Đề tự luận 4: Hai hình tượng trữ tình cặp đôi song hành "Sóng" và "em"
A. ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu vắn tắt nội dung tập thơ Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2 (3,0 điểm): Bàn về giá trị của việc đọc sách, M. Gorki nói: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. Anh chị hãy trình bày cách hiểu của mình về câu nói trên bằng một bài văn ngắn, dung lượng khoảng 400 từ.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thỉ chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đá (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): “Sóng” và "em" là hai hình tượng trữ tình cặp đôi song hành tạo nên vè đẹp kết cấu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Hãy phân tích hai hình tượng đó trong bài thơ trên.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phong cách của Thạch Lam thể hiện khá rõ nét trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Chứng minh nhận xét đó.
B. GỢI Ý
Câu 1:
a) Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập dồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, sang Trung Quốc nhằm thu hút và tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh (thuộc tỉnh Quảng Tây-Trung Quôc) thì Người bị chính quyền Tưởng và giam giữ trong suốt 13 tháng (từ mùa thu 1942 đến Trong thời gian bị tù dày, phải chịu nhiều thiếu thôn khổ
cực, nhưng Bác vẫn luôn giừ ý chí bất khuất, kiên định, Trong thời gian này, Người đã làm được 133 bài thơ bằng chữ Hán, được ghi chép trong một cuồn sổ tay mang tên Ngục trung nhật kí (Nhật ki trong tù). Đây là tập nhật kí bằng thơ được viết trong các nhà tù của Tưởng Giới Thạch.
b) Nội dung tập thở Nhật kí trong tù'.
4- Tập thơ tái hiện sinh động, sắc nét hiện thực đen tối và tố cáo mạnh mẽ chế độ nhà tù bất cống trong xă hội Trung Hoa dưới thời Tương Giới Thạch.
+ Tập thơ là bức chân dung tự hoạ của người chiến sĩ cộng sản một lòng vì nước vì dân, luốn mong mỏi khát khao hướng về Tổ quốc, hướng tới tự do, luôn thể hiện một niềm tin sắt đá vào thắng lợi của chính nghĩa. Niềm tin vào chính nghĩa đó tạo ra niềm lạc quan và nghị lực chiến đâu chòng lại kẻ thù, vượt qua mọi khó khãn thiếu thôn về vật chất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Ngoài bức chân dung tự hoạ, tập thơ còn toát lên một tình cảm nhân đạo bao la, Người dành tình thương cho tất cả, cho người tù xấu số, cho em bé phải theo mẹ vào nhà lao, cho những sô" phận bất hạnh trong xã hội Trung Hoa đen tối dưới chế độ Tưởng Giới Thạch.
4- Tập thơ còn cho thây những cảm xúc dạt dào của một tâm hồn thi sĩ trớc vẻ đẹp của thiên nhiên, đâ"t trời, vẻ đẹp đó tiếp sức cho người chiến sĩ vượt qua mọi thử thách của chê độ lao tù Tưởng Giới Thạch.
Câu 2:
Ý kiên của M.Gorki tập trung vào hai khía cạnh: vai trò của sách vở và giá trị của việc đọc sách. Có thê viết thành một bài thuyết minh làm rõ các giá trị trên, với các ý sau đây:
- Về vai trò của sách vở: Sách vở là một trong những sáng tạo tinh thần vô cùng quý giá của nhân loại. Sách vở là nơi cất giữ kho báu trì thức và tình cảm của loài người, vừa là sự tổng kết vừa là sự mở rộng nâng cao trí tuệ con người. Do đó, sách vở tạo ra sức mạnh hiểu biết, tạo ra trí thức nâng đỡ con người trên con đường khám phá và chính phục tự nhiên, đồng thời cũng là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của mổi thời đại, những suy tư trăn trở của con người trước những biến thiên cưa lịch sử.
Những cu ón sách có giá tri nhân vàn, có giá trị khoa học là loại sách cần thiết để giúp con người thực hiện cuộc hành trình lột xấc để đi từ 4ícon thú” tới “con người”. Cho nên trong suô"t cuộc hành trình trong lịch sử của mình, sách vở vừa là người dẫn đường vừa là người bạn thuỷ chung của nhân loại.
- về giá trị của việc đọc sách: Đọc sách là thú vuỉ tao nhã, thanh lịch, là hình thức giải tri cao cấp, bởi nó là hình thức giải trí bằng trí tuệ. Sách vở tạo ra cách thức hoàn thiện con người, bồi dưỡng cho con người năng lực ứng xử thẩm mĩ. Sách vở tạo ra cách sống, lốì sôhg, chí cho người đọc có những hiểu biết cần thiết về những gì nên làm những gì nên tránh. Nói cách khác, sách vở đảm nhiệm, ngoài chức năng cung câp trí thức, định hướng thẩm mĩ, còn thực hiện chức năng giáo dục và định hướng giáo dục, bồi dường nhân cách cho con người.
Câu 3a
a) Giới thiệu qua về tác giả và bài thơ Sống, nêu sơ lược về hai hình tượng “sóng” và “em” ở đây.
b) Vẻ đẹp về mặt kêt cấu của bài thơ là sự song hành, tương đồng giữa hai hình tượng “sống” và “em”, hai hình tượng trữ tình của bài thơ. Hiểu rộng ra có thê’ coi “sóng” mà ở đây là sóng nước, là sóng biển và “em” là một dạng sóng: “sóng lòng”, cả hai đều có đặc điểm chung là không bao giờ tĩnh tại, bao giờ cũng chuyển động và đặc biệt là “sóng lòng” thường chuyển động mãnh liệt theo quy luật tình yêu. Hai hình tượng tôn tạo cho nhau bổ sung cho nhau. “Sóng nước” giúp “sống lòng” vượt ra ngoài khuôn khổ cùa cái tôi bình thường, cái tòì mà ai cũng có thể nhận biết bằng vé ngoài để bước vào một thê giới mới xa lạ, bí ẩn và thiêng liêng của tình yêu cũng giông như người con gái đang bước vào thời yêu đương, bao giờ cũng thây xôn xang, xôn xao trong lòng, tựa hồ như sóng biển triền miên vỗ nhịp trên biển rộng vô bờ. Sự đồng cảm của người con gái đang yêu và nhừng con sóng triền miên đang yỗ vào bờ ây là điều đễ nhận thây và đều có giá tri biểu cảm như nhau.
Xuân Quỳnh qua các khổ thơ lại cho thầy hiện ra một diện mạo mới của sóng biển, tạo ra sự biến ảo kì lạ của muôn vàn con sóng để từ đó dùng hình tượng sóng biển để diễn tả sóng lòng. Sóng biển được nhân hoá, dường như cũng có tâm trạng khát khao, mong mỏi một tình yêu; giông như người con gái đang đối lòng mình với biển. Sóng và em soi chiếu cho nhau, qua sóng biển, em lại hiện hình với bao nỗi khát khao mong đợi.
Cũng như người con gái đang yêu, sóng cũng có tình cách riêng, không hài lòng, khống thoả mãn, tình yêu là sự vượt trội, là sự bứt phá khỏi nhửng điều ràng buộc nhiều khi chỉ tự chính mình. Các trạng thái khác nhau của sóng nước diễn tả rất thành công các biểu hiện qua những sắc thái khác nhau của tình yêu đòi lứa, Các trạng thái đó thể hiện sự tinh nhạy của người phụ nữ, cho thấy các dạng thức khác nhau của khát vọng tình yêu mà cơ bản và trước hết, tình yêu là sự nhận thức mới về bản thân, là khát vọng vươn lên vươn cao và vươn xa.
Tình yêu bao giờ cũng rất rõ ràng song cũng cực kì khó hiểu, nó vừa thiêng liêng vừa bí ẩn, và chính sự thiêng liêng bí ẩn đó lại là sức mạnh lôi cuốn con người, đòi hỏi “em” phải luôn luôn trăn trở, luôn tự vân bản thân, để mong muốn khám phá sâu hơn về điều bí ẩn thiêng liêng đã tạo ra tình yêu đôi lứa, tình yêu của sự đồng cảm, của sự cám nhận trực giác kì lạ. Cả và “sóng” đều tuân thủ quy luật muôn đời của tình yêu ây,
và đã vướng vào lưới tình thì “sóng” cũng như “em” đều xao xuyến, bồi hồi, đều cảm thấy hạnh phúc vì được yêu được sống, nhưng không bao giờ đạt tới mức độ cao nhât, bởi vì trong quy luật chung khi đạt tớí đỉnh cao thì bên kia đỉnh cao bao giờ cung là vực thẳm. Em muốn vươn tới cùng cũng như sống muốn vỗ bò nhưng tất cả chỉ là khát vọng.
Tình yêu bao giờ cùng đi liền với nổi nhớ, nhớ mông lung, nhớ mơ hả, nhưng rất nhớ. Yêu nhau là phải nhớ nhau, cũng như con sóng nhớ bờ muốn lao vào bờ, muôn chạm vào bờ. Em, hoá thân của cái tôi, cũng có khát khao như vậy. Mang trong mình nỗi nhớ triền miên, em đi tìm anh, như con sóng đi tìm bờ vậy. Sự nhận thức của cái tôi ở đây rát rõ ràng và hoàn toàn chủ động và đó chính là cuộc hành trình vỏ tận của con người đi tìm hạnh phúc. Đi tìm tình yêu tức là đặt chân lên con đường tìm kiêm hạnh phúc, cùng như như con sóng xô bờ để tự két thúc cuộc hành trình miên man trên bế rộng của mình. Hai hình tượng gắn kết với nhau, qua đó tạo nên sức mạnh thể hiện khát vọng cho nhau. Cả hai hoà quyện vào nhau, tuy là hai nhưng thực chất chỉ là một, tuy là một nhưng là phân thân thành hai- Hành trình cua tình yêu là như vậy.
Có thể bạn quan tâm: Phân tích, cảm nhận: Sóng và Đất Nước
c) Cả hai hình tượng “sóng” và “em” tạo nên kết cấu song hành, tạo nên mối quan hệ tương đồng, góp phần thể hiện sâu sắc cảm xúc yêu đương của người con gái. Qua đó, thây được tình cảm mãnh liệt của người con gái và yẻ đẹp đáng trân trọng của con người đi tìm khát vọng hạnh phúc.
Câu 3b:
+ Giới thiệu về tác giả: Thạch Lam (1910-1942) tên khai sinh lồ Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), em ruột Nhất linh và Hoàng Đạo, cả ba anh em đều là thành viên chủ chốt của Tự lực văn đoàn và đều là những cây bút tiêu biểu cho giai đoạn vân học 1930' 1945. Ong để lại những truyện ngắn xuất sắc giàu chất nhân bản, tái hiện một cách sinh động và đầy chất thơ về hiện thực xă hội Việt Nam đương thời với ông.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được in chung trong tập “Nắng trong vườn” - xuất bản năm 1938 tái hiện một cách đầy ấn tượng bức tranh phố huyện nghèo với những con người bình dị đang khao khát đợi chờ một chuyến tàu đêm, không phải để mà đi mà để cho đỡ buồn, đỡ nhớ, trong tâm trạng mỏĩ mòn, Trong truyện ngắn này có sự hoà quyện giữa chất hiện thực và chất lãng mạn trữ tình.
+ Các ý cần tập trung để làm sáng tô phong cách Thạch Lam:
Truyện ngắn Hai đứa trề không phải là câu chuyên về cuộc đời của hai chị em Liên, nhân vật chính trong truyện, cũng không phải tái hiện một xung đột lớn lao hay một sự kiện đặc biệt nào xảy ra trong phố huyện, cái mà ta vẫn gọi là cốt truyện như thường thấy ở các tác giả khác mà chỉ tái hiện lại tâm trạng của những đứa bé, đặc biệt là tâm trạng bé Liên đang thấp thòm chờ đợi chuyến tàu đêm chạy qua để cho đỡ buồn đờ nhớ. Từ đây, câu chuyện này có thể được coi là loại truyện không có cốt chuyện, truyện không có chuyện, nhưng lại nổi bật lên tình cảm yêu mến chân thành cúng như sự cảm nhận nhạy bén của tác giả trước những dổi thay của cảnh vật, tình người.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ kể lại một thời điểm vẫn thường diễn ra hàng ngày của haĩ đứa trẻ, đó là thức đợi chuyên tàu đêm chạy qua phố huyện mghèo của chúng. Tâm trạng của hai đứa bé, nhất là tâm trạng của Liên là đối tượng để nhà vãn quan sát và phản ánh. Tâm trạng trở thành đối tượng để kể, để tả, tạo nên nét độc đáo riêng của nhà vãn này.
Tác giả đi vào khám phá chiều sâu nội tâm biểu hiện qua những cảm xúc và cảm giác mơ hồ, man mác, đượm buồn qua nỗi nhớ về nhừng kỉ niệm gấn với phô' phường Hà Nội, gắn với những người thân giờ đây đã mỗi người, một nơi, một nẻo. Tâm trạng đó, được miêu tả theo nhịp điệu: khi buồn theo nhịp sông buồn tẻ đang diễn ra xung quanh, khi vui mừng háo hức theo nhịp trôi qua của ánh sáng trên những toa tàu đang lướt qua trước mắt. Niềm vui háo hức hoà quyện vào âm thanh huyên náo trên các toa tàu, cũng là cách thức sẻ chia niềm vui, tạo ra niềm vui an ủi, nhỏ nhoi nhưng quý giá vò cùng đòi với tâm hồn bé thơ ây. Để rồi khi đoàn tàu đi qua, Liên lại chìm vào giâc ngủ của tuổi thơ hồn nhiên đầy khát khao trong một không gian tĩnh lặng.
Biện pháp nghệ thuật dặc trưng ồ đây là nghệ thuật tương phản, thế hiện rõ nét trước hết qua sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng. Bao trùm lên tất cả là một bóng đêm, bóng đêm dày đặc hiên ra bắt đầu từ “tiếng trống thu không”. Nhưng trong đêm tối ây, ánh sáng vẫn còn: ánh sáng toả ra từ “ngọn đèn con” của hàng nước chị Tý, “ánh sáng vàng lơ lửng” từ “cái bếp lửa của bác Siêu”, từ “ngọn đèn con của Liên” với “thưa thớt tùng hột sáng lọt qua phền nứa”, hay từ một “khe ánh sáng” lọt ra từ cánh cửa khép hờ, ánh sáng lung lay, đung đưa theo nhịp chân của “mấy người làm công đi đón chủ”. Nếu những ánh sáng này có thể bị tắt đi thì vẫn còn những thứ ánh sáng khác mang tính bền vững: ánh sáng “lấp lánh” toả ra từ muôn vạn vì sao; ánh sáng của ngọn đèn ghi sân ga với “ngọn Lửa xanh biếc” và đặc biệt là ánh sáng mà con tàu đem đến với “các toa đèn sảng trứng, chiếu ánh sáng cả xuống đường”. Mọi thứ ánh sáng ấy dường như chỉ làm cho bóng đêm càng thêm tồi thẫm, nhưng là một sự khát khao, là những biểu hiện của sự sòng đang diễn ra mà ta có thể hình dung những đốm sáng trong đêm tô'i ây như ánh sáng lập loè toả ra từ những con đom đóm đang phô diễn sự song của mình, tạo ra ấn tượng về một cảnh đêm tĩnh mịch. Trong các loại ánh sáng ấy, tác giả đặc biệt nhân mạnh ánh sáng “từ ngọn đèn con” của chị Tý, ngọn đèn mà Liên chỉ thấy khi đang thức mà còn hiện về cả trong giấc ngủ của Liên nữa. Ngọn đèn con ấy gắn với một hoàn cảnh, một cuộc đời, gợi lên cuộc sông nhỏ nhoi, quẩn quanh, bế tắc của gia đình này, để từ đó gợi ra nỗi buồn cảm thương, thông cảm giàu chât vị tha trong suy nghi của một trẻ thơ mới lớn như Liên. Điều đặc biệt ngọn đèn con của chỊ Tý mang lại cho Liên một nhận thức mới, một cảm nhận khác thường vì nó là “một quầng sáng thân mật”, là ánh sáng của tình người và tình đời, của tình thương trong cảnh nghèo lam lũ mà Liên khát khao.
Tác gia. tạo ra cách thức miêu tả không gian và thời gian.Trước hết là thời gian được định vị bàng các mốc: “tiếng trống thư không”, tiếng
“trống cầm canh” và thời điểm con tàu đến. Giữa khoảng thời gian ếy là một không gian được rút gọn lại, thu nhỏ lại, được thể hiện qua chiếc chòng tre để bày hàng nước của chị Tý, là “gian hàng bé thuê lại” của chị em Liên, là “hàng phở của bác Siêu” tồn tại trên chiếc đòn gánh, cho dù nó “kĩu kít nghe rõ rệt” chứng tỏ nó nặng nhưng cũng chỉ là một “gánh phở”. Sự đối lập giữa không gian tự nhiên cúa đất trời với màn đen bao phủ và không gian sinh hoạt bé nhỏ của nhừng con người lầm lũi kiếm sống là một ấn tượng đậm nét khó quên.
Cách kể chuyện của Thạch Lam cũng rất đặc biệt: ông kể với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như thể đang đọc chậm từng câu thơ, từng dòng thơ. Với dòng tự sự chậm rãi đó, ông thả hồn mình hoà nhập với nhừng con người bé nhỏ trong cái phố huyện nghèo ấy, ông thông cảm với họ, không mỉa mai chế diễu mà ông trân trọng những con người ấy bằng một tâm lòng vị tha, tấm đượm tình người tình đời.
Các đặc diểm đã nêu trên đây, tạo nên nét độc đáo trong phong cách tự sự của Thạch Lam, đồng thời chúng cùng tạo ra giá trị bền vững cho tác phẩm.
Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận về truyện ngắn 'Hai đứa trẻ"
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui muốn gửi tới ban, hy vọng bài viết sẽ góp một phần nhỏ vào việc học tập của bạn <3