Đăng ký

Đề tự luận 18: Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc

I) Đề bài

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm); Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Nguyễn Khoa Điềm và về đoạn trích “Đất Nước” từ tác phẩm “Mặt đường khát vọng” của ông.
Câu 2 (3,0 điểm): Bình luận câu khẩu hiệu “Tự do hay là chết” được đưa ra trong Cách mạng Cu-ba 1959

2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc cáu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Bình giảng vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Trong tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện khá đặc biệt. Hãy phân tích tình huống truyện đặc biệt ấy.

II) Gợi ý 

Câu 1:
1.    Nguyễn Khoa Điềm, vừa là nhà hoạt động chính trị vừa là nhà thơ thuộc thế hệ lớn lên và trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ông sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm xã Phong Hòa huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế. Được học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc từ 1955, ông tốt nghiệp Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964 và trở về miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên Huế. Sau thắng lợi 1975, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở đây. Ông là Tổng thư kí Hội Nhà Văn khoá V, là Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá trung ương. Hiện nay, ông đã nghỉ hưu tại Huế.
2.    Ổng sáng tác chủ yếu là thơ. Là nhà thơ thuộc thế hệ chống Mĩ cứu nước, ông kết hợp được trong sáng tạo nghệ thuật của mình cảm xúc yêu nước nồng nàn và những suy ngẫm của người trí thức trước vận mệnh của đất nước trong thời điểm gay go ác liệt nhất. Óng được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho sáng tác Ngôi nhà có ngọn lửa ấm và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2000. Tác phẩm chính gồm: Cửa thép (kí - 1972), Đất ngoại ô (Thơ - 1973), Mật đường khát vọng (trường ca - 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (Thơ - 1986) và Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn - 1990).
3.    Trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác trong thời kì tác giả sống và làm việc tại chiến khu Trị - Thiên từ 1971 và được xuất bản năm 1974 với nội dung nói về sự thức tỉnh của tầng lớp thanh niên đô thị vùng tạm chiếm trước bước ngoặt lịch sử của dân tộc, trong cuộc đối đầu giữa chính nghĩa và phi nghĩa để giành độc lập hoà bình cho Tổ quốc, cho dân tộc, về sứ mệnh của lớp người trẻ tuổi đối với đất nước. Đoạn trích Đất nước trong SGK thuộc chương V của trường ca này, với cảm hứng chủ đạo là đất nước của nhân dân, là đoạn tiêu biểu của Mặt đường khát vọng. 
4.    Đoạn trích Đất nước mang lại cái nhìn mới mẻ về đất nước, một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam, mà qua đó đất nước hiện ra với vẻ đẹp nhiều chiều từ lịch sử, văn hoá, địa lí.. Đê từ đó, tác giả khái quát đất nước là kết tinh của quá trình đấu tranh lâu dài của dân tộc, là sự hội tụ của khát vọng và chính nhân dân là người làm nên đất nước, “Đất nước là của nhân dân”.

Có thể bạn quan tâm: Vẻ đẹp của đất nước qua cái nhìn của Nguyễn Thi và Nguyễn Khoa Điềm

Câu 2:
Thực ra câu khẩu hiệu này cũng là câu nói cửa miệng của nhiều dân tộc khác trong cuộc đấu tranh chống lại ách nô dịch, chống lại ách xâm lược của các thế lực ngoại hang. Câu nói đó thể hiện tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh một mất một còn để giành lại độc lập tự do. Từ đấy, nói đến dân tộc là phải nói đến tự do, tức là nói đến quyền được tự chủ quyết định số mệnh của dân tộc ây, quyền được lựa chọn con đường đi riêng cho mình. Câu nói này cũng cho thấy khí phách dân tộc, nó gắn liền với một thời kì hào hùng vinh quang của đất nước của dân tộc. Tự do trở thành khát vọng sống của dân tộc, do đó đấu tranh giành tự do, nếu cần thì hi sinh cả tính mạng, hi sinh tài sản, mang hào khí anh hùng ca, mang tính cộng đồng và nó thức tỉnh được lương tâm dân tộc. Từ đó sẽ xuất hiện nhiều tấm gương hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc và cái chết đó trở thành niềm tự hào thôi thúc cổ vũ cho cuộc đấu tranh chống bạo quyền.

Câu 3a:
a)    Mở bài: Giới thiệu qua về tác giả tác phẩm. Giới thiệu hai đoạn thơ tạo nên hai bức tranh đặc sắc của bài thơ.
b)    Thân bài:
+ Phong cảnh bốn mùa của núi rừng Việt Bắc với những nét đặc trưng riêng của mỗi mùa: mùa xuân với “mơ nở trắng rừng”, mùa hè đang bước sang thu với “rừng phách đổ vàng”... được Tô Hữu tái hiện rất thành công trong bài thơ này, tạo thành một bộ tranh tứ bình độc đáo về cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc. Màu nền của các bức tranh ấy là màu xanh tĩnh lặng của núi rừng Việt Bắc, máu xanh gợi nên sự thanh bình, yên ả. Trên nền xanh ấy là sự chuyển hoá của cỏ cây hoa lá theo thời tiết đặc trưng của bốn mùa. Mỗi mùa một vẻ không trùng lặp mà lại gây được ấn tượng sâu sắc bởi các sắc màu đặc trưng cho các mùa ấy. Cảnh sắc được nhìn ngắm không phải với thái độ bàng quan vô tình mà bằng tất cả tấm lòng tri ân của người cán bộ cách mạng được nhân dân đùm bọc chở che trong những tháng ngày chiến đấu gay go ác liệt. Những người dân ấy là những con người bình dị được tái hiện qua những nét chấm phá với các hình ảnh và âm thanh như “dao gài thắt lưng”, “chuốt từng sợi giang”, tiếng hát ân tình thủy chung”, qua đó cho thấy cuộc sống lao động, sinh hoạt thường ngày của họ. Trong bộ tứ bình này còn có sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh hết sức nhuần nhuyễn khiến cho cảnh sắc thiên nhiên đã đẹp càng đẹp thêm ra, tình người đôn hậu được nhân mạnh qua đó hiện ra một không khí đầm ấm, yên vui gắn liền với khát vọng được sống trong hòa bình, yên ổn của con người nơi đây. Tô Hữu, qua bài thơ này, đã tái hiện rất thành công quan hệ gắn bó giữa cảnh và tình tạo nên cảnh trong tình, tình trong cảnh khiến cho bức tranh thiên nhiên Việt Bắc trở nên có hồn, có vẻ đẹp riêng, đặc biệt là tình cảm mà người dân miền núi chân chất hồn hậu, chịu thương chịu khó sống nặng nghĩa nặng tình, một lòng chở che và thuý chung vdi cách mạng, sẵn sàng hi sinh vì cách mạng.
4- Việt Bắc không chỉ đẹp bởi sơn thuỷ hữu tình mà còn đẹp ở vẻ đẹp xuất trận, vẻ đẹp của sự giác ngộ cách mạng khi mà người dân hiếu được rằng muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc thì phải cầm súng đứng lên đánh giặc giữ làng, phải góp sức cùng cả nước tạo thành một mặt trận tấn công quân thù. Vì thế, Việt Bắc không chỉ là cán cứ địa, là trung tâm đầu não của cách mạng mà Việt Bắc còn là nơi tập trung và huy động nhân tài vật lực để tạo ra sức mạnh chiến đấu và giành chiến thắng của cách mạng Việt Nam. An sau bức tranh thiên nhiên với màu xanh êm đềm, tĩnh lặng ấy là các hoạt động sôi nổi không ngừng của các đội quân cách mạng. Bước tiến của cách mạng càng trở nên nhanh hơn, gấp gáp hơn khi màn đêm buông xuống. Khi đó, trên các nẻo đường Việt Bắc lại vang lên nhịp bước hành quân của những người ra trận và được tác giả miêu tả với khí thế hùng tráng mang âm hưởng sử thi “đêm đêm rầm rập như là đất rung”. Khí thế “tất cả hành quân cả nước lên đường” tạo nên nhịp vận động khẩn trương của cách mạng để tạo và giành thời cơ chiến thắng được thể hiện qua hình ảnh “quân đi điệp điệp trùng trùng”. Đoàn quân ấy mang trong mình khí thế xung thiên được điểm tô bằng nét vẽ đặc biệt rất Việt Nam song cũng rất tráng lệ với “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Sức mạnh của cách mạng Việt Nam là sức mạnh tổng hợp, cả nước đồng lòng toàn dân góp sức vì thế, bên cạnh đội quân xung kích là đội quân hậu cần đông đảo hiện lên một cách hào hùng: “Dân công đỏ đuốc từng đoàn! Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”. Cả Việt Bắc hướng tới mục tiêu “tất cả cho tiền tuyến. Tất cả để chiến thắng’', tất cả các vật tư phương tiện đều được huy động ở mức tối đa đảm bảo cho thắng lợi cuối cùng. Vì thế, sự xuất hiện của các phương tiện kĩ thuật ở đây: “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày! Đèn pha bật sáng như ngày mai lẻn” một mặt cho thấy sự lớn mạnh của các mạng, mặt khác cũng gợi nên không khí lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi. Bức tranh Việt Bắc ra quân, Việt Bắc xuất trận tái hiện được khí thế oai hùng của đoàn quân chiến thắng, của sự trưởng thành vượt bậc của cách mạng. Bức tranh đó thấm đẫm màu sắc sử thi nhờ đó tạo nên tính chất kì vĩ vô song, thể hiện niềm sung sướng tột độ của vào thắng lợi cuối cùng. Tính chất lạc quan còn được thể hiện qua tính chất đã ra quân là chiến thắng với sự khẳng định “Tin vui chiến thắng trăm miền”, niềm vui chiến thắng vang lên khắp mọi miền, chiến thắng từ mọi chiến trường, từ Nam ra Bắc, từ Tây sang Đông, từ đồng bằng đến miền núi, từ miền ngược xuống miền xuôi, Cá Việt Bắc tràn ngập trong niềm vui chiến thắng. Trong vị thế là cán cứ địa của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, Việt Bắc trở thành tâm điểm của niềm vui và nơi tạo dựng niềm vui, tạo nên niềm vui Việt Nam bất tận. Tâm điểm của bức tranh Việt Bắc ra trận là các cuộc hành quân, xuất quân đánh trận. Khí thế tiến công, khí thế chiến thắng áp đảo của một dân tộc đang quyết tâm giải phóng và giữ vững độc lập, tự do được tái hiện qua hình ảnh của các đoàn qu in với khí thế bừng bừng, đang nhịp bước trên các nẻo đường Việt Bắc để hướng tới mặt trận. Sự đan kết, phối hợp của các sắc màu cũng góp phần tạo nên cảnh sác sử thi của cuộc hành quân ra trận ấy. Màu đỏ của đuốc lửa dân công, màu sáng của ánh đền của các phương tiện cơ giới gắn kết với âm thanh của nhịp bước quân hành, tạo nên khí thế xông trận không gì cản phá nổi, tạo ra vẻ đẹp kì vĩ của bức tranh Việt Bắc ra trận.
+ Qua hai bức tranh mà Tố Hữu miêu tả, Việt Bắc toát lên vẻ đẹp phi thường, vẻ đẹp được cảm nhận từ cảm hứng lãng mạn cách mạng, từ niềm tin tất thắng: vẻ đẹp của núi rừng, vẻ đẹp của sự trưởng thành của cách mạng, vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp của khí thế xung trận. Cảm hứng làm nền tạo ra hai bức tranh này là tình cảm gắn bó keo sơn với cách mạng của người dân Việt Bắc, là sự chung thuỷ trước sau như một, được tái hiện qua những ấn tượng ngập tràn cảm xúc chân thành, những kỉ niệm đơn sơ nhưng lại rất thiêng liêng, không thể nào quên của những người cán bộ cách mạng đã từng hoạt động ở chiến khu Việt Bắc. Các gam màu đặc trưng dược tác giả sử dụng để tạo hình tạo cảnh, cúng như âm điệu trữ tình tha thiết của thể thơ lục bát mang đậm âm hưởng ca dao dân ca đã tạo nên thành công, tạo nên vẻ đẹp của bài thơ và để lại những rung động sâu sắc trong tâm trí người đọc.  m điệu của câu thơ lục bát qua tính nhạc của nó càng làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên trong trẻo, du dương, tạo nên nền nhạc cảnh hài hoà giữa thiên nhiên và con người.
+ Nếu trong bức tranh thiên nhiên Việt Bắc, cảnh và tình hoà quyện với nhau thì trong bức tranh Việt Bắc ra trận thi cảm hứng ra trận là cảm hứng trung tâm, gắn liền với niềm tự hào dân tộc, niềm vui trước sự lớn mạnh của cách mạng. Cảm hứng đó tạo nên không khí hào hùng, khí thế hoành tráng của sức mạnh toàn dân đánh giặc, toàn diện kháng chiến và được thể hiện qua hình ảnh ra trận, xuất quân của các đoàn quân trên khắp mọi nẻo đường Việt Bắc, Cụm từ “của ta”gợi ra cảm giác tự hào là chủ nhân và vai trò chủ nhân tạo nên tính chất chủ động gắn với âm thanh “rầm rập” rung chuyển đất trời, khiến cho mặt đất cũng rung chuyển và được gợi ra bằng hình ảnh “đất rung". Cuộc xuất quân ra trận của Việt Bắc mang tính chất tập thể thể hiện sự đoàn kết nhất với hình ảnh “quân đi điệp điệp trùng trùng”, với “ánh sao đầu súng với những chiếc mũ nan bình dì. Tất cả tạo ra hình ảnh sống động đầy khí thế tiến công. Kết hợp với đoàn quân tiên phong là đoàn quân hậu cần, được miêu tả qua những hình ảnh cùng rết kì vĩ: “đỏ đuốc từng đoàn” tạo ra hình ảnh tiếp theo “muôn tàn lửa bay” thành bức tranh đầy sắc màu kì ảo, mang dấu ấn của cách nói, cách diễn tả kiểu thần thoại như “bước chân nát đá”. Cảm hứng tự hào cho thấy niềm tin vào tương lai chiến thắng, cho dù kháng chiến còn nhiều gian khổ: “Đèn pha bật sáng như ngày mai lèn”. Khí thế hào hùng của một dân tộc và sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện là nét đặc trưng của bức tranh Việt Bắc ra trận,
c)    Kết luận: Hai bức tranh mà Tố Hữu đã tạo ra trong bài thơ này cho thấy nhận định của Hoài Thanh khi viết về Tố Hữu: “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân da đến sự thành công của thơ anh”, là một nhận định xác đáng. Mỗi bức có vẻ đẹp riêng, song đều cùng làm nổi bật vẻ đẹp của chiến khu Việt Bắc, được tái hiện bằng sự tự hào và bằng tấm lòng yêu thương, quý trọng Việt Bác nói riêng với đất nước Việt Nam nói chung. Nếu không có tình yêu ấy sẽ không có được những cảm xúc hào hùng và thiết tha như vậy.

Có thể bạn quan tâm: Đề tự luận 1: Việt Bắc, Chiều tối và Hạnh phúc của một tang gia

Câu 3.b.
a)    Mở bài: Giới thiệu vài nét về nhà văn Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt. 
b)    Thân bài: Đề bài yêu cầu phân tích và nội dung cần phân tích ở đây được tạo ra bằng một tình huống đặc biệt, đó là câu chuyện Tràng lấy được vợ giữa mùa đói kém, người chết đói như ngả rạ, Thực ra chuyện dựng vợ gả chồng là việc làm thường xuyên bất chấp đói hay no. Nhưng đôi với Tràng nhân vật chính của truyện thì việc lấy vợ lại là một sự kiện đặc biệt, không chỉ đối với Tràng mà đối với cả nhiều người trong xóm và với cả mẹ Tràng. Tác giả đã tạo ra tình huống đặc biệt ấy bằng các sự kiện và tình tiết sau đây:
+ Hoàn cảnh riêng tư của Tràng rất đặc biệt:
-    Nhà nghèo, chắc Là mồ côi cha, sống với mẹ già, hàng ngày phải kéo xe bò đi chở thuê để nuôi thân và nuôi mẹ. Vườn tược nhà cửa chẳng có gì đáng nói. Trâu bò lợn gà cũng không.
-    Tràng Lại thuộc loại người xấu trai, có ngoại hình thô kệch, lại hay nói một mình khiến nhiều người nghi ngại. Tác giả không cho biết nhân vật ở độ tuổi nào nhưng chắc cũng đã ngoài hai mươi, mà vào thời đó, ỏ độ tuổi ấy thì được coi là ế vợ.
• Tràng lại thuộc dân ngụ cư, nghĩa là loại dân mà người làng không coi trọng và thường hay bắt nạt, lại càng không thể nghĩ tới chuyện lấy con gái cùng làng được.
+ Hoàn cảnh chung mà Tràng bị đặt vào:
-    Đó là nạn đói. Cái đói len lỏi khắp nơi. Cái đói gõ cửa mọi nhà. Đi kèm với cái đói là sự chết chóc, Cái chết hiện diện khắp nơi, đe dọa tất cả, chẳng trừ một ai, đặc biệt đối với tầng lớp lao động nghèo khổ,
-    Nỗi lo bao trùm tất cả là lo chết đói.
4- Hoàn cảnh Tràng gặp người đàn bà:
-    Đây là cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên. Nơi họ gặp nhau là một cái dốc, nơi Tràng phải gắng hết sức để kéo xe qua, nơi mà người đàn bà đã có mặt ở đây.
-    Câu hò mà Tràng đưa ra cũng chỉ trêu đùa, để đỡ mệt cho mình, nhưng lại được người đàn bà chấp nhận như một dịp may hiển nhiên không phải để được "ăn cơm trắng vởi giò" mà cũng chỉ là lấy công đổi cơm mà thòi.
-    Tràng trong hoàn cảnh đó đã gặp được người bạn đời của mình, hay như cách dùng từ của tác giả là “nhặt” được. Thực ra cả hai đều “nhặt" được nhau, Người đàn bà không tên ấy cũng “nhặt” được người bạn đời của mình.
- Họ đến. với nhau khi cái chết đang liền kề. Không phải họ không biết điều đó, nhưng với cách suy nghĩ giản đơn, dứt khoát, không phải tính toán nhiều bởi họ có niềm tin vào nhau. Khi có nhau, họ sẽ qua được mùa đói khát. Niềm tin của họ được gia trọng bằng hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc và lá cờ đỏ sao vàng phấp phới đang vẫy gọi tất cả đồng lòng hiệp sức để cứu nước cứu nhà.
c)    Kết luận: Tình huống này là tình huống đặc biệt bởi tính chất éo le của nó, bởi không phải bao giờ cũng xảy ra. Xây dựng câu chuyện Tràng lấy vợ giữa mùa đói kém, trong hoàn cảnh không mấy suôn sẻ của Tràng mói tâhí hết ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm.

Xem thêm >>> Bình giảng bốn câu thơ trong "Tây Tiến"

Trên đây là dàn ý cảm nhận về vẻ đẹp cảnh và con người Việt Bắc qua bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu, cùng tình huống truyện đặc sắc trong bài "Vợ nhặt". Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe