Đăng ký

Đề tự luận 21: Phân tích hình tượng ông già Xan - chi - a - gô

I) ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1: Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Nam và truyện ngắn “Bắt sấu rừng u Minh Hạ.
Câu 2: Nhà thơ Pháp, Phrăngxoa Côpê có nói: “Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ”. Anh (chị) có suy nghĩ về câu nói ấy.

2) Phần riêng (5,0 điểm)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): So sánh cách nhìn về nghệ thuật của Nam Cao trong Trăng sáng và sự nhận thức mới về nghệ thuật của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích hình tượng ông già Xan-chi-a-gô trong tác phẩm Ông già và Biển cả theo đoạn trích trong SGK Ngữ Văn 12- NXB Giáo dục-Hà Nội-2008.

B. GỢI Ý
Câu 1:
1.         Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài; ông còn có bút danh khác là Phạm Anh Tài, sinh năm 1928 tại làng Đông Thới, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Ông tham gia cách mạng từ 1945 với các hoạt động văn nghệ chống Pháp ở liên khu IX. Từ 1954 đến 1975, ông sống bằng nghề báo và nghề văn ở Sài Gòn. Sau 1975, ống là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban chấp hành hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Thành phố HỒ Chí Minh.
2.         Là một ngòi bút có nhiều duyên nợ với mảnh đất cực nam của Tổ quốc, ông đã có nhiều sáng tác qua các thời kì khắc nhau: thời kì chống Pháp, độc giả biết tới ông qua các cuốn Tây đầu đỏ, Bên rừng cù lao Dung (Giải thưởng văn nghệ Cửu Long 1954-1955); trong thời kì 1954-1975, ông viết: Hương rừng Cà Mau, Hai cõi u Minh, Vọc nước giỡn trăng, Bà Chúa Hòn, Chim quyên xuống đất, các tập khảo cứu: Tìm hiểu đất Hậu Giang, Đồng bằng sông Cửu Long hay Văn minh miệt vườn-, sau 1975, độc giả biết tới ông qua: Bến Nghé xưa, Đắt Gia dinh xưa và các tập khảo cứu: Đồng bằng sông Cửu Long-nét sinh hoạt xưa, Người Sài Gòn...
Tập Hương rừng Cà Mau (NXB phù Sa, Sài Gòn, 1962} gồm 18 truyện ngắn, là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Tác phẩm đưa ta về với thế giới U Minh kì thú với những kênh rạch chằng chịt, những rừng tràm chen nhau với vô sô những loài hải sản cùng đủ các loại thú rừng hoang dã. Gắn với thế giới ấy là những con người lao động có sức sống bền bỉ, dẻo dai, coi trọng nghĩa tình, can trường và dũng cảm. Chất Nam Bộ của những người dần nơi đây với các nét hồn nhiên, mộc mạc, cởi mở, yêu đời. được thể hiện qua các trang viết, cho thầy tình yêu thiên nhiên đất nước con người của tác giả.
Qua đoạn trích, nhà văn Sơn Nam đà cho thấy những điểm khác biệt về con người và mảnh đất vùng rạch Cái Tàu nói riêng và vùng cực Nam Tổ quốc nói chung. Đó là, thiên nhiên hoang sơ, dữ dội nhưng mang vẻ đẹp bí ẩn hoang dã. Con người trong hoàn cảnh đó trở nên can trường, dám đòi mặt với cái hoang sơ dữ dội để tồn tại và phát triển. Con người xứ sở ây đà biến vùng đất dữ dằn thành môi trường sống phù hợp với tính cách mình.
Cách trần thuật của Sơn Nam trong truyện này có những đặc điểm: điểm nhìn trần thuật được tạo ra từ người kể chuyện hàm ẩn. Cách tạo dựng các bất ngờ bằng những chi tiết mộc mạc, giản dị tạo nên tính chất sáng sủa, gọn gàng, không rườm lời, không tô vẽ phóng đại như những chuyện kì bí khác, sử dụng cách nói đậm màu sắc Nam Bộ với các phương ngừ đặc trưng.
Truyện "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" không dẫn tới cảm giác lo sợ, hãi hùng. Vì câu chuyện được kể giống như câu chuyện thám hiểm một vùng đất mới, hoang sơ, dữ dằn nhưng không đối lập với con người. Qua cách kể, Sơn Nam cho thấy niềm yêu thương quý trọng của mình đối với những con người trên miền đất cực Nam của Tổ quốc. Câu chuyện về một miền đất xa lạ nhưng đó là miền đất của Tổ quốc với những con người gan dạ, đầy nghĩa khí, cho nên câu chuyện tạo ra cảm giác gần gũi, tạo nên tình thương yêu quý trọng những con người nơi miền đất ấy.

Có thể bạn quan tâm: Tóm tắt truyện "Bắt sấu rừng U Minh Hạ"

Câu 2:
Nhà thơ trữ tình Pháp, Phrăngxoa Côpê (Francois Coppôe - 1842 - 1908), người suốt đời khai thác đề tài và đối lây tượng phản ánh là những người nghèo khổ, có viết: “Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ”. Nhận xét đó của nhà thơ thật là chí lí, liên quan tới cách đánh giá nhìn nhận con người, liên quan tới cách đối xử giữa người và người trong xã hội.
Trước hết, cần hiểu thế nào là phường ích kỉ. Có thể hiểu nôm na, những người ích kỉ là những người chỉ biết sống cho riêng mình, không quan tâm và cũng chẳng bao giờ cần quan tâm tới người khác, luôn lo sợ người khác đụng chạm, nhờ vả mình, đã thế còn có thói quen coi mọi thứ của mình là nhất, những thứ khác của người khác kể cả bản thân người đó cũng chẳng là gì. Ích kỉ là lối sống thu mình, không giao tiếp và khi cần giao tiếp bao giờ cũng đưa ra, đặt ra những điều kiện để mong kiêm lợi về mình. Và coi trọng bản thân mình hơn, nên những người ích kỉ có cách nhìn cuộc đời, đánh giá xã hội theo cách riêng của họ mà biểu hiện đặc trưng là xem thường, là coi khinh người khác. Thiên hạ đều dưới mắt họ cả. Nếu ai đó được họ vồn vã, đon đả thì đối với người ích kỉ đó cũng chỉ là sự ban ơn, ban phát mà vạn bất đắc dĩ họ phải làm, phải thể hiện ra. Họ không có sự chia sẻ nào, trước nỗi đau khô của thế giới nhân quần, họ không hề có một biểu cảm nào, hoặc không có một hành động nào, con mắt họ luôn rao. hoành trước nỗi đau của nhân quần, thậm chí còn lấy làm thích thú trước sự quằn quại của những con người đau khổ.
Sự đau khổ của con người có thế được biểu hiện qua ba dạng thái: đau khổ về vật chất, đau khổ về tinh thần hoặc vừa cả nỗi đau vật chất lẫn nỗi đau tinh thần. Bất luân là nỗi đau nào, người bị đau khổ cùng cần có sự chia sẻ, an ủi, “một miếng khi đói bằng một gói khi no*) “lá lành đùm lá rách”, hay “bầu ơi thương lấy bí cùng!Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay cao hơn như: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Trước hết chia sẻ nỗi đau khổ là trách nhiệm đồng loại, là thế hiện phẩm chất của xã hội văn minh, xã hội mà ở đó ai cũng có quyền được sống, được hưởng hạnh phúc. Nhưng bất hạnh ập đến, có thể do thiên tai, có thể do địch họa, có thể do những trận đại dịch, nếu không có sự đồng lòng chung sức, không có sự chung lưng đấu cật, chắc chắn cuộc sống của những người không may rơi vào hoàn cảnh đó sẽ bị đe doạ, sẽ vô cùng khó khăn. Nếu chỉ biết mình, nếu chỉ sống một cách cá nhân, ích kỉ, khoanh tay đứng nhìn thì sẽ trở thành kẻ vô lương tâm. Đó chưa kể là bán thân những con người ích kỉ đó, liệu có thoát khỏi vòng thiên tai địch họa... không? Do đó, con người chì trở thành xấu xa trước con mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ, bị chúng rẻ rúng, coi thường. Cách nhìn nhận đánh giá con người như vậy không thể và không nên tồn tại trong cộng đồng, lối sống ích kỉ cần phải bị loại trừ ra khỏi đời sống cộng đồng.
Sống vị tha chứ không phải sống vị kỉ mới là lẽ sống và lối sống phù hợp với xã hội hiện đại, văn minh, là một yếu tố đảm bảo cho sự tiến bộ chung của xã hội.
- Có thể thêm vào gợi ý trên những ý kiến và dẫn chứng khác.
Câu 3a
a)         Mở bài: Nghệ thuật là một lĩnh vực thuộc văn hoá tinh thần mà đối tượng phản ánh là con người và cuộc đời. Vì thê nhà văn nào đến với nghệ thuật cũng mong muốn tìm câu trả lời về bản chất chức năng của nghệ thuật. Mỗi tác giả trong cuộc đời vãn nghiệp của mình đều tìm cách này hay cách khác để trả lời vấn đề đó. Có thể thấy điều đó qua hai cách giả định của nhà văn Nam Cao qua tác phẩm “Trăng sáng” và Nguyễn Minh Châu trong “Chiếc thuyền ngoài xa” để cùng một mong muốn giúp độc giả tự tìm ra câu trả lời đúng nhất cho vấn đề trên.
b)        Thân bài: Qua những nhân vật mà hai tác giả xây dựng trong các tác phẩm của mình có thể thấy rõ hai cách nhìn cuộc đời:
“Cuộc đời nhìn qua ánh trăng
Cuộc đời nhìn qua mắt lưới”
Cả hai cách nhìn cuộc đời này đều khó dẫn tới cuộc đời đích thực với muôn hình muôn trạng đời thường của nó mà có thể nói rằng hạnh phúc thì ai cũng giống nhau còn bất hạnh thì m người một kiểu. Văn học phải chỉ ra muôn nỗi bất hạnh ấy, phải chỉ ra những nghịch lí cuộc đời để cùng suy ngẫm, cùng tìm câu trả lời.
Văn học không phải trốn tránh hiện thực, lại càng không được che đậy sự bất còng phí lí mà nhiều sò phận phải chịu đựng. Nhà văn phải nhập cuộc, phải đặt tình thương yêu nhân loại lên đầu.
Nhà văn phải có trách nhiệm khi cầm bút và phải nhận nhiệm vụ mà lịch sử giao phó, để tạo ra cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ trong nghĩa đầy đủ nhất của các từ này.
“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” là tuyên ngôn nghệ thuật quan trọng của Nam Cao được nhà văn đưa ra trong tác phẩm Trăng sáng (1943).
Nghệ thuật phải phản ánh chân thực cuộc sống.
- Nghệ thuật phải có sức mạnh vừa phản ánh vừa tố cáo hiện thực, bắt độc giả không thể làm ngơ trước hiện thực đen tối phũ phàng ấy của mọi kiếp người lầm than.
Nghệ thuật cũng có thể là “ánh trăng” nhưng không thể là ánh trăng lừa d|p, mê hoặc, che đậy bất công.
Nghệ thuật “không nên" là “ánh trăng lừa dối" mà phải là ánh sáng soi chiếu để giúp độc giả thấy rõ hơn hiện thực bất cống và dẫn đường cho họ tới một sự nhận thức và giác ngộ cần thiết.
Chức năng của nghệ thuật là giúp độc giả nhận thức và giác ngộ.
c)           Kết luận: Rút ra chức năng tạo dựng con người của văn học nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích khát vọng sống ở nhân vật thị và Mị
Câu 3b:
a) Mở bài: giới thiệu qua vài nét về tác giả ơ. Hê-míng-ue.
b) Thân bài: tập trung vào các ý sau đây:
+ Tiêu đề Ông già và biển cả của tiểu thuyết gợi ra sự so sánh làm nổi bật sự đối lập giữa một ông già 84 tuổi trên chiếc thuyền câu nhỏ bé giữa đại dương mênh mông, và sự so sánh tương đồng giữa cái hữu hạn (một con người) và cái vô hạn (biển cả). Qua đoạn trích, có hai nhân vật: là ông già đánh cá và con cá nổi lên trên bình diện kế và tả, đằng sau đó là tác giá.
+ Qua đoạn trích, hành trình thực hiện ước mơ đánh bắt được con cá lớn nhất trong cuộc đời của ông lão Xan-chi-a-gô đã gần tới đích. Đây cũng là lớp nghĩa thứ nhất của tác phẩm. Hình ảnh ông già được tái hiện một cách chân thực và đẹp đè. Vé đẹp của ông già được thể hiện qua niềm vui vì nhìn thấy con cá mà mình câu được rất lớn, bằng sự nỗ lực quyết tâm thực hiện ước mơ của mình cho dù bị đói bị khát đã ba ngày ba đêm. Con cá mà ông câu được - củng là đối thủ của ông, không chỉ là một con cá bình thường mà là một đối thủ ở một tầm cao đòi hỏi mọi nỗ lực của ông già và được ông nhìn ngắm với vẻ khâm phục.
+ Câu được một con cá lớn nhất trong đời là ước mơ của ông già đánh cá và là lớp nghĩa thứ hai của tác phẩm. Từ đó có thể hiểu theo các cách sau ống già không chỉ còn là lào ngư phủ chuyên săn bắt cá mà là người đi thực hiện ước mơ của mình. Con cá trước khi bị mắc câu, với vẻ đẹp của nó, là hiện thân của ước mơ mà ông lão hướng tới. Con cá khi đã mắc câu đồng nghĩa với ước mơ đã trở thành hiện thực. Như vậy sẽ xuất hiện những ước mơ mới.
4- Phần nổi của “tảng băng trôi" qua đoạn trích là những chi tiết dược tác giả dùng để miêu tả cuộc săn bắt cá và những hình ảnh có trong đoạn trích, là diễn biến căng thẳng của cuộc đấu giữa ông già và con cá, la cấc độc thoại nội tâm hướng tới đối thoại qua lời của ông già. Những vòng lượn lặp đi lặp lại của con cá kiếm cho thấy ông lão đánh cá là một người lão luyện trong nghề đánh bắt cá, chì bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay ông cũng đưa ra những ước lượng chinh xác, cho thấy con cá đang nỗ lực trong những vật lộn cuối cùng. Ông lão chỉ nhận biết con cá qua thi giác và xúc giác nhưng vẫn chưa nhìn rõ con cá. Qua cách miêu tả của tác giá, sự cảm nhận về con cá của ông Lão được thể hiện qua cảm nhận dần dần rõ hơn, cụ thể và mãnh liệt hơn. Ông lão nhận ra từng bộ phận của con cá trước khi nhận ra toàn bộ con cá. Sự cảm nhận ở đây vẫn chủ yếu là gián tiếp (qua sợi dây câu, qua mũi lao để đâm cá).
Nếu chỉ dừng ở mức cảm nhận bằng các giác quan, xúc giác và thị giác, thì hình ảnh ông lão đánh cá ở đây vẫn chưa vượt ra ngoài những miêu tả thông thường ở nhiều tác phẩm của nhiều nhà văn khác. Tác giả tạo ra sự khác biệt giữa Xan-chi-a-gô với những người đánh cá khác ở chỗ không chỉ miêu tả ông lão bằng các động tác đánh cá mà miêu tả cả tình cảm xuất phát từ nội tâm ông lão. Tác giả không miêu tả như một cuộc đánh bắt cá bình thường mà con cá được đặt trong quan hệ “đối thủ" cần chinh phục, đặt ông già và con cá trong so sánh không tương xứng về sức lực,
Qua cách miêu tả như vậy con cá đã trở thành một “nhân vật'. Tính chất “nhân vật” của con cá được hiểu qua các đối thoại của ông lão đánh cá. Ông lão coi con cá có khả năng tiếp nhận những lời nói của mình, qua tình cảm của ông già đối với con cá, không coi con cá là loại thú mình cần săn bắt là ước mơ cần đạt tới của ông, qua sự thú nhận của ông già về vẻ đẹp của con cá.
+ Trong đoạn văn xuất hiện hai loại ngôn từ kể chuyện. Thứ nhất là lời của người kể chuyện “ tác giả và thứ hai là lời phát biểu trực tiếp ông lão đánh cá. Có thể gọi tên kiểu lời phát biểu trực tiếp của ông lão đánh cá là ngàn từ trực tiếp của nhân vật, là độc thoại, là độc thoại nội tâm., nhưng đầy đủ hơn là đối thoại.
Trong đoạn trích, ông lão chỉ nói một mình, nhưng có thể gọi các độc thoại ấy của ông lão đánh cá là đối thoại hoặc mang tính đối thoại vì các độc thoại của ông già đánh cá đều hướng tới một đối tượng tiếp nhận cho dù đôi tượng ây không trả lời hoặc không thể trả lời, vì các độc thoại của ông già đã tạo ra một trường đối thoại, cho dù chỉ là một bên nói, vì các độc thoại của ông già đánh cá tạo ra trường giao cảm làm xuất hiện nhu cầu đối thoại, trao đổi.
Tình cảm của ông già đối với con cá kiếm được thể hiện qua các đối thoại một chiều giữa ông và con cá: ông lão coi con cá như một con người, và đối thoại với nó như đối thoại với một con người. Qua các đối thoại hướng tới con cá, ông lão bày tỏ sự khâm phục và ngưỡng mộ con cá. Qua các đối thoại của ông lão với con cá cho thấy sự nuối tiếc của ông lão vì phải giết nó mà không còn cách nào khác.
Qua tình cảm của ông già với con cá kiếm, cần hiểu quan hệ giữa con người và tự nhiên xung quanh: thiên nhiên là bạn của con người, cần xác lập mối quan hệ hài hoà giữa thiên nhiên và con người.
Con cá kiếm ở đây vừa là con cá thật mà ông lão đánh cá câu được (lớp nghĩa thứ nhất), nhưng con cá con có ý nghĩa biểu tượng (lớp nghĩa thứ hai). Tính chất biểu tượng của con cá được thể hiện qua những khía cạnh là biểu tượng của thiên nhiên hùng vĩ, là quan hệ nhiều chiều, phức tạp giữa con người và thiên nhiên, là ước mơ mà ai cũng có một lần mơ ước đạt tới trong cuộc đời. Từ cấp độ biểu tượng, cần hiểu hành động đánh cá của õng già là hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ cuộc đời, là nỗ lực thực hiện ước mơ cuộc đời.
+ Vẻ đẹp của con cá kiếm được tác giả miêu tả từ xa tới gần, từ cồm nhận gián tiếp đến cảm nhận trực tiếp, bằng hình ảnh xuất hiện lần cuối cùng của con cá. Con cá vừa mang vẻ đẹp biểu tượng của thiên nhiên vừa mang vẻ đẹp của ước mơ, khát vọng, kì vọng của con người.
Kĩ thuật miêu tả “phần nổi” của Hê-ming-uê trong đoạn trích này được thể hiện qua cách miêu tả cô đúc, ngắn gọn, không bình luận dài dòng, các chi tiết tập trung, côt truyện ngắn gọn, số lượng nhân vật không nhiều, cách miêu tả nhân vật không chú trọng về ngoại hình, về trang phục, cách miêu tả cuộc đấu giữa ông già và con cá kiếm.
c) Kết luận: Hình tượng ông già Xan-chi-a-gô trong tác phẩm “Ông già và Biển cả” là hình ảnh biểu tượng cho khả năng và ý chí của con người trong cuộc tìm kiếm cái vô tận, cái vô cùng để mở rộng hiểu biết của nhân loại. Đây là một trong những hình tượng con người mở đường tiêu biểu cho văn học nhân loại.

Xem thêm >>>  Nguyên lý tảng băng trôi truyện "Ông già và Biển cả"

Chúc các bạn học tập tốt <3