Giải chi tiết bài tập Soạn văn 11

Loạt bài Soạn văn 11 được CungHocVui tổng hợp sắp xếp theo đúng trình tự chương trình học môn Ngữ văn 11. Các bài Soạn văn 11 được soạn 1 cách ngắn gọn nhưng vẫn rất chi tiết và đủ ý, bám sát câu hỏi trong sách giáo khoa Soạn văn 11. Hi vọng đây sẽ là cuốn Học tốt Ngữ văn 11, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập. 

Tuần 10 SGK Ngữ Văn lớp 11

Tuần 25 SGK Ngữ Văn lớp 11

Tuần 35 SGK Ngữ Văn lớp 11

Kinh nghiệm soạn văn 11 giúp đạt kết quả tốt nhất

Văn 11 là môn học được đánh giá là khó và nặng đối với học sinh lớp 11, đây cũng là môn quan trọng khi có trong đề thi ngữ văn vào lớp 10. Chính vì thế, học sinh cần dành nhiều thời gian cho môn học này để có thể học tập tốt. Cách đơn giản và mang lại hiệu quả học tập tốt nhất nhất chính là soạn văn 11 tại nhà.

Chia sẻ kinh nghiệm soạn văn 11 mang lại hiệu quả học tập tốt nhất

Chia sẻ kinh nghiệm soạn văn 11 mang lại kết quả học tập tốt nhất

A. Lý do nên soạn văn 11 tại nhà

I. Tại sao bạn cần học tốt môn ngữ văn 11?

Từ khi bắt đầu ngồi trên ghế nhà trường, môn học mà chúng ta được tiếp xúc đầu tiên chính là tiếng việt và toán. Mà sau này là ngữ văn và toán học. Đây là 2 môn học cơ bản nhưng cũng là quan trọng nhất mà bất cứ học sinh nào cũng cần phải học tập tốt.

Nếu như toán học giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy logic, tính toán thì ngữ văn giúp cho vốn từ của ta thêm đa dạng, cho ta biết về cuộc sống, cội nguồn, cho ta biết được sự nhân văn. Ngữ văn cũng như ngữ văn 11 là môn học quan trọng mà chúng ta cần phải học tập tốt. Đặc biệt khi chương trình lớp 11 sẽ được sử dụng trong đề thi tốt nghiệp.

Thế nhưng để học tốt văn là điều không dễ dàng. Nếu như toán học có các dạng bài, công thức sẵn thì văn học lại không theo bất cứ một công thức chung nào.

II. Tại sao soạn văn 11 trước tại nhà lại giúp học tập tốt hơn?

Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết giáo viên đều yêu cầu học sinh phải soạn bài trước khi đến lớp. Tại sao giáo viên lại yêu cầu như vậy? Vì việc soạn văn trước khi đến lớp mang đến rất nhiều lợi ích trong học tập cho học sinh và giảng dạy của giáo viên.

Soạn văn là việc học sinh chuẩn bị bài mới cho những buổi học sắp tới. Học sinh sẽ đọc và tìm hiểu về bài học, tác phẩm, tác giả. Trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa, sách bài tập và tìm kiếm thêm thông tin về tác phẩm đó.

1. Soạn văn 11 giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn

Soạn văn ở nhà giúp ghi nhớ kiến thức tốt hơn

Soạn văn ở nhà giúp ghi nhớ kiến thức tốt hơn

Không chỉ mang đến lợi ích cho học sinh mà việc soạn bài còn mang tới ý nghĩa cho cả giáo viên.

Soạn bài cũng như chuẩn bị bài trước khi đến lớp giúp học sinh hiểu hơn về bài học. Trong 45 phút, thay vì là trang giấy trắng chỉ ngồi nghe và tiếp nhận những kiến thức mà giảng viên đề cập tới thì học sinh hoàn toàn chủ động, đối chiếu những kiến thức đó với kiến thức sẵn có cửa mình.

Nếu có chỗ chưa hiểu hay phần giảng dạy khác với tìm hiểu của mình, học sinh hoàn toàn có kiến thức để thắc mắc với giáo viên. Điều này giúp học sinh có thể ghi nhớ kiến thức tốt và hiểu bài học sâu sắc hơn.

2. Soạn văn giúp lớp học trở nên sôi nổi hơn

Trong một tiết ngữ văn 11 dài 45 phút, không có giáo viên nào chỉ muốn giảng liên tục mà không có tương tác qua lại với học sinh. Cũng như học sinh nếu chỉ ngồi nghe thì cũng không thể tiếp thu được toàn bộ kiến thức. Chính vì thế, mà trong mỗi tiết học luôn cần có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.

Đây là nguyên nhân trong bài học, giáo viên luôn lồng ghép phần trả lời câu hỏi, bài tập nhóm. Nếu học sinh đã có soạn văn 11 từ trước thì sẽ tự tin giơ tay phát biểu bài, trả lời câu hỏi, giúp cho không khi lớp học trở nên sôi nổi, việc tiếp thu kiến thức tốt hơn.

B. Chia sẻ phương pháp soạn văn 11 hiệu quả 

I. Bật mí phương pháp soạn văn 11 hiệu quả nhất

1. Chuẩn bị tinh thần thoải mái, hứng khởi trước khi soạn văn

Cần chuẩn bị tinh thần hứng khởi khi soạn bài

Cần chuẩn bị tinh thần hứng khởi khi soạn bài

Đối với nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh thích toán 11, vật lý 11, hóa học 11 thì ngữ văn lớp 11 là môn học có phần nhàm chán hơn hẳn. Vì thế, chỉ sau thời gian vài phút là các bạn đã trở nên ngao ngán, buồn ngủ và có thể lập tức bỏ sang học môn khác hoặc làm những việc khác và bỏ dở việc soạn văn lại.

Để có thể soạn văn 11 hoàn chỉnh, có hiệu quả thì bạn cần chuẩn bị cho mình tinh thần thoải mái trước khi ngồi vào bàn học. Một tip nhỏ chính là bạn hãy tự tạo động lực, đề ra mục tiêu muốn đạt được ở môn học này. Từ đó sẽ dễ dàng tìm ra được sự hứng khởi và có thời gian lâu dài.

2. Đọc kĩ bài trước khi bắt đầu trả lời câu hỏi

Trong phần soạn văn 11 thì phần quan trọng, giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm chính là trả lời câu hỏi. Để có thể trả lời đúng thì bạn cần phải đọc kỹ càng tác phẩm, bài văn trước. Tuy là điều tất nhiên nhưng đây lại là điều thường bị các bạn học sinh bỏ qua.

Chỉ có đọc cẩn thận, kỹ càng tác phẩm bạn mới có thể hiểu được tác phẩm và chỉ như vậy bạn mới có thể ghi nhớ được lâu dài và mang đến kết quả học tập tốt hơn.

Một kinh nghiệm soạn văn 11 mà CungHocVui muốn chia sẻ với bạn chính là sử dụng sơ đồ để ghi nhớ các kiến thức tốt hơn. Phương pháp học tập, ghi nhớ bằng sơ đồ mang đến hiệu quả học tập chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ. Không chỉ giúp bạn ghi nhớ, hiểu bài hơn mà còn giúp bạn phát huy được khả năng sáng tạo, logic của bản thân.

3. Tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau

Cần tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để soạn bài tốt hơn

Cần tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để soạn bài tốt hơn

Văn học Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Chính vì thế, để học ngữ văn 11 thì không chỉ trong sách giáo khoa, sách bài tập văn 11, bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm các tài liệu, kiến thức bên ngoài. Tuy nhiên, việc tham khảo cần có chọn lọc để học hỏi được những điều bổ ích, đúng đắn.

Bạn có thể sử dụng văn mẫu 11, sách tham khảo tại các nhà sách. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể tìm kiếm thông tin, sách tham khảo trên internet. Web CungHocVui là nơi đồng hành cùng bạn, với kho tài liệu học tập đa dạng, đầy đủ. Các bài soạn bám sát nội dung SGK, SBT, đặc biệt với bài cảm nhận, tóm tắt sẽ giúp bạn học tập tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo các bài soạn văn lớp 11 nổi bật tại đây như: Soạn văn 11 tự tình, Soạn văn 11 vào phủ chúa Trịnh… cùng các bài văn khác. Đầy đủ các bài soạn văn, cảm nhận, tóm tắt các bài soạn văn 11 tập 1 và soạn văn 11 tập 2.

4. Kiểm tra cẩn thận lại một lượt bài soạn

Có một điều mà rất nhiều học sinh bỏ qua chính là đọc và kiểm tra lại bài soạn ngữ văn 11 của mình. Việc đọc lại sẽ giúp bạn phát hiện ra những chỗ chưa ổn, chỗ có nội dung chưa hợp lý, câu từ chưa mượt mà.

Không chỉ là kiểm tra giúp bài soạn được hoàn thiện nhất mà kiểm tra còn giúp bạn rèn luyện được tính cẩn thận.

5. Trao đổi cùng bạn bè về bài soạn

Đừng quên trao đổi bài tập với bạn bè

Đừng quên trao đổi bài tập với bạn bè

Không chỉ những môn khoa học, tính toán thì bạn mới có thể trao đổi với bạn bè. Mà đối với những môn xã hội và đặc biệt là ngữ văn 11, bạn hoàn toàn có thể trao đổi với bạn bè. Cũng giống như những môn học lớp 11 khác, bạn có thể trao đổi về những vấn đề chưa hiểu, những chỗ bạn có suy nghĩ khác với tài liệu tham khảo hay bài giảng của giáo viên. Càng trao đổi bạn sẽ càng hiểu bài học và ghi nhớ tốt hơn.

Không chỉ trao đổi với nhau về các vấn đề trong bài soạn, bài học. Bạn còn có thể trao đổi với bạn bè các bài cảm nhận, tóm tắt để xem câu từ đã được mượt mà, nội dung đã hợp lý hay chưa. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được tham khảo bài chuẩn bị của mọi người, từ đó rút ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để cố gắng trong thời gian tới.

II. Những nguyên tắc không được phạm phải khi soạn văn

Soạn văn là phần chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp nên không có quá nhiều yêu cầu với phần này. Nhưng vẫn có những nguyên tắc mà bạn cần cần tránh khi soạn văn.

Những nguyên tắc không được phạm phải khi soạn văn

Những nguyên tắc không được phạm phải khi soạn văn 

1. Bài soạn cần đẩy đù nội dung

Những bài soạn văn 11 siêu ngắn hiện được yêu thích hơn cả khi qua đó học sinh thể hiện được khả năng chắt lọc, tóm tắt của mình. Tuy nhiên, dù bài soạn có ngắn tới đâu thì cũng cần đảm bảo phải đúng cấu trúc và đầy đủ nội dung.

Thông thường, bài soạn thường gồm các phần: tác giả, tác phẩm, tóm tắt nội dung, trả lời câu hỏi sách giáo khoa ngữ văn 11 câu hỏi sách bài tập ngữ văn 11. Dù có tóm tắt ngắn gọn đến đâu thì bạn đừng bỏ qua bất cứ phần nào nhé.

2. Không được copy từ bất cứ nguồn nào

Việc sử dụng sách tham khảo, tài liệu luôn được khuyến khích khi học và soạn văn. Thế nhưng không có nghĩa là bạn sẽ copy những tài liệu này vào trong bài soạn của mình. Đúng như với tên gọi của mình, đây chỉ là những tài liệu dùng để tham khảo chứ bạn không được phép sao chép lại nó.

Trong các tài liệu này có rất nhiều ý tưởng mới mẻ mà bạn chỉ được phép tham khảo và triển khai lại theo ý hiểu của bản thân. Văn học vô cùng phong phú, đa dạng vì thế bạn đừng lo lắng việc bí ý tưởng, mà chính việc sao chép mới khiến bạn không thể sáng tạo được.

Để có thể thêm nhiều ý tưởng trong văn học thì không có cách nào ngoài việc bạn chăm chỉ đọc sách. Ngoài sách ngữ văn 11 tập 1, sách ngữ văn 11 tập 2 và sách bài tập, bạn có thể đọc thêm về các tác phẩm của các nhà văn, hay đọc lại toàn bộ tác phẩm, các phân tích, nhận định để có cái nhìn toàn thể.

Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích với bạn. Đừng quên tham khảo các tài liệu trên CungHocVui nhé!