Đăng ký

Đề tự luận 22: Cảm nhận hình tượng, hình ảnh trong "Đàn ghita của Lorca"

A. ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Nêu ngắn gọn về sự nghiệp văn học của nhà thơ Nông Quốc Chấn và những nét chung của bài thơ Dọn về làng.
Câu 2 (3,0 điểm): Phát biểu sau đây của Anh-xtanh: “Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa nhất của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính cảm xúc này dă kiến cho khoa học chân chinh nảy nở. Những ai không còn có cảm xúc đó, không còn biết ngạc nhiên mà chỉ biết ngẩn người ra vì sợ hãi thì sống cũng như chết. Cảm thấy điều huyền bí mà con người chưa thể giải thích nổi là vì khả năng ít ỏi đáng buồn của chúng ta mới chỉ làm lộ được một phần nhỏ bé và thấp kém của cái quy luật cao siêu và lộng lẫy của tự nhiên..." cho thấy điều gì

2) Phần riêng (5,0 điểm)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Phân tích khổ thơ cuối cùng của bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: “Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vờ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Hãy trình bày cách cảm nhận của mình về các hình tượng, hình ảnh được Thanh Thảo sử dụng trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor~ca.

B. GỢI Ý
Câu 1:
1) Nông Quốc Chấn, nhà thơ dân tộc Tày của Việt Nam, tên thật là Bàn Tài Tuyên, tên khai sinh là Nông Vân Quỳnh, sinh ngày 28/9/1913 tại xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ 1942. Năm 1949, ông về công tác tại Hội Ván nghệ Việt Nam. Sau 1951, ông là Phó giám đốc sở Văn hoá khu tự trị Việt Bắc. Hoạt động sáng tác của ông bắt đầu từ rất sớm với những bài hát “lượn”, những bài thơ tuyên truyền vận động Cách mạng cho người dân miền núi. Các sáng tác bằng tiếng Tày như Việt Bắc đánh giặc, Đi Berlin về, Tiếng lượn cần Việt Bắc, Dởm kha Pác Bó, và bằng tiếng Việt như Tiếng ca người Việt Bắc (1959), Người núi Hoa (1968), Bước chân Pắc Bó (1971), Suối và biển (1984), Tuyển tập thơ Bàn Tài Đoàn (1993) đà mang lại cho nền thơ Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 tiếng ca vui của những con người miền núi hồn nhiên, chất phác, đậm đà chất dân tộc.
Thơ ông thường được thể hiện băng lối diễn tả mộc mạc, hồn nhiên, giản dị mà qua đó sự thay đổi của tâm hồn con người cũng như cuộc đời của những người dân miền núi hiện ra một cách sắc nét. Ong là đại diện tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ dân tộc ít người trưởng thành và lớn lên nhờ Cách mạng. Thơ ông là tiếng nói chân thành, chất phác, đậm chất suy tư và được diễn đạt theo lối nói của những người dân miền núi vừa giản dị vừa giàu hình ảnh, mà lại rất gần gũi thân quen. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Ông mất năm 2002.
Bài thơ “Dọn về làng” là câu chuyện đầy cảm động của một vùng quê miền núi được giải phóng khỏi ách thực dân Pháp, sau những năm tháng khổ đau vì áp bức, bóc lột. Bài thơ là cách nói tình cảm, là cách diễn đạt mang đậm phong cách của người dân miền núi đốn hậu, thật thà chất phác, thể hiện qua tính chất kể lể, cụ thể, những sự việc đã diễn ra theo cách thức so sánh đối lập trong cuộc sống giữa khi chưa được giải phóng và sau khi được giải phóng. Bài thơ cũng là cách thức thể hiện tình cảm biết ơn bộ đội Cụ Hồ đã giải phóng quê hương, bản làng, giúp dân bản thoát khỏi những nỗi khổ triền miên do kẻ thù gây ra, trả lại cho những người dân nơi đây cuộc sống tự do, gắn liền với cuộc sống ấy là ấm no hạnh phúc. Bài thơ “Dọn về làng” (1950), được ông sáng tác trong thời gian kháng chiến chống Pháp, nhân dịp quê hương ông thoát khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp. Bài thơ được giải nhì tại Đại hội hên hoan thanh niên và sinh viên thế giới tổ chức tại Béc-lin và được dịch đàng trên tạp chí Châu Âu.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích bài thơ "Dọn về làng"
Câu 2:
Nhà khoa học vĩ đại A. Anh-xtanh, cha đẻ của thuyết tương đối, người đã mở đường cho khoa học thế kỉ XX đi tới những phát minh khám phá, tạo nên bước tiến nhảy vọt của thế kỉ này, đã từng phát biểu: “Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa nhất của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính cảm xúc này đã kiến cho khoa học chân chính nảy nở. Những ai không còn cố cảm xúc đó, không còn biết ngạc nhiên mà chỉ biết ngẩn người ra vì sợ hãi thì sống cùng như chết. Cảm thấy điều huyền bí mà con người chưa thế giải thích nổi là vì khả năng ít ỏi đáng buồn của chúng là mới chỉ làm lộ được một phần nhỏ bé và thấp kém của cái quy luật cao siêu và lộng lẫy của tự nhiên...”. Lời phát biểu của ông cho thấy và khẳng định vai trò quan trọng của tưởng tượng trong cuộc sống. Trước hết, con người trong quá trình tiến hoá lịch sử của nó, luôn luôn bị đặt trước sự huyền bí kì vĩ của thế giới tự nhiên. Sự huyền bí ở đây là những điều bí ẩn, những gì mà con người chưa hiểu được hoặc chưa có khả năng để thấu hiểu những vấn đề đó. Sự bí ẩn của thế giới tự nhiên được che dấu dưới những vỏ bọc khác nhau, đa dạng trong các biểu hiện và tât cá trở thành những thách đố đối với con người. Nhưng con người, trong sự tiến hoá của nó, đã tạo ra được một năng lực phi thường, đó là khả năng tưởng tượng, khả năng đó được tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Năng lực tưởng tượng của con người, xét về bản chất không có gì là kì bí cả, cũng chẳng có gì là siêu thường mà khả năng tưởng tượng được tạo ra từ sự liên kết các hiểu biết thông qua các tri thức được tích lũy trong tiến trình phát triển lịch sự, là cách thức tư duy được tạo ra trên nền tảng những tri thức thu nhận được để dẫn tới những suy luận mang tính lô-gic hướng tới khám phá tìm hiểu thế giới tự nhiên. Trong đầu óc con người luôn tồn tại câu hỏi tại sao? Và để trả lời câu hỏi đó, con người phải lí giải hoặc bằng những kiến thức đã có hoặc bằng một sự tưởng tượng mang tính lô-gíc.
Lời phát biểu của A. Anh-xtanh khẳng định vai trò không thể thiếu của tưởng tượng trong việc khám phá và tìm hiểu, nhận thức thế giới tự nhiên. Bởi vì khi đứng trước thế giới con người bao giờ cũng có rưng cảm, xúc động trước vẻ đẹp đa dạng, mĩ miều của nó. Câu hỏi “tại sao” cũng gắn với cảm xúc này, do đó, những ai không biết rung động trước vẻ đẹp của tự nhiên, không có suy tư trước cái bí ẩn của tạo hoá thì khả năng tưởng tượng của người đó rất yêu, nêu không nói là kém cỏi. Để trả lời được câu hỏi tại sao, không thể tách rời cảm xúc, không thể tách rời năng lực tưởng tượng bởi vì cảm xúc và tưởng tượng sẽ trở thành động Lực đế tạo ra sức mạnh khám phá thế giới vật chất xung quanh. Các khám phá mở ra cho con người những quy luật của tự nhiên, hé dần bức màn bí ẩn của tự nhiên và vì thế chúng càng thúc đẩy sự khao khát kiếm tìm quy luật của thế giới tự nhiên. Tự nhiên đưa chúng ta đi từ sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên khác cũng như đặt ra cho chúng ta những bất ngờ khác nhau, và qua mỗi lần khám phá, giải thích được sự ngạc nhiên hay vượt qua những thử thách bất ngờ đó con người lại trưởng thành thêm về mặt nhận thức, lại vượt qua giới hạn hiểu biết của chính mình.
Lời phát biểu của A. Anh-xtanh còn bao hàm ý nghĩa, đó là sông và bản chất sự sống của con người là khám phá những điều bí ẩn. Muốn làm được điều đó cần rèn luyện năng lực tưởng tượng bàng cách gia tăng không ngừng những hiểu biết khoa học, là sự kiên trì học hỏi, là tìm mọi cách để hiểu đúng và nắm bắt được bản chất của vấn đề gắn với cầu hỏi tại sao, gắn với những hiện tượng bí ẩn của thế giới xung quanh. Biết cảm xúc trước tự nhiên, biết tạo ra sự tưởng tượng, đó là những phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, nhưng tưởng tượng không có nghĩa là hoang tưởng, cảm xúc không phải là thụ hưởng mà là sự khởi đầu của mệt sự kiếm tìm chân lí, là điểm xuất phát để giải quyết bài toán về cái chưa biết chứ không phải để đi tới cái không thể biết của loài người.
- Có thể đưa thêm những kiến giải khác phù hợp với câu hỏi.
Câu 3a:
a)         Giới thiệu qua vài nét về nhà thơ Nguyễn Đình Thi, về bài thơ "Đất Nước" và về bốn câu thơ cuối cùng này.
b)         Các câu thơ này tái hiện lại âm hưởng hào hùng và khí thế xung phong tiêu diệt kẻ thù trong thời điểm cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, chiến dịch mà tác giả có mặt và là chứng nhân của giây phút hào hùng, kì vĩ ấy. Bức tranh chiến trận này được tái hiện bằng bút pháp sử thi, vừa có tầm rộng, bao quát một không gian rộng lớn vừa có chiều sâu của những hoạt động nhiều chiều, vừa có bề nổi thể hiện qua các hình thức vận động xung phong của các chiến sĩ, của “người lên như nước vỡ bờ” vừa có chiều sâu của tâm trạng cảm xúc thể hiện qua sự trào dâng của cảm xúc nội tâm, vừa có cận cảnh, vừa có viễn cảnh. Bức tranh vừa có âm thanh của “súng nổ rung trời giận dữ” vừa có màu sắc tạo hình rõ nét. Bức tranh đó vừa được cảm nhận bằng thị giác vừa bằng thính giác, vừa bằng cảm xúc của tâm trạng.  m vang của tiếng súng ngập tràn trong các câu thơ thể hiện qua nhịp thơ sáu tiếng, giống như tiếng đại bác bắn từng loạt, giống như tiếng thét xung phong vang rền khắp nơi. Bức tranh này mang dáng dấp của nghệ thuật điện ảnh, vừa là sự ghép nối, vừa có sự dàn cảnh, vừa có sự lồng tiếng, vừa có sự pha tạp của nhiều cảnh quay được lồng ghép vào nhau.
- Đây là đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật thơ của Nguyễn Đình Thi và cũng khái quát được tình cảm và tư tưởng của tác giả về đất nước, quê hương.

Có thể bạn quan tâm: Tư tưởng "Đất Nước của nhân dân"
Câu 3.b.
Đây là một bài thơ khó trước hết là loạt hình ảnh, hình tượng được sử dụng trong thơ không theo những quy luật như đã từng gặp trong thơ của các tác giả khác trong hoặc ngoài chương trình mà ta đã biết, mạch suy tưởng trong cảm xúc thơ cùng khác, cho dù cũng giống như tất cả các bài thơ khác của các tác giả khác thì bài thơ này cũng bắt đầu từ một ấn tượng từ một cảm xúc cụ thể, đó là cây đàn của Lor-ca.
Trước hết cây đàn ở đây cần được hiểu rộng hơn ngoài tính chất là một nhạc cụ quen thuộc của người Tây Ban Nha. Cây đàn ở đày là biểu tượng sự nghiệp nghệ thuật của Lor-ca, là tổng hợp mọi đóng grp và cống hiến của ông trên lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Điều đó gắn với lời di chúc nổi tiếng của ông: “Khi tôi chết hãy chôn tôi cùng cây đàn\ Lời di chúc được đưa ra khi tác giả còn sống và nó mang tính chất định mệnh, bởi bằng linh cảm Lor-ca đã nghĩ tới cái chết của mình ngay trong thời kì tài nàng đang nở rộ, bởi kẻ thù của tự do, của dân chủ không muốn có sự tồn tại của ông trẽn đất nước độc tài ấy.
Cây đàn là thế giới nghệ thuật của riêng ông, là thế giới trong đó ỏng sống và sáng tạo. Cây đàn, cũng như cuộc đời Lor-ca, nó chỉ còn có giá trị khí gắn với Lor-ca, còn khi Lor-ca không còn nữa thì sự sống của cây đàn, của sự sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca cùng chấm dứt. Và nếu ai đó muốn sử dụng lại cây đàn ấy thì cũng chỉ tạo ra một sự lặp lại, đơn điệu và nhàm chán, không mấy giá trị mà thôi. Do đó, chôn cây đàn cùng với tác giả không có nghĩa là phủ nhận mọi giá trị sáng tạo nghệ thuật cũng như cuộc đời sôi nổi đấu tranh vì dân sinh, dân chư mà là để vượt trội hơn những gì mà Lor-ca đã làm ra, như thế mới chứng tỏ được sức sống bất diệt của nghệ thuật, bởi mỗi thời kì cần có một hoặc nhiều hình thức nghệ thuật khác để biểu đạt thời kì đó, và do đó, sự đổi mới của nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự vận động tự thân, là nhu cầu đòi hỏi từ bên trong nghệ thuật. Chôn cây đàn, không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn quá khứ mà chỉ ra quá khứ là cái truyền thống mà tương lai phải tiếp nối và nhân lên.
Lor-ca chết năm 1936, khi Thanh Thảo chưa ra đời, nhưng khi đọc lại di sản của Lor-ca thì trong tâm thức nhà thơ đã nảy sinh một nhận thức mới, được thể hiện thành lời thơ, bài thơ. Hiện tượng này thường gặp nhiều trong văn chương và cũng chẳng có gì là thần bí cả. Nó là sự cộng hưởng đồng cảm, đồng điệu, đồng tình, đổng ỷ, đông chí, là sự gặp nhau của những tư tưởng có cùng định hướng suy nghĩ, có cùng khát vọng kiếm tìm cái mới, cái chưa có, để tạo ra những điều mới lạ trong cảm thụ văn chương và để rồi theo thời gian những cái mới ấy cũng sẽ bị vượt qua, song tư tưởng di kèm khát vọng kiếm tìm thì không bao giờ mất. Khát vọng tìm kiếm cái mới cái đẹp trong thế giới vô cùng vô tận của Chân Thiện Mĩ sẽ tạo ra thứ văn chương muôn đời, trở thành chân lí nghệ thuật, mà vì thế khi đọc những tác phẩm của các bậc tiền nhân, hay khi đọc tác phẩm của một tác giả cùng thời nào đó, mà người đọc có cùng chiều suy nghĩ, có cùng mạch cảm xúc thì sẽ sinh ra những cảm thụ nghệ thuật mới, trở thành điều tâm đắc mà suốt đời người độc giả ấy sẽ không quên.
Hình ảnh đầu tiên được Thanh Thảo gợi ra là: “Những tiếng đàn bọt nước”, qua đây, ta có thể hiểu tiếng đàn đó không chỉ có chức năng tạo ra âm thanh, thành bản nhạc mà nó còn mang tính tạo hình qua hình ảnh “bọt nước°. Đây là hình ảnh vừa đem lại sự thụ cảm bằng thính giác vừa bằng thị giác, mà sáng tạo các hình ảnh thị giác là diều mà các nhà siêu thực thường quan tâm, khác với quan niệm thông thường khi cảm nhận thơ thường chỉ nhấn mạnh, âm vận, nhạc điệu nhạc tính. Bút pháp quen thuộc của thơ truyền, thông là bút pháp tả thực hoặc bút pháp tự sự trữ tình, còn ở bài thơ này Thanh Thảo sử dụng các hình tượng nghệ thuật mang tính chất tượng trưng và siêu thực. “Tiếng đàn” thì ai cũng thường nghe cũng như ubọt nước” được tạo ra qua các cơn mưa như đã xuất hiện trong ca dao “trời mưa bong bóng phập phồng”, thì ai cũng đã thấy, nhưng kết hợp lại thành: “tiếng đàn bọt nước” thì lại tạo ra một cách nhìn khác lạ đi. Trong cái quen thuộc hiện ra cái xa lạ, cái ai cũng tưởng chừng như đã biết đã hiểu, thì giờ đây tiếng đàn cũng hiện ra như những bọt nước dưới trời mưa, nó cũng có vẻ đẹp riêng của nó, nó cũng thể hiện tình cảm của nó bằng sự “phập phồng”, nó cũng thổn thức, nó cũng có linh hồn và cảm xúc riêng. Cái “bọt nước” hay cái “bong bóng” nước có một ý nghĩa biểu trưng mà qua đó ta có thể hiểu đó là một sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, thường tan vỡ đột ngột và khi tan vỡ đột ngột thì nó không để lại vết tích gì ngoài một chút không khí mà nó thu được, gói vào được trong cái màng nước của cái bọt nước ấy. Nhưng cho dù là một sự sáng tạo mong manh thì sự sáng tạo ấy là hoàn hảo bởi hình dạng khối cầu của nó, Điều này cũng đúng với cuộc đời ngắn ngủi của Lor-ca, những gì mà ông sáng tạo ra đều mang một giá trị vừa mang tính thời sự vừa mang tính vĩnh cửu. về cấu trúc, thơ tượng trưng hay thơ siêu thực đều không sử dụng hình thức tuyến tính mà chuyển sang hình thức bề nổi có thể cảm nhận bằng hình thức kì thuật in ấn hay hình thức âm thanh, đi vào cấu trúc không gian với cách thức biểu hiện là không vần (non vers), và cách thức đảo lộn ngữ pháp cổ điển, cắt rời câu chữ để tạo ra một trật tự mới, tạo ra loại ngôn ngữ mang màu sắc mới trên cơ sở các ngữ căn sẵn có. Quan niệm này bắt nguồn từ quan niệm mĩ học và triết học về sự gián đoạn, không liên lục, vốn đã xuất hiện trong mĩ học Ấn Độ thành quan niệm mang tên “mĩ học khúc gãy”. Quan niệm này đối lập với hình thức thẩm mĩ quen thuộc được gọi tên bằng mĩ học đôi ngẫu, bằng tính song song, bằng tuyến tính, liên tục trong thơ ca cổ điển và lãng mạn trước đây.
Hình ảnh thứ hai: “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” lại có sự kết hợp giữa cái thực là truyền thống “đấu bò tót” của Tây Ban Nha, mà ở đó, các hiệp sĩ đấu bò bao giờ cũng mặc chiếc áo choàng đỏ để chọc tức con bò hoang, để đưa nó vào cuộc chiến. Những cái khác thường ở đây là màu “đỏ gắt”, đây là màu máu tuơi mà nếu lưu ý gắn kết với cụm từ “Tây Ban Nha”
ở đầu câu thì sẽ thấy tình hình chính trị với những cuộc đàn áp khốc liệt của chính quyền độc tài ở đáy. Như vậy có thể hiểu, cả Tây Ban Nha đang trở thành một đấu trường, không phải giữa người và bò mà giữa người và người, giữa dân chủ và độc tài, giữa tự do bị bóp nghẹt và thể chế chính trị hà khắc. Cá Tây Ban Nha phải đổ máu để giành lại những quyền cơ bản của con người. Cuộc đấu tranh đó đang diễn ra từng giờ từng phút, diễn ra hàng ngày như tính chất đơn điệu, tính chất bao giờ cùng thế, của nhịp Il­ia li-a li-la quạ câu thơ tiếp theo đó. Nhịp li-ỉa li-a li-la cờn làm hiện ra người nghệ sĩ cô đơn “đi về miền đơn độc”, sự cô đơn của người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp trong thế giới bạo tàn, một việc làm mà không phải ai cũng cảm nhận và thòng hiếu được. Bởi lẽ một khi tác phẩm nghệ thuật đã ra đời thì nó là sản phẩm chung của mọi người và được mọi người cảm thụ theo cách riêng của họ, nhưng đế tạo ra sản phẩm nghệ thuật ấy, người nghệ sĩ chỉ có một thân một mình, đơn côi trong “miền đơn độc”, một mình “trên yên ngựa mỏi mòn”, vừa đi vừa lắc lư để nhận ra “vầng trăng chếnh choáng” khác thường đang lẽo đẽo theo mình trong hành trình đơn độc ấy. Trong thế giới của sáng tạo nghệ thuật người nghệ sĩ chí có một mình nó với chính bản thân nó cùng thế giới mà nó tạo ra và cùng với thế giới đó người nghệ sĩ sống hết mình với nó.
Không chỉ cô đơn trong sáng tạo mà hình như số người hiểu mục đích đấu tranh chân chính của Lor-ca chưa nhiều, cho nên “Tây Ban Nha” vẫn “hát nghêu ngao”, vẫn cất lên những âm thanh không cùng mục đích như tác giả, vẫn tán lạc, vẫn giải sầu bằng thứ âm điệu cố lỗ mà không có sự liên kết nào, dường như tất cả chưa sẵn sàng nhập cuộc, chưa sẵn sàng sẻ chia mặc dầu nỗi bất hạnh của cuộc đời họ thì ai cũng cảm thấy được, tất cả dường như vẫn ngóng chờ điều gì đấy ở Lor-ca. Vì thế “Tây Ban Nha” trớ nên “kinh hoàng” khi nghe tin Lor-ca bị giết hại. Hình ảnh Lor-ca bị “điệu về bãi bắn” lại đi liền với tiếng đàn mà ở đây tiếng đàn được diễn tả không chỉ bằng âm thanh mà bằng cả màu sắc như cách thể hiện quen thuộc của các nhà siêu thực cho dù trong thực tế tiếng đàn chảng có màu sắc nào cả, Còn hình ảnh của Lor-ca bị “điệu về bãi bắn” được hình dung như cách đi của “người mộng du”- người đi trong khi vẫn ngủ- làm hiện ra ấn tượng con người đang chập chờn bước vào cõi chết, đang vật vờ tiến vào cõi âm, mà sắc màu của tiếng đàn ở đây cũng khác lạ: “tiếng ghi-ta nâu”. Màu nâu vốn là màu thân thuộc của chiếc vỏ ghi-ta, cây đàn ghi-ta của Lor-ca chắc cũng có màu ấy, giờ đây nó cũng bị “điệu về bãi bắn” như ông. Màu nâu cũng là màu của đất, màu này cũng gợi nên nỗi buồn da diết, bi thương, “Tiếng ghi-ta xanh biết mấy” và “tiếng ghi-ta tròn bọt nước” gắn với “bầu trời cô gái ấy” gắn với tình yêu của Lor-ca dành cho người bạn gái của mình, Tiếng đàn ở đây là tiếng đàn hoài niệm, gắn với tình yêu thiêng liêng cao cả mà cả hai người đã dành trọn cho nhau. Màu “xanh”, rất xanh bởi sự nhấn mạnh của Thanh Thảo “xanh biết mấy” của bầu trời đối lập với màu “đỏ gắt” đang hiện diện khắp Tây Ban Nha,
Sự hoài niệm bị đột ngột cắt đứt bởi cụm từ “vỡ tan”, tiếng đàn vỡ tan, bầu trời vỡ tan, tình yêu vỡ tan vì một trong hai người đã chêt- Tính chất gián đoạn trong mạch thơ, trong dòng thơ là một đặc điểm của thơ ca siêu thực, của thơ ca tượng trưng, tạo ra hình thức liền mạch, tạo thành dòng cảm xúc bất tận, nhưng không theo trật tự lô-gíc thông thường. Khi tiếng súng đã vang lên thì tiếng đàn cũng không còn nữa, băn Lor-ca kẻ thù bắn luôn cây đàn của ông, bắn luôn vào tiếng đàn của ông. Tiếng đàn ở đây vang lên và được thể hiện bằng một hình ảnh thị giác “ròng ròng” biểu thị sự đau đớn tột cùng, Tiếng đàn cũng có nỗi đau của nó, cũng chịu đựng sự bất hạnh như chính người đã sáng tạo ra nó,
Khổ thơ: “không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang í gụ ? nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng” lại có sự kết hợp giữa hình ảnh thực với những hình ảnh hoán dụ, Đó là sau khi sát hại Lor-ca, bọn giết người đã vứt thi thể ông xuống giếng để không giấu giếm tội ác của chúng. Ông nằm đó, ông trở thành “long lanh” trong làn nước giếng. Cũng tại làn nước giếng ấy “vầng trăng “cũng đến bén ông. “Vầng trăng” bây giờ không “chếnh choáng” nữa mà nó cũng “long lanh” soi tỏ một con người đã chết cho quê hương cho sự hồi sinh của nền dân chủ. Thêm vào đó là những “giọt nước mắt” cảm thông, uất hận cũng “long lanh” trên mỗi mặt người. Nỗi đau được nhân lên, trở thành một sức mạnh mới. Cái đẹp sáng tạo của người nghệ sĩ đã có được giá trị chân chính của nó,
