Bài 20. Sự nở vì nhiệt của chất khí - Vật lý lớp 6

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 20. Sự nở vì nhiệt của chất khí được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Giải bài 20.9 Trang 64 - Sách bài tập Vật lí 6

Chọn A. Dịch chuyển sang phải.

Giải câu 1 Trang 62 - Sách giáo khoa Vật lí 6

Khi bàn tay áp vào bình cầu, có hiện tượng: giọt nước màu di chuyển lên phía trên ống thủy tinh. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích của không khí đã tăng lên khi nóng lên.

Giải câu 2 Trang 62- Sách giáo khoa Vật lí 6

Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, có hiện tượng: giọt nước màu di chuyển xuống phía dưới ống thủy tinh. Hiện tượng đó chứng tỏ thể tích không khí trong bình đã giảm đi khi lạnh đi.

Giải câu 3 Trang 63- Sách giáo khoa Vật lí 6

     Thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi áp tay nóng vào bình vì nhiệt độ của tay cao hơn so với nhiệt độ của bình làm cho bình nóng lên và không khí trong bình cũng nóng lên và nở ra.

Giải câu 4 Trang 63- Sách giáo khoa Vật lí 6

     Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, làm nhiệt độ của bình và không khí trong bình cũng hạ xuống nên co lại.

Giải câu 5 Trang 63 - Sách giáo khoa Vật lí 6

     Nhận xét: với cùng một thể tích như nhau, khi được làm tăng nhiệt độ như nhau thì chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.      Chất lỏng nở vì nhiệt ít hơn chất khí nhưng nhiều hơn chất rắn.      Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Giải câu 6 Trang 63- Sách giáo khoa Vật lí 6

Từ thích hợp để điền vào chỗ trống: a Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên. b Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi. c Chất rắn nở ra vì nhiệt ít nhất, chất khí nở ra vì nhiệt nhiều nhất.

Giải câu 7 Trang 63- Sách giáo khoa Vật lí 6

     Khi cho quả bóng bàn bị bẹp không bị nứt vào nước nóng, không khí bên trong quả bóng bị nóng lên và nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.

Giải câu 8 Trang 63- Sách giáo khoa Vật lí 6

     Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:                d=dfrac{10.m}{V}      Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không thay đổi nhưng thể tích V tăng do đó d giảm. Vì vậy, trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh: không khí nóng nhẹ

Giải câu 9 Trang 64 - Sách giáo khoa Vật lí 6

Dựa vào mực nước trong ống thủy tinh, người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh. Khi thời tiết nhiệt độ bên ngoài tăng, không khí trong bình cầu cũng nóng lên và nở ra đẩy mực nước C trong ống hạ xuống. Khi thời tiết lạnh đi, nhiệt độ bên ngoài hạ xuống không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 20. Sự nở vì nhiệt của chất khí - Vật lý lớp 6 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!