lý thuyết và bài tập nâng cao
- Câu 1 : Chất nào sau đây ở dạng mạch hở trong phân tử có chứa nhóm –CHO?
A Saccarozo
B Xenlulozo
C Fructozo
D Mantozo
- Câu 2 : Chất nào sau đây còn được gọi là đường mạch nha
A Glucozo
B Mantozo
C Saccarozo
D Fructozo
- Câu 3 : Cho các tính chất sau:(1) Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được kết tủa Ag.(2) Hòa tan kết tủa Cu(OH)2/OH- tạo dung dịch màu xanh lam.(3) Tác dụng với Cu(OH)2/OH- khi đun nóng thu được kết tủa đỏ gạch.(4) Không làm mất màu dung dịch Br2.(5) Thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng thu được 2 loại monosaccarit.Số tính chất hóa học của mantozo là
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 4 : Cho các chất: glixerol, glucozo, ancol etylic, mantozo, saccarozo, axit axetic. Số chất có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 5 : Cho các phát biểu sau về gluxit:(1) Khác với glucozơ (chứa nhóm anđehit), fructozơ (chứa nhóm xeton) không cho phản ứng tráng bạc.(2) Phân tử saccarozơ gồm gốc α - glucozơ liên kết với gốc β - fructozơ nên cũng cho phản ứng bạc như glucozơ.(3) Tinh bột chứa nhiều nhóm –OH nên tan nhiều trong nước.Phát biểu nào không đúng?
A (1), (2), (3).
B (2), (3).
C (1).
D (1), (2).
- Câu 6 : Cho các cacbohiđrat: mantozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Có bao nhiêu chất trong dãy đã cho vừa có thể làm nhạt màu dung dịch nước brom, vừa có thể tham gia phản ứng tráng bạc?
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 7 : Cacbonhidrat Z tham gia chuyển hóa:Z \(\xrightarrow{Cu{{(OH)}_{2}}/O{{H}^{-}}}\) dung dịch xanh lam \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) kết tủa đỏ gạchVậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
A Saccarozơ
B Glucozơ
C Mantozơ
D Fructozơ
- Câu 8 : Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 25,92 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol O2. Giá trị của a là
A 1,24.
B 1,48.
C 1,68.
D 1,92.
- Câu 9 : Thủy phân 51,3 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là
A 58,82.
B 58,32.
C 32,40.
D 51,84.
- Câu 10 : Cho 34,2 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 0,216 gam Ag. Độ tinh khiết của saccarozơ trên là
A 1%.
B 99%.
C 90%.
D 10%.
- Câu 11 : Thủy phân a gam mantozơ trong môi trường axit, rồi trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương pháp thích hợp, tách thu được 71,28 gam hỗn hợp X gồm các cacbohiđrat. Chia X thành hai phần bằng nhau:- Phần một phản ứng với H2 dư thu được 29,12 gam sobitol.- Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag.Giá trị của a và m lần lượt là
A 54,72 và 34,56.
B 54,72 và 69,12.
C 68,4 và 38,88.
D 68,4 và 43,20.
- Câu 12 : Cho bột Fe vào dung dịch NaNO3 và H2SO4 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X (không chứa muối amoni), hỗn hợp khí Y gồm NO và H2 và chất rắn không tan. Trong dung dịch X chứa các muối:
A FeSO4, Na2SO4
B FeSO4, Fe2(SO4)3, NaNO3, Na2SO4
C FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4
D FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4, NaNO3
- Câu 13 : Cho hỗn hợp Mg, Al và Fe vào dung dịch AgNO3, đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp T chứa 3 chất rắn khác nhau. Vậy trong dung dịch Y chứa các cation:
A Mg2+, Al3+, Fe2+, Fe3+
B Mg2+, Al3+, Ag+, Fe3+
C Mg2+, Al3+, Fe2+, Fe3+, Ag+
D Mg2+, Fe3+, Ag+
- Câu 14 : Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:
A Mg, Fe, Cu
B MgO, Fe3O4, Cu
C MgO, Fe, Cu
D Mg, Al, Fe, Cu
- Câu 15 : Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:
A Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe
B Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu
C Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag
D Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag
- Câu 16 : Tiến hành bốn thí nghiệm sau:- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
A 2
B 1
C 4
D 3
- Câu 17 : Hỗn hợp khí X gồm clo và oxi. X phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối và oxit của hai kim loại. Tỉ lệ về thể tích giữa khí clo và oxi trong X tương ứng là:
A 1 : 1
B 4 : 5
C 3 : 5
D 5 : 4
- Câu 18 : Nung m gam hỗn hợp bột Fe và S trong bình kín không có không khí. Sau phản ứng đem phần chất rắn thu được hòa tan vào lượng dư dung dịch HCl được 3,8 gam chất rắn X không tan, dung dịch Y và 0,2 mol khí Z. Dẫn Z qua dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được 9,6 gam kết tủa đen. Giá trị của m là:
A 11,2
B 15,6
C 18,2
D 18,4
- Câu 19 : Nung nóng hỗn hợp 5,6 gam bột Fe với 4 gam bột S trong bình kín (không có không khí) một thời gian thu được hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, Fe và S dư. Cho X tan hết trong axit H2SO4 đặc nóng dư được V lít khí SO2. Giá trị của V là:
A 3,36
B 8,96
C 11,65
D 11,76
- Câu 20 : Cho 21,6 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và KHSO4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2 (tỉ khối của Y so với H2 là 13,6). Giá trị gần nhất của m là:
A 275
B 323
C 320
D 327
- Câu 21 : Hòa tan hoàn toàn 6,48 gam Mg bằng dung dịch X chứa NaNO3 và HCl vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam muối clorua và 3,584 lít hỗn hợp Z gồm 2 khí (có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với H2 là 13,25. Giá trị của m là:
A 34,96 gam
B 36,94 gam
C 39,64 gam
D 43,69 gam
- Câu 22 : Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Zn và 0,2 mol Mg vào 400 ml dung dịch chứa đồng thời Cu(NO3)2 1M và AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong lượng dư dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đltc). Giá trị của V là:
A 5,60
B 6,72
C 4,48
D 2,24
- Câu 23 : Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m1+ 16,68) gam muối khan. Giá trị của m là:
A 16,0 gam
B 12,0 gam
C 8,0 gam
D 4 gam
- Câu 24 : Trộn 3 oxit kim loại gồm FeO, CuO và MO (M là kim loại có số oxi hóa +2 trong hợp chất) theo tỉ lệ mol là 5 : 3 : 1 được hỗn hợp X. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 23,04 gam X nung nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hết Y cần 360 ml dung dịch HNO3 3M và thu V lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch chỉ chứa muối nitrat của kim loại. Giá trị của V gần nhất với:
A 5,52
B 5,65
C 5,74
D 6,05
- Câu 25 : Cho 11,04 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 150 ml dung dịch chứa AgNO3 a mol/lít và Cu(NO3)2 2a mol/lít, khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 7,56 lít khí SO2 (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Cho Z tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 10,8 gam hỗn hợp rắn E. Giá trị của a là:
A 0,4
B 0.5
C 0,6
D 0,7
- Câu 26 : Điện phân 200 ml dung dịch R(NO3)2 (R là kim loại chưa biết có hóa trị 2 và 3, không tác dụng với nước) với dòng điện một chiều cường độ 1A trong thời gian 32 phút 10 giây thì vừa điện phân hết R2+, ngừng điện phân và để yên dung dịch một thời gian thì thu được 0,28 gam kim loại. Khối lượng dung dịch giảm là (biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5)
A 0,31 gam
B 0,72 gam
C 0,59 gam
D 0,44 gam
- Câu 27 : Tiến hành điện phân (với điện cực trơ có vách ngăn) một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho đến khi nước bắt đầu điện phân ở hai điện cực thì dừng lại, lúc đó ở anot thu được 0,448 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,68 gam Al2O3. Giá trị lớn nhất của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 4,5
B 5,0
C 5,5
D 6,0
- Câu 28 : Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,25 mol Cu(NO3)2 và 0,18 mol NaCl bằng điện cực trơ. màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi tới khi dung dịch giảm 21,75 gam thì dừng điện phân. Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,75m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
A 18,88 gam.
B 19,33 gam.
C 19,60 gam.
D 18,66 gam.
- Câu 29 : Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 88,12 gam muối sunfat và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 60
B 50
C 55
D 45
- Câu 30 : Hỗn hợp M gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% khối lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam M nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn N và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ N trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối (không có muối NH4NO3 sinh ra) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16,75. Giá trị của m gần nhất với:
A 81
B 96
C 118
D 140
- Câu 31 : Cho 23,475 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại K và Ba tác dụng với dung dịch AlCl3 dư thu được 9,75 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của kim loại K trong X?
A 12,46%
B 87,54%
C 14,34%
D 85,66%
- Câu 32 : Hòa tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH dư, thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 dư vào dung dịch X, kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là:
A 0,55
B 0,60
C 0,40
D 0,45
- Câu 33 : Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết vào nước dư thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch A. Thêm 0,2 mol Al2(SO4)3 vào dung dịch A thì thu được 0,3 mol Al(OH)3. Tính V?
A 10,08 lít
B 14,56 lít
C 10,08 lít hoặc 14,56 lít
D 14,56 lít hoặc 16,80 lít
- Câu 34 : Cho m gam hỗn hợp B gồm CuO, Na2O, Al2O3 hòa tan hết vào nước thu được 400 ml dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M và chất rắn G chỉ gồm một chất. Lọc tách G, cho luồng khí H2 đi qua G nung nóng thu được chất rắn F. Hòa tan hết F trong dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ khối so với oxi bằng 1,0625. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m?
A 18 g
B 26 g
C 34,8 g
D 18,4 g
- Câu 35 : Cho 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 0,5M và NaAlO2 1,5M. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 0,5M vào dung dịch X cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần, thu được kết tủa Y. Đem nung kết tủa Y này đến khối lượng không đổi thu được 24,32 gam chất rắn Z. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M đã dùng là:
A 1,1 lít
B 0,67 lít
C 0,55 lít
D 1,34 lít
- Câu 36 : Hỗn hợp A gồm Na và Al hòa tan hết trong lượng nước dư thu được a mol H2 và còn lại dung dịch B gồm NaAlO2 và NaOH dư. B tác dụng với lượng tối đa dung dịch HCl chứa b mol HCl. Tỉ số a/b có giá trị là?
A 1:4
B 1:2
C 1:3
D 1:1
- Câu 37 : Hòa tan hết 4,35 gam hỗn hợp gồm Al và hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp vào nước dư thu được dung dịch X và 3,92 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X đến khi khối lượng kết tủa lớn nhất thì thu được 3,9 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trong hỗn hợp ban đầu là
A K, Rb.
B Na, K.
C Li, Na.
D Rb, Cs.
- Câu 38 : Hỗn hợp P gồm 2 kim loại là kim loại kiềm M và Al. Hòa tan hoàn toàn 1,69 gam hỗn hợp P vào nước thu được dung dịch Q và 1,232 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Q thu được 2,84 gam chất rắn. Kim loại M là?
A Na
B K
C Li
D Rb
- Câu 39 : Cho m gam Na vào 100 ml dung dịch AlCl3 2M, sau các phản ứng thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A 6,9 gam
B 16,1 gam
C 10,8 hoặc 6,9 gam
D 6,9 hoặc 16,1 gam
- Câu 40 : Hỗn hợp X gồm K, Ca và Al- Nếu cho m gam hỗn hợp X vào nước dư chỉ thu được dung dịch X và 11,2 lít khí H2 ở đktc.- Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch Y và H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 72,8 gam muối khan.Giá trị của m là:
A 36,5 gam
B 27,05 gam
C 24,8 gam
D 31,6 gam
- Câu 41 : Cho m gam K vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và AlCl3 0,4M thu được (m-6,24) g kết tủa, dung dịch X và khí H2. m có giá trị là:
A 14,04 g
B 10,92 g
C 13 g
D 10,92 g hoặc 13 g
- Câu 42 : Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Ca, Al4C3 và CaC2 vào nước dư, thấy thoát ra hỗn hợp khí, đồng thời thu được 3,12 gam kết tủa và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Đun nóng toàn bộ X có mặt Ni làm xúc tác, đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y chỉ chứa 2 hiđrocacbon có thể tích là 8,064 lít (đktc). Giá trị của m là:
A 21,54 gam
B 24,12 gam
C 22,86 gam
D 23,04 gam
- Câu 43 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 vào 700 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và 5,04 lít khí H2. Thêm 0,3 lít hoặc V lít dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y thu được kết tủa có khối lượng (m-12,75) gam. Giá trị của V là?
A 1,9 lít
B 2,1 lít
C 2,3 lít
D 2,4 lít
- Câu 44 : Hòa tan hết 9,9 gam chất rắn X gồm Al, Al2O3 và Al(OH)3 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được 3,584 lít (đktc) hỗn hợp NO, NO2 có tỉ khối so với H2 là 18 (không còn là sản phẩm khử khác) và dung dịch Y. Thêm 390 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thấy xuất hiện 14,04 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Al2O3 trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A 14,00%
B 60,00%
C 50,00%
D 30,00%
- Câu 45 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm K, Ba, Na, Al vào nước thu được dung dịch X và 8,512 lít H2. Cho X phản ứng với 200 ml dung dịch H2SO4 1,25M và HCl 1M thu được 24,86 gam kết tủa và dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và sunfat trung hòa. Cô cạn Y được 30,08 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Ba trong hỗn hợp đầu là?
A 44,16%
B 60,04%
C 35,25%
D 48,15%
- Câu 46 : Cho 23,34 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 và Al(NO3)3 (trong đó oxi chiếm 34,961% về khối lượng) vào dung dịch chứa 1,58 mol NaHSO4 và 0,04 mol NaNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 0,18 mol hỗn hợp khí Z gồm N2O; N2 và H2. Để tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 2,04 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của N2 có trong hỗn hợp khí Z là:
A 22,875%
B 21,875%
C 23,875%
D 20,875%
- Câu 47 : Hỗn hợp E có khối lượng 17,75 gam gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Hòa tan hoàn toàn E vào nước thu được dung dịch F trong suốt và hỗn hợp khí G. Đốt cháy toàn bộ G thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 10,35 gam H2O. Thêm 500 ml dung dịch HCl 1M vào F thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A 15,6
B 16,9
C 13,0
D 11,7
- Câu 48 : Hòa tan hoàn toàn (m+9,8) gam hỗn hợp X gồm Ca, Na2O và Al4C3 vào nước dư, sau phản ứng chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z. Cho từ từ 950 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y, khi phản ứng kết thúc, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 7,65 gam chất rắn. Mặt khác, cần dùng 0,56m gam khí oxi để đốt cháy hoàn toàn Z, khi phân tích sản phẩm cháy thấy tỉ lệ khối của CO2 và H2O tương ứng là 11:12. Phần trăm khối lượng của Al4C3 trong X gần nhất với?
A 24%
B 25%
C 26%
D 27%
- Câu 49 : Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 45,45 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 60 gam kết tủa, đồng thời khối lượng bình tăng thêm 54,75 gam. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, khi hết V lít hoặc 2V lít thì đều thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 44,46.
B 39,78.
C 46,80.
D 42,12.
- Câu 50 : Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M. Lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được 0,75m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của NO3-). Giá trị m và V lần lượt là
A 5,44 và 0,896.
B 9,13 và 2,24.
C 5,44 và 0,448.
D 3,84 và 0,448.
- Câu 51 : Cho các phát biểu sau:(a) Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó có từ 0,01-2% khối lượng cacbon.(b) Bột nhôm trộn với bột Fe2O3 dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.(c) Phèn chua và thạch cao sống có công thức hóa học lần lượt là KAl(SO4)2.12H2O và CaSO4.2H2O.(d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.(e) Dung dịch Na2CO3, Na3PO4 làm mềm được nước cứng.(g) Miếng gang để trong không khí ẩm xảy ra ăn mòn điện hóa.Số phát biểu đúng là
A 5
B 4
C 3
D 6
- Câu 52 : Cho hỗn hợp gồm 7,2 gam Mg và 10,2 gam Al2O3 tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,448 lít khí N2 duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Khối lượng muối tan trong dung dịch Y là
A 87 gam.
B 88 gam.
C 48,4 gam.
D 91 gam.
- Câu 53 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Nhiệt phân AgNO3(b) Nung FeS2 trong không khí(c) Nhiệt phân KNO3(d) Nhiệt phân Cu(NO3)2(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 dư(h) Điện phân dung dịch CuCl2(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư)Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A 2
B 4
C 5
D 3
- Câu 54 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư(b) Sục khí Cl2 và dung dịch FeCl2(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư(e) Nhiệt phân AgNO3(f) Điện phân nóng chảy Al2O3Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A 3
B 5
C 2
D 4
- Câu 55 : Cho 4,68 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 0,1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch Y và một phần chất rắn không tan. Thêm dung dịch AgNO3 đến dư vào bình phản ứng, thu được kết tủa Z. Biết rằng sản phẩm khử của N+5 là khí NO, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kết tủa Z là
A 18,785 gam.
B 17,350 gam.
C 18,160 gam.
D 7,985 gam.
- Câu 56 : Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 nồng độ x%, thu được sản phẩm gồm 1,568 lít (ở đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 9,76 gam chất rắn. Giá trị của x là
A 46,2
B 44,2
C 47,2
D 46,6
- Câu 57 : Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 bằng cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X. Cho 22,4 gam bột Fe vào dung dịch X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thu được 34,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của t là
A 1,40
B 1,00
C 1,20
D 1,25
- Câu 58 : Cho 11,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, CuO vào dung dịch HCl, thu được chất rắn Y (chỉ chứa một kim loại), dung dịch Z (chỉ chứa muối) và 448 ml H2 (đktc). Cho lượng Y này phản ứng với dung dịch HNO3 (dư) đậm đặc, nung nóng, thu được 896 ml khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho dung dịch Z trên vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 53,14 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của CuO trong X là
A 2,40 gam.
B 4,80 gam.
C 3,20 gam.
D 4,00 gam.
- Câu 59 : Cho hỗn hợp X chứa 18,6 gam gồm Fe, Al, Mg, FeO, Fe3O4 và CuO. Hòa tan hết trong dung dịch HNO3 dư thấy có 0,98 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 68,88 gam muối và 2,24 lít (đktc) khí NO duy nhất. Mặt khác, từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị của m là
A 14,76.
B 16,2.
C 13,8.
D 15,40.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein