Đăng ký

Đề tự luận 3: Bình giảng bốn câu thơ trong "Tây Tiến"

A. ĐỀ BÀI

1)Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Tóm tắt những nét chính của mảng vàn xuôi trong sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2 (3,0 điểm): Tai nạn giao thông là một vấn nạn được dư luận đặc biệt quan tâm hiện nay. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về vấn đề ấy bằng một bài văn ngắn khoảng 400 từ.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Trong truyện ngắn “Một người Hà Nội”, Nguyễn Khải đã gọi bà Hiền, nhân vật mà ông tạo ra là “một hại bụi vàng” của Hà Nội. Hãy làm rõ phẩm chất của “hạt bụi vàng” ấy.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Bình giảng bốn câu thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
                             (Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.)

B.GỢI Ý 

Câu 1:
Phải trả lời được các ý sau:
a)    Nêu những nét lớn về sự nghiệp văn chương của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh có một giá trị đặc biệt và là di sản văn học quý giá của dân. tộc, cho dù sự nghiệp chính của Người không phải là sáng tác văn chương và ngay cả lúc sinh thời, Người cùng chưa bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ.
+ Giá trị nổi bật toát lên từ toàn bộ sự nghiệp văn học của Người là chất “thép” của nhà thơ-chiến sĩ, nhà văn — chiến sĩ và được biểu hiện qua sự đa dạng và phong phú về hình thức và thể loại, bút pháp và phong cách. 
b)    Sự nghiệp sáng tác trong lĩnh vực văn xuôi:
+ Văn chính luận: bao gồm các lời kêu gọi, báo cáo chính trị, tài liệu huấn luyện tuyên truyền cách mạng.. Tiêu biểu nhất cho loại văn chính luận Hồ Chí Minh là Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Di chúc (1969).
+■ Văn xuôi nghệ thuật: bao gồm các truyện ngắn, truyện vui, kí, kịch, phóng sự, tiểu phẩm châm biếm... được sáng tác chủ yếu trong thời kì Người sống ở Pháp những năm hai mươi của thế kỉ trước và được viết bằng tiếng Pháp với mục đích giúp nhân dân Pháp hiểu rõ hơn về chế độ thực dân mà nhà cầm quyền Pháp đang thực hiện ở Việt Nam. Tiêu biểu cho loại này là Bản án chế độ thực dân Pháp, một bản chính luận xuất sắc và loạt Truyện và kí trong đó có: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu, Vi hành . Năm 1948, Người viết truyện Giấc ngủ mười năm, một truyện viễn tưởng đặc sắc.
4- Sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị nhiều mặt được biểu hiện qua những hình thức nghệ thuật phong phú là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc. Các tác phẩm của Người đã tạo ra một ảnh hưởng lớn góp phần vun đắp truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc, góp phần nâng cao tâm hồn, đạo đức cũng như nhân cách của con người Việt Nam.
Câu 2:
Một số gợi ý:
- Đây là một vấn đề mang tính thời sự, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Trước hết, đất nước nào cũng cần phát triển giao thông như là một trong những điều kiện tiên quyết để mở rộng và phát triển kinh tế. Sự phát triển của mạng lưới giao thông kéo theo sự tăng nhanh và đa dạng của các loại phương tiện giao thông. Việc sử dụng an toàn và hiệu quả các phương tiện giao thông không còn là vấn đề cá nhân nữa mà trở thành vấn đề của toàn xã hội. Trước hết, người điều khiển phương tiện giao thông phải có hiểu biết nhất định về loại phương tiện mà mình sở hữu và phải có hiểu biết về quy định an toàn giao thông, các luật lệ giao thông (phải có bằng lái, phải đội mũ bảo hiểm, phải thắt dây an toàn, phải đi đúng phần đường quy định, không phóng nhanh vượt ẩu, không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông...).
- Tai nạn giao thông dẫn đến sự tôn kém nhiều mặt cho cả cá nhân và xã hội, gây tổn thất về người và của và để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới xã hội, tới sự phát triển chung, làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình và sự bình yên của xã hội.
- Vì thế, mỗi người phải suy nghĩ và phải có hành động thích đáng, tham gia vào việc giải quyết vấn đề tai nạn giao thông. Phải có sự hiểu biết về các mặt trong lĩnh vực giao thông, phải có ý thức bảo vệ bình an và giữ gìn sự bình an cho mọi người một cách tích cực và hiệu quả nhất.
Câu 3a:
a)    Mở bài: Nguyễn Khải là một trong những cây bút văn xuôi xông xáo trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XX với những phát hiện độc đáo sắc sảo về những vấn đề liên quan đến cuộc sống đời thường, nhất là trong thời kì cơ chế thị trường rộng mở. Truyện ngắn “Một người Hà Nội” cũng thuộc trong mảng đề tài đó.
b)    Thân bài:
+ Nhân vật bà Hiền là nhân vật của cuộc sống đời thường, không bị đặt vào hoàn cảnh éo le, ác liệt như nhiều kiểu nhân vật của nhiều tác phẩm khác. Nhưng không phải không bị đặt vào những hoàn cảnh gay gc ác liệt mà nhân vật không bộc lộ những phẩm chất đáng quý mà trái lại bà vẫn là “Áo bụi vàng” mang đậm phẩm chất của con người Tràng An, vẫn tạo ra vẻ đẹp riêng không bị hòa tan hoặc gục ngã trước sóng gió cuộc đời.
+ Nét đẹp quan trọng cơ bản tạo thành nhân cách và lẽ sống của bà Hiền là lòng tự trọng: biết tôn trọng mình và biết tôn trọng người khác. Từ đó, dẫn tới những ứng xử đúng mực, vừa có lí vừa có tình mà không làm tổn hại tới ai cả. Bà thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, như một công dân mẫu mực, không trốn tránh, không đùn đẩy, không chối từ, không sống dựa hay ăn bám người khác. Bà không chỉ biết tự mình thực hiện các trách nhiệm xã hội ấy mà còn biết dạy con cũng phải sống theo cách sống như vậy. Bà trở thành tâm gương cho mọi người.
+ Bà là người tài hoa và thông minh, chân thành và thẳng thắn, luôn sống trung thực với mình, với chồng, với con, với tất cả mọi người. Trước các biến cố, hà luôn là người có bản lĩnh, biết ứng xử kịp thời và biết đưa ra những cách tháo gỡ thông minh.
+ Bà luôn giữ vững nếp sống theo đúng nét văn hoá thanh lịch của người Hà Nội, không đua đòi, không chạy theo mốt kiểu cách thời trang, giữ nếp sống truyền thống nhưng không bảo thủ, lạc hậu. Bà giữ vững lối sống gia đình theo phong cách của người Hà Nội, không xô bồ, không chê bai dè bĩu mà luôn tôn trọng những người khác. Điểm nhìn của nhân vật “lỡi” làm sáng tỏ mọi ngóc ngách trong cuộc đời và tâm hồn bà, nhưng không tạo ra cách nhìn soi mói, dò xét mà tạo ra cách nhìn bàn bạc, trao đổi, mà ở đó ai cũng có quyền có ý kiến riêng của mình. Đó là cách nhìn mang tính đối thoại đế từ đó mỗi người tự rút ra cho mình những điều cần thiết.
+ Bà luôn có niềm tin vào sự phát triển, không bao giờ coi quá khứ là cái tuyệt đối, nhưng đối với bà vẻ đẹp chân chính không bao giờ lỗi thời lạc mốt, cũng như côt cách và phẩm chất của người là những cái mà bất cứ ai cũng phải giữ gìn, bảo vệ và hoàn thiện nó. Bà chấp nhận những thay đổi, những biến động mà cơ chế thị trường tạo ra với một niềm tin là thế hế nào cũng góp phần tạo ra, góp phần bồi đắp bản sắc dân tộc. ở bà, nói và làm đi đôi với nhau, những suy nghĩ đẹp dẫn tới cách thức ứng xử đẹp, có văn hoá. Bà trở thành hiện thân của vẻ đẹp thanh lịch của người Hà Nội, xứng đáng là “hạt bụi vàng “của đất kinh kì.
c)    Kết luận: truyện ngắn gợi mở nhiều suy nghĩ mà trước hết là suy nghĩ về đạo làm người, về cách thức ứng xử thẩm mĩ giữa người và người.
Câu 3b:
Các ý chính cần có:
a)    Mở bài: Giới thiệu qua nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, giới thiệu vị trí của bốn câu thơ trong đoạn đầu của bài thơ. Xác định bốn câu thơ trên đề cập tới những cuộc hành quân gian khổ qua các nơi khác nhau của rừng núi hiểm trở vùng biên giới Lào Việt, trên địa bàn nhiều tỉnh ở Tây Bắc.
b)    Thân bài:
+ Hình ảnh trung tâm của bốn câu thơ là “dốc” núi cùng đoàn quản Tày Tiến. Ở đây có hai loại dôc: dốc lên” thì “khúc khuỷu” “dốc” xuống thì “thăm thẳm” mà xét về chiều kích không gian thì “ngàn thước lên cao” đối với dốc lên và tương tự cũng có “ngàn thước xuống” của Gốc xuống. Tính chất gian nan vất vả của cuộc hành quân được tái hiện qua một hoạt động rất đặc trưng đòi hỏi nhiều nỗ lực, gắng gỏi của từng con người, đổ là leo dốc và xuống dốc.
+ Câu 1 cho thấy sự gập ghềnh gian nan qua một đoạt các thanh trắc: 5 từ có thanh trắc trong khi đó chỉ có 2 từ là thanh bằng, thêm vào đó là các từ láy mang tính tượng hình cao: “khúc khuỷu”, “thăm thấm”.
+ Câu 2: thể hiện tài năng dùng từ của Quang Dũng qua cụm từ “súng ngửi trời” vừa có dáng vẻ tinh nghịch của những người chiến sĩ vừa rời ghế nhà trường, vừa có chấy lính ra trận. Vị trí của đoàn quân được miêu tả là rất cao, như đứng trên “cồn mây” “heo hút” bởi vì đỉnh núi cao bị mây mù che phủ, ngọn núi, đỉnh dốc bồng bềnh trong mây như thế một “cồn mây” mà ở đó, chỉ chút xíu nữa thôi là đến trời. Vì thế tình huống “súng ngửi trời” xuất hiện, tạo ra dáng đứng, thế đứng kì vì của người lính Tây Tiến, đồng thời cũng cho thấy sự gian nan vất vả song vẫn rất lạc quan yêu đời của họ trên đường hành quân.
+ Câu 3 một lần nữa nhấn mạnh tính chất cam go cua đèo dốc trên đường hành quân bằng một sự so sánh đo đếm được sống từ “ngàn” ở đây còn mang tính chất phiếm chỉ. Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” tạo ra sự tương phản: lên cao - xuống thấp với một độ dài chẳng kém gì nhau, đều là “ngàn thước” cả, có nghĩa là sự gian nan không chỉ khi leo dốc mà còn nằm ở chỗ xuống dốc nữa. Cầu thơ tựa hồ như bị bẻ gập làm đôi, như là một hình ảnh của chính con dốc ấy.
+ Câu 4, với đặc điểm đặc biệt là chỉ gồm toàn vần bàng cho thấy một ý nghĩa biểu trưng, đó là tất cả mọi người trong đoàn quân đã vượt qua thử thách mà con dôc ấy đặt ra, và trong tư thế chiến thắng thử thách ấy, họ cùng phóng tầm mắt ra xa, để quan sát, để nhìn rộng hơn, đất trời tại vị trí và tư thế mà họ đã chiếm lĩnh được. Niềm vui ở đây lan tỏa đồng đều trong mỗi thành viên và được nhân lên bởi ngôi nhà mà họ nhìn thấy ở Pha Luông vừa thân quen vừa khó phân biệt. Cụm từ “nhà ai" ồ đây như là một cách họ tự hỏi nhau, tự đô' nhau, bởi lẽ, những người chiến sĩ ấy đã từng có mặt ở Pha Luông.
+ Hai câu 3 và 4 có một sự đan cài, phối kết âm thanh, câu 3 có bốn thanh bằng, và ba thanh trắc, còn câu 4 chỉ toàn thanh bằng:
Ngàn - thước- lên - cao - ngàn - thước -xuống
Nhà- ai- Pha-Luông -  mưa - xa — khơi
Hai câu thơ tái hiện một cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà con người đã chiếm lĩnh được bằng khả năng của chính nó. 
+ Bốn câu thơ này có tính tạo hình rất cao, tạo ra bức tranh hành quân trên đèo dốc ở miền núi phía Tây. Đây cũng chính là một nét tài hoa của Quang Dũng, tạo ra tính chất “thi trung hữu hoạ” độc đáo.

Có thể bạn quan tâm: Tinh thần bi tráng: Tây Tiến và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
c)    Kết luận: Bốn câu thơ cho thấy sự gian vất vả của các chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân, đồng thời cũng cho thấy vẻ đẹp thiên nhiên qua đó nổi bật lên vẻ đẹp chiến thắng gian khổ của người chiến sĩ Tây Tiến.

Xem thêm >>> Tổng hợp một số loại văn cơ bản nhất

Thấy hay hãy like và share, cũng đừng quên để lại những ý kiến, đóng góp đến Cunghocvui ở bên dưới nhé!

shoppe