Đăng ký

Đề tự luận 6: Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân

A. ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2 (3,0 điểm): Học tập là một công việc quan trọng không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Trên cơ sở của tầm quan trọng đó, UNESCO đã xác định: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình”. Anh (chị) hãy trình bày cách hiểu của mình về nhận định trên thành một bài văn dung lượng 500 từ.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Bình giảng khổ thơ trong trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy:
“Tôi đi lính... lâu không về quê ngoại 
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi 
khi tôi biết thương bà thì đã muộn! 
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Hình tượng người lái đò trong bài bút kí Người lái đò sông Đà là một phát hiện góp phần làm thay đổi quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Phân tích hình tượng ông lái đò để làm sáng tỏ nhận định trên. 

B. GỢI Ý

Câu 1:
a)    Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 đã thắng lợi trong cả nước và thủ đô Hà Nội đã thuộc quyền quản lí của chính quyền cách mạng, ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhiệm vụ cấp bách của cách mạng lúc đó là phải tuyên bò nền độc lập của Việt Nam trước thế giới. Tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang, trong những ngày cuối tháng 8 - 1945, Bác đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập và ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, trước hàng vạn quốc dân đồng bào, Người đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập này, khai sinh ra nước Việt Nam mới.
4- Đây là thời điểm lịch sử phức tạp, khi dó bọn thực dân Pháp, nấp sau quân đội Đồng minh vào nước ta để giải giáp quân đội Nhật, tiến hành âm mưu chiếm nước ta một lần nữa, Luận điệu mà thực dân Pháp đưa ra là Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay quân Nhật đã đầu hàng Đồng minh thì đương nhiên Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung phải trở về tay người Pháp.
b)    Mục đích của bản Tuyên ngôn Độc lập\
+ Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta.
+ Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác của thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt tám mươi năm.
+ Tuyên bố quyền được hưởng tự do độc lập và khẳng định quyết tâm bảo về độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trước quốc dân đồng bào tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, đánh dấu mốc son chói lọi, mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa.

Có thể bạn quan tâm: Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực
Câu 2:
Đây là kiểu đề yêu cầu phát biểu ý kiến riêng về một vấn đề, hoặc nói cách khác là trình bày những suy nghĩ của mình, đồng thời cùng là nhận thức của cá nhân đối với một vấn đề được nêu ra. Do đó, cần có những thao tác lập luận hợp lí- Có thể dựa vào những gợi ý sau:
a)    Giải thích vai trò quan trọng của học tập trong xã hội. Giới thiệu và đưa vào phần mở bài nhận định của UNESCO.
b)    Trình bày lí do vì sao phải học? Học để làm gì? Học cái gì? Hậu quả của việc thất học hoặc của sự thiếu hiểu biết trong cuộc sống. {Gợi ý: học để nâng cao nhận thức về cuộc sống và về bản thân mình trong cuộc sống đó, để mở rộng tầm hiểu biết từ đó tạo ra những khả năng xử lí thực tiễn cuộc sống, tạo ra niềm tin và niềm vui được sống, để sống có ích cho mọi người; học để trở thành một người khác, không phải để có bằng cấp cao hơn người khác hay để giành địa vị cao hơn người khác mà để nâng mình lên trở thành con người có văn hoá, trở thành con người có hiểu biết và năng lực để giúp ích cho đời... Việc học phải có động cơ đúng đắn, học cái mình cần để đảm đương công việc được giao và học cái mà xã hội cần để đáp ứng cho nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn, việc học phải phù hợp với khả năng cá nhân, không chạy theo những cái nằm ngoài khả năng tiếp thu của cá nhân...)
c)    Giải thích và bình luận về môi quan hệ giữa bốn yếu tố: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình. (Gợi ý: đây là mối quan hệ biện chứng, giữa các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc, gắn bó hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, được đặt trong quan hệ nhân quả với nhau).
d)    Khẳng định việc cần thiết phải học tập và phải thường xuyên học tập, qua đó đề xuất những cách học tập hợp lí và cần thiết.
Câu 3.a
a)    Nêu vắn tắt vài nét về tác giả tác phẩm và vị trí của đoạn trích.
b)    Bình luận ý thứ nhất thể hiện qua câu “tôi đi lính" như là mốc giới thời gian giữa quá khứ và hiện tại, giữa tuổi ấu thơ trong sự chở che của bà ngoại với thời kì thoát lì xa quê khi đó bà ngoại chỉ còn là hình ảnh. Bình luận ý thử hai “lâu không về quê ngoại", mốc giới thời gian xa cách thứ hai giữa bà và cháu. Chú ý các từ “lâu" chỉ mức độ vừa cụ thể vừa mơ hồ nhưng đã xảy ra và “khống" chỉ hành động dứt khoát, gắn với điều đã xảy ra, vừa vô tình vừa cố ý, vừa đáng trách vừa có chỗ nào đó thống cm được, vừa vui vừa buồn. Giữa hai ý này là dấu chấm lửng như là sự ngập ngừng, như là sự ân hận, xót xa, muốn nhắc lại nhưng cũng sợ phải nhắc lại điều đó. Kết thúc mỗi ý là các thanh trắc “hình” “ngoại" làm cho câu thơ trĩu xuống, nặng chịch, như là điều hiển nhiên không thể gỡ lại được.
c)    Bình luận: Câu thơ “dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi mượn hình thức dân gian tái hiện một sự thực liên quan tới cuộc đời bà ngoại: bà vẫn như xưa vẫn lúc đói lúc no vẫn long đong vất vả, tất tả ngược xuôi còn đứa cháu thì đã không như “xưa”. Từ “xưa” tạo ra sự chia tách vừa về thời gian vừa về quan hệ tình cảm, để từ đây sẽ dẫn tới một sự nhận thức về trách nhiệm vừa là nỗi đau tê tái của lương tâm, vừa là sự tủi hờn, xót xa, ân hận và đầy nước mắt.
d)    Bình luận: Hai câu cuối cùng là nỗi đau thấm thía vì được nhận thức trước một thực tế phũ phàng: biết thương bà khi bà không còn nữa, Chủ ý câu trúc câu theo hình thức câu điều kiện: Khi (A).., thì B)... và hệ quả thể hiện qua sự so sánh “chỉ còn là” “một nắm cỏ thôi. Bà đã đi vào cõi vĩnh hằng, hoá thân thành cây cỏ mộc mạc, quen thuộc, chấp nhận mưa gió phũ phàng như khi còn sống bà đã phải chịu đựng.
e)    Kết luận: Nỗi đau mất mát lớn lao qua sự cảm nhận của tác giả khi đứng trước ngôi mộ bà ngoại, người đã cưu mang, đã chở che cho tuổi thơ tác giả. Đây là những giọt nước mắt chân thành, thể hiện tình người sâu lắng vừa gợi ra những nỗi niềm ân hận vừa cho thây trách nhiệm mỗi người cần phải có đối với người thân của mình trong cuộc sống. Đó cũng là lẽ sống: “Người với người sống để yêu nhau (Tố Hữu).

Có thể bạn quan tâm: Đề tự luận 5: Phân tích hình tượng nhân vật nhân vật Khải Định
Câu 3.b.
Mở bài: giới thiệu vài nét về Nguyễn Tuân, quan niệm về tài hoa của người nghệ sĩ và bài bút kí "Người lái đò sông Đà"
Thân bài: cần phân tích các khía cạnh sau:
4- Nêu quan niệm về người nghệ sĩ tài hoa của Nguyễn Tuân: có vốn hiểu biết uyên bác về nhiều mặt để tạo ra góc nhìn sự vật hiện tượng theo bình diện văn hóa-lịch sử; văn hoá - nghệ thuật; người nghệ sĩ tài hoa phải cảm nhận được cái khác thường của những cá tính mãnh liệt, những ấn tượng mạnh tác động vào các giác quan nghệ sĩ. Từ đó, mô hình nhân vật ông chọn để khắc hoạ thường là những con người “vang bóng một thời, nổi danh khắp chốn. Quan niệm này gắn với thời kì sáng tác trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Tuân. Quan niệm này thay đổi khi Nguyễn Tuân đi gần với nhân dân, với các sáng tác sau cách mạng. Qua các sáng tác này, Nguyễn Tuân nhận ra chất nghệ sĩ tài hoa ở chính những người lao động bình thường. Điều đó thể hiện qua bút kí “Người lái đò sông Đà”
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà:
Cần chú ý cách dùng từ của Nguyễn Tuân trong tiêu đề. Nguyễn Tuân dùng từ “lái” thay cho từ “chèo". Nếu để tiêu đề là người chèo đò sông Đà thì giá trị tác phẩm sữ giảm đi rất nhiều, bới “chèo" chỉ thuần tuý là một hoạt động theo thói quen, ít sáng tạo, còn “lái" là hoạt động cao hơn và mang tính trí tuệ cho du lái ở đây chỉ là dùng mái chèo chứ không có máy móc gì. Người lái đò được nhìn nhận từ các góc độ:
Từ tư thế của con người ra trận, chấp nhận thử sức với dòng sông hung dư. Điều đó được miêu tả bằng thách trận mà sông Đà đã dàn sẵn, đã bày thành thế trận đê nghênh tiếp đối thủ. Sông Đà dường như có ý thức chủ động tấn công, chủ động phòng thủ với các thác ghềnh cuộn xoáy và các dải đá ngầm đủ mọi tư thế mà chỉ cần sơ suất là con thuyền vỡ tan. Người lái đò cũng chủ động không kém khi bước vào trận chiến vượt thác ghềnh ấy. Nhân vật không nói một lời nào, cũng không kêu la khi bị những làn nước sắc mạnh tấn công. Người lái đò luôn chủ động tránh né những đòn tấn công hay phản công của dòng sống với thác ghềnh hung dữ. Hàng loạt những ngôn từ mang tính tạo hình, tạo cảnh, ngôn ngữ của nhiều linh vực được huy động để miêu tả cuộc vượt thác dữ ây. Người lái đò hiện ra ở đây với vẻ đẹp của người chiến sĩ dùng cảm, kiên cường, bất chấp hiểm nguy.
Vị thế thứ hai của người lái đò hiện ra dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, đó là người lái đò không chi có lòng dũng cảm mà còn có phẩm chất trí tuệ cao. Ngoài việc nắm vững và hiểu rõ đối thủ: “ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá", “ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước”, người lái đò còn chủ động lợi dựng chính sức mạnh của dòng nước và cũng là đối thủ của ông để lái con thuyền vượt qua nguy hiểm, Trên “trùng vi thạch trận" ấy, người lái đò hiện ra như một nghệ sĩ tài hoa không phải chỉ để đưa thuyền vượt thác, không chỉ bảo vệ an toàn cho con thuyền và cho chính mình mà là biểu diễn nghệ thuật vượt thác mà còng chúng thưởng thức tài nghệ ấy ở đây không ai khác ngoài Nguyễn Tuân. Người nghệ sĩ của ngôn từ đã gặp được, chứng kiến được tài hoa của người lao động bình thường, ấn tượng sâu sắc mà Nguyễn Tuân nắm bắt được chính là chỗ đó. Đây cũng là chỗ phát hiện quan trọng giúp Nguyễn Tuân có cách suy nghĩ mới về sự tài hoa của người nghệ sĩ.
Lòng dũng cảm vì phải vật lộn để mưu sinh cuộc sống kết hợp với sự hiểu biết tường tận thấu đáo đối thủ đã tạo ra bản lĩnh cho người lái đò, biến người lái đò bình thường thành người nghệ sĩ tài hoa vượt thác, băng ghềnh. Phẩm chất kiên định, bản lĩnh tự tin cùng với cách sinh hoạt bình thường, không khoe mẽ là phẩm chất quan trọng của người nghệ sĩ lái đò này.
Kết luận: có thể nói hình tượng người lái đò là sự gặp gỡ giữa những tâm hồn đồng điệu, biết yêu quý tồi năng và cũng là phát hiện mới về vẻ đẹp của những con người lao động bình thường chất phác. Điều đó đã giúp nhà văn có cái nhìn đúng hơn rộng hơn về tài nàng mang tính nghệ sĩ.

Xem thêm >>> Tổng hợp đề thi tự luận môn Ngữ văn không kèm đáp án (1)

Chúc các bạn học tập tốt <3