Đăng ký

Đề tự luận 17: Ý nghĩa của tiếng sáo mời gọi bạn tình trong cuộc đời Mị

A. ĐỀ BÀI

I) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Nguyễn Thi và nội dung cơ bản của tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
Câu 2 (3,0 điểm): Bài thơ “Tôi yêu em” cho thây những nét mới về văn hoá tình yêu. Hãy làm rõ nội dung biểu hiện của văn hoá tình yêu ấy theo cách nhìn của Pus-kin.

II) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Đoạn thơ từ “Ta về, mình có nhớ ta” đến “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” thường được coi là bức tranh tứ bình của bài Việt Bắc còn đoạn thơ “Những đường Việt Bắc của ta” đến “Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng” là bức tranh Việt Bắc ra trận. Hãy phân tích và so sánh vẻ đẹp của hai bức tranh ấy.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Hãy phân tích và chỉ ra ý nghĩa của tiếng sáo mời gọi bạn tình trong cuộc đời Mị, qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (SGK Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục, 2008) của Tô Hoài.

B. GỢI Ý
Câu 1
1.    Nguyễn Thi là nhà vãn — chiến sĩ tiêu biểu của chiến trường Đông Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở xà Quần Phương Thượng (nay là xã Hải Anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ngoài ra, ông còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn. Sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng sớm tham gia cách mạng. Bố, một hương SƯ trong làng, mất khi ông lên mười và mẹ đi bước nữa. Nguyễn Thi vất vả lớn lên nhờ họ hàng. Năm 1943, theo chân người anh, ông vào Sài Gòn vừa kiếm sống vừa tự học. Năm 1945, ông gia nhập lực lượng vũ trang cách mạng, vừa trực tiếp tham gia chiến đấu vừa hoạt động văn hoá văn nghệ. Năm 1954, tập kết ra Bắc, ông làm việc tại Tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 1962, ông tình nguyện trở lại chiến trường miền Nam, làm việc tại Cục Chính trị Quân Giải phóng miền Nam và tham gia sáng lập và phụ trách Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng. Ông hi sinh trong chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1968 ờ mặt trận Sài Gòn.
2.    Cuộc đời sớm chịu nhiều vất vả đã giúp cho Nguyễn Thi nuôi dưỡng, gắn bó tình cảm với những con người Nam Bộ hồn nhiên chất phác, những người đã cưu mang đùm bọc, nhường cơm sẻ áo cho ông, giúp ống sớm có những suy ngẫm đúng đắn về con người và cuộc đời. Ống trở thành nhà văn của những người dân Nam J3ộ son sắt, thuỷ chung, kiên cường, cách mạng. Tài năng của ông đã hé lộ ngay từ hai tập truyện ngắn đầu tiên: Trăng sáng (1960) và Đôi bạn (1962), nhưng thực sự chín muồi với mảng đề tài về hiện thực chiến đấu nóng bỏng và dữ dội ở Đông Nam Bộ qua tập Truyện và kí (1978) và trọn bộ bốn tập với tựa đề Nguyễn Ngọc Tân - Nguyễn Thi toàn tập (1996). Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về vấn học nghệ thuật năm 2000.
3.    Tác phẩm của Nguyễn Thi đà tái hiện lại một thời chiến đấu ác liệt đầy gian khổ hi sinh mà qua đó hiện ra những nhân vật mang đặc trưng và phẩm chất thời đại: hồn nhiên, bộc trực, trung hậu và thiết tha yêu nước, yêu quê hương, biết căm thù giặc sâu sắc, luôn luôn đề cao nghĩa cả tình đời. Ngòi bút sắc sảo của ông đã tạo ra những bức chân dung tâm lí độc đáo. Chất hiện thực hoà quyện với chất trữ tình được tuôn chảy qua dòng ngôn ngữ phong phú kết hợp với cách nói, lối nói chân chất thật thà của người Nam Bộ đã tạo ra những nhân vật có cá tính rõ rằng, sắc nét, tính cách mạnh mẽ.
4,    Những đứa con trong gia đình, một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông, được sáng tác khi ống Là phóng viên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng. Câu chuyện, được kể ở đây qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi bị thương ngất đi và tỉnh lại nhiều lần, đã tái hiện những ngày chiến đấu ác liệt chống quân xâm lược Mĩ và bè lũ tay sai, cho thấy những con người Nam Bộ, dù ỏ lứa tuổi nào, cũng không can tâm làm nô lệ, không chịu khuất phục.
Câu 2:
Puskin là nhà thơ Nga vĩ đại. Ông đã để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị đặc sắc và bền vững, trong số đó có bài thơ “Tôi yêu em” thể hiện một quan niệm ứng xử rất văn hoá về vấn đề tình yêu.
Tình yêu nam nữ là loại tình cảm phổ quát của nhân loại, gắn liền với thái độ ứng xử thẩm mĩ có văn hoá mà ta có gọi là văn hoá yêu đương hay văn hoá ứng xử trong tình yêu thể hiện trước hết trong quan hệ đối xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Tôn trọng qua cách xưng hô: Tôi / em, lưu ý nội hàm của đại từ nhân xưng “tôi' (tính chất riêng lẻ, cô đơn, hàm chứa nỗi đau ngấm ngầm).
Tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu: không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tụ nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải “bận lòng", phải “u hoài”,
Cho dù trong quá trình theo đuôi, nhà thơ “lúc rụt rè, lúc hậm hực lòng ghen song nhà thơ đã không để ghen tuông lấn át lí trí. Trong tình yêu, thương có hiện tượng “Yêu nhau cái gì cũng cho / Ghét nhau một mảnh quạt mo cũng đòi”, dẫn tới hiện tượng nói xấu, gièm pha, hay thoá mạ lẫn nhau, dẫn tới bờ vực của sự thù oán. Nhà thơ đã vượt qua thói đời tầm thường ấy bằng mong muốn cũng rất chân thành song có chút ít thách đố là “cầu em được người tình như tôi đã yêu em”, ở đây, nhà thơ vẫn khẳng định tình cảm chân thành đằm thắm của mình, nhưng cũng tự nguyện chấp nhận chia tay để cho người con gái được thanh thản bước đi trên con đường mà cô ta đã lựa chọn. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm đồng điệu. Và khi hai con tim đã không cùng có chung nhịp đập thì tình yêu cũng không còn và việc chia tay, giã từ là tất yêu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để.nối thêm, để mở rộng tình đời. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu.
Cách bộc bạch chân thành, không giấu giếm song luồn luôn đổ cao vẻ đẹp của tình yêu, của tình cảm thiêng liêng dành cho người con gái, cho thấy sự độc đáo của cách thức thổ lộ tâm trạng tình cấm riêng tư của Puskin và cách thức trữ tình của nhà thơ.
Câu 3a.
a)    Mở bài: Giới thiệu qua về tác giả tác phẩm. Giới thiệu hai đoạn thơ tạo nên hai bức tranh đặc sắc của bài thơ.
b)    Thân bài:
+ Bức tranh tứ bình: đây là một loại tranh dân gian đặc biệt đặc tả bốn mùa, mỗi mưa với một cảnh sắc riêng biệt, với một loại hoa, loại cây đặc trưng cho mùa đó, đồng thời qua hoa ấy, cây ấy, cảnh ấy, tác giả gửi vào đó ước mong và khát vọng hướng thiện của mình. Tranh thường được treo trong nhà nhân dịp xuân về tết đến, tạo ra một phong cảnh bốn mùa thanh đạm, tĩnh lặng phù hợp với các bậc thức giả, nho gia ngày trước. Gọi đoạn thơ từ “Ta về, mình có nhớ ta” đến “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” là bức tranh tứ bình cùng phù hợp bởi ở đây, Tố Hữu đã miêu tả rất đạt phong cảnh bốn mùa của núi rừng Việt Bắc với những nét đặc trưng riêng của mỗi mùa: mùa xuân với “mơ nở trắng rừng”, mùa hè đang bước sang thu với “rừng phách đổ vàng”... Các bức tranh ấy đều có một màu xanh tĩnh lặng của núi rừng Việt Bắc làm nền. Lồng trong các bức tranh ấy là những nét chấm phá của hoạt động con người với các hình ảnh và âm thanh như “dao gài thắt lưng”, “chuốt từng sợi giang”, tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh đã tạo ra sức sống động cho bộ tứ bình này mà qua đó cảnh đẹp càng đẹp thêm ra, tình người được nhấn mạnh và toát lên một không khí đầm ấm, yên vui như là khát vọng hoà bình của con người nơi đây. Bức tranh tứ bình cửa Tò Hữu tạo nên cảnh trong tình, tình trong cảnh nên có vẻ đẹp riêng, mà qua đó người dân miền núi được hiện ra với vẻ đẹp chân chất, hồn hậu, chịu thương chịu khó, một lòng chở che và thuỷ chung với cách mạng, sẵn sàng hi sinh vì cách mạng.
+ Bức tranh Việt Bắc ra trận: Việt Bắc không chi là cán cứ địa, nơi chỉ huy của cách mạng mà Việt Bắc còn là nơi tập trung lực lượng đó tạo ra chiến thắng và giành chiến thắng của cách mạng. Đằng sau bức tranh thiên nhiên có vẻ tĩnh lặng ấy là hoạt động sôi nổi của các lực lượng cách mạng, ở đó khi màn đêm buông xuống lại vang lên nhịp bước
mh quân của những người ra trận khắp trên các con đường và được tác giả miêu tả với một khí thế hùng tráng “Đêm đêm rầm rập như lá đất mg". Hình ảnh đoàn quân ra trận với một khí thế xung thiên bởi “quân đi điệp điệp trùng trùng” với vẻ đẹp đặc biệt rất Việt Nam song cùng rất tráng lệ với “Anh sao dẫu súng bạn cùng mũ nan”. Bên cạnh đội quân xung kích là đội quân hậu cần đông đảo và cũng được miêu tả một cách ấy khí thế: “Dân công đỏ đuốc từng đoàn / Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”. Việt Bắc hiện ra ở đây là mảnh đất tự do, mảnh đất của khí hê quyết chiến quyết thắng- Bên cạnh con người, các phương tiện kĩ thuật khác cưng được sử dụng để hướng tới mục tiêu “tất cả cho tiền tuyến. Tất cả để chiến thắng”. Sự xuất hiện của các phương tiện kĩ thuật ở đây cho thấy sự lớn mạnh của các mạng: “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày! Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Không khí xuất trận của Việt Bắc được miêu tả theo phong cách sử thi với một khí thế oai hùng đặc biệt. Sự xuất quân đó đã dẫn tới “Tin vui chiến thắng trăm miền” với niềm vui đưa đến từ mọi chiến trường, từ Nam ra Bắc, từ Tây sang Đông, từ đồng bằng đến miền núi, từ miền ngược xuống miền xuôi và càng làm cho Việt Bác vui hơn, Việt Bấc trở thành tâm điếm của niềm vui và nơi tạo dựng niềm vui, tạo nên niềm vui Việt Nam bất tận. Nổi bật trong bức tranh này là hoạt động của con người, mà tiêu biểu là ra quân đánh trận. Hình ảnh các đoàn quân từ xung kích đến hậu cần, ra trận trong ánh lửa đỏ của đuốc của đèn pha tạo ra khí thế tiến công, khí thế chiến thắng áp đảo của một dân tộc đang quyết tâm giành và giữi vững độc lập, tự do. Bên cạnh màu đỏ của lửa, màu sáng của ánh đèn còn là âm thanh cua nhịp quân hành, của khí thế xông trận. Tất cả góp phần tạo ra vẻ đẹp ki vĩ của bức tranh Việt Bắc ra trận.
4- Kết hợp cả hai bức tranh này lại ta thấy Việt Bắc có vẻ đep phi thường: vẻ đẹp của núi rừng, vẻ đẹp của sự trưởng thành của cách mạng, vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp của khí thế xung trận. Hai bức tranh này chính là những ấn tượng, những hoạt động ở chiến khu Việt Bắc, Cá hai bức tranh đều sử dụng những gam màu đặc trưng để tạo hình tạo cánh và cả hai đều rất thành công tạo nên vẻ đẹp của bài thơ và để lại những rung động sâu sắc trong tâm trí người đọc,  m điệu của câu thơ lục bát càng làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên trong trẻo, du dương, tạo nên nền nhạc cảnh hài hoà giữa thiên nhiên.và con người.
+ Một nét cần chú ý trong bức tranh Việt Bắc ra trận chính là cảm hứng ra trận được thể hiện bằng một niềm tự hào, được Lồng vào một không khí hùng tráng. Trước hết là hình ảnh ra trận qua các nẻo đường, tạo ra khí thế toàn dân đánh giặc, toàn diện kháng chiến. Niềm tự hào đó được khẳng định qua các từ “của ta\ cụm từ cho thấy cảm giác làm chủ đất nước, cảm giác là chủ nhân đã tạo ra thế chủ động cho cuộc xuất quân với những âm thanh “rầm rập” và dược so sánh như là “dát rung”. Cuộc xuất quân đó, ngoài tính chất tập thể còn có sự đoàn kết nhất trí thể hiện qua sự lớn mạnh của quân đội với hình ảnh “quân đi điệp điệp trùng trùng”, với "ánh sao đầu súng” với những chiếc mũ nan binh dị.. Tất cả tạo ra hình ảnh sống động đầy khí thế tiến công. Kết hợp với đoàn quân tiên phong là đoàn quân hậu cần, được miêu tả qua những hình ảnh cũng rất kì vĩ; “đỏ đuốc từng đoàn” tạo ra hình ảnh tiếp theo “muôn tàn lửa bay” thành ra một bức tranh đầy sắc màu kì ảo, chưa kế là cách nói mang tính chất thần thoại như "bước chân nát đá”. Cảm hứng tự hào đó còn thể hiện qua niềm tin hướng về tương lai chiến thắng, cho dù kháng chiến còn nhiều gian khổ; "Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”. Bức tranh này cho thấy khí thế hào hùng của một dân tộc và sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
c)    Kết luận: Hai bức tranh mà Tố Hữu đã tạo ra trong bài thơ này mỗi bức có vẻ đẹp riêng, song đều cùng làm nổi bật vẻ đẹp của chiến khu Việt Bắc. Tác giả không chỉ tái hiện mà còn thể hiện sự tự hào về các cảnh sắc của thiên nhiên, đất trời và con người đó. Tấm lòng yêu thương với Việt Bắc nói riêng với đất nước Việt Nam nói chung của Tố Hữu thật là sâu nặng. Nếu không có tình yêu ấy sẽ không có được những cảm xúc hào hứng và thiết tha như vậy. Hai bức tranh đã cho thấy nhận định của Hoài Thanh khi viết về Tố Hữu: "Thái độ toàn tâm toàn ý vĩ cách mạng là nguyên nhân đưa đến sự thành công của, thơ anh”, là một nhận định xác đáng.

Có thể bạn quan tâm: Đề thi tự luận 1: Việt Bắc - Chiều tối - Hạnh phúc của một tang gia
Câu 3.b
a)    Mở bài: Giới thiệu qua vài nét về nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Chú ý dẫn dắt nhân vật Mị.
b)    Thân bài: cần chú ý các điểm sau;
+ Giới thiệu cuộc đời và hoàn cảnh của Mị: gia đình nghèo, để cưới vợ bố Mị phải vay nợ thống lí Pá Tra, nợ lãi chồng chất không trả được khiến Mị trở thành con dâu gạt nợ của nhà thống lí.
+ Mi là người con hiếu thảo, xinh đẹp. Mị xin bố đừng bán mình cho nhà giàu, vì Mi cũng ý thức được sự bất hạnh của cuộc đời con dâu gạt nợ nhưng không được. Gia đình thống lí đã bắt Mị về trình ma và cuộc đời Mị rẽ sang một khúc ngoặt khác. Mị chết dần tuổi xuân trong cảnh con dâu gạt nợ, trở thành một công cụ biết nói trong gia đình thống lí,
+ Tết đến trên bản làng với tiếng sáo tha thiết mời gọi bạn tình. Tiếng sáo ấy đã thức tỉnh tâm hồn Mị, giúp Mị nhớ lại mình cũng từng là “người thổi sáo giỏi”, giúp Mị ý thức được rằng Mị vẫn là một con người đang sống. Tiếng sáo đánh thức khát vọng tình yêu, khát vọng sống trong con người MỊ. Nghe tiếng sáo mời gọi bạn tình, Mị cũng “nhẩm thầm” được lời của bài hát được gửi vào trong tiếng sáo đó, nghĩa là Mi đã rất thuộc bài hát, rất gắn bó với bài hát. Lời của bài hát mà Mị “nhẩm thầm” ra ây là lời hát mộc mạc giản dị, gắn với cách nói lời nói của người dân tộc Mông. Lời bài hát ấy, tuy đơn giản, nhưng chứa đựng lẽ sống của dân tộc Mỏng. Lời bài hát ấy tôn vinh cuộc sống tự do, phóng khoáng và phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên đang cần cho Mi.
+ Cơ sở tạo nên sức mạnh của tiếng sáo ấy qua âm điệu trữ tình dam thắm ấy là lời thiết tha của cuộc sống, là nền tảng văn hóa dân tộc Mông được kết tinh trong lời ca điệu nhạc ấy. Tiếng sáo giúp cho Mị hiểu được cuộc sống vẫn đang diễn ra, đương sinh sôi nảy nở, giúp Mị hành động “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát” và đi tới suy nghĩ, một quyết tâm dứt khoát là “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nừa”. Mị “'lấy ống mờ bỏ thèm vào đỉa đèn cho sáng”; “Mị quấn lại tóc”, “Mị với tay lấy chiếc váy hoa vát ở trong vách”.
+ Àn dưới bề ngoài buông xuôi cuộc đời nhưng trong con người MỊ vẫn chứa đựng sức sống tiềm tàng, khát vọng sống mãnh liệt. Tác giả đã sử dụng các yếu tố bên ngoài để khơi dậy sức sống tiềm ẩn ấy. Đó là các yếu tố ngoại cảnh: Xuân về tết đến với cảnh sắc thay đổi, cho thấy một sự đổi thay mới đang đến với mọi người, tiếng sáo mời gọi bạn tình tha thiết, chân thành vang lên nhiều nơi trong bản làng, bữa cơm tết cúng ma của nhà thống lí Pá Tra “với chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên nhảy xuống, run bần bật”.
+ Cách uống rượu của Mị cũng khác thường, đó là sau khi “lén lấy hũ rượu”, Mị “cứ uống ừng ực từng bát”. Việc Mị uống rượu rồi say, bề ngoài thì say nhưng tâm hồn lại tỉnh, khát vọng sống tiềm ẩn thức dậy khiến MỊ sẽ trở thành một con người khác. Mị, bằng hình ảnh uống rượu mang tính biểu trưng, đã nuốt đi quá khứ đau thương buồn tủi của mình và cũng là uống cái khát vọng sống của phần đời còn lại, khát vọng vừa thức giấc. Khi không còn buông xuôi cuộc đời, khi tâm hồn đã phơi phới trở lại trong âm hưởng của tiếng sáo, điệu nhạc tình, thì Mị đã nghĩ: “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Ý nghĩ chân thực và lạ lùng ấy tạo ra một nghịch lí. Nghịch lí đó là sự xung đột giữa khát vọng sống có ý nghĩa với trạng thái sống vô nghĩa, vô hồn, vô cảm của Mị từ khi bước vào nhà thống lí Pá Tra cho đến lúc ấy, là để chấm dứt sự đau khổ, đắng cay triền miên trong kiếp trâu ngựa tại nhà thống lí Pá Tra.
4* Tiếng sáo văng vẳng lúc gần lúc xa đã đưa Mị tới một cuộc chạm trán ngẫu nhiên với A Sử, chồng Mị. Ngẫu nhiên là vì Mị không muốn gặp A Sử, bồi hai người “không có lòng với nhau mà vẫn phái à với nhau"', bởi Mị không xin phép A Sử để đi chơi xuân và cũng không bao giờ muốn đi chơi cùng A Sứ. Cuộc chạm trán ấy dẫn tới hành động đối xử tàn nhẫn của A Sử với Mị. A Sử “lấy thắt lưng trói hai tay Mị”. A Sử “xách cả một thủng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà”. A Sử “quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mi không cúi, không nghiêng đầu được nữa”. A Sử “tắt đèn, đóng cửa buồng” của Mị để không ai có thể vào cứu Mị được. Trong hoàn cảnh bị trói đứng như vậy, Mị mới thực sự ý thức được mình còn sống. Mị có cảm giác đau: “nhưng chân tay đau không cựa quậy được”, “cổ tay, đẩu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảng”.Mị vẫn nghe được tiếng sáo và những lời ca mời gọi bạn tình. Mị suy nghĩ về thân phận mình “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. MỊ nghĩ tới một người vợ trong nhà thống lí Pá Tra bị chồng trói “trong ba ngày để đi chơi, khi về nhìn đền thì vợ đã chết rồi”,
+ Các lời hát kèm theo tiếng sáo trong đêm xuân có ý nghĩa đặc biệt đối với Mị, cho dù những lời hát ấy Mị đã từng nghe, từng thuộc. Các lời hát ấy gợi cho Mị cảm nhận về sự cô đơn của mình trong cuộc đời làm dâu gạt nợ, gợi nỗi thèm khát hạnh phúc lứa đôi, gợi nhớ lại thời kì trước khi về làm con dâu gạt nợ với những cảm nhận rất cụ thể: “Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dờ vách ra rừng chơi”.
Lời bài hát lồng trong tiếng sáo, từ: “Mày có con trai con gái rồi! Mày đi làm nương/Ta không cố con trai con gái/ Ta đi tìm người yêu”, qua “Anh ném pao, em không bắt/ Em không yêu, quả pao rơi rồi” cho đến “Em không yêu, quả pao rơi rồi/ Em yêu người nào / em bắt pao nào...” có thế chỉ là lời chung của một bài hát nhưng được ngắt thành ba đoạn gắn với ba thời điểm của Mị trong đêm xuân ấy. Việc ngắt đoạn lời bài hát như vậy cho thấy diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm xuân khi dược tiếng sáo gọi tình đánh thức. Diễn biến tâm trạng của Mị di từ cái chung, tức là thành một tục lệ (đi tìm người yêu đê có con trai con gái) tới cái riêng (chỉ anh và em), gổn với suy nghĩ của MỊ cũng muốn có con trai con gái như những người khác. Qua đó, cho thấy tình cảm tốt đẹp hướng tới khát vọng được sống như những người khác, muốn thoát ra khỏi thân phận làm dâu gạt nợ của mình.
+ Từ diễn biến tâm trạng dẫn tới hành động để qua đó hình thành và khẳng định tính cách của Mị đã được tác giả miêu tả rất tài tình. Từ khi nghe được tiếng sáo gợi tình, MỊ dường như đã trở thành một con người khác. Khát vọng sống tiềm ẩn cũng như khát vọng sống mãnh liệt đã được khơi dậy. Mị xắn mỡ cho thêm vào đèn để đèn sáng hơn, không muốn chịu cảnh tăm tôi như trước đây nữa. Mị lấy áo váy hoa để mặc đi chơi. “Mị quấn lại tóc” để cho mọi người biết là mình vẫn là con gái theo tục lệ người Mông. Mị hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp của ngày xưa khi chưa bị nhà Pá Tra bắt về làm con dâu gạt nợ. Sự đổi thay tâm trạng cũng là sự đổi thay nhận thức, dẫn tới hành động phản kháng có ý thức của MỊ.
c)    Kết luận: Tiếng sáo mang trong nó sức mạnh văn hoá của một cộng đồng đã thức tỉnh tâm hồn Mị, đã đánh thức Mị và chỉ cho Mị con đường sống cần phải di. Tiếng sáo mang giá trị nhân văn rất lớn.

Xem thêm >>> Phân tích khát vọng sống ở nhận vật thị và Mị

Trên đây là đề thi tự luận kèm hướng dẫn chi tiết mà Cunghocvui gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập cũng như ôn luyện của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3