Đăng ký

Đề tự luận 8: Tính chất nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

A. ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Trong bài Đô-xtôi-ép-xki (SGK Ngữ Văn 12,NXB Giáo dục, 2008), tác giả Xtê-phan Xvai-gơ đã sử dụng hình thức cấu trúc đan xen các hình ảnh trái ngược nhau. Hiệu quả của hình thức nghệ thuật này là gì?
Câu 2 (3,0 điểm): Vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc là vấn đề lớn đang được đặt ra cấp bách hiện nay. Anh (chị) hãy trình bày cách hiểu của mình về vấn đề này, dựa vào văn bản Nhìn về văn hoá Việt Nam của tác giả Trần Đình Hượu (SGK Ngữ Văn 12-NXB Giáo dục-Hà Nội 2008), trong khuôn khổ một bài văn ngắn dung lượng khoảng 400 từ.

2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Phân tích nội dung Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm):Dựa vào SGK Ngữ Văn 12, tập hai, (NXB Giáo dục, 2008), hãy phân tích các biểu hiện của tính chất nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

B. GỢI Ý

Câu 1: Câu này cần các ý như sau:
- Nêu vắn tắt vài nét về tác giả Xte-phan Xvai-gơ và tác giả Đô-xtoi-ép-xki. Đoạn trích Đô-xtôi-ép-xki được trích trong phần Đô-xtôi-ép-xki trong cuốn Ba bậc thầy: Đô-xtôi-ép-xki - Ban-dắc - Đic-ken của tác giả này.
Trong đoạn trích viết về Đô-xtôi-ép-xki trong SGK, tác giả đã sử dụng hình thức cấu trúc đan xen các hình ảnh trái ngược nhau để tạo ra khả năng khắc họa ấn tượng sâu sắc hơn về cuộc đời của Đốt-xtôi-ép-xki.
Đồng thời đó cũng là cách thức nhằm để nhấn mạnh phẩm chất p li thường trong sáng tạo nghệ thuật của Đốt-xtôi-ép-xki, một nhà văn vĩ đại của nền văn học Nga, một con người luôn nỗ lực luôn vượt lên trốn hoàn cảnh, vượt lên số phận nghiệt ngã để sáng tạo nghệ thuật, để tạo ra sự hoà giải dân tộc. Cách thức sử dụng hình thức đan cài các hình ảnh trái ngược ây cũng để lột tả, để giúp độc giả nhận rõ hai con người trong một con người của Đốt-xtôi-ép-xki: một con người cùng khổ trong thế giới vật chất đời thường và một là vĩ nhân của những ý tưởng sáng tạo nghệ thuật, hướng tới một tôn giáo thống nhất và hoà giải của toàn Nga.
Câu 2:
- Giới thiệu vài nét về tác giả Trần Đình Hượu:
Trần Đình Hượu (1927-1995) là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam. Quê ông là xà Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu có giá trị như Vân học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 (1988), Nhà giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Đến hiện đại từ truyền thống (1996), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001)... ông được tặng giải thưởng Nhà nước về khoa học năm 2000.

Bài Nhìn về vốn văn hoá dân tộc thuộc mục 5 phần II và toàn bộ phần III trong chuyên luận Đến hiện đại từ truyền thống tạo ra cái nhìn bao quát nhiều vấn đề liên quan đến di sản văn hoá dân tộc.
Văn bản này không sử dụng các thủ pháp ngôn từ để thực hiện chức năng thẩm mĩ, tạo nghĩa hàm ẩn như tác phẩm văn học mà truyền đạt thông tin trực tiếp về vấn đề vốn văn hoá của dân tộc. Nội dung chính của nhìn về vốn văn hoá dân tộc là những đặc điểm của vốn văn hoá Việt Nam thể hiện qua những biểu hiện đa dạng, khác nhau để từ đó tác giả đưa ra cách phân tích lí giải về vốn văn hoá Việt Nam.
Vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề đang được tranh luận trao đổi và đang trở thành một hướng nghiên cứu tiếp cận mới trong những năm gần đây. Có thể hiểu bản sắc văn hoá dân tộc là sự kết tinh của tiến trình phát triển lịch sử lâu dài, vừa sáng tạo vừa tiếp thu, vừa nhào trộn cái vốn có, cái riêng có của dân tộc với những cái tiếp thu từ bên ngoài đế tạo ra một sự phát triển mới nhằm tạo ra cuộc sống ổn định, văn minh. Bản sắc văn hoá dân tộc không xơ cứng, bất biến mà cũng phát triển, bổ sung và hoàn thiện theo lịch sử. Trong bài “Nhìn về vốn văn hoá dân tộc”, tác giả đà dùng những cụm từ “đặc sắc văn hoá dân tộc”, “vốn văn hoá dân chủ ”, "Tinh thần văn hoá chung của dân tộc”, “Thiên hướng văn hóa dân tộc" tương đương với cụm từ bản sắc văn hóa dân tộc. Tính thời sự của vấn đề bàn về bàn sắc văn hoá dân tộc là đứng trước xu hướng toàn cầu hóa của thời đại hiện nay xuất hiện cấp bách hơn bao giờ hết yêu cầu phải bảo tồn văn hoá dân tộc, là yêu cầu phải hoà nhập nhưng không được hoà tan, không được đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc,
Với cảm hứng xây dựng một nền văn hoá mới kế thừa được những mặt tích cực tốt đẹp của văn hoá truyền thống, không đối lập hiện tại và truyền thống, tác giả bài viết đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của văn hoá Việt Nam: giàu tính nhân bản, coi trọng sự hài hoà và tinh tế. Người Việt Nam trọng tình trọng nghĩa, luôn đề cao và nhấn mạnh tính thiết thực của đời sống. Người Việt Nam không đề cao bạo lực, kiên quyết không chấp nhận sự nô dịch của bất cứ một thế lực nào.
Việc tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam qua Nhìn về vốn văn hoá dân tộc, nhằm mục đích để hiểu rõ dân tộc Việt Nam của mình hơn để biết quý trọng các bậc tiền nhân đã xây dựng nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng ây. Từ đó, việc hiêu biêt này sẽ góp phần hiểu thêm văn hoá các 
cộng đồng dân tộc khác, các nền văn hoá khác. Cách tiếp nhận văn hoá các nước khác của cha ông trong quá trình giao tiếp văn hoá cũng rất độc đáo. Đó là, tiếp thu những gì phù hợp với đặc điểm dân tộc, tiếp thu những cái dân tộc cần hoặc đang thiếu.
Thách thức quan trọng mà thời đại toàn cầu hoá đặt ra là phải hoà nhập nhưng không được hoà tan. Văn hoá Việt Nam trong thời kì này phải giữ vững bản lĩnh dân tộc thông qua việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, đậm chất nhân văn theo truyền thống của dân tộc. Đây là một thách thức không nhỏ.
+ Học sinh có thể nêu thêm những hiểu biết khác về văn hoá dân tộc.

Có thể bạn quan tâm: Soạn bài: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Câu 3a:
a)    Mở bài: Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử quan trọng đánh dấu thời điểm ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời đây cũng là một bài chính luận xuất sắc, một trong những “thiên cổ hùng văn' của văn học dân tộc.
a) Thân bài: gồm các ý chính sau:
+ Độc lập tự do là quyền của các dân tộc và của mỗi con người. Đây là một chân lí vĩnh hằng mà nhân loại theo đuổi và thực hiện Để khẳng định chân lí ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng các luận điểm cơ bản được đưa ra trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kì 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791. Bác đã sử dụng biện pháp “lấy gậy ông đập lưng ông” để ngăn chặn âm mưu tái xâm lược nước ta của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc. Biện pháp nghệ thuật này cũng .giống như Lí Thường Kiệt đã lấy “Thiên thư” để lập luận cho chủ quyền của đất nước trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” và Nguyễn Trãi đã lấy: “Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vì văn hiến chi bang”, để khẳng định quyền được tồn tại ngang hàng với các quốc gia khác trong “Đại cáo bình Ngô”.
+ Để có được tự do độc lập, nhân dân ta đã tự vùng lên, dùng sức ta mà giải phóng cho ta khỏi ách nô lệ thực dân. Đồng thời, Bác cũng vạch ra những tội ác tày trời của bọn thực dân trong suốt hơn tám mươi năm nô chủ yếu là các tội ác trên hai bình diện: kinh tế và chính trị.
+ Tuyên ngôn Độc lập chuẩn bị sẵn cơ sở để bác bỏ mọi luận điệu của thực dân Pháp, bằng cách chứng minh một cách thuyết phục là: “Từ mùa thu 1940, nước ta đã là thuộc địa của Nhật”, bằng sự kiện ngày 9/3/1945, Nhật hất cẳng Pháp, như vậy chỉ “trong năm năm chủng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Việt Nam giành lại quyền độc lập của mình từ tay Nhật chứ không phái từ tay Pháp: “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”.
Hơn nữa cuộc đấu tranh giành độc lập không phải là kết quá của một ngày mà là kết quả của một chuỗi đấu tranh liên tục, không ngừng không nghỉ, không quản ngại hi sinh mất mát của toàn thể nhân dân Việt Nam. Người Việt Nam đã hiểu được cái giá phải trả to lớn để có được độc lập tự do,vì thế: “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền dân tộc về độc lập ây”.
+ Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện chính trị, đánh dấu kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội của dân tộc, tuyên bố xoá bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, xoá bỏ mọi hiệp ước mà nhà nước phong kiến trước đây đã kí với Pháp. Đồng thời khẳng định vị thế chủ nhân mới của đất nước Việt Nam.
Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhân mạnh quyền của con người, quyền được tự do độc lập của các dân tộc, do đó ý nghĩa nhân bản của văn kiện này lá rất lớn. Nó cổ vũ cho cuộc đấu tranh chung vì độc lập tự do, vì hoà bình, vì quyền được sống, quyền được làm người của các dân tộc trên thế giới.
+ Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có giá trị về nghệ thuật. Đây là một vần bản chính luận xuất sắc thể hiện qua sự lập luận chặt chẽ, lô-gíc, mang giá trị pháp lí cao. Giọng vãn hùng hồn, lí luận đanh thép, đầy sức thuyết phục tạo ra cảm hứng trang trọng, kích động lòng người, xứng đáng là một áng “thiên cổ hùng văn”,
b)    Kết luận: Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị lịch sử và giá trị văn chương, là mẫu mực của thể loại chính luận trong văn học nước nhà.

Câu 3.b.
a) Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm, nhấn mạnh giá trị nhân đạo là một trong những giá trị cơ bản của tác phẩm này, đặc biệt trong cảnh. Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi cùng A Phủ chạy trốn. 
b) Thân bài: cần khai thác tính chất nhân đạo qua các biểu hiện sau đây trong tác phẩm:
+ Bênh vực con người: Hình thức bênh vực con người ở đấy là tạo nên sức mạnh tố cáo sự tàn nhẫn, bất nhân của tầng lớp thốhg trị mà đại diện là gia đình thống lí Pá Tra, cho dù nhân vật Pá Tra không xuất hiện nhiều và khá mờ nhạt trong tác phẩm. Dưới ngòi bút của tác giả, sức mạnh của Pá Tra hiện diện khắp nơi, qua đội quân chức việc của nhà quan, qua cách thống trị bằng phương thức cho vay nặng Lãi, để biến người tự do thành người nô lệ, phục dịch cho mình. Ngoài ra các tập tục mê tín liên quan đến cưới xin gả bán. cũng là những hình thức bất còng hãm hại con người, cầm tù con người. Mị bị hành hạ, không được sống bình thường như những người khác. Mị bị A Sử trói đứng cột, phải đứng suốt đêm mà trước đó trong gia đình này cũng đã xảy ra câu chuyên tương tự khiến một người phụ nữ đã bị chết một cách oan khốc. Việc nhắc lại câu chuyện này nhằm nhấn mạnh sự tàn ác, bất nhân của gia đình thống lí Pá Tra.
+ Ca ngợi con người: không chỉ tố cáo mà Tô Hoài còn ca ngợi Mị bằng cách tái hiện vẻ đẹp thể xác và vẻ đẹp tinh thần, tâm hồn của MỊ. MỊ là cô gái Mèo xinh đẹp, tài hoa, cái đẹp ngoại hình đà từng làm bao chàng trai say mê. MỊ mang trong mình vẻ đẹp vị tha, biết tôn thờ cha, biết thương yêu cha và chấp nhận làm dâu gạt nợ để cha được xoá nợ.
An sau trong tâm hồn Mị là khát vọng sống, khát vọng được tự do như bao chàng trai cô gái khác. Mị muốn có một gia đình hạnh phúc, muốn có một tình yêu mà ở đó cả hai người “đều có lòng với nhau”. Khát vọng đó là khát vọng chân chính. Khát vọng ây là ngọn lửa cháy ngầm trong con người MỊ và nó sẽ bùng lên khi có dịp. Tô Hoài đã miêu tả rất thành công cảnh Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn. Ngọn lửa đấu tranh được nuôi dưỡng bàng khát vọng sống trong con người Mị đà bùng lên, đã biến thành hành động thực tế, hành động cứu người và tự cứu minh mang đậm phẩm chất vị tha. Đầy cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm qua việc khẳng định quyền được sống, quyền được làm người của MỊ. Giá trị nhân đạo được nâng lên thành một cấp độ mới: con người không cam chịu nô lệ, không chấp nhận kiếp sống ngựa trâu, quyết vượt lên để làm người.
c)    Kết luận: Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ tạo ra cách đánh giá nhìn nhận mới về con người, qua đó tác giả khẳng định con người?Đó cũng là những biểu hiện sắc nét của tính chất nhân đạo trong tác phẩm này.

Xem thêm >>> Tổng hợp các khái niệm thường gặp trong nghị luận văn học

                         Các dạng đề thi thường gặp

Trên đây là bài viết Cunghocvui đã phân tích về tính chất nhân đạo trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình ôn tập của bạn!

shoppe