Đăng ký

Đề tự luận 16: Phân tích, cảm nhận về Việt Bắc và Người lái đò sông Đà

A. ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thi sinh (5,0 điểm);
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường và nội dung bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
Câu 2 (3,0 điểm): Đọc tác phẩm văn học hay phân tích một tác phẩm văn học, người ta thường đề cập tới lời nói, cách nói của nhân vật. Vậy anh chị cỏ quan tâm tới lời nói cách nói trong cuộc sống hàng ngày không. Hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề đó cho người bạn thân của mình bằng một bài viết dung lượng khoảng 400 từ.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chi được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu a.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Trong bài thơ "Việt Bắc”, Tố Hữu đã sử dụng rất nhiều cặp đại từ “mình - ta” tạo ra một vẻ đẹp riêng. Hãy tìm hiểu các nét nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ ấy.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Bài bút kí “Người lái đò sông Đà” cho thấy những điểm nổi bật của phong cách Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám 1945. Dựa vào bài bút kí hãy chỉ ra những điểm nổi bật về phong cách của nhà văn này. 

B. GỢI Ý
Câu 1:
1.    Là nhà văn Việt Nam thuộc thế hệ chống Mĩ cứu nước, Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh 1937 tại thành phố Huế. Quê gốc của ông là làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tốt nghiệp ban Việt Hán - Đại học Văn khoa Sài Gòn năm I960, Khoa Văn Triết - Đại học Huế 1964 và giảng dạy tại trường Quốc học Huế từ 1960 đến 1966. Ong tham gia hoạt động cách mạng bí mật từ 1963 tại nội thành Huế. Tháng 5/1966, ông lên chiến khu và cho đến 1975, ông đảm nhiệm các trọng trách như Tổng thư kí liên minh các lực lượng, dân tộc, dân chủ và hoà bình Huế, Tống thư kí hội văn học nghệ thuật Trị -Thiên, tham gia chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Trị. Sau 1975, ông chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực văn nghệ, từng là Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình-Trị-Thiên, phụ trách các tạp chí Sông Hương, Cửa Việt.
2.    Ngay từ những năm sáu mươi ông đã làm văn, làm thơ và viết báo, nhưng sở trường của ông là thể tuỳ bút, bút kí, mà qua thể vãn này nét độc đáo và tài hoa của ống bộc lộ rất rõ. Đất nước, con người qua các vùng quê của đất nước và của nước ngoài mà ông có dịp đi qua đều được tái hiện lại trong những trang bút kí đậm chất trữ tình với những nét riêng mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân. Vốn tri thức hiểu biết phong phú về nhiều mặt như triết học, sử học, địa lí, vãn hoá… đã tạo nên sức mạnh tổng hợp vừa có cả chất trí tuệ vừa đậm chất trữ tình cho ngòi bút của ông, tạo ra kiểu hành văn hướng nội đầy suy tưởng sống cũng rất tài hoa. Vừa cầm bút vừa cầm súng, ông đã tạo ra dược cho riêng mình một phong cách riêng, góp nên một nét mới cho thể kí của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Các tác phẩm kí chủ yếu của ông là: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971); Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam); Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986); Hoa trái quanh tôi (1995); Ngọn núi ảo ảnh (1999, Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam)...
Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết ngày 4/1/1981 và in trong tập sách cùng tên do Nhà xuất bản Thuận Hoá ấn hành. Tập kí này gồm tám bài viết, có bài được viết ngay sau ngày đại thắng mùa xuân 1975 mà trong đó âm hưởng hào hùng của cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc vẫn còn in đậm nét, có bài được viết trong thời kì khối jphuc đất nước sau hàng chục năm chiến tranh. Bên cạnh những bài 113 viết ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quản dân ta, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người qua những bài bút kí thường được đánh giá là những bức tranh thiên nhiên đậm màu sắc trữ tình được tạo ra bởi niềm đam mê, bởi vốn học vấn uyên bác bằng những câu văn trang trọng với vẻ đẹp gợi sáng tạo nên sự truyền cảm bằng lôi hành văn phóng túng và những suy tưởng táo bạo, triết lí thâm trầm.
Bài kí tập trung ca ngợi vẻ đẹp sông Hương qua đó tái hiện mảnh đất cố đô Huế với những nét thơ mộng, thể hiện truyền thống lịch sử xứ Huế, tâm hồn và tính cách con người Huế. Sự hiểu biết uyên bác của tác giả và sự cảm nhận tinh tế của người nghệ sĩ tài hoa, với tấm lòng thiết tha yêu mến quê hương xứ sở tác giả đã, qua hình tượng sông Hương, tạo ra một biểu tượng về tình yêu quê hương đất nước.
Câu 2:
Đọc tác phẩm văn học hay phân tích một tác phẩm văn học, người ta thường đề cập tới lời nói, cách nói của nhân vật. Xét về bản chất dây là những lời ván nghệ thuật tạo nên diện mạo nhân vật cũng như tính cách của nhân vật. Trong cuộc sống đời thường, lời nói cách nói cũng thể hiện phẩm chất con người, cùng phản ánh trình độ văn hoá của con người. Vì vậy lời ăn tiếng nói hàng ngày đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Trước hết, phải luôn có ý thức nói “lời hay ý đẹp”', cha ông ta đã tổng kết trong câu châm ngôn: “Lời nói chẳng mất tiền mua!Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lựa lời ở đây chính là lựa chọn cách nói thích hợp, lối nói phù hợp với đối tượng giao tiếp được phân biệt qua lứa tuổi, qua địa vị trong gia đình và trong xã hội. Trong gia đình có nề nếp, có gia phong gia đạo, con cái bao giờ cũng biết thưa gửi lễ phép, biết đi hỏi về chào Những hành vi ứng xử như thế không phải làm cho con người bé bỏng đi mà thực sự là một nguyên tắc sống: tôn trọng người khác chính là tôn trọng bản thân mình. Điều này cũng đúng với câu: “Tiên trách ki. hậu trách nhân”, nghĩa là trước tiên phải xem xét, trách cứ mình đà rồi sau đó mới phê phán, hay phản đối người khác. Cuộc sống không phải bao giờ cùng bằng phẳng, không phải bao giờ cũng làm vừa lòng hay làm thoả mãn tất cả mọi người, khiến cho sự đụng độ va chạm là khó tránh khỏi. Trong trường hợp như thế, mất bình tĩnh sẽ dẫn tới như lời ăn tiếng nói tục tằn, thô lỗ thiếu văn hoá. Nếu như bình tĩnh xem xét sự việc từ đầu đến đuôi chắc chắn sẽ có cách xử lí vừa được lòng nhau, vừa đẹp mặt thôn xóm làng bản. Người Việt Nam có câu tục ngữ: “Nói thật mất lòng, nói sòng khó nghe” cũng là chỉ ra cách nói: cách nói thật và cách nói sòng, vấn đề là ở chồ khi nào thì cần nói thật, khi nào thì cần nói sòng, chứ không a dua, xuôi chiều, để mặc nước chảy bèo trôi, ai lo phận này thì sẽ dẫn tới sự mất lòng tin lẫn nhau, huỷ hoại sự đoàn kết của cộng đồng.
Mặt khác, trong họp hành, đấu tranh là để giúp nhau tiến bộ, chứ không phải đấu tranh để dìm dập nhau. Hiểu được như thê chắc chắn mọi việc sẽ trở nên dễ dàng thuận lợi. Nhà tư tường Trung Hoa nổi tiếng, là Tuân Tử, có nói: “Người chê ta mà chê phải là thấy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta là kẻ thù của ta vậy”. Trong cuộc sống những người thích những lời nói ngọt, thích được tâng bốc sẽ không sớm thì muộn gặp được những kẻ cơ hội quen thói nịnh bợ tạo thành lối sống nịnh trên nạt dưới, vào luồn ra cúi mất hết nhân cách và bản thân nhưng người sống trong lời nói cách nói ấy cũng dần tha hoá đi, phải trái không phân biệt được nữa và hiển nhiên là sẽ bị đào thái ra khỏi cộng đồng.
Thứ hai là luôn có ý thức rèn luyện cách nói đẹp, sử dụng lời nói hay. Bởi cha ông cũng đã tổng kết một cách chí lí: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Để nói được cũng phải học, mà học là khổ, nghĩa là đế có cách nói hay, để có được nhiều lời hay, cần phải trau dồi vốn hiểu biết bao gồm cả tri thức khoa học gắn với chuyên môn lẫn vốn sống thực tiễn, nhưng không thể tách rời với việc rèn luyện tư duy để tạo ra cách lập luận, tạo ra cách thức thuyết phục người khác. Ở đây là thuyết phục bằng lí lẽ nèn cách thuyết phục phải mang hình thức tư duy lô-gic chặt chẽ, mà các nhà thuyết khách Trung Hoa xưa là một dẫn chứng tiêu biểu cho sự rèn luyện này.
Có thể mở rộng các ý trên và thêm vào các ý kiến, dẫn chứng khác.
Câu 3:
a)    Mở bài: giới thiệu qua về hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Tháng 10/1954, sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết và thực hiện, các cán bộ kháng chiến rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội đế đảm nhiệm những công tác mới của cách mạng. Nhân dịp đó, Tố Hữu đà sáng tác bài thơ “Việt Bắc” với nội dung tái hiện lại những kỉ niệm sâu sắc trong chặng đường hoạt động cách mạng ở Việt Bắc, ca ngợi những con người nông dân miền núi chân thành thuỷ chung với cách mạng và gợi ra viễn cảnh một ngày mai tươi sáng của dân tộc đồng thời khẳng định công lao trời biển của Đảng và Bác Hồ.
b)    Thân bài:
4- Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc mà đặc điểm nổi bật là sử dụng hình thức đối đáp với cặp đại từ điển hình: “mình - ta"7. Trang tiếng Việt, cặp đại từ này tạo ra ý nghĩa gắn bó khăng khít, keo sơn, gợi ra tình cảm mặn mà thuỷ chung, như cách nói của dân gian: “mình với ta tuy hai mà một”, trong ta có mình, trong mình có ta. Đây cũng là cách xưng hô vừa thân mật, thiết tha song cũng gợi ra tình chất bình đẳng trong quan hệ, mà trước hết thường gặp trong quan hệ tình cảm, yêu đương nam nữ.
4- Tác giả sử dụng, trong văn bản được trích của SGK Ngữ Văn 12, 21 lần từ mình và 17 lần từ ta. Tuy nhiên, không phải từ nào cũng có nghĩa như nhau, chẳng hạn từ mình trong “nhớ cô em gái hái măng một mình'" thì từ mình ở đây không phải là đại từ, hay từ mình trong “mình đi mình có nhớ mình", “mình đi, mình lại nhớ mình" thì từ mình ở đây không phải chỉ người được hỏi mà cả đối với cả người hỏi nữa. Từ ta trong “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”, “đất trời ta cả chiến khu một lòng”, “những đường Việt Bắc của ta” thì từ ta ở đây là bao gồm tất cả, cả ta cả mình, cần nhận rõ như vậy để khi thao tác phân tích chính xác hơn đầy đủ hơn.
4- Hình thức “mình vái ta" ở đây cũng cần được hiểu rộng hơn, mình và ta không chỉ là cặp thanh niên nam nữ yêu nhau, bày tỏ tình yêu với nhau mà mình ở đây là những người cán bộ cách mạng hoạt động ở Việt Bắc nói chung và ta ờ đây là chỉ những người dân Việt Bắc nói chung.
4- Hình thức đối đáp “mình và ta” gợi mở câu chuyện tình cảm gắn bó suốt “mười lăm năm ấy” giữa những người hoạt động cách mạng và những người dân địa phương, được gợi ra qua biết bao kỉ niệm sâu nặng, đặc biệt gắn với những thời điểm khó khăn, thiếu thốn; gắn với những thắng lợi của cách mạng giành được trong bước đường gian khổ đầu tiên. Cho nên câu chuyện ở đây không chỉ là câu chuyện trả ơn trả nghĩa mà còn là vấn đề ân sâu nghĩa nặng, là tình trọng nghĩa dày mà không một ai được phép quên quá khứ gian khổ mà oanh liệt ấy. Cặp đại từ mình ta, do đó, khắc sâu ý nghĩa tư tưởng của bài thơ, tao ra chiều sâu suy tư cho cả người về lẫn người ở lại.
+ Hình thức đối đáp “mình và ta' tạo ra tính chất hỏi đáp, vừa là cách giãi bày tâm sự vừa là cách tự hỏi mình, vừa có bên hỏi vừa có bên đáp, vừa có hồ vừa có ứng. Từ dó, bài thơ vừa lột tả được niềm thương vừa gợi ra nỗi nhớ triền miên, tạo ra cảm giác day dứt khôn nguôi. Đồng thời cũng cần lưu ý là dưới hình thức đối đáp bề ngoài, như là câu chuyện giữa người ra đi và người ở lại sống, bên trong lại là hình thức tự hỏi, tự chất vấn, là một kiểu độc thoại của một con người tự phân thành hai nửa để đối đáp với nhau, để tự hỏi và tự trả lời tại một thời điểm đặc biệt, thời điểm “phân li”. Qua đó toát lên tâm tư tình cảm của chủ thế trữ tình, của chính nhà thơ.
+ Chú ý những câu “mình đi mình có nhớ mình”, "mình đi, mình lại nhớ mình” thì chữ mình ở đây cũng có những nét vừa giông nhưng lại vừa khác. Tất cả đều là đại từ được dùng ở ngôi thứ hai, song từ mình thứ ba thì không chỉ là người ra đi mà còn là cách tự hỏi của chính người ra đi và do đó, hai từ mình trước đó cung là hình thức tự chất vấn, Tô Hữu đà tạo ra nét mới cho vẻ đẹp của dân ca, ca dao. Trong văn học dân gian, người ở lại thường hỏi người ra đi có nhớ mình tức là nhớ người ở lại không, còn trong câu thơ của Tố Hữu, tác giả còn nhắc người ra đi đừng quên bản thân mình, đừng quên những ngày tháng gian khó mà hào hùng của dân tộc, Đầy cũng là hình thức tự hứa với lương tâm, còn đó sự thuỷ chung như là trách nhiệm được nhân lên, vừa là thuỷ chung với người ở lại, vừa thuỷ chung với sự nghiệp cách mạng.
+ Hình thức đối đáp mình - ta được sử dụng ở đây với sự lên tiếng trước của người ở lại lên tiếng, tái hiện những kỉ niệm chân thành sâu sắc gắn bó một thời mà người ở lại không bao giờ quên được. Người ra đi đáp lại cũng bằng sự chân tình, sâu lắng, cũng bằng những kỉ niệm không bao giờ phai mờ trong tâm trí. Tác giả kết hợp hình thức hỏi đáp này với hình thức tiểu đối trong các câu thơ tạo ra nhịp nhân cần thiết, đồng thời cũng tạo ra sự hài hoà, cân xứng cho câu thơ, cho bài thơ. Lời thơ qua hình thức đối đáp này cũng mang tính chất dân dã, mộc mạc chân thành như là tiếng nói của đời thường và Lại rất giàu nhạc điệu tạo nên âm hưởng trữ tình và không khí chĩa tay vừa cảm động đầy bùi ngùi xao xuyến giữa người ra đi và người ở lại.
c)    Kết luận: Cặp đại từ mình - ta trong ca dao dân ca được chuyển hoá tài tình vào trong bài thơ Việt Bắc, tạo nên nét đặc sắc riêng cho bài thơ, khiến bài thơ vừa gần gũi quen thuộc là vừa có ý nghĩa khái quát cao hơn.

Có thể bạn quan tâm: Dàn ý phân tích: Tây Tiến và Việt Bắc
Câu 3.b.
a)    Mở bài: Giới thiệu qua vài nét về Nguyễn Tuân, về sở trường viết kí của ống và nhân mạnh qua thể loại kí, Nguyễn Tuấn đã tạo ra một vé đẹp mới cho thể loại này.
b)    Thân bài:
a)    Nói đến phong cách của Nguyễn Tuân nhiều người thường gói gọn trong một chữ “ngông”, mà “ngông” thường được hiểu là cách phản ứng tiêu cực trước sự tù túng của xã hội cù, sự thể hiện thái độ kiêu ngạo, khinh bạc trước những kẻ tài năng kém cỏi nhưng lại hay khoác lác, bịp đời. Cái “ngông” ấy tạo nên phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân ngay từ khi bắt đầu cầm bút. Cái “ngông” này vốn có gốc gác từ truyền thống văn chương với những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu... Cái “ngông” của Nguyễn Tuân còn có chút kết hợp với chủ nghĩa cá nhân trong văn hoá phương Tây mà ông đã tiếp thu, để từ đó, Nguyễn Tuân muốn tạo ra một vị thế cao hơn tất cả nhàm trêu ghẹo thiên hạ và dĩ nhiên như là một cách thức biểu thị thái độ khinh đời, giễu cợt cuộc đời. Mang sẩn trong mình cái “ngông” bất cần ấy, Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám đã tìm tới những hình tượng “vang bóng một thời”, coi người nghệ sĩ là người xuất chúng, vâ song. Từ đó, ông hành động theo “chủ nghĩa xê dịch”, luôn chuyển chẽ để tìm kiếm cái mới “làm thực đơn” cho các giác quan nghệ sĩ. Thể loại tuỳ bút trở thành thể loại thích hợp để giúp nhà vãn diễn tả cái tôi chủ quan mang tính chất “ngông” ấy. Sử dụng thể loại này, Nguyễn Tuân cùng tạo cho nó một nét nghĩa riêng, một cái tên riêng: “Chơi lối độc tấu”.
b)    Các sáng tác sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt qua bài bút kí Người lái đò sông Đà cho thấy sự nổi bật về phong cách qua sự chuyển biến và mở rộng tầm nhìn của nhà vàn. Điều đó thể hiện qua các phương diện:
Về đề tài: Nguyễn Tuân vẫn chuyên tâm khai thác những đề tài gây ấn  tượng mạnh mẽ trong cảm xúc (có thể là một cảnh đẹp, có thể là một thành tựu lao động...). Các đề tài này thường được nhìn nhận từ góc độ văn hoá lịch sử hoặc văn hoá nghệ thuật, luôn hướng tới cái đẹp và luôn đi tìm kiếm cái đẹp. Nhưng ồng không tạo ra sự dối lập như trước đây chỉ coi cái đẹp là cái đá thuộc về quá khứ mà mở rộng hơn, ông cảm nhận được cái đẹp của thời hiện tại, tìm được cái đẹp đang sinh thành mở ra tương lai. Cái đẹp không chỉ giới hạn ở tầng lớp văn nhân tài tử nhất định mà cái đẹp có cả trong mọi tầng lớp nhân dân. 
về phương diện nhân vật: trước đây Nguyễn Tuân chỉ quan tâm tới những con người xuất chúng, nổi bật một thời, thường nghiêng về những người làm nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Nhưng ở Người lái đò sông Đà, nhân vật của ông là con người lao động bình thường nhưng hành vi hoạt động của con người đó đạt mức tinh vi diệu nghệ, tới mức tài hoa siêu việt, trở thành một hình thức nghệ thuật.
Về cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng: kết hợp cách nhìn nhiều chiều, thể hiện tính chất hướng ngoại để khám phá, tìm tòi và cách thể hiện đa dạng với sự phóng túng của ngôn ngữ đa sắc màu, của vốn hiểu biết đa ngành, đa lĩnh vực.
c)    Kết luận: Sáng tác văn học là một hoạt động sáng tạo, luôn luôn đổi mới. Phong cách của nhà văn do đó cũng chuyển biến theo chiều hướng mở rộng. Điều đó có thế thấy rõ qua bài tuỳ bút “Người lái đò sông Đ” của Nguyễn Tuân.

Xem thêm >>> Cảm nhận về cảnh vượt thác và cảnh cho chữ

Hãy để lại những ý kiến thắc mắc, phản hồi và đóng góp của bạn đến cunghocvui ở phía bên dưới comment nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe