Đề kiểm tra 1 tiết: Hệ phương trình bậc nhất hai ẩ...
- Câu 1 : Cho các cặp số sau (0;-1),\((\sqrt{3};2-\sqrt{3})\),\((1;\sqrt{3}-3)\),\((\sqrt{3}+1;1)\). Cặp số nào không là nghiệm của phương trình \((\sqrt{3}-1)x-y=1\)?
A (0;-1)
B \((\sqrt{3};2-\sqrt{3})\)
C \((1;\sqrt{3}-3)\)
D
\((\sqrt{3}+1;1)\)
- Câu 2 : Tìm giá trị của m để đường thẳng \((m-1)x+(m+1)y=2m+1\) đi qua điểm A(2;-3).
A m = -2
B m = 2
C m = 1
D m = -1
- Câu 3 : Tìm giá trị của a, b để hai hệ phương trình \(\left\{ \begin{align} & x-y=2 \\ & 3x+y=1 \\\end{align} \right.\) và \(\left\{ \begin{align} & ax-y=1 \\ & x+by=2 \\\end{align} \right.\) tương đương.
A \(a=-1;\,b=-3\)
B \(a=1;\,b=\frac{1}{3}\)
C \(a=\frac{1}{3};\,b=1\)
D \(a=\frac{-1}{3};\,b=-1\)
- Câu 4 : Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{align} & (a-2)x+5by=25 \\ & 2ax-(b-2)y=5 \\\end{align} \right.\). Tìm giá trị của a và b để hệ có nghiệm \((x;\,y)=(3;\,-1)\).
A \(a=2,\,b=-5\)
B \(a=-1,\,b=-4\)
C \(a=3,\,b=4\)
D \(a=-3,\,b=5\)
- Câu 5 : Tìm giá trị của a và b để đường thẳng (d1): \((3a-1)x+2by=56\) và đường thẳng (d2): \(0,5ax-(3b+2)y=3\) cắt nhau tại điểm M(2;-5).
A \(a=2,\,b=-3\)
B \(a=8,\,b=-1\)
C \(a=5,\,b=-1\)
D \(a=3,\,b=4\)
- Câu 6 : Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{align} & \sqrt{\frac{1-x}{2y+1}}+\sqrt{\frac{2y+1}{1-x}}=2 \\ & x-y=1 \\\end{align} \right.\) là:
A \(x=\frac{3}{4};\,y=\frac{-1}{3}\)
B \(x=\frac{-4}{3};\,y=\frac{1}{3}\)
C \(x=\frac{3}{4};\,y=\frac{1}{3}\)
D Vô nghiệm
- Câu 7 : Hệ phương trình \(\left\{ \begin{align} & 3\sqrt{4x+2y}-5\sqrt{2x-y}=2 \\ & 7\sqrt{4x+2y}+2\sqrt{2x-y}=32 \\\end{align} \right.\)có nghiệm là (x; y). Khi đó \(x+y=....\)
A 3
B 5
C 7
D 9
- Câu 8 : Hệ phương trình \(\left\{ \begin{align} & x+y=1 \\ & ax+2y=a \\ \end{align} \right.\) có vô số nghiệm khi :
A a = -4
B a = 0
C a = 2
D a = 8
- Câu 9 : Tìm hai số tự nhiên biết hiệu của chúng là 433 và số lớn chia số nhỏ được thương là 5 và dư 37.
A 532 và 99
B 555 và 122
C 603 và 170
D 628 và 195
- Câu 10 : Một đội thuỷ lợi theo kế hoạch phải sửa chữa một đoạn đê trong một thời gian quy định . Biết rằng nếu bớt đi 3 người thì đội phải kéo dài thêm 6 ngày, còn nếu thêm 2 người thì đội hoàn thành trước thời gian 2 ngày . Hỏi đội có bao nhiêu người và kế hoạch dự định là bao nhiêu ngày, nếu năng suất mỗi người như nhau.
A 6 công nhân; 12 ngày
B 8 công nhân; 10 ngày
C 9 công nhân; 8 ngày
D 12 công nhân; 7 ngày
- Câu 11 : Một ô tô đi quãng đường AB với vận tốc 50km/h, rồi đi tiếp quãng đường BC với vận tốc 45km/h . Biết tổng chiều dài quãng đường AB và BC là 165km và thời gian ô tô đi quãng đường AB ít hơn thời gian ô tô đi quãng đường BC là 30 phút. Thời gian ô tô đi quãng đường AB và BC lần lượt là:
A 1,5 giờ; 2,5 giờ
B 1,75 giờ; 2,5 giờ
C 1,25 giờ; 2,25 giờ
D 1,5 giờ; 2 giờ
- Câu 12 : Hai xí nghiệp sản xuất theo kế hoạch phải làm tổng cộng 360 dụng cụ . Nhờ sắp xếp hợp lí dây chuyền sản xuất nên xí nghiệp I đã vượt mức 12% kế hoạch, xí nghiệp II đã vượt mức 10% kế hoạch, do đó cả hai xí nghiệp đã làm được 400 dụng cụ. Số dụng cụ xí nghiệp xí nghiệp I và xí nghiệp II phải làm theo kế hoạch lần lượt là:
A 140 dụng cụ; 220 dụng cụ
B 150 dụng cụ; 210 dụng cụ
C 200 dụng cụ; 160 dụng cụ
D 212 dụng cụ; 148 dụng cụ
- Câu 13 : Một ca nô xuôi dòng sông dài 12km rồi ngược dòng quãng sông đó mất 2 giờ 30 phút . Nếu cũng trên quãng sông ấy ca nô xuôi dòng 4km rồi ngược dòng 8km thì hết 1 giờ 20 phút . Vận tốc riêng của ca nô và vận tốc của dòng nước lần lượt là:
A 12 km/h; 1km/h
B 11 km/h; 1,5 km/h
C 10 km/h; 2 km/h
D 15 km/h; 3km/h
- Câu 14 : Có hai loại sắt vụn , loại I chứa 5% niken, loại II chưa 40% niken . Hỏi cần bao nhiêu sắt vụn mỗi loại để được 140 tấn sắt chứa 30% niken.
A Loại I: 110 tấn; loại II: 30 tấn
B Loại I: 45 tấn; loại II: 95 tấn
C Loại I: 90 tấn; loại II: 50 tấn
D Loại I: 40 tấn; loại II: 100 tấn
- Câu 15 : Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng . Biết nếu tăng chiều rộng thêm 3m và giảm chiều dài đi 5m thì chiều dài vẫn hơn chiều rộng là 20m. Tính diện tích thửa ruộng.
A \(360{{m}^{2}}\)
B \(588{{m}^{2}}\)
C \(363{{m}^{2}}\)
D \(580{{m}^{2}}\)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn