Đề tự luận 15: Bình giảng đoạn thơ trong bài “Việt Bắc" của Tố Hữu
A. ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân.
Câu 2 (3,0 điểm): Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng lời khấn của ông Bằng (Mùa lá rụng trong vườn (trích) SGK Ngữ Văn 12 - tập 2 - NXB Giáo dục Hà Nội - 2008, trang 82-88) trước bàn thờ gợi cho anh chị cảm xúc và suy nghĩ gì về truyền thống văn hoá riêng của dân tộc ta?
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh hạc chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm):
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài “Việt Bắc" của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân, mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Nhân vật “tôi”- người kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hãy nêu những nhận xét về nhân vật “tôi” ấy.
B. GỢI Ý
Câu 1:
1) Nguyễn Tuân là một tên tuổi lớn trên văn đàn Việt Nam thế kỉ XX. Ông sinh năm 1910 trong gia đình Nho học khi mà nền Hán học đang mất đi vị trí chủ đạo trong tạo dựng học vân xã hội, khi mà phong trào học chữ quốc ngữ và ngôn ngữ Pháp đang được khẳng định như là xu thế mới. Quê ông là làng Nhân Mục (thường được gọi là làng Mọc) thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ngay từ nhỏ, do người bố phải đi lại làm việc ở nhiều nơi nên Nguyễn Tuân cũng đã đi và sống ở nhiều nơi ở miền Trung và nhiều miền quê khác, để về sau ấn tượng về “thiếu quê hương” cứ luôn ám ảnh ông. Nguyễn Tuân, sau khi học tới lớp cuối của bậc Thành chung tại Nam Định thì ông trở về Hà Nội sống bằng nghề văn và báo chí. Cách mạng tháng Tám 1945 mở ra cho ông con đường mới và Nguyễn Tuân đã tự nguyện đi theo con đường ấy. Từ 1948 đến 1958, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
2) Nguyễn Tuân nổi tiếng là một ngòi bút tài hoa, trước hết là với tư cách một nghệ sĩ lớn, ông không thoả mãn với những gì đã đạt được mà luôn vươn tới, luôn đi tìm kiếm cái đẹp trong văn học nghệ thuật. Khát vọng di tìm cái đẹp luôn cháy bỏng trong tâm hồn ông, thúc đẩy ông tìm tòi khám phá, sáng tạo, tìm ra loại ngôn ngữ phù hợp, tìm được cách diễn tả thích hợp... để từ đó tái tạo lại thế giới hiện thực theo cách nhìn của riêng ông. Điều đó khiến vân phong của ông không giống với các nhà văn khác. Dưới ngòi bút của ông, thể loại tuỳ bút, bút kí trở thành những thể loại có sức mạnh chuyển tải lớn, có khả năng phát hiện và đáp ứng nhu cầu của thời đại cao. Ong trở thành bậc thầy của các thể loại này.
3) Ông để lại nhiều tốc phẩm có tiếng vang trên văn đàn như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950, Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972)... Ổng được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
4) Người lái đò sông Đà là bài tuỳ bút được in trong tập Sông Đà (1960). Tập tuỳ bút này là thành quả nghệ thuật của chuyên đi thực tế đầy gian khổ song cũng đầy hứng thú bởi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, của con người nơi núi rừng Tây Bắc, nơi có con sông Đà chảy qua. Chuyến đi này không phải để thỏa mãn tâm lí “xê dịch” kiếm tìm quê hương, kiếm tìm những cái khác thường mà đây là chuyến đi mà Nguyễn Tuân đã gặp
được vẻ đẹp nguyên chất, viên mãn của những người lao động chân chính trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên để vượt lên thiên nhiên, để tồn tại, Niềm vui khám phá và niềm vui gặp gỡ và được chia sẻ trong hoàn cảnh đó đã tạo nên sức mạnh cảm hứng cho ngòi bút của Nguyễn Tuân, kích thích dòng chảy ngôn từ sống động với khả năng biểu cảm cao nhất hoàn cảnh mà tác giả đã trả qua cùng người lái đò sông Đà.
Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận cảnh vượt thác và cảnh cho chữ
Câu 2:
5) Không khí chuẩn bị đón Tết trong gia đình ông Bằng cho thấy nhiều nét của văn hoá cổ truyền dân tộc. Điều đó được thể hiện qua việc tất cả mọi người trong từng gia đình đều nô nức, hồ hởi, tham gia chuẩn bị đón Tết mà không tị nạnh nhau, tìm mọi cách để có cái têt chu tất trong thời bao cấp. Mọi người đều mong muốn chi Hoài cùng về đón tết vì tết trong quan niệm người Việt là tết sum họp gia đình.
Tác giả đã dùng những yếu tố tạo ra không khí Tết cổ truyền của dân tộc từ bàn thờ tổ tiên với các nghi thức cúng tổ tiên. Mâm cỗ sang trọng hơn ngày thường cho dù đang ở trong thời bao cấp, có hoa trái và một cành quât.
6) Việc ông Bàng thắp hương cúng tổ tiên có ý nghĩa không phải vì ông Bằng là người chủ gia đình mà là để nhớ lại truyền thống của tổ tiên, khẳng định các giá trị đạo đức đã có và cần có. Hành động đó góp phần bảo vệ truyền thống bởi vì: “Một dân tộc không cỏ quá khứ là một dân tộc bất hạnh”.
Cúng tổ tiên trong ngày tết là một phong tục đẹp của dân tộc, cần được duy trì. Hành vi tín ngưỡng này giúp mọi người luôn luôn nhớ về cội nguồn, biết sòng theo đạo lí “uống nước nhớ nguồn” để sống có trách nhiệm với bản thân, với cha ông, với đất nước. Cúng tết cũng là một biểu hiện tinh thần cao quý của văn hoá Việt.
- Mở rộng bằng các ý kiến của cá nhân, về Tết cổ truyền Việt Nam.
Xem thêm Dạng câu hỏi đọc hiểu thường gặp
Câu 3a:
a) Mở bài: Bao trùm cả đoạn thơ là nỗi nhớ: nhớ người nhớ cảnh, nhớ cảnh nhớ tình. Nỗi nhớ đó được thể hiện qua năm lần lặp đi lặp lại từ “nhớ”. Cảnh đây đã đẹp lại lồng trong tình người cũng đẹp bởi sự “ân tình” và “thuỷ chưng”,
b) Bình giảng nỗi nhớ cảnh:
7) 4- Ấn tượng không phai mờ của cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc là vẻ đẹp hùng vĩ của nó thể hiện qua vẻ đẹp bốn mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng. Màu sắc để đặc tả mỗi mùa cũng khác với các gam màu khác nhau: đỏ tươi, tráng rừng, đổ vàng và màu xanh hùng vĩ của núi rừng. Hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi” kết hợp với ánh sáng lấp lánh phản chiếu từ con dao, công cụ quen thuộc, không thể thiếu được, của người miền núi khi đi rừng đi nương, tạo nên ấn tượng độc đáo của một vùng quê thanh bình. Vẻ đẹp ấy còn thể hiện qua một nét đặc sắc nừa là hình ảnh “mơ nở trắng rừng” vào mùa xuân, cùng là một nét độc đáo mà không phải nơi nào cũng có được. Mùa hè đến với hình ảnh “rừng phách đổ vàng” cũng gây ấn tượng khó quên. Không gian của núi rừng không phải là không gian tình lặng mà ở đó vẫn có hoạt động của con người: hình ảnh người đi làm nương với con dao cài “thắt lưng”, hình ảnh người dân miền núi chăm chút trau chút từng “sợi giang” để đan nón, tiếng “ve kêu” làm thức dậy cả núi rừng, báo cho cây rừng biết sự chuyển đổi thời gian.
4“ Các màu sắc của bốn mùa kết hợp hài hoà với nhau và đều rất đặc trưng, Trên nền xanh của núi rừng là “hoa chuối đỏ tươi”, không trộn lẫn vào đâu được, tạo thành một bức tranh có hoa có lá. Cũng trên nền xanh ấy, màu trắng của hoa mơ nổi lên vào mùa xuân tạo ra ấn tượng về sự đổi mùa của đất trời. Cũng tương tự màu vàng của rừng phách cũng đóng góp vào bức tranh chung ây với cảm nhận về thời gian luân chuyển. Tất cả tạo nên những sắc màu khác nhau, gắn với bốn mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt vời của núi rừng Việt Bắc. m thanh của núi rừng qua hoạt động của con người qua tiếng hát trong đêm trăng mùa thu, qua tiếng “ve kêu” cũng được trộn lẫn trong các gam màu ấy, tạo nên không khí hoạt động, khiến không gian ây không phải là không gian tĩnh lặng mà là không gian sống, không gian hoạt động. Tất cả những màu sắc và âm thanh ấy đều được cảm nhận bởi chính chủ thế trữ tình, mà nêu không gắn bó keo sơn, không có tình cảm với mảnh đất ấy thì sè không có được cảm nhận ấy. Đây là tình cảm xuất phát tự đáy lòng chứ không phải là tình cảm miễn cưỡng. Sự cảm nhận đó tạo ra tính chất thiêng Liêng cho nỗi nhớ khôn nguôi khi phải chia tay, người đi người ở.
+ Nhớ cảnh cũng là nhớ người, nếu cảnh đẹp mà không có tình người thì cảnh đẹp đó trứ nên vô hồn, nhưng nhớ người trước hết là nhớ vẻ đẹp của con người chất phác hồn nhiên, đôn hậu luôn gắn với thiên nhiên, luôn miệt mài trong lao động. Cách thể hiện nỗi nhớ người nhớ cảnh được thể hiện qua cách đan cài các câu thơ, vừa có câu nhớ cảnh vừa liền đó là câu nhớ người. Cảnh và tình hoà quyện với nhau, gắn bó khăng khít với nhau, vẻ đẹp của con người trước hết là vẻ đẹp lao động với hình ảnh “đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng hay qua các động tác cần cù, tỉ mỉ “chuốt từng sợi giang". Nét đặc biệt của những con người đó là “ân tình thuỷ chung", là tình người gắn bó keo sơn với cách mạng, luồn có Ý thức che chở bảo vệ những người đang chiến đấu vì dân vì nước. Vẻ đẹp đó còn hiện ra qua hình ảnh “cô em gái hái măng một mình", thể hiện sự chịu thương chịu khó, hay lam hay làm.
+ Hình thức đối đáp “mình - ta", “người đi - kẻ ở" rất quen thuộc trong ca dao dân ca người Việt, cũng là nét đặc sắc làm nổi bật cảnh và tình ở đây. Nỗi nhớ được láy đi láy lại qua năm lần điệp lại từ “nhớ" gắn với những nỗi nhớ khác nhau, mỗi lần “nhở" như vậy lại gợi lại một ấn tượng, một kỉ niệm khó phai mờ trong tâm trí chủ thể trữ tình. Các câu thơ với hình thức lục bát của ca dao cũng tạo nên nét nghệ thuật đặc trưng, tạo ra hình thức hô - ứng (câu đầu là để hối, câu cuối là để trả lời), tạo nhịp cho bài thơ. Hình thức lục bát ở đây còn tạo ra sự hài hoà, cân xứng, tạo ra tính chất trữ tình đậm đà với vẻ quyến luyến, không nỡ chia tay, tạo ra sự gắn bó khăng khít như cảnh với tình thể hiện qua cảnh không gian rừng núi và con người Việt Bắc. Hơn nữa, không gian ở đây gắn với địa danh Việt Bắc là một không gian đặc biệt, vừa cụ thể vừa trừu tượng bởi Việt Bắc là tên gọi chung của vùng căn cứ cách mạng bao gồm sáu tỉnh: Cao Bắc Lạng Thái Hà Tuyên, chứ không phải là một địa phương cụ thể nhỏ hẹp, cũng góp phần tạo ra tính bao quát về tình người rộng lớn và cảnh vật hùng vì nơi đã trở thành, trong tâm khảm của mọi người Việt Nam thời đó, thủ đô của kháng chiến mà “Ở đâu u ám mây mù" thì “Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi", còn “ơ đâu đau đớn giống nòi" thì “Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền". Qua đó cho thấy sức mạnh tiềm ẩn của phong trào cách mạng và đà thắng lợi của cách mạng.
Câu 3b:
a) Mở bài: Nêu sơ lược vài nét về tác giả, về bài bút kí và nói qua về thể loại bút kí.
b) Thân bài: cần chú ý đến cách định danh nhân vật “tôi" của thể loại kí của nhà văn Nguyễn Tuân, coi thể loại kí là thể loại “độc tấu" và nhân vật “tôi" là nhân vật “độc tấu". Do đo, vai trò và vị trí của nhân vật “tôi" trong thể loại kí rất quan trọng, vừa là chủ thể trữ tình, vừa là đối tượng trữ tình, vừa hướng ngoại để giãi bày tâm sự với người khác, vừa hướng nội để bộc bạch với chính mình những cảm xúc riêng tư.
Nhân vật “tôi” của bài bút kí là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhưng ông không nói một lời nào về bản thân mà qua cách nói, cách thể hiện của ông trong bài kí, ta thấy được ông là con người như thế nào. Điều đó thể hiện qua vốn hiểu biết văn hóa, lịch sử sâu sắc, qua năng lực tưởng tượng gắn liền với các biện pháp nghệ thuật như nhân hoá..., qua cách kể hấp dẫn, có duyên và vẻ đẹp tâm hồn trong sáng. Đặc biệt, cần chú ý tới sự thông minh sắc sảo trong các phát hiện khám phá của nhà vốn trước một con sông đã có lịch sử tồn tại lâu dài trong lịch sử của miền đất này. Sự tham gia của nhân vật “tôi” trong kết cấu của bài kí: vừa là người kể chuyện vừa là người dẫn chuyện. Nhân vật “tôi” cũng chính là người nhận xét bình phẩm các sự kiện chi tiết liên quan đến sông Hương vừa rất khách quan những cùng đậm màu sắc chủ quan nhưng lô-gíc và khoa học, thể hiện qua sự sáng sủa của bố cục bài kí, của cách lập luận chặt chẽ gắn liền với cách thức thi vị hoá các chi tiết sự kiện.
c) Kết luận: Nhân vật "tôi” đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bài kí. Đây là một loại nhân vật đặc biệt của thể loại này.
Xem thêm >>> Bình giảng bốn câu thơ trong "Tây Tiến"
Hãy để lại những ý kiến đóng góp và thắc mắc về bài viết của các bạn ở phía bên dưới comment nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3