Lý thuyết bảng tuần hoàn Hóa học bạn cần biết
Trong nghiên cứu giảng dạy và học tập môn hóa học thì việc nắm chắc được kiến thức về bảng tuần hoàn hóa học là điều cơ bản nhất mà bạn cần phải nắm chắc được. Nắm vững được bảng tuần hoàn hóa học thì bạn sẽ chẳng ngại ngần gì những bài tập hóa học khó nhằn nữa, bắt tay vào Cunghocvui tìm hiểu ngay nhé!
I) Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn
- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Theo hàng: Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
- Theo cột: Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau.
II) Ví trị nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Để xác định một hay một nhóm các nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta cần nắm được những kiến thức sau đây:
1) Ô nguyên tố
Ở ô nguyên tố cho ta biết: số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối trung bình, độ âm điện, cấu hình electron, số oxi hóa, tên nguyên tố, kí hiệu hóa học.
2) Chu kì
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Trong bảng tuần hoàn có 7 chu kì
3) Nhóm
Các nguyên tố được coi là một nhóm khi nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. Do đó chất tương tự nhau.
III) Tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
1) Kim loại
- Kim loại là là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương và các liên kết kim loại và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như cation trong đám mây các điện tử.
Có thể bạn quan tâm: Liên kết kim loại
Cấu tạo của nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại
- Trong bảng tuần hoàn 40 nguyên tố hóa học có số nguyên tử từ 21 đến 30, 39 đến 48, 57 đến 80 và 89 đến 112 được gọi là kim loại chuyển tiếp.
- Trong một chu kì tính kim loại giảm dần, ở đầu chu kì là kim loại mạnh.
- Trong một nhóm kim loại của các nguyên tố tăng dần, đầu nhóm là kim loại hoạt động mạnh.
2) Phi kim
- Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hidro, phi kim nằm bên phải bẳng tuần hoàn.
- Trong một chu kì tính phi kim tăng dần, ở cuối chu kì phi kim hoạt động mạnh.
- Cuối nhóm phi kim hoạt động mạnh.
IV) Ý nghĩa của bảng tuan hoàn hóa họ
- Khi ta biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố đó
- Và ngược lại khi ta biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó.
Có thể bạn quan tâm: Bài tập về ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
V) Luyện tập
Bài tập 1: Các nguyên tố trong bảng tuần hóa được sắp xếp theo nguyên tác nào?
A. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.
B. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C.Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
D. A, B và C
Đáp án
Chọn D
Bài tập 2: Chu kì là:
A. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
B. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
C. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtron tăng dần.
D. A và B
Đáp án:
Chọn C
Xem thêm >>> Bài tập SGK: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
Trên đây là bài viết Cunghocvui đã tổng hợp kiến thức lý thuyết về bảng tuần hoàn hóa học, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn trong quá trình học tập. Hãy để lại comment thắc mắc và những lời giải, bài tập hay nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3