Đăng ký

Dàn ý so sánh hình tượng hai nhân vật: A Phủ với Tnú

A. ĐỀ BÀI

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

Dọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời là lịch sử.

(2) Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe ” và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cung là người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp" và "rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ".

                                              (Đặng Thai Mai, Tiếng Việt - một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, trong Tuyển tập Đặng Thai Mai, Tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984).

Câu 1: Chọn ra câu chủ đề của đoạn trích trên? .

Câu 2: Đoạn trích trên được viết bằng phương thức biểu đạt nào? .

Câu 3: Đoạn (2) có những phép liên kết nào? Nêu tác dụng của các phép liên kết đó trong việc thể hiện nội dung chủ đạo của đoạn văn..

Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt của bộ phận giới trẻ hiện nay.

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

“Người mình cũng ít công nhận tài năng của nhau. Không chịu thừa nhận trên đời, có những con người, tạo hoá cho họ khả năng hơn, và dĩ nhiên họ sẽ thành công hơn. Nhà văn Châu Á ít ai đọc tác phẩm của người khác, chỉ say sưa đọc đi đọc lại văn mình. Nhà báo hay vài người biết viết lách cũng vậy, không ai đọc ai, nên đề tài viết ngày càng teo tóp, bó hẹp, tư tưởng càng ngày càng bảo thủ. Nếu có thì ráng moi móc chê bai nhau cho được, dù chỉ là một lỗi nhỏ xíu”.

(Tony Buổi sáng-nguồn https://www.facebook.com/TonyBuoiSang)

Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về căn bệnh đố kị được đề cập đến trong đoạn trích trên.

Câu 2 (5 điểm):

Có ý kiến cho rằng: Ở Tnú không có vấn đề nhận đường, tìm đường như nhân vật A Phủ. Câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại.

Anh/chị hãy so sánh hai nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phá - Tô Hoài) và Tnú (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) để thấy được những phẩm chất mới mẻ ở Tnú.

B. GỢI Ý LÀM BÀI

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Học sinh trả lời chính xác câu chủ đề của đoạn trích là: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. .

Câu 2: Đoạn trích được viết bằng phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Đoạn trích đã đưa ra những biểu hiện cụ thể và sình động để chứng tỏ vẻ đẹp của tiếng Việt. Điều này thể hiện rõ đặc điểm của phép lập luận trong văn nghị luận..

Câu 3: Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích (2) là:

- Phép liên tưởng: nhà văn sử dụng trường từ vựng về ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng nói, tiếng ta, nghe, câu kéo, tục ngữ,...

- Phép nối: sử dụng các từ như tuy vây, lại, do đó, ...

- Phép thế: “phương diện này” được dùng để thay thế “phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người”...

Giá trị của các phép liên kết là: Liên kết các câu trong đoạn khi hướng về một chủ đề duy nhất là làm sáng tỏ vẻ đẹp và cải hay của tiếng Việt, góp phần làm tăng tính thuyết phục cho lập luận của đoạn văn

Câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:

- Một bộ phận giới trẻ hiện nay không có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách sử dụng những từ ngữ, ký tự lạ chưa được chính thức đưa vào sử dụng trong tiếng mẹ đẻ.

- Mặt khác, phần lớn giới trẻ vẫn biết dùng tiếng mẹ đẻ đúng cách, luôn có ý thức giữ gìn sự trong sáng của nó.

- Là một người con của đất Việt, cần phải biết sử dụng tiếng mẹ đẻ sao cho đúng, cho hay.

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

a)     Yêu cầu về hình thức:

-  Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ,

-  Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...

b)    Yêu cầu về nội dung:

-  Giải thích: Tác giả của đoạn trích đã đề cập đến một căn bệnh khá trầm trọng xã hội ta hiện nay: căn bệnh đố kị.

Thái độ đố kỵ là tỏ ra khó chịu khi thấy người khác được hơn mình. Nếu không phải là người có tâm trong sáng, lức đó tâm đố kỵ sẽ xuất hiện. Sự nguy hiểm của tỉnh đổ kị chính là ở chỗ ác tâm, mang lòng thù ghét, thậm chí nghĩ ra cách làm hại người khác để thỏa mãn thù hận của mình.

- Chứng minh, phân tích ý kiến:

+ Thực trạng của lòng đố kỵ xã hội hiện nay:

Có một căn bệnh đang phổ biến trong xã hội hiện nay, đó là căn bệnh đố kị. Biểu hiện của lòng đố kỵ rất phong phú, nhưng tựu chung lại, nó là cảm giác bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình. Khi đi học, đó là ghen ghét với người học giỏi hơn minh. Tại cơ quan, đó là cảm giác khó chịu với người giỏi chuyên môn, được tín nhiệm, đạt nhiều danh hiệu cao quý hơn mình. Trong đời sống, đổ là sự tức tối khi thấy người này, người kia có ngôi nhà, chiếc xe đẹp hơn, hay đơn giản là tấm áo, tấm quần sang trọng hơn...

+ Nguyên nhân của người có thói đố kỵ là do thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti mà lại sẵn lòng tự cao, tự đại. Có thể còn do lối sống cô độc, ít giao tiếp và thói quen hay chỉ trích, đả kích người khác. Một số do cuộc sống thiếu tình cảm hoặc thường xuyên gặp thất bại trong cuộc sống

+ Tác hại của tính đố kỵ:

++ Người có tính ganh ghét, đố kị bao giờ cũng căng thẳng về tinh thần, tổn hại về sức khỏe. Họ sẽ bị chứng bệnh “stress” hành hạ.Là một người có tính đố kỵ sẽ có rất ít thời gian để nhận ra và hưởng thụ nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

++ Sự ganh ghét, đố kị phá hoại mối quan hệ giữa người với người. Vì ganh ghét, đố kỵ mà hòa khí bị rạn nứt, đổ vỡ, sức mạnh đoàn kết và sự hợp tác của tập thể bị tổn thương.

++ Lòng ganh ghét, đố kị còn cản trở con người phát triển tài năng. Trong một tập thể chỉ cần phảng phất chút lòng ganh ghét, đố kỵ là nội bộ lủng củng, mất đoàn kết, mọi người không sao sống thân thiện, thoải mái, chân tình với nhau, nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát huy tác dụng.

+ Dẫn chứng: học sinh có thể đưa dẫn chứng đan xen vào các luận điểm. Dưới đây là một vài dẫn chứng minh họa:

- Bình luận:

+ Lòng đố kỵ là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không

chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

+ Hãy tập cạnh tranh một cách lành mạnh, chính đáng.

Câu 2 (5 điểm):

1. Mở bài:

-     Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài được viết trong thời kì chống Pháp và Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành được viết trong thời kì chống Mĩ, nhưng cả hai tác phẩm đều đề cập đến số phận người nông dân miền núi bị áp bức dưới ách thống trị của bọn thực dân, đế quốc, tiêu biểu là nhân vật A Phủ và Tnú.

- Có ý kiến cho rằng: ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ. Câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại. Điều đó có nghĩa Tnú là thế hệ nối tiếp, đi sau sẽ có những bước phát triển và phẩm chất mới mẻ hơn so với thế hệ đàn anh - A Phủ.

2.    Thân bài:

a) Giới thiệu chung:

- Hai tác giả với hai tác phẩm:

+Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn được rút ra từ tập truyện “Tây Bắc” của Tô Hoài viết vào năm 1953 ngay sau chuyến thăm nhập thực tế của tác giả. Truyện đã được tặng giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Đấy là truyện ngắn đặc sắc nhất của Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi chống Pháp nói chung, tác phẩm là một bức tranh chân thực về cuộc sống và thân phận khổ đau của những người nông dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, đồng thời là bài ca về phẩm chất, sức sống, khát vọng tự do của con người lao động miền núi, là hình ảnh con đường giải phóng và sự đổi đời của họ. Tiêu biểu cho những con người ấy là A Phủ.

+ Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng, với Nguyễn Trung Thành đó là Tây Nguyên. Ông đã có rất nhiều những tác phẩm viết về mảng đề tài này, đặc biệt là hình ảnh của những con người bất khuất, kiên cường nơi núi rừng Tây Nguyên. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là truyện ngắn “Rừng xà nu”. Tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mỹ. Trong số những con người hiên ngang bất khuất của làng Xô Man nổi bật lên là hình ảnh Tnú. Câu chuyện về cuộc đời anh đã được tái hiện cụ thể qua lời kể của già làng bên bếp lửa nhà ưng.

- Giải thích vấn đề tìm đường, nhận đường:

+ Tìm đường, nhận đường là vấn đề nhận thức về lý tường - mục đích cao cả nhất của cuộc sống.

+Nhân vật A Phủ của Tô Hoài được coi là nhân vật đang trên con đường đi tìm lý tưởng và nhận thức lý tưởng. Còn nhân vật Tnú đã có lý tưởng ngay từ khi anh còn nhỏ.

-     Điểm giống nhau của hai nhân vật:

+ Đều sinh ra từ những vùng cao xa xôi, hẻo lánh.

+ Đều mồ côi, lớn lên đều là những chàng trai khỏe mạnh, cường tráng. A Phủ được ví như con trâu tốt trong làng, Tnú được ví như cây xà nu cường tráng bất chấp đạn bom, vươn thẳng lên đón ánh sáng mặt trời.

+ Cả Tnú và A Phủ đều sớm có phẩm chất dũng mãnh, căm thù cái ác, sự bất công và đi theo cách mạng.

b) Điểm khác nhau của hai nhân vật:

- Nhân vật A Phủ:

+ Lai lịch, số phận: tác giả cho A Phù xuất hiện khá đột ngột trong một hoàn cảnh là cuộc đánh nhau với A Sử, bị bắt bị đánh đập tàn nhẫn ờ nhà thống lý Pá Tra rồi mới kể về lai lịch của nhân vật. Đó là một người nghèo khổ đã mất hết cả cha mẹ và anh em trong một trận dịch đậu mùa khủng khiếp, đã phải sống kiếp bơ vơ khi còn rất nhỏ và người làng đói bụng đã bắt A Phủ đưa xương bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. Không cam chịu cuộc sống khốn khổ, mới mười tuổi đầu, A Phủ đã tự khẳng định tính cách gan góc, một mình kiếm sống, học hỏi đủ thứ nghề: biết đúc lưỡi cày, cày giỏi và đi săn bò tót rất táo bạo. Khí lốn lên, A Phủ chẳng nhũng hiền lành, lao động giỏi mà còn có sức khỏe hơn người: công việc làm, hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng,

+ Vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, A Phủ vẫn sống một đời sống tâm hồn phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, yêu chính nghĩa, tự tin của tuổi trẻ: đang tuổi chai, trong ngậy Tết đến, dù chẳng cổ quần áo mới như trai làng khác, A Phủ chi cỏ độc một chiếc vòng trên cổ, A Phủ cũng cứ cùng trai làng đem sáo, kèn, con quay và của người Đao đi tìm người yêu ở các làng trong rừng. Vì vậy, A Phù đã trở thành niềm mơ ước của biết bao cô gái Mèo. 

+ Tính cách của A Phủ rất đặc biệt, gan góc, có ý thức phản kháng mỗi khi không chịu nổi điều gì, tiêu biểu là việc đánh lại A Sử con quan. Chính từ sự việc này, anh bị thống lý Pá Tra bắt về đánh đập tàn nhẫn và phải trả giá bằng cả cuộc đời làm nô lệ cho nhà thống lý. Là đứa con của núi rừng tự do mà A Phủ vẫn không sao thoát khỏi kiếp sống nô lệ. Bị đày đọa triền miên ở nhà thống lý Pá Tra khiến anh phải cam chịu kiếp sống bị khinh rẻ, bị ngược đãi và những công việc nặng nhọc, nguy hiểm như cày ruộng, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn ngựa quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò bãi, nương rừng nhưng vẫn cá tính gan góc và tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Anh bị thống lý trói đứng vào cột vì để hổ bắt mất một con bò. Nhưng với khát vọng sống mãnh liệt, bản chất gan góc, bất khuất sẵn có, anh không van xin, không cầu cứu, cũng không cam chịu chết mà tìm mọi cách tự giải thoát: Đêm đến, A Phủ cúi xuống nhay đứt hai đầu đây, nhích dần dây trói một bên tay và khi được Mị cứu, anh quật sức vùng chạy thoát. Cuộc giải thoát ấy chính là ý thức làm người, là tinh thần phản kháng của A Phủ.

