Đề tự luận 20: Cảm nhận phẩm chất của người nông dân Nam Bộ
I) ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày tóm tắt sự nghiệp văn học của nhà thơ Tố Hữu.
Câu 2 (3,0 điểm): Theo tác giả Trần Đình Hượu trong bài “Nhìn về vốn văn hoá dân tộc” một đặc điểm quan trọng của văn hoá Việt Nam là: “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng, hợp tình, hợp lí, áo quần trang sức, mán ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và cỏ quy mô vừa phải”. Anh (chị) hãy chỉ ra qua các dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ đặc điểm quan trọng ấy của văn hoá Việt Nam.
2)Phần riêng (5,0 điểm)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Đất và Nước là hai thành tố để hợp thành Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm đã có những lí giải bằng thơ rất hay về mối quan hệ đó. Dựa vào đoạn trích Đất Nước trong SGK hãy làm sáng tỏ cách lí giải của tác giả bài thơ.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Dựa vào tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được tái hiện trong bài viết: “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trên bầu trời văn học” của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về phẩm chất của người nông dân Nam Bộ.
B. GỢI Ý
Câu 1:
Tố Hữu là một trong những ngọn cờ đầu của thơ ca Việt Nam từ sau 1930. Ông tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 tại làng Phù Lai xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế, trong một gia đình nhà nho nghèo, Ông vào trường Quốc học Huế năm 12 tuổi, Tô Hữu trưởng thành trong thời kì cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, diễn ra sôi nổi trong cả nước, gắn với thời kì Mặt trận dân chủ và ông đã được đứng vào hàng ngũ những người cộng sản năm 1938. Óng bị bắt, bị tù đày và vượt ngục thành công vào tháng 3-1942 để trở về tiếp tục con đường cách mạng, Tháng 8-1945, ông là Chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa Huế, rồi trực tiếp đảm nhiệm chức vụ Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá. Năm 1947, ông được điều động ra chiến khu Việt Bắc, đảm nhiệm công tác văn nghệ của Đảng, Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiều khoá, và là Uỷ viên bộ Chính trị từ 1981 đến 1986, trực tiếp giữ chức vụ Phó Chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Ông mất năm 2002, tại Hà Nội.
Con đường sáng tạo thơ ca của Tố Hữu song hành với con đường cách mạng mà ông đã lựa chọn. Từ 1937, khi thơ ông được công bố trên các báo chí tiến bộ của Mặt trận dân chủ cho đến cuối đời ông đã để lại bảy tập thơ, phản ánh hiện thực của đất nước trong thời kì cách mạng dân tộc, dân chủ và thời kì đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự trưởng thành của tài năng thơ Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Tập Từ ấy (1937-1946) là chặng đường thơ đầu tiên của ông với tiếng reo vui của người thanh niên gặp được ánh sáng dẫn đường soi lối của Đảng và quyết tâm đi theo lí tưởng Đảng, Hình tượng những con người nghèo khổ như lão đầy tớ, chị vú em, cô gái giang hồ, những đứa trẻ mồ côi. bước vào văn chương tạo ra tiếng nói tố cáo chế độ thực dân phong kiến và khơi dậy ở người đọc khát vọng cách mạng, khát vọng đổi đời (Phần Máu Lửa). Những ngày trong ngục tù thực dân được phản ánh qua các bài thơ thời kì này cho thấy sự ngoan cường, kiên trì phấn đấu và sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng đã chọn (Phần “Xiềng xích”). Phần còn lại của tập thơ, phần “Giải phóng” là tiếng hát vui mừng ca ngợi thắng lợi của chính nghĩa, của cách mạng.
Tập Từ ấy (1937-1946) là chặng đường thơ đầu tiên của ông với tiếng reo vui của người thanh niên gặp được ánh sáng dẫn đường soi lối của đảng và quyết tâm đi theo lí tưởng Đảng. Hình tượng những con người nghèo khổ như lão đầy tớ, chi vú em, cô gái giang hồ, những đứa trẻ mồ côi... bước vào văn chương tạo ra tiếng nói tố cáo chế độ thực dân phong kiến và khơi dậy ỏ người đọc khát vọng cách mạng, khát vọng đổi đời (Phần Máu Lửa). Những ngày trong ngục từ thực dân được phản ánh qua các bài thơ thời kì này cho thấy sự ngoan cường, kiên trì phấn đấu và sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng đã chọn (Phần “Xiềng xích”) Phần còn lại của tập thơ, phần “Giải phóng” là tiếng hát vui mừng ca ngợi thắng lợi của chính nghĩa, của cách mạng.
Tập Việt Bắc (1947-1954) ghi lại những cảm xúc chân thành đầy lạc quan tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là bài thơ Việt Bắc, tiếng ca hùng tráng, thiết tha tái hiện chặng đường chiến đấu đầy gian lao và anh dũng của đất nước và nhân dân.
Tập Gió lộng (1955-1961) mở ra những nét tươi mới về công cuộc xây dựng chế độ mới ở miền Bắc và tình cảm gắn bó với miền Nam đau thương mà anh dũng, khẳng định niềm tin vào thắng lợi của công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Tập Ra trận (1962-1967), Máu và Hoa (1968-1977) gắn với thời kì cả nước cùng đánh Mĩ, cả nước hành quân, cả nước lên đường với kết thúc trọn vẹn cuộc trường chinh gian khổ, non sông thu về một môi, hoà bình thống nhất lại trở về với nhân dân, đất nước.
Tập Gió lộng (1955-1961) mở ra những nét tươi mới về công cuộc xây dựng chế độ mới ở miền Bắc và tình cảm gắn bó với miền Nam đau thương mà anh dũng, khẳng định niềm tin vào thắng lợi của công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Tập Ra trận (1962-1967), Máu và Hoa (1968-1977) gắn với thời kì cả nước cùng đánh Mĩ, cả nước hành quân, cả nước lên đường với kết thúc trọn vẹn cuộc trường chinh gian khổ, non sông thu về một môi, hoà bình thống nhất lại trở về với nhân dân, đất nước.
Từ sau 1978, Tố Hữu vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác của mình. Các bài thơ trong thời kì này được tập hợp trong “Một tiếng đờn” (1992- giải thưởng ASEAN) và Ta với ta (1999) mang lại một nét khác biệt giàu chất suy tư hơn, gợi mở nhiều hơn trước những đổi thay của cuộc sống, trước vận hội đổi mới để tiến lên của dân tộc. Tiếng thơ trầm lắng suy tư nhưng vẫn kiên định lập trường với niềm tin sắt son vào công cuộc đổi mới của Đảng. Óng được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Sáng tạo thơ ca của Tô Hữu mang đậm dấu ấn của loại thơ ca trữ tình chính trị, trước hết với hệ thống đề tài gắn liền với những sự kiện chính trị lớn lao của dân tộc. Từ con người cá nhân được giác ngộ, chủ thể trữ tình trong thơ ông mang đậm phẩm chất của cái tôi chiến sĩ cách mạng, một lòng Đảng vì dân. Thơ ông là tiếng nói của tình yêu lí tưởng xã hội xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề mà ông phản ánh trong thơ lá những vấn đề mang tính toàn dần, được đặt trong bối cảnh xã hội rộng lớn. Cảm hứng lịch sử - dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt thơ ông, do đó, ta không gặp cảm hứng thế sự - đời tư, không gặp những cảm xúc cá nhân riêng tư trong sáng tác của ông. Ông không chú ý tới việc sáng tạo các từ mới mà thường sử dụng hệ thống từ ngữ và lối nói quen thuộc của dân tộc. Đặc biệt, ông khai thác và vận dụng rất thành công thể thơ lục bát, thể thơ thất ngôn, khiến thơ ông đậm đà chất dân tộc, vừa giàu nhạc điệu vừa có khả năng tạo ra sự “đồng chí, đồng tình”.
Đối với Tố Hữu, “thơ là tấm gương của tâm hồn” mà tâm hồn ở đây là tâm hồn người chiến sĩ cộng sản, tâm hồn của con người suốt đời hi sinh phấn đấu cho lẽ sống, cho tình đời tình người, rất thời sự nhưng cũng rất hiện đại. Thơ ông là sự kết hợp hài hoà yếu tố cách mạng, tiến bộ và yếu tố dân tộc. Từ đó phẩm chất trữ tình - chính trị trở thành nét tiêu biểu của tài năng sáng tạo Tố Hữu. Thơ ông trở thành một phần của cuộc sống tinh thần của nhiều thế hệ độc giả nước nhà trong những thập niên cuối thế kỉ XX và để lại một ảnh hưởng quan trọng đối với nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Có thể bạn quan tâm: Vài nét về Tố Hữu và bài thơ "Từ ấy"
Câu 2:
Theo tác giả Trần Đình Hượu trong bài Nhìn về vốn văn hoá dân tộc, một đặc điểm quan trọng của văn hoá Việt Nam là: “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mè cái huyền ảo, kì vì. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng, hợp tình, hợp lí, áo quần trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.
Đây là một nhận xét xác đáng về đặc điểm chung của văn hoá dân tộc. Quan niệm thẩm mĩ của người Việt là chuộng cái xinh, cái vừa vặn, theo nguyên tắc “nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo”, theo cách nghĩ “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Vì thế trong kiến trúc, số công trình kiến trúc mang quy mô hoành tráng kì vĩ không có nhiều. Tất cả đền chùa miếu mạo đều vừa khéo, nhỏ nhắn, phù hợp với không gian cảnh quan xung quanh, cổng làng hay đình làng cũng có sự phù hợp như vậy. Tất cả đều tương ứng với mô hình sản xuất tự cung tự cấp, theo mô hình làng xã khép kín, mà tiêu biểu là hình ảnh làng quê Bắc Bộ với cái cổng làng là lũy tre bao bọc xung quanh vừa để làm hàng rào bảo vệ làng quê vừa tạo cảnh quan thiên nhiên, để lại ấn tượng về cộng đồng định cư ổn định, ít di chuyển.
Người Việt cũng chuộng cuộc sống hiện thực, ít mơ mộng hão huyền, ít nghĩ về thế giới bên kia. Người Việt thích cuộc sống trần thế, bao giờ cũng thực tiễn, Khát vọng lớn nhất là luôn Luôn no đú, chấp nhận cái “dù” như một nguyên tắc sống đế tạo ra cái “dĩ hoà vi quỹ”, tới mức nhau chín bỏ làm mười" coi trọng cuộc sống hiện tại, nhưng người Việt cũng không quá bám sát hiện thực mà bao giờ cùng tự an ủi “nhiều no ít đủ". Người Việt quan tâm tới tương lai của con cháu, niềm vui của người Việt là con đàn cháu đống, luôn ý thức “người làm ra của chứ của không làm ra người ” Đối với người Việt nghĩa tình là trên hết: tình cha nghĩa mẹ, tình chồng nghĩa vợ, tình anh nghĩa em, tình cha nghĩa con. Vì thế dẫn tới ứng xử “một bồ cái lí không bằng một tí cái tình”. Cho nên, đối với người Việt đoạn tình dứt nghĩa là khủng khiếp, thất tình thất nghĩa là không thể chấp nhận. Người Việt đề cao sự khéo léo, ai làm giỏi thì được khen “khéo tay hay làm". sống tình nghĩa nên người Việt chuộng sự hoà thuận, khi phải đánh nhau để giữ làng dựng nước thì đồng tâm đồng lòng, giặc thua thì tha chết, trải chiếu hoa, cấp thuyền cấp ngựa cấp lương cho về mà không thù dai oán dài. Tinh thần văn hoá của người Việt là chuộng sự linh hoạt, thiết thực, dung hoà, không thích phô trương và cũng chẳng thích khoe khoang.
Có thể trình bày thêm những kiến giải khác rút từ bài “Nhìn về vốn văn hoá dân tộc” của Trần Đình Hượu trong SGK Ngữ Văn 12.
Câu 3a:
a) Giới thiệu qua về bài thơ, đoạn trích và tác giả bài thơ.
b) Dựa vào đoạn trích, phân tích các thành tố Đất và Nước, chỉ ra mối quan hệ giữa đất, nước với các đối tượng được gắn kết vào, chẳng hạn: “Đất là nơi anh đến trường ị Nước là nơi em tắm", có thể đổi chỗ cho hai chủ thê “Anh*1 và “Em” được không?. Từ đó chỉ ra tính chất gắn bó khăng khít mang tính nhân quả, mang tính ràng buộc chặt chẽ giữa Đất và Nước để trở thành hợp thể Đất Nước, làm rõ sự gắn bó đó là gắn bó hữu cơ, gắn bó của tình sâu nghĩa nặng, gắn bó của truyền thống văn hoá lâu đời, gắn bó của truyền thống tương thân tương ái, của nghĩa xóm tình làng,...
Chú ý cứ sau mỗi lần tách đất và nước thành các câu thơ riêng biệt, thì tác giả lại hợp nhất đất và nước lại thành một câu thơ khác có tính chất khái quát cao hơn, cách sử dụng và sắp đặt các thành tố theo kết cấu tách - hợp g tạo ra ý thức về sự gắn bó bền chặt keo sơn của Đất và Nước.
Các phân tích cần dựa vào các câu thơ trong bài thơ và cần có sự phân tích nhất quán theo mạch cảm xúc của tác giả, để thấy cảm nhận về đất nước được mở rộng theo chiều thời gian và mở rộng theo không gian, cho thấy sự phát triển của đất và nước để hợp thành đất nước như một chỉnh thể thống nhất, và duy nhất, bền vững và không thể thay đổi
Kết luận chung về cảm nhận qua cách xây dựng hình tượng đất và hình tượng nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
Cáu 3b:
a) Mở bài: Giới thiệu chung về mảnh đất và con người Nam Bộ, nèu qua những tác phẩm đã học viết về con người Nam Bộ.
b) Thân bài: tác phẩm của các tác giả đã nêu trong đề, cho dù là một tác phẩm văn xuôi hay một tác phẩm nghị luận văn học đều cho thấy những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Nam Bộ. Chú ý các điểm sau:
- Yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc.
- Thích tự do, có một niềm đam mê mãnh liệt với tự do, không cam tâm quỳ gối làm nô lệ, chết vinh chứ không chịu sống nhục.
- Tôn trọng đạo lí truyền thông của dân tộc và của cha ông.
- Trọng nghĩa khinh tài, trung tín.
Biết trọng tình trọng nghĩa, yêu thương quý trọng, đùm bọc và bảo vệ lẫn nhau.
Sòng tự do phóng khoáng, hồn nhiên, thích ca hát tập thể, gắn bó với cộng đồng, chia sẻ vui buồn với cộng đồng.
Nam nữ đều có phẩm chất như nhau không phân biệt già trẻ lớn bé, tất cả đều đồng tâm đồng lòng, hợp sức giải quyết các khó khăn, ai cũng có trách nhiệm và quyền lợi trong cộng đồng.
Lấy dẫn chứng minh hoạ các luận điểm trèn từ các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được nhắc tới trong bài nghị luận “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trên bầu trời văn học” của cô Thủ tướng Phạm Văn Đồng và tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Có thể so sánh thêm với các tác phẩm khác.
c) Kết luận: Vẻ đẹp về tính cách và khí chất của con người Nam Bộ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Xem thêm >>> Những ý kiến bình luận về "Những đứa con trong gia đình"
Phân tích tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc"
Nếu có bất kì ý kiến đóng góp hay thắc mắc gì hãy comment ngay ở phía dưới bài viết của Cunghocvui nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3