Đề tự luận 7: Vẻ đẹp Đất Nước qua cái nhìn của Nguyễn Thi và Nguyễn Khoa Điềm
A. ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được mở đầu như thế nào? Hãy phân tích ý nghĩa của cách mở đầu như vậy.
Câu 2 (3,0 điểm): Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau đây của nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ định làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Phân tích vẻ đẹp của nhân vật MỊ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích vẻ đẹp của Đất Nước qua cảm nhận của Nguyễn Đình Thi trong bài Đất Nước và của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn Đất Nước trích từ trường ca Mặt đường khát vọng.
B. GỢI Ý
Câu 1:
a) “Tuyên ngôn Độc lập” được mở đầu bằng những câu khẳng định quyền con người trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kì năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791.
b) Từ quyền con người được ghi trong hai văn kiện lịch sử đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “suy rộng ra” quyền các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sình ra đều bình đẳng”. Đây là vấn đề sống còn đối với vận mệnh dân tộc ta lúc bấy giờ.
c) Ý nghĩa của cách mở dầu:
+ Trong bối cảnh lịch sử phức tạp, nghiêm trọng lúc bấy giờ, - các đế quốc, nhất là đế quốc Pháp đang lăm le xâm lược nước ta, không công nhận nền độc lập mà dân tộc ta vừa giành lại được,- Tuyên ngôn Độc lập phải trở thành vũ khí sắc bón chống lại âm mưu xâm lược đó của chúng.
+ Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kì 1776 và Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp 1791 là những ván kiện lịch sử có tầm vóc tòan nhân loại, đã nêu cao quyền con người; quyền con người từ đó được coi là nguyên lí thiêng liêng, là “lẽ phải không ai chối cãi được” (Lời Tuyên ngôn Độc ỉập của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Và như vậy, quyền dân tộc - được “suy rộng ra” từ “quyền con người” cũng là “lè phải không ai chối cãi được”.
Do đó việc dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kì và Tuyên ngôn dân quyên và nhân quyền của Pháp chính là xác lập tiền đề, chuẩn bị cơ sở vững chắc cho lập luận ở phần dưới.
+ Việc trích dẫn đó còn có ý nghĩa “lấy gậy ông đập lưng ông”, đó là cách chặn họng bọn thực dân xâm lược một cách có ý nghĩa nhất,
Câu 2:
a) Mở đề: Giới thiệu qua nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi và dẫn ý kiến của ông bàn về lí tưởng.
b) Giải quyết vấn đề:
Giải thích cách hiểu về lí tưởng. Lí tưởng đúng đắn, chân chính là gì?
Giải thích câu nói của nhà văn Nga. Nêu cách suy nghĩ của mình về ý kiến ấy.
Giải thích tại sao trong cuộc sống con người lại cần có và cần phải xác định một lí tưởng. Tầm quan trọng của lí tưởng trong cuộc sống của mỗi con người.
Quan hệ giữa lí tưởng cá nhân và lí tưởng dân tộc, chỉ ra mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và tập thể.
Liên hệ với thực tiễn đời sống.
Bình luận vai trò của lí tưởng. Nếu định hướng cần có của cá nhân.
c) Kết luận: khẳng định vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống.
Câu 3.a
a) Mở bài: Giới thiệu qua vài nét về tác giả Tô Hoài và nhấn mạnh truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là kết quả của một chuyến đi thực tế cùng bộ đội tham gia giải phóng Tây Bắc, thể hiện tình cảm của nhà văn đối với đồng bào dân tộc Mông. Truyện ngắn được in trong tập Truyện Tây Bắc và được tặng Giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
b) Thân bài: Giới thiệu qua về nội dung câu chuyện để quy tụ về nhân vật Mị, nhân vật trung tâm của tác phẩm.
+ Mị là nhân vật đẹp từ ngoại hình đến tính cách: là cô gái Mông mới lớn, Mị đẹp cái đẹp của thiếu nữ mùa xuân, hồn nhiên và tài hoa, đặc biệt là tài thổi sáo. Mị rất mực yêu thương bố, chăm chỉ làm lụng để bố mình đỡ khổ và nuôi hi vọng làm được nương ngô để trả nợ nhà thống lí Pá Tra cho bố mình. Khi bị bắt về làm dâu gạt nợ, MỊ đã về xin cha cho mình được chết để thoát cảnh khổ nhục, nhưng khi hiểu ra mình Là vật trả nợ cho cha mà nhà Pá Tra cần, Mị đã chấp nhận sự khổ nhục ấy cho gia đình mình thoát nợ, bình yên. Mị không phạm tội bất hiếu, bất trung. MỊ mang trong mình tình cảm vị tha, giàu đức hi sinh. Cái đẹp của Mị không được gia đình thống lí Pá tra thừa nhận, bởi Mị đối với gia đình ấy, cũng chỉ đáng giá bằng cái nương ngô mà cha Mị đã vay. Do đó, họ đày đọa, giày xéo cái đẹp ấy. Họ buộc Mị phải kéo dài kiếp sống con dâu gạt nợ của mình, biên MỊ thành một công cụ biết nói. Họ giết chết tuổi xuân và ước mơ của Mị.
+ Nhưng Mị đã thức giấc sau chuỗi ngày chìm trong đau khổ. Tiếng sáo gọi bạn tình vào mùa xuân đã thức tỉnh Mi. Mị nhận ra cuộc sống vẫn đang còn và Mị cần phải sống trong cuộc sống ây. MỊ đã hành động theo tiếng sáo của mùa xuân, vẻ đẹp ở đây chính là khát vọng sống tiềm ẩn trong con người Mị. Dù chỉ là công cụ biết nói dưới con mắt của gia đình thống lí Pá Tra, nhưng cửa sổ tâm hồn của Mị không khép kín mà nhờ đó, tiếng sáo gọi tình yêu lọt vào đã đem lại cho Mi, đã dẫn Mị đến những hành động để vượt qua hoàn cảnh, vượt qua tình thế. Cái đẹp ở đây còn là sự tự ý thức, tự tìm kiếm đường đi cho mình. Từ ngọn đèn dầu được thêm mờ cho sáng hơn, Mị đã đi đến hành động cắt dây trói cho A Phủ, đỉnh cao của sự tự ý thức, của sự vươn mình trỗi dậy để cứu người cứu mình, cắt dây trói cho A Phủ cũng chính là cắt đứt những sợi dây vô hình trói buộc Mị với gia đình thống lí Pá Tra. Phẩm chất vi tha được khẳng định một lần nữa ở mức độ cao hơn. Lần trước, chất vị tha xuất hiện qua hành động chấp nhận khổ đau về mình để trả nợ cho cha. Lần này, Mị cứu người vô tội và để tự cứu mình.
+ Cái đẹp ở đây hiện hình qua cuộc đấu tranh để chống lại số phận nghiệt ngã, chống lại sự nô dịch của thần quyền và quân quyền qua các tập tục, qua quyền lực của nhà thống lí. Cuộc đấu tranh đó đi từ tự phát đến tự giác thể hiện qua các hành động và diễn biến tâm lí của nhân vật. Đó là cái đẹp của sự thức tỉnh ý thức làm người, về quyền con người của mình, về việc phải bảo vệ những phẩm chất người của mình. Động lực của cuộc đấu tranh ấy được tạo ra và cố kết thành truyền thống văn hoá của người Mông, của khát vọng sống tiềm tàng trong con người Mị.
c) Kết luận: Tô Hoài đã cho thấy một vẻ đẹp riêng của những người phụ nữ miền núi. vẻ đẹp ây góp vào bức tranh chung tồn tạo cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm: Khát vọng sống ở thị và Mị
Câu 3b:
Mở bài: Đất Nước là nguồn cảm hứng vô tận, là suối nguồn nuôi dưỡng văn học nghệ thuật- Có nhiều tác phẩm lấy đề tài, lấy cảm hứng từ Đất nước và tạo ra nhiều cách cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp của Đất Nước. Có thể thấy rõ điều đó qua bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi và của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích Đất Nước từ trường ca Mặt đường khát vọng.
Thân bài: cần có các ý chính sau:
+ Đất Nước được cảm nhận từ nhiều góc độ khác nhau: là một miền quẻ cụ thể, có thể là một xứ sở đã gắn bó sâu nặng với tác giả, là hình ảnh biểu trưng qua cách gọi Mẹ - Tổ quốc, là tình cảm của con người bao gồm cả tình yêu nam nữ gắn liền với một hoàn cảnh, một môi trường cụ thể... Các góc độ cảm nhận ấy đem lại cho hình tượng Đất Nước những vẻ đẹp riêng.
+ Bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi, đặc biệt khổ thơ cuối cùng mang lại một vẻ đẹp khác thường về Đất Nước. Đó là vẻ đẹp của sức mạnh thần kì của Đất Nước, vẻ đẹp của sự vươn mình trỗi dậy, của ý thức về độc lập tự chủ không can tâm làm nô lệ cho bất cứ ai. Hình ảnh “Nước Việt Nam từ máu lửa - Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” gợi lại sức mạnh thần kì của Phù Đổng Thiên Vương, ba tuổi đã vụt lớn lên thành anh hùng đánh giặc. Đây là hình ảnh của một đất nước đang có chiến tranh, đang nằm trong cảnh lầm than nô lệ qua những từ như chảy máu, dây thép gai. Những hình ảnh mang tính tạo hình rất ấn tượng, được tạo ra theo thủ pháp ngược sáng của kĩ thuật điện ảnh: trước hết là thời gian buổi chiều, vào lúc chiều tà khi mặt trời đà lùi về phía chân trời, những ráng đỏ của trời chiều phản chiếu lên những vùng tạm chiếm,
những vùng vành đai trắng do kẻ thù tạo ra tựa như màu máu. Trên khung cảnh đó, những hàng rào dây thép gai bao quanh các đồn bốt, tạo ra ấn tượng như chúng đang đâm vào bầu trời ấy, đang làm cho bầu trời ấy nhỏ máu. Đất nước đau thương nhưng bất khuất anh dũng, luôn mang truyền thống quật cường không can tâm làm nô lệ đã vùng lên bằng sức mạnh thần kì của toàn dân tộc.
+ Đất Nước qua cách nhìn cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm hiện ra theo chiều dài lịch sử, từ quá khứ tới hiện tại, từ những truyền thuyết, thần thoại cho tới những thắng lợi mới giành được. Đất Nước hiện ra qua góc nhìn lịch sử - văn hoá, và điều quan trọng là Đất Nước chính là những kỉ niệm, những thành tựu lao động mà cha òng tạo lập được trong suốt trường kì lịch sử với những địa danh gắn với tên người tên núi tên sông... Đất Nước đó là Đất Nước của nhân dân. Cảm hứng bao trùm ở đây là cảm hứng ngợi ca tinh thần bền bỉ, ngoan cường, ca ngợi nhân dân bằng những hoạt động lao động đã tạo sinh ra đất nước, đã mở rộng địa bàn cư trú, đã tạo dựng nên Đất Nước Việt Nam ngày nay. Đê từ đó, hướng về cội nguồn thì phải biết “uống nước nhớ nguồn”.
Kết luận: Qua bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình thi và đoạn trích Đất Nước từ trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước hiện ra với những vẻ đẹp khác nhau, tôn tạo và bổ sung cho nhau. Đất Nước Việt Nam qua các góc nhìn ấy hiện ra thật đẹp và từ đó tình yêu Đất Nước càng được nhân lên.
Xem thêm >>> Tư tưởng: Đất Nước của nhân dân
Trên đây là bài viết mà cảm nhận về vẻ đẹp của Đất Nước qua cách nhìn của Nguyễn Thi và Nguyễn Khoa Điềm. Chúc bạn học tập tốt <3