phần II Làm văn (7 điểm)

Câu 1(2 điểm):
a.    Yêu cầu về hình thức:
-  Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
-  Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
b) Yêu cầu về nội dung:
-     Giải thích
+ Ý kiến thứ nhất: “Thành đạt là do cổ điều kiện”, được học tập hơn người, ý kiến này khẳng định việc thành đạt của mỗi người là do những yếu tố khách quan về cơ sở vật chất tác động đến.
+ Ý kiến thứ hai: “Thành đạt là do tài năng thiên bẩm”, ý kiến này khẳng định vai trò của tài năng quyết định đến sự thành công mỗi con người. Tài năng này không chỉ là tài năng của cá nhân do rèn luyện mà là tài năng do thiên bẩm, tài năng sẵn cổ.
+ Ý kiến thứ ba: Thành đạt là do may mắn gặp thời, ý kiến này khẳng định người thành đạt là người biết cách lựa chọn thời cơ phù hợp để thực hiện những công việc của mình, hoặc là người sinh ra vào thời điểm may mắn, thuận lợi trong công việc.
+ Tóm lại: Cả ba ý kiến này khẳng định: Thành công đối với cuộc đời mỗi con người là do tác động của các nguyên nhân khách quan, những nguyên nhân được hình thành từ ngoài bản thân chủ thể.
- Phân tích, bình luận ý kiến
+ Tại sao điều kiện vật chất, điều kiện học hành là một nguyên nhân của thành công nhưng không phải là nguyên nhân chính?
Nếu có điều kiện học hành hơn người, con người sẽ tiếp thu được những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu mà người khác không có được. Tuy nhiên, nếu chỉ có điều kiện học hành hơn người mà không có nỗ lực phấn đấu của bản thân thì không thể nào phát huy được hết những điều kiện vốn có của mình.
+ Tại sao tài năng cũng là một nguyên nhân nhưng không phải là điều mấu chét đề dẫn tới thành công?
Tài năng là điều quan trọng để mỗi con người khẳng định mình trong xã hội. Tuy nhiên, tài năng do thiên bẩm mà không qua rèn luyện thì sẽ không được phát huy hết giá trị của nó. Một người có một đôi tay mềm mại, uyển chuyển, rất thích hợp để chơi đàn violin — một bộ môn nghệ thuật cần nhiều đến năng khiếu nhưng không biết rèn luyện, khổng biết tập luyện thường xuyên thì sẽ không thể chơi đàn được.
+ Tại sao thời cơ có vai trò quan trọng đối với việc con người đi đến thành công nhưng không phải là nguyên nhân quan trọng nhất?
Thời cơ đóng vai trò quan trọng để mỗi người đi đến thành công. Tuy nhiên, có cơ hội mà bản thân không nắm bắt, cứ trông chờ mọi thứ tự đến theo kiểu “há miệng chờ sung” thì không những cơ hội đó sẽ không đến, con người để nổ tuột qua mà con người còn trở nên thụ động, không phát triển được bản thân.
+ Nguyên nhân chính để con người trở thành người thành đạt là gì?
Không chỉ những nguyên nhân khách quan như điều kiện học hành, tài năng hay cơ hội đem con người đến thành công mà quan trọng hơn là cách con người vượt qua chính mình, biết nỗ lực phát huy những yếu tố đó theo đúng nghĩa của nó thì con người mới có thể trở thành người thành đạt.
-    Bài học nhận thức và hành động
Mỗi cá nhân không chỉ dựa vào những điều kiện khách quan từ bên ngoài mà phải biết dựa vào chính bản thân mình để phát huy những yếu tố đó đạt hiệu quả cao nhất để đi tới thành công.
Câu 2 (5 điểm):

1. Mở bài:
-   Kim Lân là cây bút chuyên về đề tài nông thôn. Sáng tác của ông phản ánh một cách chân thực và xúc động cuộc sống của người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của họ. Một trong những sáng tác xuất sắc của Kim Lân là truyện ngắn Vợ nhặt. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về nạn đói khủng khiếp vừa là bài ca ca ngợi về sốc sổng và niềm tin của con người Việt Nam.
-    Về truyện ngắn Vợ nhật của mình, Kim Lân tâm sự: Rất lạ những con người khốn cùng chẳng hề từ bỏ lòng ham sống, ham hạnh phúc. Trong cải đỗi người ta vẫn chỉ nghĩ tới sung sướng. Vì vậy họ lấy nhau. Những người đổi họ không hề nghĩ tới cái chết mà nghĩ tới sự sống.
2.    Thân bài:
a.    Giới thiệu chung: Tác phẩm “Vợ nhặt” trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Truyện được viết ngay sau Cách mạng với tên gọi “Xóm ngụ cư”. Nhưng do thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại, tác giả đã viết lại thành “Vợ nhặt”.
b.    Giải thích lời tâm sự của nhà văn:
•    Truyện ngắn Vợ nhặt là tác phẩm góp phần khẳng định tên tuổi của nhà văn Kim Lân. Tác phẩm là kết quả của quá trình suy nghĩ sâu sắc về số phận của người nông dân trong nạn đói năm 1945.
•     Lời tâm sự của nhà văn Kim Lân thể hiện sự ngạc nhiên, khâm phục của ông đối với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người dù hoàn cảnh có khốn cùng đến thế nào chăng nữa. Hộ đã vượt lên trên cái đói để mở lòng ra đón nhận sự sống. Hộ dám giành lấy hạnh phúc từ tay thần chết. Điều này được thể hiện rõ qua hình tượng các nhân vật trong truyện: bà cụ Tứ, Tràng, người vợ nhặt.
c) Chứng minh nhận định qua truyện ngắn Vợ nhặt:
- Nạn đói năm 1945 và những số phận trôi dạt, khốn cùng:
Kim Lân mượn cải đói như một phép thử để làm nổi bật cái tình, như một bối cảnh khảo sát sức sống của con người. Chỉ bằng vài nét phác thảo của Kim Lân, nạn đói ghê rợn năm 1945 hiện lên thật khủng khiếp qua bức tranh xóm ngụ cư đã khái quát được hình ảnh nông thôn Việt Nam trong nạn đói với hai phương diện.
+) Không gian năm đói:
++ Cái đói được Kim Lân miêu tả thật tầm vóc, có tầng có lớp: Tầng cao là bầu trời đen sầm bóng quạ: quạ bay vẩn lên nền trời thành những đám mây đen, tiếng quạ gào từng hồi thảm thiết. Tầng thấp là mặt đất còng queo xác người, lơn vởn mùi tử khí. Những cái ngõ khẳng khiu vì đói, giỏ lạnh ngăn ngắt thổi qua, không có nhà nào có ánh đèn, ánh lửa, từng hồi trống thúc thuế vang lên, đêm đêm vẳng tiếng khóc ai oán của những gia đỉnh có người chết.
++ Cái chết đã bao phủ cả bầu trời và mặt đất. Dưới ngòi bút của Kim Lân, không gian nghệ thuật của tác phẩm ngột ngạt bức bối đến tắt thở.
+) Con người năm đói:
++ Cái đói tàn phá hiện hình lên từng gương mặt người: Trê con không nhúc nhích - cái đói đã giết chết bản tính trẻ thơ của chúng. Người lớn khuôn mặt hốc hác vì đóỉ vì sợ.
++ Đáng sợ nhất là cỏ tới hai lần Kim Lân so sánh người với ma: Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu, lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma; bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Kiểu so sánh đó bộc lộ cái nhìn tê tái của Kim Lân về cái thời ghê rợn. Cuộc sống được nhìn như một bãi tha ma khổng lồ, ranh giới giữa sống và chết mong manh như sợi tóc. Tác giả đã tạo cho thiên truyện một phông nền đặc biệt nhàu nát, ảm đạm, tối tăm, có phần nghiệt ngã. Mảng tối của bức tranh hiện thực đau buồn chính là phép đòn bẩy cho màng sáng của tình người, của khát vọng hạnh phúc tỏa ánh hào quang.
-  Lòng ham sống, ham hạnh phúc của những con người trong hoàn cảnh khốn cùng:
+ Nhân vật Tràng:
++ Giống như mọi thân phận ngụ cư bèo bọt khác đứng trước nạn đói vả cái chết đang đe dọa, với Tràng là việc kiếm miếng ăn để bảo toàn sự sống cho hai mẹ con chứ không phải đi tìm hạnh phúc lứa đôi. Khi Tràng đùa bỡn mời thỉ về nhà, thị về thật. Khi đó, nghĩ đến tình thế hiện tại, nghĩ-tình cảnh thóc cao gạo kém, lo thân mình chưa xong, Tràng thấy sợ, Nhưng khát vọng hạnh phúc âm thầm bấy lâu trỗi dậy, nó mạnh hơn cả những sợ hãi. Tràng quyết định một cách liều lĩnh: “Chậc, kệ!”- Tràng đã đánh đổi tất cả để có một người vợ, một mái ấm gia đình.
++ Khi có được tình yêu, hạnh phúc, Tràng sống trong những cảm giác mới mẻ. Trên đường về nhà, Tràng muốn nói với thị những câu tình tứ mà ngượng ngùng không nói được. Tràng hạnh phúc và sung sướng, bàng hoàng, quên hết lo âu. Một lúc Tràng quên hết những cảnh đời ê chề, tăm tối, quên cả những tháng ngày trước mắt. Trong lòng Tràng bây giờ chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên. Đêm tân hôn của vợ chồng Tràng diễn ra giữa trùng vây của tăm tối, đói khát, chết chóc, Tràng thắp lên ngọn đèn dầu vàng đục mà anh đã dành dụm hai hào để mua được như thắp lên ánh sáng của khát vọng và niềm tin yêu vào cuộc sống. Giữa thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết, Kim Lân dám đặt vào đó một mối tình thì quả là táo bạo. Nếu truyện ngắn “Một đám cưới” của Nam Cao, nhà văn nhìn đám cưới như một đám ma thì trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân phát hiện giữa những đám ma là một đám cưới, éo le nhưng cảm động. Điều đó thể hiện khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc gia đình của những người đói còn mạnh hơn cái chết.
++ Tinh yêu giống một thứ rượu biến Tràng thành kẻ say, tạo ra ở Tràng những cơn say tinh thần kì lạ: Trong người êm ải lửng lơ như người ở trong giấc mơ đi ra. Cái say còn tràn ra ngoài da thịt: một cái gì mới mẻ, lạ lắm chưa từng thấy ở người đàn ông ẩy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng. Câu văn đã diễn tả những xúc cảm rất nhân tính, nó minh chứng ràng sức mạnh của tình yêu, của hạnh phúc vượt lên cái đói, cái chết Kim Lân không chỉ hóa thân vào nhân vật mà còn sống ưong nhân vật để tự nghiệm sinh niềm thiết tha kìa trong những ngày đói khổ. Lần đầu tiên Tràng run rẩy, sống trong một cảm giác rất người khi thấy vợ và mẹ dọn dẹp nhà cửa quang đãng, sạch sẽ. Bỗng nhiên Tràng thấy yêu thương, gắn bó với mái nhà của hắn. Tràng đã có một gia đình, anh sẽ cùng vợ sinh con ở đây. Cái nhà như tổ ấm che mưa che nắng, bây giờ Tràng thấy mình đã nên người, Hai chữ nên người hạ xuống như một nốt nhấn thấm thía về sự biến đổi ở trong Tràng. Cái gốc của sự biến đổi ấy là hạnh phúc gia đình, Tràng phục sinh nhân tính nhờ vươn tới ý thức về gia đình, đặc biệt là đã tìm được hạnh phúc gia đình thực sự.
+ Nhân vật bà cụ Tứ:
++ Bà cụ Tứ là người nhiều tuổi nhất trong tác phẩm nhưng lại là người nuôi giữ trong mình nhiều hy vọng hơn cả. Khi biết người phụ nữ chấp nhận theo không con trai mình, bà cụ Tứ đã khóc. Những giọt nước mắt vừa xót tủi vừa mừng vui của người mẹ hiểu đời. Cụ nói với các con: “Các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Không chỉ mùng cho con mà bà còn cảm thông với người vợ nhặt, cụ ân cần nói với thị: “Con ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”. Dâu miếng cơm manh áo liên quan đến sinh mạng, cụ Tứ vần sẵn sàng chia sẻ với người vợ nhặt. Hơn thế, cụ còn xót xa, cảm thông cho thị, cụ nghĩ gặp tình cảnh này người ta mới theo không con trai mình.
++ Trong hoàn cảnh đói quay đói quắt, người mẹ nghèo gần đất xa ười ấy với sức mạnh của tình yêu thương con đã thổi bùng lên hy vọng, niềm tin vẫn ánh lên trong chất chồng buồn lo nhằm thắp lên ngọn lửa khát vọng sống, niềm lạc quan sống cho các con. Cụ Tử dậy sớm cùng con dâu chăm chì dọn dẹp nhà cửa...với hy vọng nhà của sân vườn sạch sẽ, cuộc sống sẽ có những điều tốt đẹp. Ớ bà cụ Tứ có cái lạ. Một bà lão gần đất xa trời lại nói về tương lai, hy vọng nhiều hơn tất cả. Cụ nhắc nhở các con chăm chỉ làm ăn may ra ông giời cho khá, khỉ nào có tiền mua lấy đồi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy chốc có ngay đàn gà...Thật là ngược đời bởi xưa nay tương lai vốn là câu chuyện của tuổi trẻ, nhưng nghịch lí này phải bao hàm một chân lí sâu xa. Bà cụ không ao ước cho mình mà ao ước cho các con. Đời người mẹ sống vì con, cho con tất cả, kể cả ước mơ, cho đến cuối đời, niềm hy vọng của mẹ khổng bị tàn theo đói nghèo.
+++ Cảm động nhất là Kim Lân để niềm vui của bà mẹ lan tỏa ra từ nồi cháo cám. Cụ Tứ lễ mễ bưng ra một nồi cháo cám trong bữa cơm sáng đón nàng dâu mới và gọi một cách hài hước là chè khoán. Cụ khen ngon đảo để cơ, tươi cười đon đả múc cho con dâu. Chữ “ngon” phải được cảm nhận bằng xúc cảm tinh thần, niềm vui trước hạnh phúc của con đã biến đắng chát thành ngọt ngào, một nồi cháo cám đù sức làm sáng lên chất người khỉ hạnh phúc, hy vọng đang bị chèn ép bởi áp lực cửa cái đói, Nồi cháo cám đắng chát kì diệu thay là nơi chứa đỉnh điểm khát vọng làm người. Nét tâm trạng này cho thấy bà cụ điển hình cho tinh thần lạc quan, ý chí hướng về cuộc sống của người lao động, trong bất kì hoàn cảnh nào người lao động cũng luôn có niềm tin bất diệt vào cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm: Tâm trạng bà cụ Tứ
+ Nhân vật người vợ nhặt:
++ Thị đại diện cho thân phận đói khát, trôi dạt. Khỉ anh cu Tràng hay đùa, lại đùa: “có muốn về nhà với tớ thì ra khuân đồ lên xe rồi ta cùng về” thì người đàn bà kia lại im lặng. Thị đồng ý, đồng ý mà không hề do dự, phân vân. Trong khi đó, Trảng là ai, tốt xấu như thế nào? Gốc tích ra sao? Thị nào hay nào biết Chỉ mấy bát bánh đúc là thị có thể theo ngay Tràng. Phải chăng thị theo Tràng chỉ vì miếng ăn? Thị dễ dàng, hời hợt thế ư? Thực ra hành động theo Tràng của thị xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống, từ lòng khao khát được sống. Thị bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Thị chấp nhận theo không Tràng. Đó là ý thức bám lấy sự sống là vì để được sống chứ không phải là loại người lẳng lơ. Cận kề bên cái chết, người đàn bà khổng hề buông xuôi sự sống. Trái lại, thị vẫn vượt lên trên cái đói thảm đạm để dựng xây mái ấm gia đình. Niềm lạc quan yêu sống của thị chính là một phẩm chất rất đáng quý.
++ Trên đường về nhà chồng tâm trạng của thị có sự thay đổi rõ nét. Nếu như anh cu Tràng sung sướng, tự mãn, cái mặt vênh lên tự đắc với mình thì người đàn bà lại cảm thấy xấu hổ. Trước cái nhìn “săm soi’*, trước những lời bông đùa, chòng ghẹo của người dân ngụ cư. Thị ngượng nghịu, thiếu tự tin: “chân nọ bước díu cả vào chân kìa... cái nón rách tàng che nửa khuôn mặt”. Đó phải chăng là vẻ đẹp của cô dâu về nhà chồng, về đến nhà chồng, nhìn thấy ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, thị nén một tiếng thở dài. Đây là tiếng thở dài ngao ngán, thất vọng nhưng cũng là sự chấp nhận. Ai ngờ cái phao mà thị vừa bám vào lại là một chiếc phao rách. Trong tiếng thở dài đó vừa có sự lo lắng cho tương lai ngày mai, vừa có cả những lo toan và trách nhiệm của thị về gia cảnh nhà chồng. Đó phải chăng là thị đã ý thức được trách của mình đối với việc cùng chồng chung tay gây dựng gia đình. Tấm lòng của thị thật đáng quý biết bao.
+ Sau đêm tân hôn, người phụ nữ ây có sự thay đổi hoàn toàn về tâm trạng và tính cách. Thị dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu vén nhả cửa. Phải chăng tình yêu đích thực với sức nhiệm màu diệu kì đã có sức cảm hóa với thị. Trong bữa cơm đầu tiên tại gia đình chồng, dù bữa ăn chỉ có niêu cháo lõng bõng, mồi người được lưng hai bát đã hết nhẵn, lại phải ăn cháo cám nhưng thị vẫn vui vẻ, bằng lòng. Thị đã đem sinh khí, thông tin mới mẻ về thời cuộc cho mẹ con Tràng. Nghe tiếng trống thúc thuế, thị nói với mẹ chồng: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người nghèo nữa đấy”. Sự hiểu biết này của thị như đã giúp Tràng giác ngộ về con đường phía trước mà anh sẽ lựa chọn trong óc Tràng vẫn thấy đám người đổi ầm ầm đi trên đê Sộp, phía trước có lá cờ đỏ to lắm.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích người vợ nhặt
c) Đánh giá:
•    Nhà văn Kim Lân không chỉ tái hiện chân thực cảnh nghèo đói của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, mà còn phát hiện và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn họ. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo xuất phát từ cái tâm của nhà văn.
•     Cái đọng lại cuối cùng của thiên truyện chính là cách nhìn đời, nhìn người đầy xót xa và thương yêu của nhà văn, là niềm tin mà ông muốn trao gửi đến chúng ta: dù cuộc sống có bi thương đến đâu thì cái cội nguồn nhân bản lưu giữ trong nhân dân vẫn bất diệt, rằng con người có quyền khao khát được sống như một con người, nên người.
3.    Kết bài:
-    Vợ nhặt là thành công xuất sắc của nền văn học cách mạng. Với truyện ngắn này, Kim Lân bày tỏ thiện cảm sâu sắc với những người nghèo khổ, nhưng giàu lòng nhân ái. Ông luôn khẳng định cái đói khát, chết chóc không thể giết chết niềm tin vào cuộc sống, Năm tháng qua đi, còn mãi với thời gian là chất nhân văn cao cả của một người nghệ sĩ nhân đạo.
-     Khẳng định tài năng của nhà văn Kim Lân. Ông tỏ ra am hiểu đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Bút lực nhà văn rất dồi dào, tinh tường trong việc lựa chọn tình huống, miêu tả diễn biến tâm lí nhân

Có thể bạn quan tâm>>> Cảm nhận về bát cháo hành và bát cháo cám

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui gửi đến bạn gợi ý về cách cảm nhận ý kiến "lòng ham sống" của các nhân vật trong truyện, đừng quên lưu ý thêm cách làm phần đọc hiểu nữa nhé! Chúc bạn học tập tốt <3