Đăng ký

Bình luận những ý kiến về "Những đứa con trong gia đình" chuẩn nhất

A. ĐỀ BÀI

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu.
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn,
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc.
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...
Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn:
Trái cây rơi vào áo người ngắm quả,
Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,
Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn...

(Trích Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?, Theo Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học, 2002, Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn).

Câu 1: Chỉ ra những danh từ riêng chỉ người có trong đoạn trích trên..
Câu 2: Xác định 01 câu hỏi tu từ trong đoạn trích..
Câu 3: Theo anh/chị khoảng thời gian mà tác giả nhắc đến trong câu thơ “Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cớ" là khoảng thời gian nào? .
Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng..

Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1(2 điểm):
Ngạn ngữ Nga có câu: Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán đi một cải để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phổi được ăn uống.
Bằng một đoạn văn khoảng 200 từ, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về bài học đặt ra từ câu nói trên.
Câu 2 (5 điểm):
Về truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi, có ý kiến cho rằng: Việt và Chiến là những nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ. Lại có ý kiến khác khẳng định: Việt và Chiến là những hình tượng nghệ thuật độc đáo, có cá tính riêng, không lặp lại.
Qua truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

B. GỢI Ý LÀM BÀI

Phần I. Bọc hiểu (3 điểm)
Câu 1.Danh từ riêng chi người: Nguyên Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo..
Câu 2. Câu hỏi tu từ : Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Câu 3. Khoảng thời gian mà tác giả nhắc đến trong câu thơ Những ngày tôi sống dậy là ngày đẹp hơn tất cả là thời điểm mà đất nước giành lại được độc lập, đang tiến lên trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Đoạn thơ thể hiện niềm hạnh phúc, vui sướng, phấn khởi, không thể che giấu của nhân vật trữ tình khi được sống trong thời khắc lịch sử của dân tộc- cả dân tộc được độc lập, nhân dân được hưởng quyền tự do, hạnh phúc...

Phần II. Làm văn (7 điềm)

Câu 1 (2 điểm):
a) Yêu cầu về hình thức:
-     Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
-   Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
b) Yêu cầu về nội dung:
-     Giải thích:
+ “Bánh mì” ở đây là ẩn dụ cho những giá trị vật chất thiết yếu của sự sống mỗi con người
+ “Hoa hồng”ở đây biểu trưng cho những giá trị tinh thần, là đời sống tâm hồn, tình cảm của con người
Nghĩa cả câu: Vật chất và tinh thần cần được cân bằng, hài hoà coi trọng như nhau, đó mới là cách khiến cuộc sống con người hoàn thiện, trọn vẹn.
-     Chứng minh, phân tích ý kiến:
+ Theo triết học, con người gồm hai mặt, thể xác và tinh thần, phần con và phần người. Tâm hồn chính là phần quan trọng khiến con người được là Người với cái nghĩa đầy đủ nhất.
+ Đời sống tâm hồn không phải tự sinh ra, tự di dưỡng. Tâm hồn con người luôn cần được “ăn uống” nghĩa là được bồi đắp, chăm sóc. Nếu để tâm hồn cằn cỗi, khô héo, nghèo nàn, con người sẽ chỉ là cỗ máy, không khác gì loài vật.
+ Khi đời sống tinh thần được đáp ứng đầy đủ, nó sẽ tạo nên động lực, sức mạnh giúp con người sáng tạo, sản xuất ra những giá trị vật chất và sống một cuộc sống vui vẻ, thanh thản hơn. Đời sống tâm hồn được cân bằng và đáp ứng, những áp lực của đời sống vật chất cũng sẽ được giảm nhẹ, vơi bớt.
+Nếu chỉ quan tâm đến đời sống vật chất, những ham muốn tiền tài, địa vị con người sẽ dễ rơi vào lối sống ích kỉ, vô cảm, thậm chí bất hạnh, đau khổ... Hoặc cuộc sống sẽ rất nhàm chán, vô vị...
+ Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của cuộc sống vật chất. Khi cuộc sống vật chất chưa được đáp ứng, con người không thể có đời sống tinh thần phong phủ. Con người nếu quá coi trọng đời sống tinh thần mà không quan tâm đến nhu cầu vật chất thì sẽ xa rời thực tế, cũng không thể nuôi dưỡng được tâm hồn mình... Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Trong bàn ăn, những người làm nghệ thuật nói với nhau về chuyện ngân hàng. Trong bàn ăn, những người làm ngân hàng nói với nhau về nghệ thuật” cũng là vì thế.
- Bình luận:
+ Nói tóm lại, cần phải hài hoà cả tâm hồn và thể xác, cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, đó mới là hạnh phúc, cần nhận thức đầy đủ về hai nhu cầu làm nên cuộc sống của mỗi người,
+ Lao động hết mình để thỏa mãn đầy đủ nhu cầu vật chất song cũng không ngừng nâng cao chất lượng đời sống tinh thần phong phú cho bản thân và gia đình.

Câu 2 (5 điểm):

1. Mở bài:
- Nguyên Thi là cây bút tiêu biểu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mĩ. Ông được mệnh danh là Nhà văn của nông dân Nam Bộ. Văn Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực quyết liệt, dữ dội của chiến tranh, vừa đằm thắm, trữ tỉnh với một ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ. Nhân vật trong tác phẩm của ông là những người nông dân Nam Bộ có lòng căm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc, kiên cường, thủy chung son sắt với quê hương và cách mạng.
- Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ quân giải phóng, về truyện ngắn này, có ý kiến cho rằng: Việt và Chiến là những nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ. Lại có ý kiến khác khẳng định; Việt và Chiến là những hình tượng nghệ thuật độc đảo, có cả tỉnh riêng, không lặp lại.
2. Thân bài:
a) Giới thiệu chung:
 Những đứa con trong gia đình kể lại rất chân thực về Việt, Chiến... những người nông dân vùng đất Nam Bộ này, những con người bân chất vừa hồn nhiên, bộc trực, trung hậu, vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng hy sinh cho quê hương, đất nước. Trong họ luôn hòa quyện sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc. Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
 Tính cách là sản phẩm của hoàn cảnh. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng phẩm chất anh hùng, lòng yêu nước của hai chị em Chiến và Việt. Cha mẹ đều là những chiến sĩ dũng cảm nên Chiến và Việt cũng là những chiến sĩ giải phóng quân can đảm và lập được nhiều chiến công. Hai chị em đều là những con người bộc trực, nhân hậu, có tấm lòng hiếu thảo. Cả Chiến và Việt đều còn rất trẻ. Chính nét trẻ thơ đã làm cho hình tượng người anh hùng thời chống Mĩ ở Chiến và Việt trở nên sắt đá, mềm mại mà nhân tính rất con người.
b)  Bình luận hai ý kiến:
- Ý kiến thứ nhất:

Việt và Chiến là những nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống khẳng định giá trị đại diện, tính điển hình của hai hình tượng Việt và Chiến. Hai hình tượng này có những phẩm chất đặc trưng, tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ như: có lòng căm thù giặc sâu sắc, yêu gia đình, quê hương, sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân cho đất nước. Ý kiến thứ hai Việt và Chiến là những hình tượng nghệ thuật độc đáo, có cá tính riêng, không lặp lại nêu bật nét riêng, tính cá thể của hai hình tượng Việt và Chiến. Đó là những biểu hiện cá tính riêng của từng nhân vật như: sự hồn nhiên, vô tư, lộc ngộc của cậu bé mới lớn ở Việt, sự chín chắn, chu toàn, nữ tính ở Chiến.
+ Việt và Chiến là hai chị em sinh ra trong một gia đình chịu nhiều đau thương ,mất mát do tội ác Mĩ - Diệm: cha bị Tây chặt đầu, má bị đại bác Mĩ bắn chết. Mồ côi cha mẹ, lại phải sống trong chiến tranh, ở hoàn cảnh đó, con người thường bị hụt hẫng về tình cảm, rất dễ khủng hoảng tình thần, nhưng không, chị em Việt vẫn trụ lại trước cuộc đời, vẫn không đơn côi lẻ loi, vẫn thấy rõ con đường của mình phải đi. Khát vọng lớn nhất của họ là được tòng quân, là được hòa nhập vào cuộc chiến của quê hương đất nước, kế tục truyền thống đánh giặc của cha ông.
+ Việt và Chiến mới bước vào ngưỡng cửa của tuổi trưởng thành nhưng họ tranh nhau tòng quân để rồi cả hai người cùng nhập ngũ, cũng được ra mặt trận. Con đường đến với mặt trận của họ xuất phát từ đâu? Nguyên Thi không miêu lả dài dòng, ông chỉ lọc lấy một vài chi tiết đặc quánh hiện thực, tự nó làm sống lại cái quá khứ bi thương của gia đình Việt, để ỉí giải nguyên do thúc đầy những đứa con trong gia đình đi tòng quân. Cuốn sổ gia đình mà Việt, Chiến dùng để đánh vần chính là “cuốn gia phả” bi thương của một dòng họ, ở cuốn gia phả ấy, mỗi trang, mỗi dòng đều thấm máu và nước mắt người thân của họ, từ ông bà đến má chú bác, ngày nào kẻ thù gây ra đau thương cho gia đình cũng bị ghi chép một cách cụ thể. Ở “cuốn gia phả” ấy không chỉ có bi thương mà còn có chiến công dù “tỏn mỏn” hay to lớn những chiến công do cha ông họ, do chính họ viết nên. Học chữ từ cuốn sổ gia đình thực chất là để học lấy cái đạo lí người, nhớ lấy đau thương. Nhớ lấy cái mối thù sâu nặng và để viết tiếp những chiến công cho lịch sử gia đình. Không phải ngẫu nhiên mà chú Năm - người đại diện cho thế hệ đi trước, người chấp bút “cuốn gia phả” - lại ghi câu này: "Còn nhiều việc thỏn mỏn +không ghi hết, để rồi sắp nhỏ nó ghi thêm” và kế câu đó là chiến công của chị em Việt trên sông Định Thuỷ. Thiết tường đây không phải là chuyện nhớ gì ghi nấy, mà là chuyện trọng đại: lời dặn dò của thế hệ trước với thế hệ sau, một sự gửi gắm đầy tín tường của cha ông với cháu con. Và quả thực lớp trẻ như Việt, Chiến đã không phụ lại niềm tin đó.
+ Việt và Chiến cùng có một tinh thần yêu quê hương đất nước và căm thù giặc sâu sắc. Dường như đây là dòng máu chung của đại gia đình này, cứ chảy từ bầu tâm huyết của thế hệ này sang huyết quản của thế hệ khác. Tình yêu quê hương của họ gần như là bản năng. Nhất là lòng căm thù. Tuy là những đứa trẻ mới lớn nhưng Việt và Chiến đã khắc sâu trong tâm khảm mình mối thù với những kẻ đã giết hại ba má mình. Thậm chí, họ coi ý nghĩa của toàn bộ đời mình giờ đây là ở chỗ: phải trả thù bằng được cho ba má. Chỉnh vì nung nấu mối thù này mà cả Việt và Chiến đểu rất giàu ý chí. Mối thù mang trong lòng ấy đã làm cho họ lỏn nhanh hơn, khẩn trương hơn. Khi nghe chú Năm nói: “lần này ra đi, thù ba má chưa trả mà trở về thì chặt đầu”. Nhân vật Việt đã nói tỉnh queo: Chị có bị chặt đầu thì bị chứ chừng nào tôi mới bị. Còn Chiến thì cũng khẳng khái nói: Tao đã nói rồi, làm thân con gái ra đi chuyến này, nếu địch còn thì tao mất, vậy là điều này đã thể hiện được vẻ đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, đầy nhiệt huyết, sục sôi ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước.
=> Như vậy, ở hai chị em sáng lên phẩm chất anh hùng, tình nghĩa của lớp trẻ vùng đồng bằng Nam Bộ nói riêng, tuổi trẻ Việt Nam nói chung trong kháng chiến chống Mỹ: Nung nấu căm thù đối với tội ác quân giặc và có khát khao mãnh liệt được trả thù nhà nợ nước; kiên cường, mạnh mẽ, gan góc, cương trực trong cuộc sống và dũng cảm trong chiến đấu. Đồng thời ở họ là sự gắn bó thiết tha, sâu nặng, ân tình với gia đình, quê hương xứ sờ, đầy ý thức về truyền thống gia đình và có những hành động cụ thể để tiếp nối, phát huy truyền thống ấy.
-  Ý kiến thứ hai
Ngoài những nét chung nổi bật, ở hai chị em lại có những nét riêng làm nên sức hấp dẫn của nhân vật và góp phần thể hiện vẻ đẹp phong phú của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ.
+ Nhân vật Chiến:
++ Ngoại hình và tính cách của Chiến thừa hưởng nhiều nét từ má. Nguyễn Thi đã khắc họa chân dung Chiến một cách ấn tượng, như là bản sao của má Tư Năng: bắp tay tròn vo, sạm đỏ màu cháy nắng, thân người to chắc nịch, bước đi bịch bịch. Đây là nét đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Thi khi miêu tả người phụ nữ. Trong trang vãn của ông không có hình ảnh người phụ nữ mảnh dẻ mà chỉ có hình ảnh người phụ nữ khỏe mạnh về thể chất, họ đặc trưng cho con người sinh ra từ sông nước Nam Bộ. Vẻ đẹp mạnh mẽ như chứng minh họ sinh ra để gánh vác, chống chọi với bom đạn, để chiến đấu và chiến thắng. Tính cách của Chiến cũng giống má lạ thường. Chiến lo việc hệt như má, vẹn bề trước sau. Những điểm giống má của Chiến có ý nghĩa đặc biệt: má là khúc sông trước, Chiến là khúc sông sau trong dòng sông truyền thống gia đình. Nó thể hiện sức sống, sự nổi tiếp mãnh liệt, bền bỉ giữa những thế hệ của một gia đình và rộng hơn là của một dân tộc trong bão táp chiến tranh.
++ Chiến là người chị yêu thương, nhường nhịn em. Khi chưa ra trận, chú Năm sai Chiến và Việt đi bắt ếch. Chiến bắt được nhiều hơn Việt, về đến nhà Việt tranh phần nhiều hơn, trước mặt chú Năm Chiến nhường em. Khi lớn lên, hai chị em bắn chết giặc Mĩ trên sông Định Thủy, Việt giành công với chị, Chiến cũng nhường. Có một việc Chiến nhất định không nhường em, đó là việc ghi tên tòng quân đánh giặc. Hành động này vừa cho thấy khao khát ra trận trả thù nhà, đền nợ nước của Chiến, vừa thấy rõ bản chất người chị giàu lòng thương em. sống trong hoàn cảnh neo đơn, cha mẹ hy sinh, chị Hai ờ xa, Chiến tần tảo chăm sóc các em. Khi phải ra trận, mối bận tâm lớn nhất của Chiến là cậu em út. Chiến gửi em sang nhà chú Năm, an lòng rồi mới ra đi.
++ Chiến là cô gái kiên nhẫn, chu toàn trong mọi việc. Chỉ hơn Việt một tuổi nhưng Chiến tò ra già dặn hơn hẳn, tư cách làm chị và bản tính con gái hòa vào nhau rất-rỗ. Chiến có cái gan góc và tế-nhị rất riêng của người con gái. Khi được chú Năm giao cho đọc cuốn sổ gia đình, Chiến kiên trì ngồi đánh vần, tiếng được tiếng mất, bỏ ăn, quên cả trời chạng vạng. Chiến còn ít tuổi nhưng chững chạc trong việc làm và suy nghĩ. Chiến tính toán tường tận, thu xếp việc nhà đâu vào đấy khiến chú Năm tấm tắc khen: Khôn. Việc nhà nó thu gọn được thì việc nước nó mở rộng được. Gọn bề gia thất, đặng bề nước non.
++ Vào bộ đội, Chiến chiến đấu anh dũng, quả cảm, trở thành đại đội trường bộ đội nữ địa phương quân Bến Tre. Đặc biệt Chiến luôn mang theo chiếc gương trong túi. Đây là một chi tiết thật thiếu nữ, không chỉ là thiếu nữ duyên dáng mà còn là thiếu nữ anh hùng bới chỉ có người thiếu nữ anh hùng mới biết làm duyên, làm đẹp trong khói lửa chiến tranh. Chì tiết này biểu hiện lòng yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan của Chiến cũng như của người phụ nữ Việt Nam trong khói lửa chiến tranh.
+ Nhân vật Việt:
++ Việt là chàng trai hồn nhiên, trong sáng. Việt được bạn đọc yêu thích trước hết là ở vẻ ngoài lộc ngộc, vô tư của một chàng trai đang tuổi ăn tuổi lớn. Nguyễn Thi tô đậm một ngoại hình hồn nhiên trẻ thơ của Việt: gò má căng mướt như trái vú sữa, nụ cười lỏn lẻn, cở lúc toét miệng ra cười hồn nhiên như một đứa trẻ. Việt hồn nhiên, vô tư, vô lo, mọi việc đều phó thác cho chị. Vào bộ đội, nếu Chiến mang theo chiếc gương soi đầy nữ tính thỉ Việt lại mang theo chiếc ná thun đượm hương cây trái, nắng gió quê hương, vẻ trẻ con ngây thơ còn thể hiện ở chi tiết khỉ vào bộ đội rất quý mến, tin tưởng đồng đội nhưng giấu biệt chuyên mình có chị gái vì sợ các anh trong đơn vị tán mất chị của mình.
++ Việt !à chàng trai có tâm hồn nhạy cảm và trái tim nhân hậu. Khi bị thương nằm lại chiến trường, Việt lắng nghe và cảm nhận rõ về thế giới xung quanh. Đố là âm thanh tiếng ếch nhái kêu dậy lên trong đêm mưa, tiếng chim cu rừng, tiếng dế gáy u u... Hai mắt Việt bị thương không nhìn thấy gì nhưng cậu vẫn nhận ra bóng đêm với hương gió lạnh đang lùa trên má, nhận ra ban ngày đã đến với mùi của nắng, vị ngọt ngào của bông hoa rừng lan tỏa đâu đây. Việt là cậu trai giàu tình cảm, yêu gia đình, quê hương và đồng đội. Bị thương một mình giữa chiến trường, sau mỗi lần ngất đi tỉnh lại Việt lại nhớ đến hình ảnh của người thân. Cậu Việt hồn nhiên bỗng nhận ra những cảm xúc khác thường: lòng thương chị, mối thù giặc đè nặng trên vai...
++ Việt là chiến sĩ giải phóng quân anh hùng. Khi trở thành chiến sĩ giải phóng quân, Việt dũng cảm lập được chiến công lớn trong một trận đọ lê giữa ta và địch. Lúc bị thương, Việt vẫn quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Sau khi được đồng đội tìm thấy, câu hỏi đầu tiên của Việt là tin chiến sự. Việt cười khi nghe anh Tánh báo tin chiến thắng, tư thế ấy, nụ cười ấy là biểu hiện tuyệt đẹp của người anh hùng.
c)  Đánh giá:
+ Cả hai ý kiến đều đúng, không đổi lập mà bổ sung cho nhau, giúp người độc cảm nhận hình tượng nhân vật một cách trọn vẹn. Với hai hình tượng nghệ thuật này, Nguyễn Thi đã xây dựng thành công chân dung tiêu biểu của lớp trẻ vùng sông nước Nam Bộ nói riêng, con người Việt Nam nói chung kiên cường và tình nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thông qua việc lựa chọn một tình huống truyện độc đáo, lựa chọn điểm nhìn trần thuật phù hợp, chọn lọc các chi tiết đặc sắc, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sinh động, ngôn ngữ mang sắc thái Nam Bộ rõ nét,... tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của “những đứa con trong gia đình”.
3.    Kết bài:
-    Chiến và Việt tiêu biểu cho vẻ đẹp con người Việt Nam thời chống Mĩ sống trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, chịu nhiều mất mát nhưng có trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
-    Khẳng định tài năng cá thể hóa trong việc khắc họa nhân vật của nhà văn Nguyễn Thi. Chiến và Việt tuy khác biệt và thống nhất. Sự thống nhất lớn nhất là ờ truyền thống gia đình, cái cội rễ thẳm sâu đã gắn kết những đứa con thành một khối thống nhất. Nguyễn Thi đã dùng lăng kính gia đình để cắt nghĩa sức mạnh con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

Xem thêm >>> Cảm nghĩ truyện "Những đứa con trong gia đình"

Bài viết này Cunghocvui gửi đến bạn không chỉ là những kiến thức đọc hiểu mà còn là cách bình luận về những ý kiến cho trước để có thể đạt điểm tối đa, hy vọng thông qua nhân vật Chiến và Việt sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách diễn đạt hình tượng của một nhân vật.

shoppe