+ Có cá tính mạnh mê như vậy nhưng vì sao A Phủ vẫn phải tập tễnh đi giết lợn phục dịch những kè vừa hành hạ mình? Vì sao anh vẫn phải nghe lời thống lý tự đi lấy cọc, đóng cọc, lấy dây để hắn hói mình? Vì sao một mình rong ruổi cùng đàn trâu, đản ngựa ngoài rừng mà không chạy trốn? Đó là vì thói quen cam chịu, cam phận của người nông dân trên các vùng núi cao, khi ánh sáng của Đảng chưa vươn tới. Họ sống như trong đêm tối không biết đường ra, không ai chỉ đường vạch lối. Để đến khỉ cái chết cận kề, họ mới biết dựa vào nhau để giành giật lấy sự sống. Tô Hoài rất biện chứng trong hai mặt đối lập của nhân vật và chỉ ra cho người đọc thấy đó là bước tìm đường, nhận đường của A Phủ để sau này sang Phiềng Sa gặp A Châu (con người của Đảng), anh được giác ngộ và sẵn sàng cầm súng trở thành du kích quay về giải phóng quê hương.

- Nhân vật Tnú:

+ Khác với nhân vật A Phủ, câu chuyện cuộc đời Tnú được mở ra từ chính câu chuyện về A Phú được khép lại. Tnú mồ côi nhưng được sống trong vòng tay yêu thương đùm bọc của dân làng Xô Man, được gần cán bộ cách mạng là anh Quyết. Cả buôn làng Xô Man đều là những người có lòng trung thành với cách mạng trong những thời điểm khốc liệt nhất, kẻ thù khủng bố gay gắt nhất, cả làng vẫn thay nhau đì nuôi giấu cán bộ, vẫn tin tưởng ở Đảng và cách mạng. Tnú có những điều kiện mà các nhân vật anh hùng miền sơn cước trước đó chưa có, hay chỉ có khi đã trải qua vô vàn đau khổ, gian truân. Vì thế, ở Tnú không còn là nhãn vật tìm đường, nhận đường nữa, anh đã có những điều kiện thuận lợi và phẩm chất mới mẻ, vượt xa so với A Phủ.

+ Tính cách của Tnú bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ, Tnú là con người gan góc, dũng cảm, mưu trí, táo bạo và đặc biệt trung thành với cách mạng. Từ nhô, Tnú đã tham gia tiếp tể, nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Học chữ thỉ Tnú hay quên nhưng đi rừng thì nó rất sáng dạ. Tnú xé rừng mà đi, lựa chỗ thác mạnh mà bơi. Khi bị giặc bắt, Tnú nuốt thư vào bụng, bị tra tấn Tnú nhất định không khai, giặc hỏi cộng sản ở đâu, Tnú chỉ tay vào bụng. Làm liên lạc, Tnú thông minh, nhanh nhẹn và dũng cảm, anh hội tụ đầy đủ phẩm chất của một chú bé liên lạc với quyết tâm lớn lên sẽ thay thế anh Quyết làm cách mạng. Tnú là hình ảnh của thiếu niên Việt Nam anh hùng, là hình ảnh của chú bé Lượm trong bài thơ của Tố Hữu, luôn hoàn thành tốt nghĩa phụ liên lạc, anh dũng. Đó là những đặc điểm cần thiết để tạo nên hình tượng người cách mạng Tnú trường thành có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng sau này.

+ Tnú là người yêu thương, gắn bó với buôn làng, là đứa con của làng Xô Man. Khi đi bộ đội về thăm làng một đêm, Tnú xúc động để cho vòi nước của làng mình giội lên khắp người như ngậy trước. Lòng anh trong như con suối, anh yêu làng, yêu nước, gan góc, dũng cảm, mưu trí, không sợ hy sinh, trung thành tuyệt đổi với cách mạng. Phẩm chất đẹp đẽ này đã được minh chứng qua thời gian và các sự kiện: Tnú cùng Mai đi tiếp tế cho cán bộ, làm giao liên rồi bị bắt, bị tra tấn và tù đày... Khỉ vượt ngục trở về, Tnú đã thành chàng trai hoàn hảo, rắn chắc, cao lớn, đẹp đẽ như cây xà nu cường tráng nhất khu rừng, như tráng sĩ Đăm Săn, Xinh Nhã thuở xưa, lãnh đạo dân làng kháng chiến.

+ Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc, anh sống rất nghĩa tình và luôn mang trong mình ba mối thù lớn: thừ của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng. Khi vượt ngục về làng, Tnú mang trong mình sức mạnh của lòng căm thù và ý chí của những năm tháng được rèn luyện trong từ rồi anh có gia đình và hạnh phúc với vợ con. Giặc về làng tra tấn vợ con anh. Tnú tận mắt chứng kiến cảnh kẻ thù đánh đập vợ con: Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai... Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập. Không nghe thấy tiếng thét của Mai nữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bột... Tnú quay lại... Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn. Anh bứt đứt hàng chục quả vả, mắt anh thành ngọn lửa, lửa căm thù bừng cháy dữ dội, ra xông vào giữa bọn giặc nhung chi với hai không, Tnú không thể cứu sống vợ con. Kẻ thù dùng nhựa xà nu đốt mười ngón tay Tnú hòng tiêu diệt ý chí của anh nhưng chúng không thể đốt được lòng dũng cảm và sự kiên cường Tnú không thèm, không thèm kêu van... . Bọn giặc tra tấn anh bằng chính khối nhựa của buôn làng, mười ngón tay Tnú thành mười ngọn đuốc căm thù, ngọn lửa kêu gọi đấu tranh cách mạng. Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú là điển hình cho con đường sống và đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại, phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng và cũng là con đường duy nhất.

Có thể bạn quan tâm: Rừng xà nu

c) Đánh giá:

+ Tnú - người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất thật đáng quý. Anh may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng núp và A Phủ, không còn phải sống kiếp tôi đời cam phận, cam chịu và được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống pháp của dân tộc. Nhưng:

                        “Lớp cha trước, lớp con sau

                Đã thành đồng chí chung câu quân hành.”

Tất cả các anh đều là những con người ưu tú của núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên trong các cuộc đấu tranh vệ quốc, mang trong mình chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam, mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp nối.

+ Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã rất thấu hiểu nỗi khổ của người dân miền núi, từ đó thấy được sự thức tỉnh, sự vùng dậy của họ, trước hết là thoát khỏi dây trói cửa cường quyền và thần quyền. Quá trình giác ngộ cách mạng của A Phủ tiêu biểu cho con đường đến với Đảng, đến với cách mạng của đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi Tây Bắc. Tô Hoải khi tái hiện bức tranh hiện thực với những nét bản chất của nó, không thể không miêu tả quá trình vận động mang tính quy luật của cuộc sống. Đây cũng là giá trị nhân đạo và tiến bộ của Vợ chồng A Phủ.

+ Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc họa được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên. Và qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, là lòng căm thù giặc sâu sắc, một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng.

3.    Kết bài:

-    Qua sự so sánh hai nhân vật A Phủ trong tác phẩm của Tô Hoài và Tnú trong tác phẩm của Nguyễn Trung Thành, thấy được sự khép lại câu chuyện của A Phủ là sự mở ra câu chuyện của Tnú. Từ đó thấy được sự vận động, phát triển của thế hệ sau toong cuộc kháng chiến mang đậm chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc so với thế hệ trước.

-     Khẳng định tài năng xây dựng hình tượng nhân vật sắc sảo, đậm giá trị nhân văn của Tô Hoài và Nguyễn Trung Thành. Chính tài năng nghệ thuật cũng như tấm lòng của nhà văn đã khiến cho nhân vật có sức sống trường tồn và hấp dẫn trong lòng độc giả.

Xem thêm >>> So sánh "Vợ chồng A Phủ" và "Vợ nhặt"

Mong rằng qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài và "Rừng xà nu" - Nguyễn Trung Thành sẽ giúp bạn mở rộng thêm phần nào kiến thức về mẫu đề văn liên hệ hình tượng nhân vật, kết - mở của từng tác phẩm văn học.

shoppe