Đề thi online - Tứ giác nội tiếp Có lời giải chi...
- Câu 1 : Cho tứ giác ABCD nội tiếp. Chọn câu sai:
A \(\widehat{BAD}+\widehat{BCD}={{180}^{0}}\)
B \(\widehat{ABD}=\widehat{ACD}\)
C \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}={{360}^{0}}\)
D \(\widehat{ADB}=\widehat{DAC}\)
- Câu 2 : Tứ giác ABCD nội tiếp có \(\widehat{A}={{115}^{0}};\widehat{B}={{75}^{0}};\widehat{C}=?;\widehat{D}=?\)
A \(\widehat{C}={{105}^{0}};\widehat{D}={{65}^{0}}\)
B \(\widehat{C}={{115}^{0}};\widehat{D}={{65}^{0}}\)
C \(\widehat{C}={{65}^{0}};\widehat{D}={{105}^{0}}\)
D \(\widehat{C}={{65}^{0}};\widehat{D}={{115}^{0}}\)
- Câu 3 : Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn có hai cạnh đối AB và CD cắt nhau tại M và \(\widehat{BAD}={{80}^{0}}\) thì \(\widehat{BCM}=?\)
A \({{110}^{0}}\)
B \({{30}^{0}}\)
C \({{80}^{0}}\)
D \({{55}^{0}}\)
- Câu 4 : Cho đường tròn (O) đường kính AB. Gọi H là điểm nằm giữa O và B. Kẻ dây CD vuông góc với AB tại H. Trên cung nhỏ AC lấy điểm E kẻ CK vuông góc AE tại K. Đường thẳng DE cắt CK tại F. Chọn câu đúng:
A AHCK là tứ giác nội tiếp.
B AHCK không nội tiếp đường tròn.
C \(\widehat{EAO}=\widehat{HCK}\)
D \(AH.AB=AD.BD.\)
- Câu 5 : Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH. Kẻ HE vuông góc với AB taị E. kẻ HF vuông góc với AC tại F. Chọn câu đúng:
A Tứ giác BEFC là tứ giác nội tiếp.
B Tứ giác Tứ giác BEFC không nội tiếp.
C Tứ giác AFHE là hình vuông.
D Tứ giác AFHE không nội tiếp.
- Câu 6 : Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O) qua A kẻ hai tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (B, C là tiếp điểm) . Chọn đáp án đúng:
A Tứ giác ABOC là hình thoi
B Tứ giác ABOC nội tiếp
C Tứ giác ABOC không nội tiếp
D Tứ giác ABOC là hình bình hành.
- Câu 7 : Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) . M là điểm thuộc cung nhỏ AC. Vẽ MH vuông góc với BC tại H, vẽ MI vuông góc với AC tại I. Chọn câu đúng:
A MIHC là hình chữ nhật
B MIHC là hình vuông.
C MIHC không là tứ giác nội tiếp.
D MIHC là tứ giác nội tiếp.
- Câu 8 : Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O) và \(\widehat{A}=\partial \ \ \left( 0<\partial <{{90}^{0}} \right)\). Gọi M là một điểm tùy ý trên cung nhỏ AC vẽ tia Bx vuông góc với AM cắt tia CM tại D Số đo góc \(\widehat{BDM}\) là:
A \(\widehat{AMD}=\frac{\partial }{2}\)
B \(\widehat{AMD}={{90}^{0}}+\frac{\partial }{2}\)
C \(\widehat{AMD}={{45}^{0}}+\partial \)
D \(\widehat{AMD}={{90}^{0}}-\frac{\partial }{2}\)
- Câu 9 : Cho tam giác ABC vuông tại A. Điểm E di động trên cạnh AB. Qua B vẽ một đường thẳng vuông góc cới CE tại D và cắt tia CA tại H. Biết \(\widehat{BCA}={{30}^{0}}\)Số đo \(\widehat{ADH}\)là:
A \({{30}^{0}}\)
B \({{150}^{0}}\)
C \({{60}^{0}}\)
D \({{90}^{0}}\)
- Câu 10 : Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O) . M là điểm chính giữa cung AB. Nối M với D, M với C cắt AB lần lượt ở E và P. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A Tứ giác PEDC nội tiếp.
B Tứ giác PEDC không nội tiếp.
C Tam giác MDC đều.
D Các câu trên đều sai.
- Câu 11 : Cho \(\Delta ABC\) vuông ở A. Trên cạnh AC lấy điểm M và vẽ đường tròn đường kính MC. Kẻ BM cắt đường tròn tại D. Đường thẳng DA cắt đường tròn tại S. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau:
A Tứ giác ABCD nội tiếp.
B \(\widehat{ABD}=\widehat{ACD}\)
C CA là phân giác của \(\widehat{SCB}.\)
D Tứ giác ABCS nội tiếp.
- Câu 12 : Cho đường tròn (O) đường kính AB. Gọi I là trung điểm của OA. Dây CD vuông góc với AB tại I. Lấy K tùy ý trên cung BC nhỏ, AK cắt CD tại H. Khẳng định đúng:
A Tứ giác BIHK nội tiếp.
B Tứ giác BIHK không nội tiếp.
C Tứ giác BIHK là hình chữ nhật.
D Các đáp án trên đều sai.
- Câu 13 : Cho tam giác ABC vuông tại A và điểm D nằm giữa A và B. Đường tròn đường kính BD cắt BC tại E. Các đường thẳng CD, AE lần lượt cắt đường tròn tại các điểm thứ hai là F và G. Khi đó, kết luận không đúng là:
A \(\Delta ABC\backsim \Delta EBD.\)
B Tứ giác ADEC là tứ giác nội tiếp.
C Tứ giác AFBC không là tứ giác nội tiếp.
D Các đường thẳng AC, DE và BF đồng quy.
- Câu 14 : Tứ giác ABCD nội tiếp (O) . Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I. Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác ABI. Tiếp tuyến của đường tròn này tại I cắt AD và BC lần lượt M và N. Chọn câu sai:
A MN // DC.
B Tứ giác ABNM nội tiếp.
C Tứ giác MICD nội tiếp.
D Tứ giác INCD là hình thang.
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn