Đề tự luận 9: Phân tích tình huống truyện tạo ra trong "Vợ nhặt"
A. ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của nhà văn Ma Văn Kháng.
Câu 2 (3,0 điểm): Bạn em chưa hiểu được về các giá trị của văn học, em hãy trình bày lại các giá trị của văn học giúp bạn em.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Trong đoạn trích Đất nước rút từ trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã nêu lên quan điểm của riêng mình về đất nước. Theo ông: “Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại”. Bình luận ý kiến trên và dùng đoạn trích đã nêu để làm sáng tỏ quan điểm ấy của tác giả.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích tình huống truyện mà Kim Lân đã tạo ra trong tác phẩm Vợ nhặt.
B. GỢI Ý
Câu 1:
1. Ma Văn Kháng là cây bút có nhiều thành công của văn học nước nhà trong mấy chục năm qua. Tên thật của ông là Đình Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phương Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Năm 1960, ông vào học Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và khi tốt nghiệp được cử về làm giáo viên ở tỉnh Lào Cai, mảnh đất gắn bó với ông trong suốt gần hai mươi năm này sẽ nuôi dưỡng tâm hồn thơ văn, giúp ông trở thành nhà văn. Bút danh Ma Vân Kháng mà ông sử dụng là cách thức bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Lào Cai tình sâu nghĩa nặng. Năm 1976, ông chuyển về công tác tại Hà Nội và đảm nhiệm nhiều chức vụ như Phó giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao động, Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài.
2. Là cây bút văn xuôi xông xáo, ông đã công bố đều đặn loạt tác phẩm như: Đồng bạc trắng hoa xoè (1979), Vùng biên di (1983), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Ngày đẹp trời (1986), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Trăng soi sân nhỏ (1994), Một chiều đông gió (1998), Ngược dòng nước lũ (1999). Ông được tặng giải thưởng ASEAN về văn học năm 1998 và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
3. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn (Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1986) đánh dấu bước chuyển hướng nhạy bén về đề tài và cảm hứng trong tình hình xã hội Việt Nam đang có những bước chuyển từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường dẫn tới sự thay đổi các thang giá trị, các quan niệm sống. Câu chuyện gia đình ồng Bằng, vôn được coi là có nề nếp lâu đời ở Hà Nội, đang đứng trước thử thách mới của thời đại, từ những tác động của cơ chế kinh tế thị trường. Câu chuyện của một gia đình cũng là ánh xạ của bức tranh thời đại. Qua những thay đổi gắn với sự suy thoái của con người trước sức mạnh của đồng tiền của những con người ngày hôm qua còn coi sự hi sinh như là lí tưởng sông thì hôm nay đã quỳ mọp trước tiền tài..., nhà vãn đưa độc giả tới những suy tư về các giá trị đạo đức truyền thống. Những hình tượng được xây dựng chân thực, sinh động và khách quan, không né tránh đã tạo nên giá trị của tác phẩm này.
Câu 2: Có thể trình bày như là hình thức trao đổi ý kiến dưới dạng một bức thư, một cuộc trò chuyện tâm tình..., nhưng phải đảm bảo nhân mạnh được các yêu cầu sau:
4- Phải trả lời được giá trị văn học là gì?: Giá trị văn học là khả năng của văn học nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của con người trong cuộc sống. Giá trị văn học là một tác nhân tác động sâu sắc đến đời sống tình cảm và văn hoá của con người. Giá trị văn học nuôi dưỡng, làm phong phú tâm hồn con người bằng nghệ thuật ngôn từ.
+ Phải chỉ ra các giá trị văn học như sau:
a) Giá trị thẩm mĩ: là vẻ đẹp do văn học đem lại qua các hình ảnh, hình tượng mà văn học tạo ra. Đó cũng là giá trị được khái quát thành các phạm trù mĩ học: cái đẹp, cái bi, cái hùng, cái hài... tạo ra hứng thú cảm thụ, thưởng thức cho các độc giả. Văn học phát hiện, khám phá cái đẹp nhiều vẻ của văn học. Đó là những bài học quý giá về lí tường, về lẽ sống để con người tự rèn luyện bản thân mình, thế giới tự nhiên và xã hội và chuyển tới độc giả, truyền cho họ có cảm xúc và hiểu biết, nhận thức được về cái đẹp ấy.
b) Giá trị nhận thức: Là khả năng của văn học giúp con người hiểu rõ hơn thế giới tự nhiên và xã hội, hiểu hơn về chính mình, giúp con người nhận biết sự thật và ý nghĩa của cuộc sống. Vần học tạo ra quá trình nhận thức làm phong phú cho sự hiểu biết của con người đồng thời cũng tạo ra cho con người khả năng tự nhận thức trên cơ sở mở rộng những nhân thức mà văn học đem lại, đế làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
c) Giá trị giáo dục\ xuất phát từ nhu cầu hướng thiện của con người mà văn học mang thêm giá trị giáo dục. Văn học giáo dục con người qua những chân lí cuộc đời, qua hệ thống hình tượng... được xây dựng trong các tác phẩm văn học. Đó là những bài học quý giá về lí tưởng, về lẽ sống để con người tự rèn luyện bản thân mình.
d) Giá trị nghệ thuật: thể hiện qua cách thức xây dựng tác phẩm, qua hình tượng, sử dụng ngôn ngữ, cách miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật, cũng như tạo dựng tình huống, tình tiết của nhà vãn.
Câu 3a.
Xem bài phân tích đầy đủ tại đây
Câu 3b:
a Mở bài: Giới thiệu qua về nhà văn Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt.
b) Thân bài: Đối với truyện ngắn, tình huống có vai trò quan trọng đặc biệt. Tình huống chính là hoàn cảnh riêng được tạo ra bởi một sự kiện đặc biệt, tiêu biểu mà tại đó cuộc sống được dồn tụ lại, được nén chặt lại và cũng chính tại đó, ý đồ tư tưởng của người nghệ sĩ được bộc lộ sắc nét nhất. Có ba kiểu tình huống để tạo dựng một truyện ngắn: tình huống hành động gắn với hành động có tính chất bước ngoặt của nhân vật; tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cầm, cảm xúc của nhân vật; tình huống. Kiểu tình huống mà Kim Lân lựa chọn ỡ đây là kiểu tình huống thứ nhất: tình huống hành động.
- Cần chú ý:
+ Hoàn cảnh mất mùa, đói kém là bối cảnh chung bao quát, làm nền cho toàn bộ câu chuyên. Tuy tác giả không miêu tả nhiều mà chỉ qua một vài nét phác tả (về không khí, về cảnh người chết về cảnh hàng đoàn người lũ lượt kéo nhau ra thành phố cầu mong kiếm được cái ăn...) nhưng cũng đủ để tái hiện một hoàn cảnh đặc biệt, khác thường, tác động không chi tới một vài người mà tác động đến tất cả mọi thành viên trong xã hội. Từ đó, rút ra sự sống đang kêu cứu, cái chết đang đe doạ cái sống của con người từng ngày. Trong hoàn cảnh đó mọi người phải tự cứu mình và cố gắng cứu giúp lẫn nhau. Vì thế hành vi cứu giúp người khác cũng có giá trị rất lớn.
4- Việc Tràng gặp người đàn bà sẽ trở thành vợ của anh trước hết mang tính chất ngẫu nhiên. Người đàn bà đó cũng như những con người đói khát đến thành phố để kiếm ăn. Nơi họ dừng lại là cái dốc, có thể không cao nhưng cũng là cái dốc mà chút sức lực của họ còn lại không đủ
giúp họ vượt qua. Cái dốc ấy cũng là cái dốc mà Tràng với chiếc xe nặng cần sự giúp đỡ. Khi kéo xe mệt nhọc thì một sự giúp đờ là cần cho Tràng. Vì thế, câu hò của Tràng trở thành lời chào mời. Người đàn bà nhận đẩy xe giúp Tràng không phải vì muốn lấy Tràng mà trước hết chị ta cần án. Hình thức trao đổi ở đây là lấy công đổi cơm. Hiển nhiên là khi chiếc xe đã vượt ra khỏi dốc thì Tràng, vốn là người vô tâm, không những chẳng cảm ơn mà còn không trả công nữa. Đây là thời điểm đột biến để dẫn tới việc Tràng trả công đẩy xe cho người đàn bà bằng bốn bát bánh đúc.
Câu chuyện diễn ra tại nơi bán bánh đúc cũng rất tế nhị: người đàn bà, vì đói quá, đã ăn một chặp hết bốn cái bánh đúc mà cùng chẳng thèm để ý tới người mời mình. Khi đã có chút sức lực được tạo ra bởi bốn chiếc bánh đúc ấy, cơn đói đã được giải quyết thì người đàn mới nói chuyện với Tràng. Qua câu chuyện với Tràng, người đàn bà ấy hiểu ra Tràng chưa có vợ mà nhanh chóng nhận lời của Tràng cho dù trong thâm tâm, Tràng chỉ coi đó là chuyện “đùa”.
+ Người đàn ấy theo Tràng không phải vì cái túi tiền “rích bố-cu” của Tràng mà vì người đàn bà ấy nhìn thấy ở Tràng một điều gì đấy, không nói ra được, nhưng có thể tạo ra điểm tựa cho cuộc đời mình. Trong hoàn cảnh đó, người đàn bà cần sống và Tràng trong hoàn cảnh của mình cũng chấp nhận giúp đỡ cho người khác được sống.
c) Kết luận: tình huống của câu chuyện đã cho thây khát vọng sống của con người kể khi cả cái chết đã cận kề. Giá trị nhân đạo của tác phẩm là đề cao giá trị của sự sống, của tình người trong hoạn nạn khổ đau.
Xem thêm >>> Nhận thức và tâm trạng của Tràng buổi sáng sau khi nhặt vợ
Trên đây là những hướng dẫn làm đề thi tự luận về phân tích tình huống truyện trong "Vợ nhặt" mà Cunghocvui gửi tới bạn. Những ý kiến thắc mắc và đóng góp hãy để lại phía bên dưới comment nhé!