Cảm nghĩ về vai trò tiếp nối giá trị truyền thống ở cụ Mết và chú Năm hay nhất
A. ĐỀ BÀI
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
"Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa. ..đã cổ bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lay thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho mãng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Cỏ manh áo cộc tre nhường cho con..."
(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy, In trong tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973/
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu tác dụng của thể thơ đối với việc tiếp nhận đoạn thơ của bạn đọc..
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ..
Câu 3. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh “Tre Việt Nam” trong bốn câu thơ đầu. Trả lời trong khoảng
5-7 dòng..
Câu 4. Qua những câu thơ Bão bùng thân bọc lấy thân đến: Có manh áo cộc tre nhường cho con nhà thơ Nguyễn Duy nhắc đến những phẩm chất gì của con người Việt Nam?.
Phần II. Làm văn (7 điếm)
Câu 1 (2 điểm):
Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, Albert Einstein đã từng khẳng đính: thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rốc.
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.
Câu 2 (5 điểm):
Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn "Rừng xà nu" (Nguyễn Trung Thành) và nhân vật chú Năm trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình" (Nguyễn Thi) đề thấy rõ vai trò của sự tiếp nối những giá trị truyền thông
B. GỢI Ý LÀM BÀI
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1. Thể thơ lục bát.
Tác dụng: Thể thơ lục bát có ưu thế bởi chất ngâm khiến cho đoạn thơ có điệu ru ngọt ngào, êm ái, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người và phù hợp với điệu hồn của người Việt Nam..
Câu 2. Các phép tu từ nổi bật: ẩn dụ (tre - người Việt Nam), so sánh (nòi tre - như chông lạ thường), nhân hóa (lưng trần - manh áo cộc).
Thí sinh nêu được 2/3 biện pháp tu từ trên là được điểm tối đa.
Câu 3. Câu hỏi mở, thí sinh tự do trình bày cảm nhận của mình theo một số hướng chính sau: Bằng hình ảnh đối lập giữa thân gầy guộc lá mong manh với xanh tươi, nên luỹ nên thành, tác giả đã miêu tả loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (đất sỏi, đất vôi,bạc màu)... tre vẫn thích nghi đề xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành lũy vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt, Khổ thơ đầu tiên đã xây dựng cả một hệ thống hình ảnh giản dị, mộc mạc mà cụ thể, sinh động mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam.
Câu 4. Qua những câu thơ Bão bùng thân bọc lấy thân đến Có manh áo cộc tre nhường cho con nhà thơ Nguyễn Duy nhắc đến những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, đó là:
Lòng nhân ái, vị tha, tình yêu thương đùm bọc, đoàn kết cưu mang, chia sẻ trong lao động, đấu tranh cũng như khỉ khó khăn hoạn nạn (bão bùng thân bọc lấy thân/ tay ôm tay níu/thương nhau tre không ở riêng...).
Dũng cảm, anh hùng, không chịu khuất phục trước mọi thế lực (nòi tre đâu chịu mọc cong/ chưa lên đã nhọn như chông...).
Sự nhường nhịn, hy sinh, chăm chút cho thế hệ tương lai (có manh áo cộc tre nhường cho con).
Với câu hỏi này, thí sinh chỉ cần nêu được 5 ý của đáp án là đạt điểm tối đa
Phần II. Làm văn (7 diễm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích:
+ “Thông minh” sự sáng suốt, nhạy bén của trí tuệ - đây là phẩm chất trời cho mà không phải ai cũng có. “Không phải là tôi quá thông minh” là cách nói phủ định vai trò tiên quyết của những yếu tố thiên bẩm trong hành trình.
+ “Rắc rối” là những khó khăn, những thử thách cản trở quá trình thực hiện một mục tiêu nào đó. “Bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối” là tinh thần dám đương đầu, đối mặt với những khó khăn, thử thách, chấp nhận, chịu đựng vấp ngã nhiều lần và dành nhiều thời gian hơn để suy ngẫm, phân tích các rắc rối để từ đó rút ra nhiều bài học có ích.
Câu nói của Albert Einstein đã đem đến một bài học sâu sắc về tinh thần dám vấp ngã, kiên trì để đạt với con đường mà mình đã lựa chọn.
- Chứng minh ý kiến:
+ Trí tuệ, sự thông thái là một món quà vô giá mà thượng đế ban tặng cho con người. Trí tuệ giúp con người dễ dàng đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, có trí tuệ mà thiếu đi sự chăm chỉ, kiên trì với con đường đã lựa chọn, nghị lực, ý chí vượt qua những khó khăn, thử thách thì con người cũng không thể đến được với bến bờ mơ ước.
+ Con đường đến với những mục tiêu đặt ra không bao giờ bằng phẳng. Để đạt được những điều mong muốn, con người phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách. Đó có thể là những thử thách từ bên ngoài, do hoàn cảnh bên ngoài tác động nhưng cũng là khó khăn
đến từ bên trong, do chính con người tự tạo ra cho mình như căn bệnh lười biếng, thiếu ý chí, thiếu nghị lực, thiếu tinh thần tự lập, tự giác.
+ Khó khăn, thử thách dù đến từ đâu thì nó cũng đều là những rào cản ngăn bước con người đến với mục tiêu đã đặt ra. Là rào cản chứ không phải là bức tường của đường cùng, bởi vậy, mọi khó khăn, thử thách đều cỏ cách giải quyết, vượt qua.
Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều bạn trẻ dễ dàng cúi đầu trước những khó khăn, thử thách, ngại vấp ngã, ngại thất bại. Họ sa vào những cám dỗ, buông xuôi, bỏ cuộc khi gặp rắc rối. Thậm chí, báo chí ngày nay vẫn thường đưa tin, không ít người lựa chọn cái chết để giải thoát khỏi tình trạng khó khăn, bế tắc hiện tại. Đầu hàng trước những rắc rối, những ké ấy không bao giờ nếm được hương vị ngọt ngào của thành công.
- Bình luận:
+ Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong cuộc sống, con người phải cần có bản lĩnh, đức tính kiên trì, dám đối đầu với thử thách, chấp nhận vấp ngã.
+ Quan trọng hơn việc vượt qua những thử thách, những khó khăn từ bên ngoài, mỗi con người cần phải học cách chiến thắng nỗi sợ hãi, sự lười biếng của chính bản thân mình.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó mật thiết và có duyên nợ với mảnh đất và con người Tây Nguyên. Và Rừng xà nu là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của ông về mảnh đất nhiều gắn bó , nghĩa tình này. Có thể nói, trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng rất thành công hình tượng nhân vật cụ Mết - một cây xà nu đại thụ, là linh hồn trong đấu tranh cách mạng của dân làng Xô - Man. Không giống với Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi lại có nhiều duyên nợ với mảnh đất và con người Nam Bộ. Và kết tinh cho tình cảm đẹp đẽ đó là truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, Truyện ngắn tái hiện lại một dòng sông truyền thống trong lịch sử đấu tranh của một gia đình nông dân ở Nam Độ mà tiêu biểu là khúc sông mang tên chú Năm.
- Nhân vật cụ Mết (Rừng xà nu} và chú Năm (Những đứa con trong gia đình} tuy được đặt trong những bối cảnh khác nhau nhưng ở họ đều toát lên vẻ đẹp cương nghị, chất phác. Họ chính là nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện đại, người lưu giữ truyền thống và là điểm tựa của tương lai, là pho lịch sử sống của dân tộc, đất nước.
2. Thân bài
a) Khái quát về tác phẩm
+ Nguyễn Trung Thành từng có thời gian dài hoạt động ở Tây Nguyên. Những năm tháng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên Khu V đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên và có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất, con người nơi đây. Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời năm 1965, in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, được viết trong bối cảnh khi đế quốc Mỹ bắt đầu bổ bộ ào ạt vào miền Nam. Đây là câu chuyện kể về cuộc nổi dậy của dân làng Xô - Man.
+ Nguyễn Thi quê ở miền Bắc nhưng đã gắn bó rất sâu nặng với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu “Nhà văn của người nông dân Nam Bộ” trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Những đứa con trong gia đình được sáng tác ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Đây là câu chuyện kể về một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.
b) Nhân vật cụ Mết
+ Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng cụ Mết là một trong những nhân vật rất quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được xây dựng với vai trò người kể chuyện và phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn trong tác phẩm.
+ Nói về nhân vật cụ Mết, Nguyễn Trung Thành từng viết: “ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của một thời đất nước đứng lên còn trường tồn đến hôm nay”, có thể thấy hình tượng cụ Mết mang dáng hình anh hùng Núp — người con ưu tú thời kháng chiến chống Pháp được nhà văn khắc họa trong tác phẩm Đất nước đứng lên. Cũng như Tnú, cụ đại diện cho vẻ đẹp và phẩm chất anh hùng của người dân Xô - Man trong kháng chiến gian khổ.
+ Những nét nổi bật về ngoại hình:
++Cụ Mết không xuất hiện ở ngay đầu tác phẩm nhưng sự xuất hiện của cụ qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng thực sự để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. “Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một kìm sắt... Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bỏng!...ngực căng như một cây xà nu lớn...” thấy cụ mang dáng dấp đúng của một người già làng; đôi mắt sáng xếch ngược hiện lên một con người có trí tuệ tinh nhanh và uy cường. Với những nét miêu tả đó nhà văn cũng đã phần nào chứng tỏ được Cụ Mết là sức mạnh của núi rừng Tây Nguyên.
++ Qua đó, bạn đọc có thể thấy cụ Mết hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh dân tộc của các đồng bào vùng Tây Nguyên, là niềm tự hào của cộng đồng dân làng Xô - Man. Giọng nói của cụ như là tiếng của cội nguồn,của núi rừng, của lịch sử, lời nói của cụ là sấm truyền sử thi, đó còn như những phán quyết của lịch sử sự, là sức mạnh hào hùng của thời đại.
+ Vẻ đẹp tâm hồn:
-H- Cụ Mết là một già làng trầm tính, kín đáo, uy nghi: Là người đứng đầu bàn, cụ được người Xô - Man từ trẻ đến già yêu mến, kính trọng. Tiếng nói của cụ ồ ồ vang dội trong lồng ngực như âm vang của núi rừng, như lời phán truyền của lịch sử, quá khứ. Cách nói của cụ như ra lệnh, ngôn ngữ giản dị mà dứt khoát thể hiện sự quyết đoán của người đứng đầu. Mỗi khi cụ cất lời cả dân làng đều im lặng, lũ trẻ con như nuốt lấy từng lời. Hầu như nét nào ở cụ Mét cũng đặc biệt, cụ không bao giờ khén giỏi, khen tốt, khi vừa ý nhất cụ chỉ nói là “Được”. Mệnh lệnh chiến đấu phát ra chắc nịch đó được thể hiện trong đêm Tnú bị giặc đốt mười ngón tay. Tiếng hô vang “Chém! Chém hết!” của cụ như tiếng sấm bên tai không chỉ thúc giục tinh thần trong mỗi người xông lên cứu Tnú, mà còn phần nào đã khiến cho bọn thằng Dục bị đòn bất ngờ và cổ phần khiếp sợ. Nhưng cũng có lúc giọng nói cụ Mết cũng thật đầm ấm, trang nghiêm, linh thiêng như một huyền thoại — đó là khi cụ Mết kể về câu chuyện của Tnú cho dân làng Xô - Man. Mọi người vây quanh đống lửa trong không gian của nhà ưng và nghe cụ kể về Tnú với “tiếng nói rất trầm”.
++ Cụ là người giàu tình yêu thương dân làng, quê hương:
+++Là già làng, trưởng bản, cụ luôn yêu thương, quan tâm, chia sẻ với tất cả mọi người bằng tấm lòng nhường nhịn và san sẻ. Khi Dít đi dự hội nghị chiến sĩ thi đua được thưởng muối dành phần biếu cụ nhưng cụ không ăn mà để phần cho người già và người ốm. Đặc biệt cụ hết mực thương yêu Tnú, người con mồ côi, trung thực và anh hùng của Xô - Man. Khi Tnú về thăm làng một đêm, cụ đón anh về nhà và tiếp đãi chu đáo.
+++ Cụ luôn tự hào về vẻ đẹp và truyền thống của bản làng Xô - Man. Theo cụ “gạo của người Strá là ngon nhất núi rừng.. .không cây nào mạnh bằng cây xà nu đất ta”. Niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp quê hương làm sang trọng vẻ đẹp tâm hồn của cụ Mết. Vì tự hào về vẻ đẹp truyền thống của bản làng nên cụ luôn lấy truyền thống Xô - Man để giáo dục con cháu.
++ Cụ ca ngợi tính cách trung thực của Tnú “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Trong đêm mưa rừng Tây Nguyên, giữa nhà rông, bên ánh lửa xà nu cụ kể lại cuộc đời bi tráng của Tnú cho thế hệ con cháu kế tiếp nghe. Cụ nhắc nhở: “Nhớ lấy, ghi lấy sau này tau chết chúng bay kể cho con cháu chúng bay nghe”. Cụ là nhịp cầu kết nối quá khứ và hiện tại, mang trong mình sức mạnh của truyền thống cộng đồng. Cụ rất mực yêu thương và đặt niềm tin vào thế hệ kế cận tiếp theo như: Tnú, Mai, Dít, bé Heng,...Trong niềm tự hào về Xô - Man, có lẽ niềm tự hào lớn nhất của cụ chính là tự hào về những đứa con ưu tú của buôn làng.
++ Người một lòng tin tưởng đường lối cách mạng của Đảng:
• -H-+ Trong mối quan hệ với Đàng và cách mạng cụ Met càng là sợi dây gắn kết dân làng với lí tưởng, chỉ dẫn của Đảng, bởi cụ luôn có niềm tin sâu sắc vào những đường lối của Đảng, tính thần này càng được giáo dục một cách nghiêm khắc cho đám đông làng Xô - Man để khắc cốt ghi tâm. Đã có lần cụ từng khẳng định niềm tin ấy: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”. Nhưng quan trọng hơn là cụ Mết đã đưa chân lí đó vào thực tiễn của cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc Mĩ bằng những chân lí thật giản dị: “Nhớ lấy, ghì lấy sau này tao chết rồi, bay còn sống kể lại cho con cháu: Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Nhờ vào ý thức luôn giáo dục truyền thống vẻ vang của làng cho các thế hệ tiếp cận đó mà dân làng Xô - Man giữ được truyền thống kiên cường bất khuất, khả năng giữ bí mật tuyệt đổi, để làng Xô - Man mãi tự hào khỉ trong suốt 5 năm kháng chiến chưa có cán bộ nào bị giặc bắt hay bị giết trong cánh rừng xà nu này.
+++ Cụ Mết có niềm tin sâu sắc vào Đảng là nhờ vào sự am hiểu tường tận và rảnh rọt đường lối kháng chiến. Không chỉ là phương châm kháng chiến lấy bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng (chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giá) mà đặc biệt hơn cụ còn am hiểu về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: “đánh thằng Mĩ phải đánh lâu dài”. Ngoài ra, qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành ta còn thấy được tỉnh kỉ luật cao trong con người cụ Met qua cách chỉ huy dân làng khỉ trốn vào rừng lảnh giặc chờ đợi thời cơ tiến hành khởi nghĩa: “thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông”. Chính vì thế, cụ Mết được nhà văn miêu tả với hình tượng một cây xà nu đại thụ trong rừng xà nu, luôn là bóng lớn cho dân làng Xô - Man chống bọn Mĩ ngụy, góp phần vào sự thành công của cuộc cách mạng trong cả nước.
+++ Cụ mết không phải là nhân vật chính trong ỷ đồ miêu tả của nhà vãn nhung qua tác phẩm ta cũng thấy được vai trò to lớn của cụ Mết trong việc tô đậm hình tượng nhân vật Tnú với lối kể chuyện lồng trong chuyện, qua chuyện một đêm mà dài như cả đời người ở làng Xô - Man. Hình ảnh cụ Mết tuy ít xuất hiện nhưng những gì nhà văn miêu tả về người giả làng một lòng theo Đảng, tin tưởng cách mạng càng làm tăng thêm giá trị cho tác phẩm “Rừng xà nu” để nó có sức âm vang tới hôm nay và mai sau. Trong lòng bạn đọc cụ Met mãi là hình tượng bất tử của cây xà nu đại thụ vươn sức bảo vệ cho thế hệ trẻ phát triển, để thực hiện thắng lợi công cuộc giải phóng dân tộc.
Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa câu nói của cụ Mết
c) Nhân vật chú Năm:
+ Nhân vật chú Năm không phải nhân vật chính nhưng góp phần quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt và là đối tượng để thông qua đó, Nguyễn Thỉ gửi gắm những tư tưởng của mình.
+ Chú Năm là người nông dân Nam Bộ yêu lao động, sống gắn bó với quê hương, đồng ruộng
++ Theo dòng hồi ức của Việt, chú Năm được nhắc tới là “người đi đây đi đó nhiều, ham sông ham biển”. Qua đó cho thấy cuộc đời của chú sống trôi dạt, lênh đênh trên mặt nước đồng thời chú cũng là người hiểu rộng, biết nhiều. Đặc biệt, dấu tích cuộc đời trải qua bom đạn còn hằn rổ qua chi tiết “Bả vai chủ còn một đầu đạn của thằng Tây hồi chín năm”.
++ Lòng yêu quê hương, xứ sở của chú Năm được thể hiện qua giọng hò đặc biệt của chú. Trong con người chú có sự hòa quyện đến lạ lùng giữa chất nông dân thuần hậu với chất tài tử, nghệ sĩ, chính vì vậy mà nhà văn dành nhiều ưu ái khi miêu tả chi tiết giọng hò của chú Năm. Chú Năm không hay hò bởi chú đã già, giọng chú đục và tức như gà gáy. Chú chỉ hò khi kể lại sự tích của gia đình, cuối câu chuyện thế nào chú cũng hò mấy câu nói về cuộc đời cay cực của chú. Qua giọng hò, chủ muốn nhắc Việt và Chiến về cội nguồn, về những truyền thống đấu tranh anh dũng cửa gia đình và chú muốn hai chị em khắc sâu vào trí nhớ. Khi thấy Chiến và Việt đã đủ lớn, đủ sức gánh vác việc gia đình và cách mạng thì: “câu hò của chú Năm nổi lên giữa ban ngày, cất lên như hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, kéo dài từng tiếng một rồi vỡ ra, nhắn nhủ tha thiết cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội”. Giọng hò của chú chứa đựng bầu nhiệt huyết, lời kêu gọi thế hệ trẻ lên đường đánh Mĩ cứu nước, nhắc họ hướng về gia đình, quê hương.
+ Chú Năm là con người tình có cảm đôn hậu, luôn tự hào về truyền thống của gia đình mình
++ Bên cạnh giọng hò thiết tha chú Năm còn là người lưu giữ cuốn sổ ghi chép của gia đình - là cuốn gia phả không đơn thuần chỉ ghi lại các thế hệ của gia đình mà nơi đó còn lưu lại những chứng tích và nỗi đau của gia đình. Nó không chỉ có ý nghĩa là một cuốn gia phả mà nỏ còn là tấm bia ghi món nợ máu với bọn đế quốc. Chú Năm ghi chép cuốn sổ với một sứ mệnh đặc biệt. Chú quý cuốn sổ như báu vật, ghi chép tỉ mỉ những sự kiện gia đình với mục đích giữ gìn truyền thống đề giáo dục con cháu. Bởi vậy khi Việt và Chiến lớn lên, chú yêu càu hai chị em đọc hết cuốn sổ gia đình. Mong ước của chú là muốn lấy truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước của gia đình để giáo dục các cháu, để từ đó có trách nhiệm dửng lên chiến đấu và sống đúng nghĩa.
++ Lòng tự hào về truyền thống gia đình còn được chú Năm nói với Việt và Chiến qua một thông điệp giàu tính triết lí: “Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chủ kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn rộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Câu nói khẳng định mỗi con người là một khúc sông, mỗi gia đình là một dòng sông để đổ vào biển lớn của nhân dân, đất nước. Từ đỏ nhắc nhớ mỗi người phải biết kế thừa, trân trọng, tôn vinh giá trị truyền thống của cha ông.
++ Về tình cảm gia đình: Chú luôn yêu thương và đùm bọc chị em Chiến như con đẻ của mình. Chú luôn đặt niềm tin vào thế hệ con cháu. Khi thấy Chiến thu xếp ổn thỏa công việc gia đình trước khi ra mặt trận, chú khen: “Khôn, Việc nhà nó thu gọn được thì việc nước nó mở rộng được. Gọn bề gia thất đặng bề nước non. Con nít chúng bay đánh giặc kì này khôn hơn các chu kì trước”.
+ Chú Năm có niềm tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng.
++ Từng kinh qua lửa bom trận mạc nhưng khi về già không trực tiếp cầm súng đánh giặc, chú bày tỏ lòng nhiệt thành với cách mạng, tinh thần yêu nước khi khích lệ các cháu đăng kí nhập ngũ. Khỉ hai chị em Chiến, Việt tranh nhau đi bộ đội, chú đồng ý cho cả hai chị em đi. Chú nói với huyện đội: “Hai đứa cháu tôi một lòng theo Đảng như vậy tôi cũng mừng. Việc lớn ta tính theo việc lớn, việc thòn mỏn trong nhà tôi thu xếp khắc xong”. Chú Năm đã đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi của gia đỉnh. Chú nhắc .nhở hai chị em phải giữ vững truyền thông của gia đình, thù cha mẹ chưa trả được mà trốn về thì chú chặt đầu. Qua đó cho thấy dũng khí yêu nước mãnh liệt phảng phất tinh thần trượng nghĩa, bộc trực của người Nam Bộ.
Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa giọng hò cô Giang
d) Điểm gặp gỡ giữa hai nhân vật:
+ Cùng lấy cảm hứng từ tinh thần đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhà văn Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã gặp nhau trong việc xây dựng hình tượng cụ Mết (trong “Rừng xà nu”) và chú Năm ( trong “Những đứa con trong gia đình”). Đó là hai nhân vật đc ví như khúc thượng nguồn của một dòng sông về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng được chảy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Đều là hiện thân cho vẻ đẹp của những người đi trước, là cầu nối giữa những giá trị quá khứ và hiện đại, người lưu giữ, nhắc nhở và giáo dục con cháu về truyền thống, có niềm tin son sắt vào Đảng, vào cách mạng.
+ Cùng sống trong cảnh đất nước đang phải gánh gồng với các cuộc kháng chiến chống đế quốc, thực dân, cũng chứng kiến và chịu nhiều đau thương mất mát do giặc Mỹ gây ra.
+ Cùng mang trong mình dòng máu anh hùng, yêu nước, tính cách khẳng khái, bộc trực, giàu tình yêu thương.
4- Người sâu sắc, trọng nghĩa tình và ít nói.
+ Đều là người có niềm tin và tầm ảnh hưởng (con cháu, buôn làng, cộng đồng...).
+ Đều có lòng tự hào về quê hương, con người.
+ Đều được xây dựng bằng ngòi bút cá thể hóa, được khắc họa bằng những chi tiết đặc sắc, mang tầm khái quát cao.
e) Điểm khác biệt:
+ Cụ Mết:
++Nhân vật cụ Mết mang dáng dấp của người anh hùng, của già làng Tây Nguyên, là người lãnh đạo dân làng trong cuộc nổi dậy chống giặc ngoại xâm. Cụ Mốt là nhân vật tượng trưng cho lịch sử, truyền thống hiên ngang bất khuất, cho sức sống bền bì. Ở Cụcó những nét gần gũi với các tù trưởng hùng mạnh, thể hiện khát-vọng , hoài bão của cả một cộng đồng trong một sổ sử thi Tây Nguyên. Viết về cụ Mết tác giả đã phát huy cao độ bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn, lý tưởng hóa, trên hình tượng một nhân vật có thật, người đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (được ví như anh hùng Núp vậy).
+ Chú Năm: mang dáng dấp của người dân Nam Bộ yêu nước, hiền lành, chất phác, giàu cảm xúc, là người hun đúc tinh thần chiến đấu cho thế hệ con cháu.
+ Hai nhân vật đại diện cho vẻ đẹp tâm hồn cho con người Tây nguyên và người nông dân Nam Bộ. Lòng yêu nước và căm thù giặc của họ đã phản ánh chân thực và tình thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Qua hai câu chuyện một cộng đồng buôn làng Tây Nguyên, một gia đình Nam Bộ, các tác giả còn đề cập tới tầm khái quát rộng hơn đó chính là đại gia đình Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ gian khổ.
3. Kết bài
Nhân vật cụ Mết trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi đều là kết tinh những vẻ đẹp của con người Việt Nam, là điểm sáng của truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Xem thêm >>> Chủ nghĩa anh hùng: "Rừng xà nu" và "Những đứa con trong gia đình"