Đăng ký

Đề tự luận 1: Việt Bắc , Chiều tối và Hạnh phúc của một tang gia.

A. ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và chủ đề của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Theo anh chị, ở bài thơ này cần chú ý những nét nghệ thuật nổi bật nào?
Câu 2 (3,0 điểm): Trong đoạn trích bài “Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên” (SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội, 2008, trang 37), đồng chí Lê Duẩn có viết: Tình thương là cơ sà quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa.Tình thương là hạnh phúc của con người, là tình cảm cao đẹp thuộc bản chất của người lao động”. Dựa vào ý kiến đó anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình thương băng một bài văn ngắn dung lượng khoảng 400 từ.
Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc cáu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Anh (chị) hãy tự chọn một trong hai bài thơ Chiều tối (Mộ) hoặc Mới ra tù tập leo núi (Tân xuất ngục học đăng sơn”) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chép lại bài thơ đã chọn cả phần phiên âm chữ Hán lẫn phần dịch thơ, và phân tích bài thơ đó.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phản tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (SGK Ngữ Văn 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2008).

B. GỢI Ý
Câu 1:
Có ba yêu cầu phải trả lời:
a) Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc\ Bài thơ này được sáng tác sau khi quân và dân ta đà giành được chiến thắng hoàn toàn trong trận Điện Biên Phủ, đòn quyết định buộc thực dân Pháp phải kí kết hiệp định Giơ- ne-vơ vào tháng 7/1954. Theo hiệp định này, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và thuộc sự quản lí của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Vì thế, tháng 10/1954, các ’cơ quan trung ương của Đảng và Nhà nước rời căn cứ địa Việt Bắc chuyển về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Bối cảnh lịch sử này tạo nên cảm xúc mãnh liệt cho nhà thơ để ông sáng tác bài Việt Bắc nổi tiếng.
Chủ đề của bài thơ Việt Bắc' Bài thơ là tiếng nói nghĩa tình giữa Việt bắc, quê hương cách mạng, giữa những con người nghèo khổ nhưng thuỷ chung bảo vệ cách mạng, với những cán bộ kháng chiến, làm việc trong chiến khu thời kì kháng Pháp trong sự đùm bọc cưu mang che dấu của những người dân nơi đây. Bài thơ, đồng thời cũng là sự khẳng định tình cảm không phai nhoà của những người cán bộ kháng chiến với quê hương Việt Bắc, qua niềm tin về sự gắn bó keo sơn đầy tình đầy nghĩa của miền núi và miền xuôi qua triển vọng phát triển của đất nước và qua âm hưởng của bản anh hùng ca kháng chiến mà Việt Bắc có công lao đóng góp rất lớn.
Một vài đặc điểm nghệ thuật nổi bật: Bài thơ Việt Bắc là một trong những đỉnh cao về nghệ thuật của thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Bài thơ sử dụng hình thức thơ lục bát, một hình thức thơ quan trọng đậm đà bản sắc dân tộc, vừa mang được tính chất cổ điển vừa mang theo hơi thở của ca dao dân ca. Bài thơ được tạo ra qua hình thức đối đáp từ một cuộc tiễn đưa tưởng tượng giữa người ở lại và người về xuôi, giữa cán bộ cách mạng và những người dân miền núi Việt Bắc mà cuộc chia tay, đưa tiền đầy cảm xúc, đầy lưu luyến. Cách thức xưng hò qua cặp đạì từ “mình-ta” cũng góp phần tạo ra dấu ân nặng tình sâu nghĩa trong cuộc tiễn đưa đặc biệt ấy.
Câu 2
Đáy là câu hỏi tự luận bắt buộc nhằm kiểm tra năng lực lập luận nêu vấn đề của người học. Do đó, cần nắm vững:
Đề bài không yêu cầu bình luận hay giải thích ý kiến của đồng chí Lê Duẩn mà người học chỉ dựa vào đó để nêu lên suy nghĩ cá nhân về vấn đề tình thương. Chỗ dựa nổi lên trong ý kiến trên là: tình thương là cơ sở của cái đẹp trong xã hội xã hội chủ nghĩa; là hạnh phúc của con người và là tình cảm cao đẹp thuộc bản chất của người lao động.
Người làm phải xác định tình thương theo cách hiểu của mình. Có thể diễn giải tình thương là một loại tình cảm mang tính nhân văn thể hiện trong quan hệ đối xử, ứng xử giữa người và người, giữa các thành viên trong xã hội. Tình thương có khả năng nối kết mọi người tạo nên sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng. Tình thương, trước hết là sự cảm thông sâu sắc với mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp; là sự chia sẻ trách nhiệm đối với đồng loại, Tình thương không có nghĩa là sự ban ơn hay trao tặng như một món quà vật chất mà là một sự trân trọng dành cho những người khác. Thương yêu con người nghĩa là làm cho người khác không cảm thấy cô đơn hay bị bỏ rơi trong đồng loại, là làm cho người khác cảm thấy mình có chỗ đứng trong xã hội và có bốn phận phải sống có trách nhiệm với đồng loại.
Từ đó tình thương trở thành trách nhiệm và nghĩa vụ, theo đạo lí dân tộc “thương người như thể thương thân". Vì thế, con người luôn cảm thấy ấm áp khi sống hoà mình với cộng đồng, với những người xung quanh; cảm thấy niềm vui khi mang lại cho người khác, cho cộng đồng một hành vi hữu ích. Vì vậy, đấu tranh với cái xấu, với cái ác để bảo vệ người khác, báo vệ lợi ích cộng động là biểu hiện cao nhất của tình thương, bởi tình thương không phải chỉ dừng lại trong suy nghĩ hay bằng lời nói suông mà tình thương phải thể hiện bằng hành động thực tiễn. Người làm có thể mở rộng và trình bày thêm những suy nghĩ khác.

Câu 3.a
Phiên âm: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không 
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc 
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Phần dịch: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm máy trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối 
Xay hết lò than đã rực hồng.
Phân tích:
-í- Giới thiệu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
+ Điều chú ý đầu tiên là mối liên hệ ngữ nghĩa giữa tiêu đề bài thơ Mộ (Chiều tối) và từ “hồng" kết thúc bài thơ. Mối liên kết ngữ nghĩa này tạo ra ấn tượng về sự chuyển đổi thời gian: thời gian trôi rất nhanh, thời gian chỉ là khoảnh khắc trong khi đó Bác Hồ vẫn phải đi trên đường, vẫn bị giải tới một nhà lao khác. Sự chuyển đổi không gian rất chậm, gần như là đứng yên, không gian ở đây là con đường dẫn tới nhà lao khác với độ dài không biết được-một không gian tĩnh nhưng lại kéo dài dằng dặc, đối lập với sự chuyển đổi nhanh chóng của thời gian cho thấy ẩn đằng sau đó là một sự bất bình, phản ứng. Tính chất của Mộ (Chiều tối) được minh chứng bằng một quy luật, đó là vạn vật đã trở về trạng thái nghỉ ngơi: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ - Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, trạng thái “quy”. Điều này cũng được ca dao tổng kết một cách khái quát, khẳng định: Chim bay về núi, tối rồi. Như vậy hiện tượng chim bay về núi cho thấy rõ quy luật vận động của thời gian; cùng tương tự như vậy: Cô vân mạn mạn độ thiên không - Chòm mây lơ lửng giữa tầng không, mây cũng đã ngừng trôi, ngừng vận động để trở về trạng thái nghỉ ngơi, trạng thái “độ”. ơ đây cũng có sự gắn kết ngừ nghĩa giữa “quy” và “độ”, đều chỉ trạng thái dừng, nghỉ, “Quy” để hướng tới “tầm”, “độ” gắn liền với “mạn mạn” là hết sức hợp lí và phù hợp với tính chất của mỗi hiện tượng, sự vật. Điều giống nhau giữa “điếu” và “ván” là đều có tính chất bay, nhưng “điếu” là một sinh vật chịu tác động của quy luật sinh tồn riêng, do đó, “điểu” thì phải “quy” để “tám”, còn “vân” là một hiện tượng thiên nhiên, được tạo sinh theo một quy luật khác, cho nên “vân” phải gắn với “mạn man” để đạt tới “độ”. Đã thê “điểu’ thì phải là “quyện điểu”, hiểu nôm na là một con chim suốt ngày đi kiếm àn nay trời tôi, mỏi mệt, nó phải bay về núi tìm nơi trú ngụ qua đêm, còn “vân” thì phải là “cô văn” chứ không thể cả bầu trời mây hay nhiều chòm mây được. Từ “quyện điểu”, “cô vân” ta có liên hệ ngữ nghĩa mới ngoài văn bần, đó là “cô nhân” - một người cô đơn, là một tù nhân đang bì giải đi trên đường tới một nhà lao khác, là Bác Hồ; hiển nhiên là còn có mây người lính đi kèm nhưng giữa Bác và những người kia không thê có quan hệ “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu” được, do đó, trong hoàn cảnh này Bác trở thành “cô nhân”. Thế giới xung quanh, vắng lặng không lời, nhưng trở thành bạn đồng hành của Bác và thế giới đó hiện ra qua tính quy luật vĩnh hằng của nó tạo nên niềm vui trong tâm thâm của Người. Như thế, chỉ nhìn sự vật hiện tượng xung quanh, Bác đã chỉ ra được quy luật của đất trời, của vũ trụ- Tính chất vĩ nhân là ở chỗ đó. Nhưng nếu “quyện diểu” và “cô vân” đều “quy” và “độ” thì “cô nhân” vẫn mệt nhọc rảo bước trên đường. Tính chất phản quy luật hiện ra, cho thấy sự bất bình của Bác trước hoàn cảnh mà mình bị đặt vào.
Quy luật của tạo hoá thì như thê còn quy luật của cõi nhân sinh, của con người thì thế nào? Hai câu cuối của bài thơ cho thấy điều này: đó là sự sống gắn liền với sự quy tụ của con người. Ở đây có một hoạt động, đó là việc “ma bao túc” của “sơn thôn thiếu nữ”. Liên kết ngữ nghĩa với câu dưới ta sẽ có một quy luật của sự sinh tồn: đã có “ma bao túc” tất yếu sẽ có “bao túc ma hoàn” và dẫn tới “lô dì hồng”. Hành động “ma bao túc” là nguyên nhân sẽ cho kết quả là “bao túc ma hoàn”, đến lượt “bao túc ma hoàn” lại trở thành nguyên nhân để dẫn tới kết quả cuối cùng là “lô dĩ hồng”. Như vậy, bản chất của quy luật sinh tồn ở đây là quy luật nhân quả. Tính tất yếu của “bĩ cực thái lai” cũng là một tư tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ tập “Nhật kí trong tù”, chẳng hạn trong một bài thơ khác Bác đã khẳng định: “Vạn vật vần xoay đà định sân/Hết mưa là nắng hửng lên thôi” hay “Hết khổ là vui vốn lẽ đời”. Hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ”, ở đây, cũng có sự khác biệt, có thể nhà của “sơn thôn thiếu nữ” sát cạnh con đường mà Bác phải đi, cũng có thể ở rất xa, cho nên “sơn thôn thiếu nữ” ở đây chí là hình ảnh ước lệ, biểu trưng, cũng tương tự như “quyện điểu” và “cô văn”, Vì thế hoạt động “ma bao tức” cũng mang nghĩa tượng trưng, được hiểu như một công việc khó khăn, một thử thách mà điều này nếu gắn với bài Nghe tiếng giã gạo thì càng rõ hơn nữa:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông 
Sống ở trên đời người cũng vậy 
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Chữ “hồng” ở cuối bài thơ, ngoài việc chỉ ra tính chất biến đổi của diễn tiến thời gian, cho thấy màn đêm đã sập xuống, ở đây có sự đối lập giữa đen (của màn đêm) và đỏ (của bếp lửa). Sự đối lập này tôn tạo cho nhau. Đêm càng đen thì cảm giác ánh lửa càng đỏ. Ánh lửa đó tạo ra niềm tin vào sự sống, bởi lẽ đương nhiên, sự sống gắn liền với ánh sáng. Ánh sáng là biểu tượng của sự sông, của sự bất tử của cuộc đời, vì vậy chừng nào còn mặt trời .chừng đó sự sông còn tồn tại. Đây cũng là quy luật nhưng nhìn thấy hiện tượng thì dễ nhưng, nhận ra quy luật không phải là điều dễ dàng đối với mọi người. Trong cụm từ “sơn thôn thiếu nữ" thì “sơn thôn” là dễ hiểu, còn tại sao lại là “thiếu nữ”. Muôn biết đó là “thiếu nữ" hay là “thanh nữ”, ''trung nữ”, nghĩa là cỏ thể phân biệt được tuổi tác thì điều kiện bắt buộc là phải được gặp, được nhìn rỡ. Điều đó có xảy ra không? Chắn chắn bọn lính áp tải không để cho điều kiện ây xảy ra. Cho nên “thiếu nữ” ở đây cũng mang tính chất ước lệ và việc “ma bao túc” cũng vậy. Tính biểu trưng của “thiếu nữ” không phải là lạc điệu trong toàn bộ tập thơ Nhật kí trong tù. “Thiếu nữ” tượng trưng cho tuổi trẻ đang lớn, thử thách chưa nhiều, sự rèn luyện kinh qua gian lao khổ ải chưa lắm, nhưng không thể phủ nhận khả năng vươn lên của nó, không thể phủ nhận sức mạnh tiềm ẩn trong nó. “Thiếu nữ” sẽ tốn tạo cho “hồng” tạo ra sức mạnh cho “hồng” và khi đã có sức mạnh của “hồng”, “thiếu nữ" sẽ có sức bật mới. Sức mạnh đó chính là niềm tin vào quy luật nhân quả, vào quy luật vận động của sự sống. Hình ảnh “lô” cũng mang tính chất biểu tượng. Bếp lửa mang lại sự sống cho con người, là nơi tụ họp của gia đình, nơi sự sống được nhân lên và phát triển. Hình ảnh bếp lửa trong đêm đen là một hình ảnh đẹp, cho thấy sự sống vẫn trường tồn, cũng như bị áp giải giữa đám lính, thì không phải cái ác giành thắng lợi mà chính cái thiện, cái chính nghĩa mới là người chiến thắng. Vì thế mà khi “xiềng xích thay dây trói” thì Bác vẫn tự coi mình là “khanh tướng” ung dung tự nhiên tự tại với mỗi bước đi là lại phát ra tiếng nhạc “leng keng”. Hình ảnh “lỗ” còn mang tính chất định vị không gian, tạo ra trung tâm của toàn bộ thế giới, nơi đó ngọn lửa đang toả sáng, ngọn lửa ấy đã và đang xua đi màn đen dày đặc bao phủ xung quanh, cũng như thử thách gian nan sẽ vượt qua và ngày thắng lợi của lí tưởng cách mạng, của còng cuộc cách mạng là tất yếu. Sức mạnh của vĩ nhân là hiểu và nắm bắt được quy luật cung hiện ra.
Hoàn cảnh mà Bác Hồ bị đặt vào trong lúc này là vô cùng nguy hiểm, tính mạng đang ở vào thời điểm ngàn cân treo sợi tóc. Không ai lường trước được việc gì khi bọn lính áp tải giở quẻ. Do đó, việc nhận thức quy luật, tin vào sức mạnh của quy luật, vừa là quy luật của tạo hoá vừa là quy luật của nhân sinh, sè tạo nên bản lĩnh để ứng phó với tình huõng. Vì thế, tuy bất bình với việc đến tối mà chưa được nghỉ ngơi, song niềm tin vào tất yếu của quy luật vận động trở thành động lực giúp Người vượt qua thử thách, gian nan nguy hiểm của cảnh lao tù. Bài thơ là một sự nhận thức, nâng đỡ con người trong hoàn cảnh khó khăn, vẻ đẹp của bài thơ là ở chỗ đó và toát lên từ tính biểu trưng qua các sự vật hiện tượng được miêu tả. Đấy cũng là chỗ uyên thâm của một người hiểu biết sâu sắc vận dụng tài tình về văn hoá Hán cũng là phẩm chất của một vĩ nhân qua khả năng nhận thức và khái quát được quy luật vận động của thế giới xung quanh và của xã hội con người để tạo dựng niềm tin vào chân lí cuộc đời, để vững bước trên con đường lí tưởng đã chọn.

-     Phiên âm: Tân xuất ngục học đăng sơn
Vân ủng trùng sơn, sơn ứng vân 
Giang tâm như kính tịnh vô trần; 
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh, Dao vọng 
Nam thiên ức cố nhân.
Dịch thơ: Mới ra tù, tập leo núi
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ,
Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh, 
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.
Phần phân tích:
+ Bài thơ được sáng tác sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thoát khỏi vòng lao lí của nhà tù Tưởng Giới Thạch, tuy không nằm trong tập Nhật kí trong tù, song vẫn dược dịch và in vào cuối tập thơ này. Bài thơ toát lên vẻ đẹp của tâm hồn, của nhân cách Hồ Chí Minh, cho thấy Người vừa là lãnh tụ thiên tài vừa là nghệ sĩ lớn của dân tộc,
+ Qua con mắt của nghệ sĩ và của một tâm hồn thơ giàu cảm xúc, thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp tráng lệ, ở đó cảnh và tình hoà quyện với nhau: Núi ấp ôm mây, mây ấp núi/ Lòng sông gương sáng, bụi không mờ. Chất cổ điển ở đây là bức tranh sơn thuỷ hữu tình, có núi, có sông, có mây trời Cụm từ “giang tăm” còn có nghĩa bóng là “tám” của dòng sông mà đối với người Trung Hoa, “tâm” vừa là tâm hồn vừa là trái tim, qua đó cho thấy sự tự khẳng định tấm lòng trung với nước hiếu với dân, thuỷ chung son sắt trước sau như một. Đây là cách thức mượn cảnh tả tình, mượn cảnh thiên nhiên để bộc lộ tình cảm của bản thân, vốn rất quen thuộc trong thi pháp thơ cổ điển. Tâm trạng của Bác được gửi gắm một cách kín đáo qua cụm từ này. Cách so sánh “giang tâm” như “kính” kèm theo một sự khẳng định “tịnh vô trần” cho thấy phẩm chất kiên định, bất khuất của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
4- Hai câu thơ tiếp theo cho thây Bác đang ở trong một hoàn cảnh đặc biệt: đó là sau khi thoát khỏi ngục tù, sức khoẻ Bác giảm sút nhiều, việc tự rèn luyện thể lực để trở về tiếp tục chiến đấu trở nên cấp bách, Cần lưu ý cụm từ “học đãng sơn” ở trong tiêu đề bài thơ để gắn kết với các từ “độc bộ” (đi bộ một mình” để thấy rõ hơn ý chí quyết tâm rèn luyện của Người.
Đồng thời qua đó thấy được phong thái ung dung, tự tại, đường hoàng của con người có cốt cách lãnh tu. Tâm trạng trong khi “tập leo núi không phải hoàn toàn thảnh thơi để ngắm cảnh ngắm trời mà “bồi hồi” 11 ức cố nhân” qua đó toát lèn khát vọng muốn mau chóng trở về để tiếp tục hoạt động cách mạng. Cụm từ “Dao vọng Nam thiên' (Trông lại trời Nam} cho thây môi quan tâm của Bác, không phải tới cá nhân riêng tư, mà tới dân tộc, tới Tổ quốc. Từ đó, hình ảnh người chiến sĩ cách mạng nổi bật lén. Qua cách thể hiện tâm trạng như vậy, một mặt ta thấy được tầm vóc của người chiến sĩ cách mạng luôn một lòng lo cho dân cho nước, mặt khác cho thấy tính chất hiện đại, không hướng về quá khứ như các thi sĩ cổ điển trước đây mà hướng vào hiện tại, hướng về tương lai.
