Đăng ký

Đề tự luận 19: "Bác ơi" - Những nét lớn của cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh

I) ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên và nêu vài nét về bài “Tiếng hát con tàu”
Câu 2 (3,0 điểm):(3,0 điểm): Bình luận khổ thơ cuối cùng trong bài thơ “Tự do” của P.ê-luy-a: 
Và do sứt mạnh một từ
Tôi làm lại cuộc đời
Tôi sinh ra để biết em
Để gọi tên em
Tự do

2)Phần riêng (5,0 điểm)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu đã tái hiện một cách khái quát những nét lớn của cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những cảm nhận sâu sắc và sinh động của chính nhà thơ. Hãy phân tích các khổ thơ sau đây để làm nổi bật nhận định đó:
...Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế 
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
..Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Câu 3-b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan điểm sau đây của nhà văn Nguyễn Đình Thi về nghệ thuật: “Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng dược. Trên nền tảng cuộc sống của xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hôn cho xã hội”.

II. GỢI Ý

Câu 1:
Chế Lan Viên, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam đương đại, tên thật là Phan Ngọc Hoan với các bút danh Thạch Hãn, Chàng Văn. Òng sinh ngày 23/10/1920 tại Nghệ An, trong gia đình viên chức gốc từ Cam Lộ (Quảng Trị). Lớn lên, học tập và tốt nghiệp trung học năm 1939 tại Quy Nhơn (Bình Định) sau đó làm báo và dạy học ờ Sài Gòn và các tỉnh miền trung. Ông tham gia Cách mạng tháng Tám 1945 tại Quy Nhơn và tiếp tục hoạt động báo chí và văn nghệ tại Huế, các tỉnh khu IV và vùng Bình — Trị —Thiên khói lửa. Sau 1954, ông ra Hà Nội, công tác tại Hội Nhà văn, từng là Uỷ viên thường vụ Ban chấp hành hội Nhà văn Việt Nam, đại biểu quốc hội các khóa IV, V, VI và VII. Năm 1975, ông vào sông tại Thành phố Hồ Chí Minh và mất ở đó ngày 19/6/1989. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Ông làm chấn động thi đàn với tập “Điêu tàn” (1937) khi mới 17 tuổi với giọng thơ mới mẻ, chịu ảnh hưởng rất rõ của thơ ca tượng trưng Pháp. Tập thơ gợi lại hình bóng của vương quốc Chiêm Thành dâ tiêu vong với .những hình ảnh kinh dị như là hình thức tạo ra cái phi thường để đối lập với thực tại lúc bấy giờ, để đi tìm kiếm nỗi khắc khoải, băn khoăn của cái tôi mang đậm chất siêu hình. Tập thơ “Gửi các anh” (1955) đánh dấu bước chuyển biến về tư tưởng và nghệ thuật hướng về thực tiễn đất nước của Chế Lan Viên Tập “Ánh sáng là phù sa” (1960), với sự ngợi ca TỔ quốc và dân tộc, với ý thức về trách nhiệm cao cả của người nghệ sĩ nhàn dân, với âm hưởng chính luận-thời sự đánh dấu một bước tiến lớn của hồn thơ Chế Lan Viên. Sau 1975, với các tập thơ Hoa trên đá (1984), “Ta gửi cho mình” (1986), ông trở lại với những suy tư, cảm niệm đẫm màu sắc triết lí, về con người.
Ông còn là cây bút bình luận văn học có uy tín, vừa giàu chất trí tuệ vừa giàu hình ảnh và các phép tu từ, với những tập “Phê bình văn học” (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971), Bay theo đường dân tộc đang bay (1976), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981), Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981), Ngoại vỉ thơ (1987). Ba tập Di cảo thơ (1992,1993-96) với 566 bài thơ được in sau khi ông mât, cũng góp phần tạo ra tầm vóc của một Chế Lan Viên tài hoa luôn nỗ lực đi tìm chính minh, không bao giờ thỏa mãn với chính mình.
Bài thơ “Tiếng hát con tàu” lấy cảm hứng từ sự kiện kinh tế- chính trị’ xã hội, liên quan đến phong trào vận động nhân dân miền xuôi, chủ yếu là thanh niên, lên xây dựng và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc Tổ quốc những năm 1958 - 1960. Bài thơ này nằm trong tập ánh sáng và phù sa mà cảm hứng bao trùm tập thơ là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được gắn bó với nhân dân với đất nước, với nhân dân sau một chặng đường phấn đấu gian khổ. Cuộc hồi sinh của đất nước đã tạo ra sự hồi sinh cho một hồn thơ để đưa nhà thơ đi từ “thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”. Bài thơ không phải là sự minh hoạ đơn thuần cho một chủ trương chính sách của Đảng mà là cách thức thể hiện khát vọng hướng về nhân dân, đất nước qua sự khơi dậy những kỉ niệm gắn bó sầu xa giữa tình dãn nghĩa Đảng, là sự gắn bó chặt chẽ giữa lí tưởng và cội nguồn sáng tạo của văn chương, là sự nhận thức lại bản thân của một hồn thơ đầy trăn trở, suy tư qua những trải nghiệm của cuộc đời. Lấy sự kiện chính trị xã hội làm điểm xuất phát, khêu gợi cảm hứng sáng tác là cách tiếp cận, khai thác đề tài quen thuộc ỗ tác giả này. Tuy nhiên, xuất phát từ chính các đề tài đó, Chế Lan Viên có cách sáng tạo của mình thể hiện qua cách thức tạo ra những khái quát sâu sắc về cuộc sống và nghệ thuật

Có thể bạn quan tâm: Con cò - Chế Lan Viên
Câu 2:
Có thể nêu cảm nghĩ của mình về sức mạnh mang tính vật chất của tự do, có nghĩa là tự do mang trong nó sức mạnh riêng, có khả năng mang lại cuộc sống mới, làm thay đổi cuộc đời cho mọi người, tái sinh con người. Con người được sông lại trong không khí tự do, được nuôi dưỡng bằng tự do và để được nhận thức sâu hơn, đầy đủ hơn về giá trị các mặt của tự do. Tự do trở thành nhu cầu của con người, trở thành điều kiện tồn tại và phát triển không thể thiếu được của con người, của các dân tộc. Tự do cần được hiểu trong quan hệ chặt chẽ với hiểu biết, bởi lẽ như Mác nhận xét thì tự do nghĩa là tất yếu được nhận thức. Không thể có tự do mà không kèm theo hiểu biết, không kèm theo những tri thức nhất định. Tự do không có tri thức chỉ là những hoạt động mang tính bản năng, vô tổ chức, vô chính phủ. Tự do luôn gắn liền với tính trách nhiệm cộng đồng, gắn với lợi ích dân tộc.
Có thể tìm hiểu thêm hình tượng Prô-mê-tê trong vở kịch “Prô-mê-tê bị xiềng” của nhà viết kịch cổ đại Hi Lạp nổi tiếng Et-sin. Prô-mê-tê chấp nhận và chịu đựng mọi hình phạt tàn bạo của thần Dớt, chúa tể bầu trời (bị xiềng vào núi đá trong nắng Lửa thiêu đốt, hàng ngày bị một con ác điểu đến moi gan) nhưng kiên quyết không cho Dớt biết bí mật riêng tư gắn với sự thống trị của ông ta (Dớt sẽ bị truất ngôi và sẽ bị ai giết chết...), kiên quyết không chịu làm nô lệ cho Dớt, cho dù Dớt có hứa ban tặng nhiều quyền cao chức trọng. Đối với nhãn vật Prô-mê-tê tự do là sự hiểu biết cao nhất, ai có hiểu biết người ấy có tự do, hiểu biết càng cao, giới hạn của tự do càng được mở rộng. Con người có hiểu biết cũng đồng nghĩa với việc con người nắm được quy luật vận động của thế giới, của vạn vật, có được khả năng và bản lĩnh tự chủ, tự tin trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp.
Câu 3a:
a)         Mở bài: Tố Hữu là nhà thơ viết nhiều về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bài Bác ơi là một trong số các tác phẩm đó, được sáng tác vào thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc và danh nhân văn hoá của thế giới qua đời, để lại muôn vàn nỗi tiếc thương cho toàn đảng toàn dân ta, cho bạn bè và những người yêu chuộng hoà bình, độc lập dân tộc và dân chủ trên thế giới. Cảm xúc bao trùm bài thơ là sự tiếc thương và ca ngợi.
b)         Thân bài:
+ Bài thơ gồm mười ba khổ thơ. Mỗi khổ bốn câu. Các khổ thơ trên đây thuộc khổ thơ thứ 5, 7, 9 và 10 của bài thơ. Khi phân tích, căn cứ vào nội dung từng khổ thơ để nêu lên ý chính của khổ thơ đó. Có thể mở rộng đến các khổ thơ khác nếu thấy cần thiết.
+ Khổ thơ:

"...Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời 
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người”.
Cho thấy tình cảm thương mến, quý trọng Bác của nhà thơ Tố Hữu. Thán từ Ôi như được buột ra, như Là sự nuối tiếc, đồng thời cùng là sự xót xa. Các từ phải ‘ li được đưa ra như một giả định để cố làm nhẹ bớt nỗi đau mất mát nhưng qua đó lại nổi bật lên phẩm chất quan trọng nhất của cuộc đời Hồ Chí Minh. Đó là “nỗi thương đời”. Song đây không phải là một tình thương vò hướng mà là tình thương có mục tiêu rõ ràng cụ thể, với tình thương ấy Bác đã "Ôm cả non sông, mọi kiếp người”. Bác yêu quê hương đất nước, Bác yêu mọi người, yêu đồng bào, đồng chí. Tác giả cô cầu mong, dù chỉ phút chốc thôi, trong cái đêm dài suốt năm canh ấy, Bác “bớt” đi một chút xíu thôi, song điều đó là không thể, bởi lẽ nhà thơ đà nhận ra điều khác biệt của con người Bác: “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế”, một trái tim nhân hậu mà trước đây trong một bài thơ khác Tố Hữu đà nhắc đến: “trái tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Đây là trái tim của thương yêu, của đoàn kết toàn dân. Trái tim tràn đầy lòng nhân hậu chỉ đập vì mọi người và chỉ đập cho mọi người. Trái tim đó chỉ “lo muôn mối như lòng mẹ” lo cho cả “hôm nay và cho mai sau”. Trái tim trở thành tấm lòng nhân hậu, bao dung.
+ Khổ thơ: “Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa 
Tự do cho mỗi đời nô lệ 
Sữa để em thơ lụa tặng già”.
Ca ngợi cuộc đời thanh cao của Bác. Với trái tim nhân hậu đó, Bác mang đến cho mọi người mỗi vật một tình cảm thương yêu bao la. Câu thơ Bác sống như trời đất của ta tạo sức mạnh khái quát thể hiện tầm vóc lãnh tụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu thơ tạo ra một sự so sánh “như” mà qua đó ta thấy cuộc sống cao đẹp của Người: “Bác sống” cũng như trời đất mang lại sự sống cho muôn loài, cho muôn người. “Bác sống được ví như sự sống của trời đất, bình lặng mà vĩ đại, hiền từ chở che cho tất cả, nâng đỡ tất cả. Cách sòng đó quen thuộc thân thương tới mức trở thành cũng là một sự cảm nhận toát ra từ đáy lòng tác giả và là sự cảm nhận sâu sắc, chân thành. Cách sống đó thể hiện trong sự bao dung qua phẩm chất “yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa” và mang lại cho con người điều quý giá nhất, trang trọng nhất, phù hợp với từng đối tượng “Tự do cho mỗi đời nô lệ! Sữa để em thơ lụa lăng già”. Các động từ “yêu”, “cho”, “để”, “tăng” đã gia trọng cho các hình thức tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy Người quan tâm đến tất cả với một tình thương chân thành, bằng tình cảm gia đình, tình cảm cha con chứ không hề có khoảng cách giữa lãnh tụ với người dân. Bác quan tâm tới mọi mặt, quan tâm tới tất cả và lo toan mọi thứ từ “tự do” cho tới hộp “sữa” dành cho trẻ nhỏ, tấm “lụa” đê’ cho cụ già theo đúng phong cách ứng xử văn hoá của dân tộc.
+ Khổ thơ: “Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành 
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển 
Nâng niu tất cả, chỉ quên minh”.
Cho thấy với tình thương bao la đó, Bác có cuộc sống với biết bao niềm vui. Trước hết đó là niềm vui trong trẻo, không vẩn đục, tươi mới như “ánh buổi bình minh”. Tác giả đã lại một lần nữa sử dụng hình thức so sánh unhỉ:. Ở khổ thơ trên là “Bác - sống”, ở đây là “Bác - vui”, một niềm vui thanh cao, như ánh dương bừng sáng xua đi màn đêm, đem lại cho mỗi người, cho vạn vật một ngày mới, một thời điểm sông mới. Niềm vui của Bác được so sánh với ánh mặt trời buổi bình minh là sự so sánh độc đáo. Niềm vui đó thể hiện qua các biểu hiện cụ thể “vui mỗi mầm non, trái chín cành”, “vui tiếng ca chung hoà bốn biển”. Bác vui trước cái đang sinh thành (mâm non), Bác vui cả khi công quả đã hoàn thành (trái chín cành), đặc biệt Bác vui hơn khi có “tiếng ca chung hoà bốn biến”. Niềm vui trước những cái nhỏ bé (mầm non, trái chín) đến những cái lớn lao (tiếng ca hoà bốn biển) nhưng nhất quán trong một quan điểm đó là niềm vui hoà hợp, đoàn kết, từ niềm vui dân tộc đến niềm vui quốc tế, niềm vui được sống trong độc lập, tự do và hoà bình, ở đó mỗi con người đều cảm thấy hạnh phúc và bình yên, “Tiếng ca chung hoà bốn biển” chỉ có thể là tiếng ca đoàn kết, tiếng ca ca ngợi hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Bác trân trọng tất cả những niềm vui ấy, lấy niềm vui chung làm niềm vui riêng và từ đó nhân cách Hồ Chí Minh xuất hiện: “nâng niu tất cả, chỉ quên mình”. Khố thơ bắt đầu bằng một hình thức khái quát để sau đó mở ra những biểu hiện cụ thể, cuối cùng lại trở về hình thức khái quát cao hơn, chỉ ra được đặc trưng của nhân cách Hồ Chí Minh, tạo ra ân tượriípthuỹêt phục và cảm phục của người đọc trước nhân cách đó. Đồng thời cũng cho thấy tầm vóc lành tụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất vĩ đại song cũng rất quần chúng, đó cũng chính là một lẽ sống giản dị, cao đẹp vô song, một niềm vui quên mình vì hạnh phúc người khác.
+ Khổ thơ: “Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son 
Mong manh áo vải, hồn muôn trượng 
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.
Nhấn mạnh những phẩm chất cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước hết đó là cuộc đời “thanh bạch, chẳng vàng son”, ở Bác, gia tài lớn nhất đó là “tình thương” nhân hậu bao la, “tình thương” “ôm cả non sông, mọi kiếp người”. Với “tình thương” đó, Bác trở thành người Bác, người Cha của đại gia đình Việt Nam, “của chủng con”. Một sự so sánh nữa xuất hiện giữa một bên là “mong manh áo vải” với bên kia là “hồn muôn trượng”, sự so sánh giữa hình thức bên ngoài giản dị, bình thường với thế giới nội tâm bên trong lớn lao, vĩ đại. Vì thế bức chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tạo ra bằng những phẩm chất tâm hồn thanh cao, vì đại vượt lên trên tất cả “hơn tượng đồng phơi những lối mòn”. Đây là bức “tâm tượng” (tượng khắc bằng tâm hồn, tình cảm) khắc hoạ được đầy đủ nhất những phẩm chất cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với “tinh thương” đó, Bác không những để lại cho thế hệ hiện tại mà còn “để lại cho muôn đời con cháu mai sau”, bởi “tình thương” đó không mất đi mà được nhân lên mãi mãi, trở thành truyền thống của đất nước, của dân tộc.
c)   Kết luận: Các khổ thơ trên của nhà thơ Tố Hữu cho thấy tình cảm chân thành tha thiết của nhà thơ đối với vị lãnh tụ của dân tộc. Qua bài thơ, Tố Hữu đã nói lên tình cảm thương yêu quý trọng và biết ơn của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.

Có thể bạn quan tâm: Nội dung bài thơ và hoàn cảnh sáng tác
Câu 3.b.
a) Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi .
b) Giải thích những ý chính trong ý kiến của nhà văn. Nghệ thuật ở đây phải là nghệ thuật chân chính, nghệ thuật của con người, vì con người và cho con người.
c) Bình luận về vai trò của nghệ thuật chân chính đối với đời sống tâm hồn con người và với xã hội. Nêu chức năng xã hội của nghệ thuật,
d) Giới thiệu và dẫn vào đề ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi.
e) Lí giải vai trò xây dựng con người và xã hội của nghệ thuật chân chính: bồi dưỡng nâng đỡ tâm hồn, xây đắp lí tưởng sống cao đẹp.
f) Nghệ thuật chân chính tác động tích cực đến con người, biến con người thành chủ thể hoạt động sáng tạo.
g) Khẳng định vai trò của nghệ thuật chân chính.

Xem thêm >>> Đề tự luận 11: Phân tích vẻ đẹp của Tnú trong "Rừng xà nu"

Chúc bạn học tập tốt <3