Đăng ký

Dàn ý phân tích: Tây Tiến và Việt Bắc

A. ĐỀ BÀI

Phần I. Đọc biểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)      Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục vĩ đại trong lịch sử, là người sáng lập học phái Nho gia, ông có công rất lớn trong việc chinh lí, nghiên cứu và truyền bá văn hóa cổ Trung Quốc, tư tưởng và học thuyết của ông đã cống hiến cho nền văn hóa Trung Quốc nói riêng và nền văn minh nhân loại nói chung những giá trị bất hủ [...]
(2)      Khổng Tử là người sáng lập Nho gia. Ông đã kế thừa tiền nhân, phát huy quan điểm của đạo nhân, lấy quan niệm đạo đức làm trung tâm học thuyết, xây dựng triết học đạo nhân, cũng tức là triết học nhân văn mang tính nhân bản chủ nghĩa. Trong đó, lễ nhạc là biểu hiện chính của văn đức, Khổng Tử chọn để dạy, là nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng nhân văn trong học thuyết về nhân và lễ của Khổng Tử.

(Trần Tiến Khôi, Luận ngữ với người quân tử thời hiện đại, NXB Từ điển bách khoa).

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên..
Câu 2: Thông tin về Khổng Tử được triển khai thành bao nhiêu ý chính? Đó là những ý nào?
Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Ông đã kế thừa tiền nhân, phát huy quan điểm của đạo nhãn, lấy quan niệm đạo đức làm trung tâm học thuyết, xây dựng triết học đạo nhân, cũng tức là triết học nhân văn mang tính nhân bản chủ nghĩa. Xác định câu văn vừa phân tích thuộc kiểu câu nào?
Câu 4: Trong khoảng 5 - 7 dòng, anh (chị) hãy trình bày vai trò của giáo dục và sự phát triển giáo dục đối với nhân loại? .

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Những người bạn giá dồi giống như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ẩm, và rời bỏ ta ngạy khi ta bước vào bóng râm (C. Bôvi).
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
                                                   Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
                                                   Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
                                                   Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi 
                                                   Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
                                                                                (Tây Tiến - Quang Dũng)
                                                   Nhớ gì như nhớ người yêu
                                                   Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
                                                   Nhớ cùng bàn khói cùng sương 
                                                   Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
                                                                                     (Việt Bắc - Tố Hữu)

B. GỢI Ý LÀM BÀI 

Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là thuyết minh (thuyết minh về một nhân vật lịch thứ tình cảm đến với nhau không bằng sự chân thành, trong sáng mà chỉ để lợi dụng vì lợi ích của bản thân.
Câu 2: Thông tin về Khổng Tử được triển khai thành 2 ý chính như sau:
-   Những nét khái quát nhất về tiểu sử của ông: nhà tư tưởng, nhà giáo dục, vai trò của những tư tưởng và học thuyết của ông trong việc truyền bá văn hóa cổ Trung Quốc.
-   Cụ thể về vai trò sáng lập và truyền bá tư tưởng Nho gia của ông.
Câu 3: Ông đã kế thừa tiền nhân, phát huy quan điểm của đạo nhân, lấy quan niệm đạo đức làm trung tâm học thuyết, xây dựng triết học đạo nhân, cũng tức là triết học nhân văn mang tính nhân bản chủ nghĩa.
Chủ ngữ: Ông
VỊ ngữ 1: đã kế thừa tiền nhân
Vị ngữ 2: phát huy quan điểm của đạo nhãn
Vị ngữ 3: lấy quan niệm đạo đức làm trung tâm học thuyết
Thành phần phụ chú: cũng tức là triết học nhân van mang tỉnh nhần bàn chủ nghĩa..
Chỉ ra kiểu câu: Câu đơn có nhiều vị ngữ.
Câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây
- Khổng Tử là một con người có vai trò rất lớn trong ngành giáo dục với việc truyền bá những tư tưởng tốt đẹp trong giáo dục cho nhân loại, giúp nhân loại tiến đến văn minh, đạo đức chuẩn mực.
-   Liên hệ: Giáo dục có vai trò quan trọng trong phát triển đất nước phồn vinh, xây dựng xã hội tốt đẹp và con người có đạo đức, nhân phẩm. .

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):
a.    Yêu cầu về hình thức:
-     Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
-    Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khổng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
b) Yêu cầu về nội dung:
-    Giải thích: Câu nói của Bôvi mang đến cho chúng ta những bài học thấm thía về sự giả dối trong tình bạn,
Tỉnh bạn có thể là bạn tri ki, bạn nối khố, bạn học, bạn đồng hương, bạn đồng lứa, bạn đồng minh hay bạn chiến đấu, Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta. Bạn là người cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, cho ta một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng, cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tăm tối, là người sẽ luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc. Tình bạn đến với mỗi chúng ta một cách rất tự nhiên bởi lẽ nó xuất phát từ trái tim của mỗi người.
++ Dẫn chứng: Tinh bạn của Lưu Bình và Dương Lễ ngày xưa. Tình bạn vô cùng tốt đẹp và sâu sắc của hai nhà chính trị lớn là Các Mác và Ăng-ghen.
+ Tình bạn giả dối:
++ Đó là tình bạn dựa trên sự giả dối và lợi dụng. Tinh bạn ấy sẽ không bao giờ vĩnh cửu cà. Bởi tình bạn được xây dựng dựa trên những tình cảm, những cảm xúc chân thành nhất. Chính vì vậy, nếu thiếu đi những thứ này, tình bạn sẽ không bao giờ bền vũng.Viên pha lê “tình bạn” óng ánh kia sẽ không còn sáng lấp lánh nữa mà thay vào đó là những ánh sáng mờ nhạt, đen tối. Tình bạn dối lừa sẽ làm cho con người ta mất đi nhân phẩm, đạo đức của mình, tình bạn dối trá sẽ khiến cho hai chữ “tình bạn” không còn thiêng liêng và cao quý nữa. Tinh bạn này sẽ khiến cho bất cứ ai trong cuộc đều cảm thấy buồn phiền và thất vọng. Không những ta đã gây cho người khác sự tổn thương mà chính ta cũng bị tổn thương ngược lại bởi những gì ta đã gây ra. Tình bạn sống trong sự giả dối, đố kị sẽ không thể bền lâu.
 ++ Dẫn chứng:
Trong học tập: Lúc thi cử thì luôn ra sức nhờ cậy để đạt điểm tốt còn lúc bình thường thi nói xấu, lập bè kết phái lẫn nhau. Đó là tình bạn dựa trên sự toan tính và vị kỉ của cá nhân con người. Trong cuộc sống: khi còn địa vị, quyền cao chức trọng thì nhiều người đến thăm hỏi, quan tâm nhưng khi
++ Câu nói của Bôvi là nhằm lên án, phê phán bản chất của những kẻ cơ hội, đổ không phải là tình bạn chân

bạn để lợi dụng một cách thấp hèn, ích kỉ. Qua đó vừa cảnh báo về cách chọn bạn, vừa nhắn nhủ với người đời hiểu đúng về tình bạn và sống với bạn cho ra nhân cách con người. Đồng then ca ngợi những tình bạn tốt đẹp trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Làm sao để có một người bạn tốt? Câu trả lời duy nhất là chính mình phải là một người bạn. Hãy biết quan tâm, cảm thông với người khác nhiều hơn, nhất là bạn bè của mình. Hãy nghĩ đến người khác trước, thay vỉ chl nghĩ đến mình đầu tiên.
+ Làm cách nào để duy trì tình bạn? Hãy tôn trọng người bạn của mình, cũng như tôn trọng các mối quan hệ của họ.

Câu 2 (5 điểm)

1. Mở bài
-    Trong cuộc đời ai cũng có ít nhất một niềm thương nỗi nhớ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ đã trở thành đề tài quen thuộc được các nhà văn, nhà thơ ưu ái nói đến. Nếu như trong “Tây Tiến” Quang Dũng nhớ da diết thiên nhiên và con người miền Tây thì đến với Việt Bắc, nhà thơ khổng chỉ nhớ về con người và thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, nhớ về những ngày tháng kháng chiến gian khổ, hào hùng mà hơn thế nữa là những dấu ấn tươi nguyên về những ngày chiến thắng. Trong rất nhiều nỗi nhớ đó nổi bật lên là những kí ức của Quang Dũng và Tố Hữu về những vùng đất, những địa danh đã làm nên lịch sử. Và điều đó được thể hiện rõ nhất qua hai đoạn thơ sau:
                 Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
                 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi 
                 Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi 
                Mường Lát hoa về trong đêm hơi. 
Và:
                Nhớ gì như nhớ người yêu
                Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
                Nhớ cùng bản khói cùng sương
                Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
2.    Thân bài
a.    Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
•     Quang Dũng là một người nghệ sĩ tài hoa, vẽ đẹp, hát giỏi, thơ hay. Ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam vào ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đẩu. Năm 1947, ông được điều đi học trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khóa học, ông đảm nhận chức vụ Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trường tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm trường đoàn Văn nghệ Liên khu III.
++ Quang Dũng viết rất nhiều truyện ngắn và sáng tác kịch, tham gia nhiều triển lãm tranh sơn dầu cùng với nhiều họa sĩ nổi danh. Ông viết bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi tham dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh. Tây Tiến là một bài thơ mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn, hào hoa.
•    Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị. Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu nhất của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng của nhân dân và cách mạng, của người ra đi với người ở lại và những kỉ niệm kháng chiến gian khổ mà hào hùng.
b) Phân tích đoạn thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi...Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
-   Hai câu thơ đầu: gọi tên cho cảm xúc chủ đạo của toàn bộ thi phẩm. Đó là nỗi nhớ và những hoài niệm.
+ Câu thơ thử nhất với nhịp 2/2/3, vừa như đứt quãng, vừa như liền mạch. Khi Quang Dũng nhớ về sông Mã thi ngay lập tức lại thấy nó xa rồi nên “Tây Tiến ơi” vừa như một lời gọi, vừa như một cảm xúc dâng trào và nỗi nhớ đã nổi hình, nổi khối. Vì sao khi nhớ về Tây Tiến, Quang Dũng lại gọi tên sông Mã? Vỉ dọc con đường hành quân của họ, dòng sông Mã như một địa danh đồng hành, từng chứng kiến bao kỉ niệm, đau thương, mất mát.
+ Câu thơ thứ hai, tác giả nói rõ hơn về nỗi nhớ của mình, nỗi nhớ rừng núi và mang cảm xúc chơi vơi.Vì địa bàn hoạt động của người chiến bính chủ yếu là núi rừng hiểm trở nên hình ánh núi, rừng đã ăn sâu vào tâm khảm những người chiến binh cho dù đã xa Tây Tiến. Còn nỗi nhớ chơi vơi, đó là cảm xúc không định hình rõ rệt, nó không có nguồn gốc nhưng cũng không có tận cùng nên cứ lan tòa mênh mông. Những tình cảm này cũng từng được cha ông ta nói đến trong ca dao như là nỗi nhớ chơi vơi, sự bâng khuâng, xao xuyến: “Ra về nhớ bạn chơi vơi”
+ Cả hai câu thơ cùng kết lại trong vần “ơi”, “chơi vơi”. Nó vẽ lên điều gì đó như xa xôi, như mất mát. Cảm xúc của tác giả như hụt hẫng, chới với vì Tây Tiến lúc này chỉ là quá khứ. Từ nỗi nhớ và tiếng vẫy gọi của tác giả làm cho Tây Tiến như một sinh thể có hồn, đang chuyển tải cảm xúc của nhà thơ Quang Dũng.
-   2 câu thơ tiếp theo:
+ Sài Khao, Mường Lát là những địa danh rất quen thuộc của Tây Bắc góp phần gợi nỗi nhớ chơi vơi. Hình ảnh Tây Bắc hiện lên trong câu thơ mịt mù và cả mệt mỏi, gian khó của đoàn quân như lẫn vào sương. Bên cạnh cái gian khổ lại pha một chút rất thơ, dường như huyền hoặc: Mường Lát hoa về trong đêm hơi
+  Câu thơ rất độc đáo, hoa về chứ không phải là hoa nở, đêm hơi chứ không phải là đêm sương. Hoa hiện ra mờ mờ trong sương, trong màn sương vẫn cảm thấy hoa. Đọc đến đây, cái “mòi” của đoàn quân dường như tan biến. Quang Dũng thật tài tình khi viết một câu thơ hầu hết là thanh bằng, lâng lâng, chơi vơi như sương, như hoa, như hồn người. Bên cạnh cái khắc nghiệt của nủi rừng, nguy hiểm của chiến tranh là những giây phút người lính thả hồn đầy lãng mạn. Đó cũng là chất thơ toát lên từ hiện thực cuộc chiến, rất đặc trưng cho hồn thơ tài hoa của Quang Dũng.

Có thể bạn quan tâm: Nét đặc sắc nghệ thuật trong Tây Tiến
c) Phân tích đoạn thơ: “Nhớ gì như nhớ người yêu...Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
- Nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hòa tình nghĩa riêng chung.
-  Đoạn thơ là nỗi nhớ người, nhớ cảnh Việt Bắc ” mảnh đất gắn bó máu thịt với người cách mạng. Không phải thể hiện một cách chi tiết nỗi nhớ, Tố Hữu sử dụng hình ảnh so sánh hết sức độc đảo “nhớ gì như nhớ người yêu”. Nhà thơ đã lẩy nỗi nhớ trong tình yêu làm thước đo giá trị để cất nghĩa, lí giải cho tình cảm cán bộ đối với nhân dân. Vi thế, đó không phải là nỗi nhớ của ý thức, của nghĩa vụ mà là nỗi nhớ của hai trái tim yêu, của tình cảm chân thành.
- Câu thơ “Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương” thể hiện hai nửa thời gian của nỗi nhớ: vế đầu là thời gian đêm trăng, vế sau là thời gian buổi chiều lao động. Thời gian như chảy ngược, nỗi nhớ đi từ gần tới xa. Để rồi tình yêu như chuyển thành nỗi nhớ trong tình cảm gia đình. Toàn không gian núi rừng Việt Bắc được gói gọn trong không khí gia đình ấm áp tình thương: Nhớ từng bản khói cùng sương/ Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Hiện lên trong nỗi nhớ là một Việt Bắc thân thương, đẹp bình dị mà thơ mộng với nhịp sống êm đềm. Hình ảnh “bếp lửa” là một hình ảnh nhiều sức gợi. Nó cho thấy con người Việt Bắc ấm áp, giàu yêu thương đồng thời thể hiện tình cảm chứa chan, nồng nàn mà người cán bộ cách mạng dành cho con người nơi đây mỗi khi nhớ về. Tình cảm quân dân kết tinh trong ngọn lửa thiêng liêng bất diệt ấy.

Có thể bạn quan tâm: 12 câu thơ khổ 3 bài Việt Bắc
d) Điểm giống và khác nhau
- Điểm giống nhau:
+  Đều thể hiện nỗi nhớ gắn với một vùng đất cụ thể. Nếu như nỗi “nhớ chơi vơi” của Quang Dũng gắn với địa danh Tây Tiến thì nỗi “nhớ người yêu” của Tố Hữu gắn chặt với không gian Việt Bắc.
+  Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, đầy ý nghĩa.
-     Điểm khác nhau:
+ Tây Tiến: sử dụng một loạt các tên địa danh để cụ thể hóa nỗi nhớ, sử dụng khéo léo bút pháp lãng mạn khi viết về hiện thực. Thể thơ 7 chữ điêu luyện.
+ Việt Bắc: nêu rất nhiều không gian (đầu núi, lưng nương, bản, bếp lửa), thời gian khác nhau (trăng lên đầu núi, nắng chiều, sớm khuya), thể thơ lục bát làm cho nỗi nhớ đậm chất dân gian.
+ Nguyên nhân của sự khác biệt:  Lí giải từ hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật của từng nhà thơ.
3.    Kết bài
Hai đoạn thơ đều diễn tả những nỗi nhớ rất sâu đậm về một địa danh cụ thể gắn với một vùng đất chan chứa kỉ niệm. Dù là nỗi nhớ chơi vơi hay nỗi nhớ người yêu thì chúng ta đều nhận thấy mức độ sâu nặng trong tình cảm nhớ thương của hai nhà thơ. Họ không chỉ nhớ về một nơi cụ thể mà đó còn là nơi cất giấu những kỉ niệm, những ân tình kháng chiến, những gian khổ đã từng trải qua và hơn thế nữa còn là tình cảm quân dân gắn bó. Từ đó, có thể coi “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Việt Bắc” của Tố Hữu là hai bài thơ tình đặc sắc trong nền thi ca cách mạng. Thông qua cách thể hiện nỗi nhớ rất riêng biệt của từng nhà thơ chúng ta thấy được cá tính sáng tạo đặc biệt của họ và điều đó tạo nên dấu ấn lâu bền trong lòng người đọc.

Xem thêm>>> Vẻ đẹp đoàn quân ra trận: Tây Tiến và Việt Bắc

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được thành một đề hoàn chỉnh theo chuẩn cấu trúc đề thi THPT 2017, những phân tích và liên hệ giữa hai bài thơ "Tây Tiến" và "Việt Bắc" hy vọng giúp bạn có thể hiểu hơn về cách làm bài. Chúc bạn học tập tốt <3