+ Tình yêu đất nước, tình yêu dân tộc được trải ra trên nền cảnh thiên nhiên tráng lệ. vẻ đẹp vô song của thiên nhiên mĩ lệ tôn tạo cho vẻ đẹp của tâm hồn nhà thơ, tôn tạo cho vẻ đẹp của cốt cách, nhân cách người chiến sĩ cách mạng.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích bài thơ chiều tối
Câu 3.b
- Giới thiệu vài nét về tác giả Vũ Trọng Phụng và tác phẩm Sổ đổ.
+ Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì 1930-1945. Ông sinh năm 1912, quẽ tại làng Hảo, huyện Mì Hào, tỉnh Hưng Yên, nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, sống chủ yếu ở phố Hàng Bạc. Ông là nhà vãn tài năng nhưng mất sớm. Ông mất vào năm 27 tuổi.
+ Số đỏ được đánh giá là kiệt tác của nhà văn này, một “cuốn sách ghê gớm có thế làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải).
4- Toàn bộ tác phẩm số đỏ có 20 chương, “Hạnh phúc của một tang gia” là chương thứ 15.Tiêu đề của chương là tiêu đề do tác giả soạn SGK lược bớt tiêu đề do tác giả đặt, nguyên văn: “Hạnh phúc của một tang gia văn minh nữa cũng nói vào một đám ma gương mẫu”. Toàn bộ tác phẩm là một chuỗi cười dài, trào lộng hài hước, mỉa mai, châm biếm xã hội “văn minh chó đểu” xã hội “khốn nạn” mà tiếng cười được kết tinh cao nhất trong đoạn trích này.
Nghệ thuật trào phúng được hiếu là nghệ thuật đả kích châm biếm bằng tiếng cười, là nghệ thuật sử dụng tiếng cười làm vũ khí tống tiễn cái ác, cái xấu xa, lạc hậu.
+ Trước hết, tiếng cười xuất hiện ngay từ sự đối lập - mâu thuẫn giữa “hạnh phúc” và “tang gia”, giữa “hạnh phúc” của một “tang gia văn minh" kết hợp trong “một đám ma gương mẫu". Với mâu thuẫn này, có thể thấy ngay là quan hệ giữa người đang sống (hiện thân qua những người chịu tang) và người quá cố (người đã chết) không phải là quan hệ nghĩa tình mà là một quan hệ vật chất thuần tuý. Người quá cố là cụ cố Hồng, chủ một gia tài lớn mà khi ông cụ làm chủ và hoàn toàn quyết định về tài sản ấy và điều đó thì các con các cháu của cụ lại không muốn. Chúng muốn là chủ sở hữu và toàn quyền quyết định món gia tài lớn lao ấy. Cho nên cái chết của cụ đem lại cho lũ con cháu bất nhân bất nghĩa của cụ cơ hội để chúng thoả mãn sự khao khát đợi chờ từ lâu của chúng, thoả mãn lòng tham của chúng, Cái chết của cụ không đem lại nỗi buồn tang tóc như vẫn thường thấy trong cuộc sống mà mang lại niềm vui trái khoáy, trái với lệ thường. Tính trào phúng bật ra từ sự đối lập mâu thuẫn ây
+ Tác giả miêu tả chi tiết cách thức báo tang, cách thức chuẩn bị đám tang, với các hình thức chi phí có vẻ hào phóng và với những biểu hiện của niềm vui không giấu được, cua niềm vui thực sự của đám con cháu, tạo ra hình thức đối lập mới: đám tang mà cứ như cả nhà vào liội. Thêm vào đó là các động tác đưa ma mang tính chất biểu diễn của đám con cháu: hình ảnh con trai lớn đi giật lùi trước quan tài cụ cố, mà theo nghi thức tang lễ truyền thống “cha đưa mẹ đón” thì cách đi giật lùi như vậy là trái khoáy, không đúng phong tục. Thật giả trong màn biểu diễn này cứ lẫn lộn vào nhau, tạo ra sự đan xen các hình thức đối lập, từ đó tiếng cười hài hước bật ra như là một sự giễu cợt vào cái thứ “văn minh" rởm đời của lũ bất nhân. Bên cạnh đó, các bộ đồ tang lễ tân thời do nhà tạo mốt là bà Văn Minh - cháu dâu của cụ tung ra, cơ hội mượn đám tang để quảng cáo hàng hoá với chủ định “khiến những ai có tang đau đớn vì kẻ chết cùng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời” tạo ra nỗi đau về lương tâm, về lẽ sống trước những hành vi bỉ ổi của lũ bất nhân. Tiếng cười trào phúng bị nghẽn lại với sự xót xa, truyền vào độc giả sự căm hờn cho một thói xấu, rởm đời đang thừa cơ trỗi dậy.
+ Nhân vật Xuân tóc đỏ, nhân vật hề chính của toàn tiểu thuyết, người có công “tình cờ gây ra cái chết của một ông cụ già đáng diet", cũng có mặt trong đám tang này và được nhìn nhận như một nhân vật đáng nệ. Nhờ hắn mà, chúc thư chia gia tài của cụ cố trở thành hiện
thực. Kẻ giết người, do đó, trở thành kẻ anh hùng, một sự đánh đồng giữa kẻ sát nhân và yếu nhân cũng tạo ra tiếng cười có sức còng phá mạnh mẽ. Cảnh hắn chen vào đám tang đế xếp vòng hoa viếng của hắn lên đầu tạo ra đỉnh điểm của sự hài hước. Bên cạnh hắn là các chần dung khác của những người trong gia đình tang quyến mà tất cả đều cố gắng che giấu nụ cười thoả mãn cơn khát chia tài sản của chúng trong những bộ mặt cố gắng làm ra sự đau buồn khả ố,
4- Đặt cái chết thành cái hạnh phúc tạo ra sự đối lập bi-hài, tạo ra cái cười ra nước mắt. Sự kết hợp khả ố tạo thành đám tang: từ kiệu bát cống long trọng, cho đến chú lợn quay cũng được che lọng một cách thành kính, vài trăm câu đối như để khoe mè, vài trăm vòng hoa đê phò trương thanh thế, các máy ảnh nháy lia lịa như thể thi tài; chảng theo một thể thức nào khiến cảm giác loạn xạ càng tăng thêm; rồi thì đám kèn ta, kèn tây, kèn tàu thi nhau thổi; rồi thì những bộ đồ tang lễ tân thời mang đậm nét ăn chơi đàng điếm cũng làm gia tăng tính chất bi - hài của đám tang. Cảnh hạ huyệt cũng là một cảnh sân khấu được sắp đặt, được đạo diễn bằng sự bắt bỏ của cậu tú Tân, chỉ để nhằm tạo ra một kiểu ảnh thật đúng mốt. thật gây ấn tượng cũng gia tăng chất trào phúng của truyện. Ngoài những cảnh chung, tác giả còn chỉ ra những cảnh rièng cũng hài hước không kém: bề ngoài, người ta tưởng ông Phán mọc sừng khóc lả đi vì thương cha tiếc mẹ nhưng thật ra là để dúi vào tay Xuân tóc đỏ tờ giấy bạc năm mươi đồng để cảm ơn hắn vì hắn đã tặng cho õng ta nhãn hiệu 'Phán mọc sừng”. Thật là một công đôi việc mà thật ra thứ đạo đức của chúng là đạo đức giá. Trong Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng tiếng cười châm biếm để vạch trần sự thối tha bỉ ổi của một lớp người tự xưng là văn minh, tự khoác lên mảnh chiếc áo đạo đức mà thật ra thứ đạo đức của chúng là đạo đức giả thuần tuý, cho thấy sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Câu chuyện được kể trong đoạn trích thấm đẫm chất trào lộng, tạo nên nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

Xem thêm >>>Các dạng đề thi thường gặp chính xác

Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe