Bài 49 trang 121 SGK Toán 6 tập 1
Đề bài
Gọi \(M\) và \(N\) là hai điểm nằm giữa hai mút của đoạn thẳng \(AB\),Biết rẳng \(AN=BM\). So sánh \(AM\) và \(BN\). Xét cả hai trường hợp (h.52)
Hướng dẫn giải
Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Lời giải chi tiết
Xét cả hai trường hợp sau:
a) Xét trường hợp điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(N\); Điểm \(N\) nằm giữa hai điểm \(B\) và \(M\).
Vì \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(N\) nên \(AN = AM + MN\)
Vì \(N \) nằm giữa hai điểm \(B\) và \(M\) nên \(BM = BN + MN\)
Theo đề bài: \(AN = BM\) nên AM + MN = BN + MN => AM = BN
(áp dụng tính chất: a + b = c + b => a = c )
Do đó: \(AM = BN\).
b) Xét trường hợp điểm \(N\) nằm giữa \(A\) và \(M\); điểm \(M\) nằm giữa \(B\) và \(N\).
- Vì \(N\) nằm giữa \(A\) và \(M\) nên \(AN + NM= AM\) (3)
- Vì \(M\) nằm giữa \(B\) và \(N\) nên \(BM + MN= BN\) (4)
Mà \(AN=BM\) (Đề bài) nên từ (3) và(4) suy ra
\(AN + NM=BM + MN\) hay \(AN=BM\)