Đăng ký

Các dạng đề thi thường gặp chính xác nhất

Cunghocvui gửi bạn một số dạng bài thường gặp trong đề thi nhất. Hy vọng bài viết sẽ có hữu ích cho bạn.

1)  Về tác phẩm thơ:
Phân tích bài thơ hoặc đoạn thơ: các bạn cần nắm vừng đề thi yêu cầu phân tích cái gì (qua các định hướng được chỉ ra trực tiếp hoặc gián tiếp trong đề thi như phân tích các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ, cảm hứng chủ đạo của bài thơ, chủ đề bài thư...). Với dạng đề thi này các bạn cần: bám sát văn bản (đảm bảo tính chính xác của câu thơ); chú ý các biện pháp tu từ (về từ ngữ, về cú pháp); chú ý cách gieo vần, hiệp vần, nhạc điệu, âm điệu, thanh điệu của bài thơ; các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ. Có thể tiến hành tuần tự theo trật tự các khổ thơ hoặc có thể đan xen khi phân tích bài thơ, khổ thơ.

+ Bình giảng bài thơ, khổ thơ. Loại này yêu cầu hai thao tác: giảng và bình, có thể giảng trước bình sau, có thể bình trước giảng sau hoặc vừa giảng vừa bình.

++ Giảng tức là phân tích, giảng giải ý nghĩa của câu thơ, đoạn thơ, là chỉ ra các yếu tố cấu thành câu thơ, đoạn thơ đó. Vì thế, cần chú ý các từ ngữ, hình ảnh, cấu trúc vần điệu, thanh điệu, nhạc điệu, cách kết hợp giữa các câu thơ, cách ngắt dòng, nhịp điệu câu thơ-.

++ Bình là chỉ ra cái độc đáo, đặc sắc của cách thức sử dụng từ ngữ, hình ảnh . ở trong khổ thơ, đoạn thơ ấy, cũng như chỉ ra cách cảm nhận của mình qua các ấn tượng sau khi đọc và phân tích khổ thơ, đoạn thơ...

=> Bình giảng không khó nhưng cần nắm các thao tác lô-gic trèn để tạo ra hiệu quả tốt nhất, Loại để này chủ yếu là để đánh giá năng lực cảm thụ hay sự rung động thẩm mĩ trước vẻ đẹp văn chương của các bạn.

+ Tổng hợp - so sánh: thường được thể hiện qua sự so sánh giữa hai bài thơ của một tác giả, các bài thơ có cùng chủ đề của các tác giả khác nhau hoặc phân tích một khía cạnh mang tính tổng hợp chẳng hạn như hình tượng Đất - Nước trong thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm.. Dạng đề mang tính chất tổng hợp đòi hỏi năng lực khái quát phải tìm ra điểm chung qua một số tác phẩm để từ đó Phân tích, chứng minh, Dạng đề so sánh văn học: đòi hỏi so sánh từng bộ phận của tác phẩm để tìm ra cái riêng và cái chung và tiến hành phân tích so sánh từ sự giống nhau và khác nhau về hình tượng.

2) Về văn xuôi:
+ Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm: Khi gập dạng đề thi này cần chú ý các khía cạnh sau có trong tác phẩm: Lòng thương người của tóc giả (nếu tình thương ấy hướng về những người lao động nghèo khổ, những người bị áp bức, những số phận nhỏ bé chịu nhiều thiệt thòi thì tình thương ấy càng sâu sắc càng có ý nghĩa nhân đạo ). Tác giả khẳng định bản chất tốt đẹp của con người, trân trọng yêu thương con người và ca ngợi con người qua việc đề cao tài năng nhân phẩm, đức hạnh cũng như nhân mạnh ý nghĩa của các khát vọng sống, khát vọng hướng thiện, khát vọng về công bằng xã hội, về tự do...). Tác giả tố cáo lên án các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người và đề ra các giải pháp (tinh thần hay bạo lực) nhằm đem lại hạnh phúc cho con người.
- Phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm: thường được thể hiện qua các khía cạnh: tội ác của tầng lớp thống trị (cường quyền, thần quyền, bạo lực gia đình...); đời sống cực khổ, bị chà đạp cả về tinh thần lẫn thể xác, bị tước quyền được sống, quyền được lành người; sự tự phát đấu tranh và sự giác ngộ tiến, tới tự giác đấu tranh.
-   Phân tích nhân vật hoặc vẻ đẹp của nhân vật: đối với loại đề này các bạn có thể phân tích theo từng chặng đời của nhân vật (cuộc đời của nhân vật tương ứng với hai thời kì trước và sau sự thay đổi của số phận), phân tích theo tính cách (qua các nét tài hoa, phẩm chất, khí tiết, khí phách, tình cảm nội tâm...) hoặc theo cách tác giả kể (đi từ chân dung ngoại hình như diện mạo, trang phục, cách nói năng, cách dùng từ ngữ của nhân vật..., lai lịch của nhân vật, tính cách của nhân vật qua cách ứng xử với những nhân vật khác...).
-   Phân tích tình huống truyện: khi gặp loại đề này, các bạn cần chú ý: đối với truyện ngắn, tình huống có vai trò quan trọng đặc biệt. Tình huống chính là hoàn cảnh riêng được tạo ra bởi một sự kiện đặc biệt, tiêu biểu mà tại đó cuộc sòng được dồn tự lại, được nén chặt Lại và cũng chính tại đó, ý đồ tư tưởng của người nghệ sĩ được bộc lộ sắc nét nhất. Có ba kiểu tình huống để tạo dựng một truyện ngắn: tình huống hành động gắn với hành động có tính chất bước ngoặt của nhân vật, Tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Tình huống nhận thức chủ yếu giải nghĩa thời điểm ngộ” chân lí của nhân vật. (Chẳng hạn, Nguyễn Minh Châu đà lựa chọn kiểu tình huống “Tình huống nhận thức” để tạo ra tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Nhân vật của truyện được đặt trong tình huống nhận thức là Đẩu, chánh án toà án huyện, là Phùng, nghệ sĩ nhiếp ảnh). Các bạn cần quan tâm tới nghệ thuật tạo dựng tình huống và cách thức tác giả đặt nhân vật vào trong tình huống đó.

Xem thêm >>> Dạng câu hỏi đọc hiểu thường gặp

                         Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia 2018

Chúc các bạn học tập tốt <3. Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

shoppe