Những nỗi đau lớn nhất còn lại là “không ai chôn cất tiếng đàn” mặc dù tiếng đàn ấy đã chết cùng tác giả và cũng không ai nỡ chôn tiếng đàn ấy. Tiếng đàn ấy dường như được hồi sinh nó được Vì “như cỏ mọc hoang”. Cần nhớ lại di chúc của Lor-ca: “Khi tôi chết hãy chôn tôi cùng cây đàn”. Cây đàn là cây đàn của sáng tạo, tiếng đàn là sản phẩm của sự sáng tạo ấy. Con người sáng tạo và cây đàn sáng tạo đã chết nhưng sản phẩm của sự sáng tạo ấy mãi mãi trường tồn, mãi mãi bền vững, với sức sống giống như loài “cỏ mọc hoang”. Điều cần lưu ý là những sáng tạo ấy, “tiếng đàn” ấy chỉ nên coi như thứ cỏ mọc hoang để từ đó có thể tìm ra, nhân ra thành những loài cỏ mới có ích, và hợp thời hơn. Cái chết của Lor-ca được chuyển hoá thành một hình ảnh mang tính chất tượng trưng khi liên kết với những hình ảnh thực về “đường chia tay đã đứt”, qua hình ảnh dòng sông theo quan niệm dân gian - dòng sông ngăn cách hai thế giới, thế giới người sống và thế giới người chết. Lor-ca bơi sang thế giới bên kia, bơi qua dòng sông ấy bằng “chiếc ghi-ta màu bạc”. Chiếc đàn ughi-ta màu bạc” chở Lor-ca sang thê giới khác có màu đặc trưng là màu bạc, màu của sự trong trắng, biểu tượng của sự trong sạch. Màu bạc gợi lên sự cảm nhận tinh khiết và sự phản chiếu lung linh, vừa là biểu tượng của sự chân thật, ngay thẳng không biết quỳ gối trước bất công cường bạo và đồng thời cũng hướng mọi người tới sự chân thành, trung thực với chính mình, với mọi người.
Để bước vào thế giới ấy, Lor-ca đã ném đi “lá bùa” của “cô gái di-gan”, lá bùa định mệnh mang một niềm tin vào sự cứu rỗi bởi nó không còn chức năng cứu rỗi nữa, cũng như ném đi “trái tim” không còn đập nữa vào “lặng im”, vào chôn thinh không, để cho nhịp thời gian vẫn chảy dài mãi mãi: li-la li-la li-la..., để cho sự sống vẫn tiếp tục hành trình vô tận của nó, để cho sự sáng tạo nghệ thuật vẫn mãi mãi hồi sinh.
Cùng cần nhấn mạnh thêm một tính chất khác biệt nữa mà bài thơ mang lại, đó là ngoài cấu trúc tự sự, theo mạch cảm xúc qua cái chết của Lor-ca, bài thơ này còn mang dáng dấp của kết cấu nhạc giao hưởng, tạo ra ấn tượng về một bè trầm trong nhạc giao hưởng mà tiếng đàn ghi-ta trở thành một phần nhạc đệm của bản nhạc này. Chinh vì thế chuỗi âm thanh được tạo ra qua chùm từ li-la li-la li-la trở thành hợp âm của khúc mở đầu và hợp âm sau các tấu khúc, tạo ra hình thức vĩ thanh của một bản nhạc giao hưởng.
Bài thơ của Thanh Thảo là một sự tìm tòi, một sự kết hợp liên tường nhiều chiều. Do đó, khi cảm thụ bài thơ cũng cần có sự linh hoạt tiếp nhận nhất dinh. Khám phá các hình ảnh, hình tượng trong bài thơ này thực chất là tìm cách đọc và cách giả mã một loại thơ hiện đại đang tạo ra chỗ đứng của mình trong văn học hiện nay.

Xem thêm >>> Đọc hiểu: Tín người thờ cúng vua Hùng

Trên đây là bài viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng, hình ảnh có trong tác phẩm "Đàn ghita của Lorca"

shoppe