Đăng ký

Đề tự luận 5: Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định - Vi hành

A. ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày khái quát sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu.
Câu 2 (3,0 điểm): ”Tự do - Bình đẳng - Bác ái” là một khẩu hiệu quan trọng được đưa ra trong Cách mạng tư sản Pháp 1789. Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về câu khẩu hiệu đó?
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc cáu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Bình giảng đoạn thơ: “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét/ Tinh yêu ta như cánh kiến hoa vàng! Như xuân đến chim rừng lông trở biếc/ Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương” trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén là đặc điểm nổi bật của văn xuôi Hồ Chí Minh. Hãy phân tích hình tượng nhân vật Khải Định trong truyện ngắn Vi hành để làm nổi bật đặc điểm ấy.

B. GỢI Ý
Câu 1:
-    Về tác giả: Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20/10/1930 tại xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thuộc thế hệ nhà văn quân đội tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Năm 1950, ông học chuyên khoa tại trường Huỳnh Thúc Kháng, sau đó gia nhập quân đội và học ở trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn. Ong tham gia công tác văn nghệ trong các đơn vị quân đội và Tạp chí Văn nghệ quân đội, Ông bước vào nghề văn từ 1954. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
-    Về sự nghiệp sáng tác: Nếu những truyện ngắn đầu tiên của ông được sáng tác từ 1954 chưa tạo ra ấn tượng lớn thì đến 1966, với tiểu thuyết Cửa sông, ông đã gây được sự chú ý của dư luận. Đặc biệt với Dấu chân người lính (1972), ông trở thành một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ các nhà văn chống Mĩ cứu nước. Những ngày chiến đấu gian khổ ác liệt, sát cánh cùng các đơn vị quân đội trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị, Huế, Sài Gòn đã được ông tái hiện qua các tiểu thuyết Miền cháy (1977), Lứa từ những ngôi nhà (1977), Những người đi từ trong rừng ra (1982). Các tác phẩm này đều phản ánh trung thực tâm hồn của những người lính quả cảm, quyết tâm đánh giặc để giải phóng quê hương đất nước.
Từ 1980, ông là người đi tiên phong trong việc đổi mới trên lĩnh vực văn chương. Ông đề cập đến những vấn đề bức xúc, những vấn đề xã hội mới nảy sinh, về số phận của những con người đời thường” cũng như phẩm chất của họ trong thời hậu chiến. Tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quế (1985) đánh dấu bước chuyển đổi tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu (1987) và đặc biệt là tập truyện ngắn “Cỏ lau” (1989) với hai truyện ngắn đặc sắc là Phiên chợ Giát và cỏ lau, trở thành đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật của tác giả này. Là người nghệ sĩ chân chính, ông luôn trăn trở tìm tòi và có ý thức trách nhiệm xã hội rất cao của người nghệ sĩ - chiến sĩ trong thời đại của mình. Ông mất ngày 23/1/1989, tại Hà Nội. Bên cạnh các sáng tác về người chiến sĩ, ông còn dành cho bạn đọc thiếu những tập truyện đầy ý nghĩa giáo dục như: Từ giã tuổi thơ (1974) Những ngày lưu lạc (1981), Đảo đá kì lạ (1985). 
về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa: Truyện ngắn này tái hiện lại chuyện nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong một chuyến đi thực tế đã trở thành chứng nhân của một câu chuyện gia đình đẫm nước mắt mà qua đó tác giả chuyển tới người đọc những thông điệp mới về nghệ thuật, về cuộc đời bằng phong cách tự sự - triết lí với những ngôn từ dung dị của đời thường. Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho khuynh hướng tiếp cận thế sự của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn thứ hai với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về triết luận về những giá trị nhân bản cơ bản của đời thường, khác với cảm hứng sử thi - lãng mạn trong giai đoạn sáng tác đầu tiên. Trong giai đoạn sáng tác thứ hai, với cái nhìn đa chiều, nhìn thẳng vào hiện thực, ông đã phát hiện ra những quy luật vừa mang tính tất yếu vừa hàm chứa yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới cuộc đời may rủi, trong việc câu thành đời sống con người. Đây là câu chuyện buồn về cuộc đời của người phụ nữ hàng chài xấu gái, đông con, suốt ngày bị anh chồng vũ phu hành hạ, nhưng qua đó, nhà vãn vẫn bày tỏ niềm tin yêu trân trọng trước những vế đẹp nổi lên từ sự đau khổ ây. Truyện ngắn này còn cho thây quan điểm nghệ thuật của ông, mà theo đó, tình yêu của người nghệ sĩ “vừa là một niềm hân hoan say mê; vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh mình".
Câu 2:
- Các gợi ý:
Trước hết, Cách mạng tư sản Pháp 1789 là một cuộc cách mạng lớn, đánh dấu một bước ngoặt và mở ra kỉ nguyên phát triển tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu. Câu khẩu hiệu Tự do ~ Bình đẳng - Bác ái được đưa ra trong cuộc cách mạng này nhằm tập hợp lực lượng để đấu tranh chống lại thần quyền và quân quyền. Câu khẩu hiệu này cũng cho thấy phần tiến bộ của cuộc cách mạng tư sản Pháp, đồng thời nói lên khát vọng đòi hỏi thay đổi xã hội của đẳng cấp thứ ba bao gồm tư sản và quần chúng lao động ở nước Pháp lúc bây giờ.
Tự do, ở đây trở thành một quyền lợi gắn liền với con người. Nó cũng cho thấy đã là con người thì con người phải được tự do, phải có tự do. Tự do phải gắn liền với quyền bình đẳng: bình đẳng giữa người và người, bình đẳng giữa các dân tộc, bình đẳng trong mọi quan hệ quốc tế. Tự do và bình đẳng gắn bó chặt chẽ với nhau để từ đó dẫn tới quan hệ liên kết thứ ba là tình hữu nghị giữa các dân tộc, Các yếu tố Tự do -Bình đẳng Bác ái đều có giá trị ngang nhau, đồng đẳng và tương hỗ với nhau, đều cùng tạo ra sức mạnh chính nghĩa, Nhưng đê có được tự do thì tất yếu phải đấu tranh. Cũng tương tự như vậy để có được sự bình đẳng giữa các dân tộc và có được tình hữu ái giữa các nước thì phải đấu tranh chống lại các thế lực phản nhân văn.
Câu 3-a
a)    Nêu sơ lược về tác giả tác phẩm và đoạn trích,
b)    Phần bình giảng: Đoạn thơ này tiếp nối mạch cảm xúc của khát vọng về với nhân dân, đã được tái hiện qua hàng loạt những hoài niệm, kí ức không phai trong tâm hồn tác giả. Nhưng ở đây, có sự trào dâng của cảm xúc nhà thơ thể hiện qua một nỗi nhớ gắn với một tình cảm đặc biệt: tình yêu.
Tình yêu ở đây không phải là tình yêu của buổi đầu gặp gỡ mà là tình yêu đã trải qua nhiều thử thách, đã đến độ chín, hiện ra qua sự đậm đã, khăng khít, qua sự gắn bó bền chặt. Tình yêu đó được tái hiện qua hình thức so sánh “như* với các hình ảnh khác được rút ra từ tạo hoá, từ thiên nhiên, Điều quan trọng trong cách thức diễn đạt bàng nghệ thuật, ở đây, là tác giả đã lấy quy luật vĩnh cửu của tự nhiên, của thế giới xung quanh để diễn đạt quy luật của tình cảm, qua đó cho thấy tình câm cũng có quy luật và cũng tuân theo quy luật mà tự nhiên đã vạch định Tình yêu ở đây đã đạt tới độ chín và không thể khác được như cánh kiến đến mùa sẽ kết nở hoa vàng, biểu trưng cho sự sung mãn, như chìm rừng thay lông khi mùa xuân đến và đặc biệt hơn như mùa đông bao giờ cũng phải có rét, đặc trưng của thời tiết miền Bắc.
Sự gắn kết bền chặt này còn được thể hiện qua cách thức chuyển hợp đại từ, rất tự nhiên nhưng cũng rất hợp lí: anh - (bỗng nhớ) — em chuyển thành: (tình yêu) - ta. Động từ “bỗng nhớ” như là sự thức tỉnh đột ngột, là sự bừng tỉnh của nhận thức tình cảm, để từ đó “tình yêu” lại được nhấn mạnh một lần nữa “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”. Một chân lí, đồng thời cũng là một sự thực hiện nhiên, hiện ra, mới mẻ bất ngờ, tạo ra cảm giác xao xuyến, bâng khuâng về giá trị tình cảm gắn kết con người được nhận thức lại.
Tình yêu trở thành một giá trị mới tôn vinh con người, tạo nên vẻ đẹp về nhân cách của những con người dám sống và biết sống, biết chung thuỷ trung thành với quê hương xứ sở và nhân dân đồng thời cũng biết tôn trọng vẻ đẹp riêng của tình cảm con người. Sự nhận thức quy luật tình cảm được khởi đầu bằng sự nhận thức quy luật tự nhiên, nhưng ở câu thơ cuôi, thì ngoài sự nhận thức bằng tính tất yếu của tự nhiên, quy luật của con tim lại được nhận thức bằng chính con tim, mà như thê tình cảm con người mới bền vững được trong không gian và thời gian. Sự nhân thức ở đây được nâng lên một tầm cao mới, không chỉ thuần tuý nhận thức bằng tư duy lí tính, bằng suy lí thông thường mà còn bằng chính tình cảm của con người nửa.
c)    Kết luận: Khổ thơ cho thấy một sự suy tư triết lí mang đậm phong cách của Chế Lan Viên và tạo nên vẻ đẹp cho bài thơ.

Có thể bạn quan tâm: Cuộc đời và phong cách thơ Chế Lan Viên
Câu 3b:
a)    Mở bài: Giới thiệu vài nét về thân thế và sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh; dẫn tác phẩm Vi hành và nhấn mạnh tính chiến đấu và nghệ thuật trào phúng của ngòi bút Hồ Chí Minh.
b)    Thân bài:
+ Tính chiến đấu trong thơ văn Hồ Chí Minh thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau, trong đó việc chỉ ra bộ mặt thật của kẻ thù là khía cạnh quan trọng. Chẳng hạn tò cáo và luận tội đanh thép chủ nghĩa thực dân Pháp trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” hay “Tuyên ngôn Độc lập”. Trong Vì hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra đích danh Khải Định, một tên vua bù nhìn, cho dù nhân vật này không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được tái hiện thông qua lời kể của đôi thanh niên nam nữ trong chuyến tàu điện ngầm.
Nhân vật Khải Định được tái hiện dưới các góc độ ây cho thây tính chất bù nhìn của hắn trong việc cai trị đất nước. Do đỏ, tác giả không cần đề cập đến việc Khải Định bán nước và phản bội dân tộc như thế nào sống người dân Pháp nói riêng và độc giả nói chung vẫn cảm nhân được những tội ác ấy của ông vua bù nhìn Khải Định. Tính chiến đấu của tác phẩm hiện ra mạnh mẽ khi bóc trần bộ mặt thật của ông vua bù nhìn này.
+ Nghệ thuật trào phúng của tác giả: được thể hiện qua việc xây dựng và sử dụng tiếng cười làm vũ khí phê phán sắc bén. Hình tượng Khải Định được xây dựng bằng bút pháp tương phản, thể hiện qua cách tạo dựng sự đối lập giữa một ông vua và một gã hề, giữa một thượng khách của “mẫu quốc” với bộ dạng ngu dần, lỗ bịch kèm theo tư cách hèn kém của Jihan “vạt. Cách so sánh này cho thấy tính chất mâu thuẫn trong bản chất nhân vật, qua đó bản chất xấu xa của nhân vật bị lột trần.
Nhân vật Khải Định qua cách nhìn của các nhân vật khác trong truyện hiện ra không phải là một ông vua, trước hết là qua diện mạo (mũi tẹt, mắt xếch, da vàng ủng như vỏ chanh), qua trang phục’, ăn mặc kệch cỡm, lố lăng, loè loẹt (chú ý những câu vãn như: “có cả cái chụp đến chụp lên cái đầu quấn khăn qua cử chỉ, điệu bộ (“lúng ta lúng túng”, ngây ngô.J. Cách phác tả chân dung như vậy tạo ra cái nhìn mỉa mai, khinh bỉ, có tác dụng hạ bệ kẻ thù bằng cách tước bỏ dáng vẻ đường bệ của một ông vua.
Nhân vật Khải Định còn được tái hiện qua tư cách của nhân vật, thể hiện qua hành động “vi hành” lén lút, mờ ám. Chuyến “Vi hành” của Khải Định được đặt trong tương quan so sánh với các chuyến “vi hành” của vua Thuấn, của Pi-e đai đê đê chỉ thẳng ra sự đốn mạt của Khái Định, bởi lẽ Khải Định “lữ hành" chỉ “để tiện việc riềng và vì những lí do ít cao thượng” so với “những bậc cải trang vỉ dại muôn đi sâu vào cuộc sống nhân dân”. Nơi mà người dân Pháp thường gặp Khải Định là “trường đua”, là những chốn ăn chơi xa hoa trác táng của Pa-ri. mà qua đó Khải Định hiện ra là một ông vua chỉ quen ăn chơi xa xỉ, thậm chí người Pháp còn dự đoán là Khải Định đã đem đám quân hầu “gửi tuốt vào kho chứa hành lí nhà ga”. Tất nhiên, đây là biện pháp phóng đại, song qua đó, người đọc thấy rõ tư cách của một ông vua bù nhìn.
Nhân vật Khải Định, lô' lăng, đần độn, đã trở thành một tên hề dưới con mắt của người dân Pa-ri, một tên hề cỡ bự: hề vua. Khải Định trở thành kẻ mua vui rẻ tiền mà người dân Pa-ri, không phải bỏ tiền túi ra, vẫn được cười, vẫn được giải trí thoả thích. Việc xuất hiện của tên hề vua này còn bù đắp được khoảng trống giải trí mà người Pháp đã “cạn ráo”. cho nên mọi nơi mọi chỗ, người Pháp đều chỉ trỏ cho nhau xem: “hắn đấy”, “xem hắn kìa!”...
Trong nghệ thuật trào phúng, phóng đại là một biện pháp quan trọng. Tác giả đã tô đậm và phóng đại các chi tiết, chẳng hạn, người dân Pa-ri đi đâu cũng gặp Khải Định, rồi người ta đồn đại nhau là ông bầu nhà hát múa rối định kí giao kèo thuê Khải Định với tư cách là một nhân vật hề... Không chỉ đả kích Khải Định mà tác giả còn đả kích cá nhà đương cục Pa-ri đã cử không biết bao người tuỳ tùng để hộ tống tất cả mọi người Việt Nam có mặt ở Pa-ri lúc đó, mà không phân biệt nổi ai trong số đó là Khải Định. Biện pháp phóng đại này đã tạo ra một tiếng cười trào phúng đả kích, châm biếm mạnh mẽ. 
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng biện pháp chơi chữ, biện pháp so sánh ví von với giọng điệu mỉa mai, hài hước... kết hợp cách gây cười của phương Đông với chất trí tuệ của phương Tây để tạo ra sức mạnh cho tiếng cười đó. Tiếng cười trào phúng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, từ lời kể của các nhân vật cho tới cốt truyện, thấm sâu vào từng chữ từng câu. Tiếng cười trào phúng này cũng tạo ra sức mạnh cho tính chiến đấu của tác phẩm “Vi hành”.
c)    Kết luận: Qua tác phẩm "Vi hành", người đọc nhận biết một đặc điểm quan trọng trong sự nghiệp văn chương Hồ Chí Minh, đó là tính chiến đấu và nghệ thuật xây dựng tiếng cười trào phúng mang sức mạnh đả kích, châm biếm, với khả năng công phá tiêu diệt cái ác, cái lỗi thời rất cao.

Xem thêm >>> Phân tích truyện ngắn "Vi hành" - Nguyễn Ái Quốc

Thường xuyên truy cập Cunghocvui.com để được cập nhật liên tục các bài viết mới nhé!

shoppe