Đăng ký

Đề tự luận 10: "Vợ nhặt" là vẻ đẹp của tình người tình đời và khát vọng sống

A. ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Tóm tắt những nét chính của mảng thơ ca trong sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2 (3,0 điểm): Dựa vào tác phẩm "Số phận con người", hãy trình bày cách hiểu của anh chị về hạnh phúc và chỉ ra rằng tác phẩm trên đã tạo ra một cách nhìn mới về hạnh phúc.

2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Nét nổi bật của truyện ngắn. Vợ nhặt là vẻ đẹp của tình người tình đời, là khát vọng sống trong hoàn cảnh éo le, vẻ đẹp ấy toát lên qua các nhân vật trong truyện. Hãy phân tích câu chuyện để chỉ ra vẻ đẹp ấy
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Bài thơ Bên kia sông Đuống tố cáo kẻ thù tàn phá vẻ đẹp quê hương và đó là tội ác lớn nhất. Bài thơ trở  thành tiếng thét căm thù được lan truyền rộng rãi. Hãy trình bày vẻ đẹp ấy của bức tranh quê hương mà Hoàng cầm đã tạo ra.

B. GỢI Ý

Câu 1: cần trình bày các ý sau:
4- Sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh có một giá trị đặc biệt và là di sản văn học quý giá của dân tộc, cho dù sự nghiệp chính của Người không phải là sáng tác văn chương và ngay cả lúc sinh thời, Người cũng chưa bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ.
4- Giá trị nổi bật toát lên từ toàn bộ sự nghiệp văn học của Người là chất “thép” của nhà thơ - chiến sĩ, nhà văn - chiến sĩ và được biểu hiện qua sự đa dạng và phong phú về hình thức và thể loại, bút pháp và phong cách.
4- Thơ ca: trong sự nghiệp sáng tác văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mảng thơ ca có vai trò quan trong và có giá trị nghệ thuật cao. Thơ ca Hồ Chí Minh gồm hai loại: thơ tuyên truyền cách mạng và thơ trữ tình nghệ thuật.
4- Thơ tuyên truyền vận động cách mạng: chủ yếu được sáng tác trong thời kì 1941-1945 gắn liền với phong trào Việt Minh với ngọn cờ kháng Pháp đuổi Nhật, nhằm mục đích tuyên truyền vận động cách mạng.
Ngoài ra cũng cần kể-đến các bài thơ Bác viết gửi thanh niên, thiếu niên, nhi đồng với một cảm xúc đặc biệt và tính khái quát đạo lí cao.
Đồng thời các bài thơ xuân, Bác viết để chúc tết hàng năm cũng có một ý nghĩa tinh thần đặc biệt thiêng liêng đối với đồng bào và chiến sĩ trong cả nước mỗi dịp giao thừa, xuân về tết đến. Loại thơ này đa dạng về hình thức thể loại.
4- Loại thơ trữ tình nghệ thuật: được sáng tác từ các cảm xúc ngẫu hứng trước thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ, những cuộc gặp gỡ bạn bè đổng chí... Tiêu biểu là chùm thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc mà qua đó, tâm hồn thi sĩ của nhà  
thơ Hồ Chí Minh rộng mở với đất trời; các bài thơ toát lên vẻ đẹp hài hoà, dung dị tới mức cổ điển. Đỉnh cao của thơ trữ tình nghệ thuật của Người là tập Nhật kí trong tù, được sáng tác trong hoàn cảnh tư đày tại các nhà lao của Tưởng Giới Thạch mà qua đó ta thấy được nhân cách cao thượng, một tâm hồn trong sáng của bậc đại nhân đại trí đại dũng, một chất thép kiên cường của người cộng sản trung kiên.
+ Sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị nhiều mặt được biểu hiện qua những hình thức nghệ thuật phong phú là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc. Các tác phẩm của Người đã tạo ra một ảnh hưởng lớn góp phần vun đắp truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc, góp phần nâng cao tâm hồn, đạo đức cũng như nhân cách của con người Việt Nam.
Câu 2:
Cần khai thác các điểm sau:
- Hạnh phúc là điều mà mỗi con người trong cuộc sống đều mong muốn có được và luôn hướng tới như một khát vọng cao cả. Mục đích sống và làm việc cũng đều hướng tới mục tiêu xây đắp một hạnh phúc hoặc cho cá nhân hoặc cho cộng đồng. Như vậy có thể tạm coi là có hai loại hạnh phúc, một của cá nhân, một của cộng đồng- Hai loại hạnh phúc này không loại trừ nhau nhưng không phải bao giờ cũng đi liền với nhau, cũng song hành vì nhau. Hạnh phúc cá nhân không gắn với hạnh phúc cộng đồng, chà đạp lên lợi ích cộng đồng bất chấp lương tri và lẽ phải là loại hạnh phúc của những cá nhân ích kỉ. Hạnh phúc cộng đồng mà quên đi phần hạnh phúc cá nhân cũng không được. Cả hai phải kết hợp hài hoà, phải tôn tạo cho nhau. Hạnh phúc cộng đồng được xây dựng trên cơ sở hạnh phúc cá nhân chân chính, và đến lượt nó, hạnh phúc cá nhân chân chính lại bổ sung, làm hoàn thiện hạnh phúc cộng đồng. Quan niệm về hạnh phúc như vậy sẽ đi tới xác định ý nghĩa và mục đích sống, về hành vi ứng xử thẩm mĩ cũng như quy định lối sống, cách sống.
Hạnh phúc được xây đắp bằng nghị lực của bản thân, của việc chấp nhận và tự vượt lên trên hoàn cảnh, sống là phải có ích không chỉ cho riêng mình mà còn cho cả những người khác nữa.
Niềm tin là sức mạnh tạo nên nghị lực để duy trì sự sống. Niềm tin sẽ giúp con người vượt qua mọi gian lao thử thách. Đây là niềm tin không chỉ vào chính mình mà còn là niềm tin vào chính những người khác, tin vào cái thiện, vào lòng nhân ái trong cuộc đời, niềm tin vào đồng đội. Trong truyện ngắn “Số phận con người”, nhân vật Xô-cô-lôp là một nhân vật biết sòng, không ỷ lại, không hề chờ đợi những ân huệ ban phát. Sông đối với anh là không ăn bám, không dựa dẫm. là phái làm việc. Sông là vì mình nhưng cũng vì người và cho đời. Anh nhận Va-ni-a làm con nuôi không phải xuất phát từ những động cơ thấp kém, vụ lợi hay để rồi tìm cách bóc lột sức lao động của trẻ. Nhân vật này cho thấy một quan điểm mới về hạnh phúc: hạnh phúc là mang lại niềm vui, mang lại cuộc sống, mang lại sự bình yên, ổn định cho người khác, là sông vì người khác chứ không phải chỉ biết sống cho riêng mình. Đây là cách sông cho đời, là lối sống vì người khác,theo cách nghĩ mà cha ông đà đưa ra: “Thương người như thể thương thân”, theo đạo lí “nhường cơm sẻ áo”. Cách sống, lối sống đó là cách sống, lối sống tích cực và do đó, hạnh phúc mà họ có được là hạnh phúc chân chính.
Câu 3a:
a)    Mở bài: Giới thiệu qua vài nét về tác giả Kim Lân và nêu qua nội dung tác phẩm Vợ nhặt.
b)    Thân bài:
+ Nạn đói là hung thần đe doạ tất cả, cái chết rình rập khắp nơi. Nhưng trong hoàn cảnh cùng quẫn ây, những phẩm chất tốt đẹp của con người không bị mất đi, được duy trì và được nhân lên, trước hết là con người không đánh mất nhân tính vôn có.
+ Nhân vật được tập trung khắc hoạ nhiều nhất cũng là nhân vật trung tâm của tác phẩm là Tràng. Biểu hiện của tình người dễ dàng nhận ra ở Tràng là thái độ đối xử của Tràng đối với người đàn bà đói khát. Trước hết, Tràng nhận ra sai lầm của mình là đã nhờ người ta đẩy xe giúp mà chưa trả nợ, vì thế, khi người đàn bà trách móc, bằng giọng chao chát chỏng lỏn, thì anh đã sửa lỗi ngay bằng việc đài người đàn bà ấy bốn bát bánh đúc cùng không giấu giếm gì về hoàn cảnh bản thân bằng cách nói chân thành, bỗ bã. Khi người đàn bà tự nguyện đi theo về thì Tràng khống xua đuổi, không từ chối mà mặc nhiên chấp nhận mà như anh ta giải thích với mẹ sau này, là do duyên số, và đã là duyên số thì cả người trong cuộc lẫn người ngoài cuộc đều không còn phải phân vân nghi ngại gì nữa. Tràng cảm thấy điều gì đó lạ lùng khi đi cùng người đàn bà ấy về nhà và cũng nhận ra vẻ ngượng ngập của cô dâu khĩ bước vào nhà chồng. Khi có vợ, cho dù chỉ là “vợ nhặt”, Tràng cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi thứ đều khác hơn cho dù chỉ là những đổi thay nhỏ nhỏ như chum nước đấy hơn, nhà cửa sạch sẽ hơn.. Điều mà Tràng cảm thấy rõ nhất là không khí gia đình thay đổi, ấm cúng hơn, tình người mặn mà hơn và Tràng đã nghĩ tới điều mà trước đây anh chưa từng nghĩ tới, đó là trách nhiệm và bổn phận của người chồng. Niềm vui mang đến cho Tràng những nụ cười, khiến cho sự thô kệch của khuôn mặt anh trước đây cũng trở nên dễ thương hơn. Nụ cười của Tràng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời anh.
+ Người đàn bà “vợ nhặt” của Tràng cũng có được phẩm chất tốt đẹp trong hoàn cảnh đó. Sự thay đổi từ “chao chát, chỏng lỏn” sang “hiền hậu, đúng mực” cho thấy sự chuyển đổi tâm trạng của người đàn bà này khi gặp được người giúp mình vượt qua cơn đói khát. Người đàn bà đó tự nguyện theo Tràng về làm vợ, không phải vì niềm tin vào phú quý mà tin vào những phẩm chất tốt đẹp của Tràng qua sự thật thà, hiền lành. Người đàn bà đó đem lại cho Tràng những điều mà trước đó Tràng chưa biết tới: đó là sự dịu dàng âu yếm, đó là những cử chỉ thân tình chồng vợ. Đặc biệt ớ người đàn bà này cũng cười. Nụ cười đó đã thắp lên trong tâm hồn Tràng ngọn lửa tình yêu, đưa đến cho Tràng một tình yêu. Nụ cười của người đàn bà này là một chi tiết nghệ thuật rất đắt của tác phẩm. Người đàn bà đó tỏ rõ sự hiểu biết của mình bằng sự chào hỏi lễ phép, bằng sự tôn trọng mẹ Tràng và cả Tràng nừa. Với niềm tin vào tương lai, họ nghĩ tới việc cùng nhau xây đắp tổ ấm gia đình, cùng chung lưng đau cật để vượt qua thời điểm ngặt nghèo.
+ Bà cụ Tứ, mẹ Tràng cung có vẻ đẹp nhân từ của bà mẹ chồng. Bà thương con trai, bà thương con dâu. Bà tủi thân vì trách nhiệm làm mẹ của mình mà không lo được vài ba mâm mời họ hàng làng xóm. Bà không mắng nhiếc người đàn bà đã theo chân con bà về. Bà hiểu hoàn cảnh của con trai, hiểu cả hoàn cảnh của con dâu. Bà không oán trách ai cả và cũng chấp nhận cách giải thích bằng duyên số. Bà động viên hai con, bằng chính niềm tin vào tương lai, bằng chính sự trải nghiệm của cuộc đời bà. Bà vui khi ngọn đèn được thắp lên, bà bàn với con dâu với con trai những dự định tương lai, rất giản dị thiết thực nhưng lại có sức mạnh nối kết tất cả mọi người. Bà cũng có một niềm tin vào sự sống, vào sự tốt đẹp của ngày mai. Niêm vui của bà là chỗ dựa vững chắc của tình cảm vợ chồng giữa Tràng và người “vợ nhặt” đó.
c)    Kết luận: Miêu tả nạn đói, gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân phong kiến, nhưng Kim Lân không nhân mạnh cái chết mà tô đậm khát vọng sống qua vẻ đẹp tình đời tình người trong hoạn nạn. Đó là cái nhìn nhân đạo, cảm thông với niềm tin sâu sắc vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích khát vọng sống ở nhân vật thị và Mị
Câu 3b:
a)    Mở bài: Giới thiệu qua về tác giả Hoàng cầm, về hoàn cảnh ra đời của bài thơ, những nét chính của bài thơ.
b)    Thân bài: Quê hương là một đề tài quen thuộc trong văn học. Hoàng Cầm cũng sử dụng lại đề tài này trong hoàn cảnh đặc biệt khi mà lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương trào dâng tại thời điểm nhà thơ nghe tin giặc càn quét, tàn phá quê hương mình. Sự kết hợp giữa lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương giúp ông tái hiện được vẻ đẹp của quê hương mình.
+ Quê hương chỉ đẹp khi có tình yêu quê hương thực sự chân thành và sâu sắc: quê hương Hoàng cầm chỉ có sông mà không có núi non hùng vĩ, nguy nga; chỉ là một vùng đồng bằng êm ả như các vùng quê khác, những dọc bài thơ của ông, ai cũng có cảm giác gần gũi như ông đang nói không chỉ về “bên kia sông Đuống’ quê hương ông, mà về tất cả mọi miền quê. Điều đó được tạo ra bởi tình yêu quê hương mà ai cũng có, ai cũng nhớ về quê cha đất tổ, nét đẹp trong truyền thống văn hoá Việt. Ông yêu quê hương không phải bằng những tình cảm gắn bó tuổi học trò mà bằng tình cảm của những con người đang cầm súng bảo vệ quê hương, ở độ tuổi mà nhận thức mọi vấn đề đã vào độ chín. Quá trình ra đời của bài thơ cho biết điều đó. Đó là nỗi đau trách nhiệm trước quê hương. Nếu không yêu quê hương, không có nỗi đau xé lòng xé ruột như vậy.
+ Vẻ đẹp của quê hương Hoàng cầm là vẻ đẹp của một vùng quê giàu truyền thống văn hoá dân gian với dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng. Con người ở đây cũng đẹp vẻ đẹp khác thường, đó là họ không chỉ biết tìm cách để sống để tồn tại mà họ còn biết làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Họ không chỉ biết cơm áo gạo tiền mà họ còn biết tạo ra một không gian văn hoá với các sắc màu rực rỡ. Họ không sáng tác ra những tác phẩm quy mô hoành tráng, đồ sộ mà chỉ phản ánh những đồ vật, những muông thú gần gũi với mọi người, nhưng đã để lại dấu ấn không phai mờ với “tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong” - nét tươi trong như tâm hồn của họ vậy. Vẻ đẹp của quê hương Hoàng cầm, do đó, vừa là sự kết tĩnh về văn hoá và sự tỏa sáng của tâm hồn. Đây là đất của những người nghệ sĩ dân gian tài hoa, không chỉ biết sống mà còn biết sáng tạo cái đẹp. Quê hương trong cảm nhận của Hoàng cầm là quê hương của cái đẹp.
+ Biết yêu quê hương thì cũng phải biết căm thù giặc, căm thù những kẻ tàn phá quê hương. Nỗi đau khi nhận được tin quê nhà bị giặc tàn phá là nỗi đau lớn lao mà Hoàng Cầm phải chịu đựng. Nỗi đau đó, ám ỉ tạo ra một trạng thái khác thường trong tâm hồn tác giả, dẫn tới một câu hỏi khá lạ: U mẹ con đàn lợn âm dương/ Chia lìa đôi ngả/ Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã/ Bây giờ tan tác về đâu/ Điều mà Hoàng Cầm quan tâm là quân giặc đã chà đạp lên một vùng văn hoá, tội ác lớn nhất của quân thù là sự huỷ diệt văn hoá, mà mất văn hoá là mất bản sắc dân tộc, là bị đồng hoá, là trở thành nô lệ dưới đủ mọi hình thức.
4- Không gian văn hoá của vùng quê Hoàng cầm củng hội đủ nhiều yếu tố của văn hoá nhiều vùng quê khác. Do đó, người đọc sẽ cảm nhận được, sẽ chia sẻ được nỗi đau ấy với tác giả, sẽ coi nỗi đau ấy là nỗi đau của chính mình. Lòng yêu nước yêu quê hương trở nên sâu sắc hơn bởi vì yêu quê hương chính là yêu nét đẹp văn hoá truyền thống của quê hương. Vẻ đẹp của quê hương cùng gắn với các sắc màu văn hoá ấy.
c)    Kết luận: Bức tranh quê hương mà Hoàng cầm khắc hoạ, in đậm trong lòng độc giả bởi vẻ đẹp văn hoá của nó. vẻ đẹp ấy nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm con người.

Xem thêm >>> Bên kia sông Đuống

Bạn có thắc mắc hay ý kiến đọc góp gì đến Cunghocvui thì đừng ngần ngại mà để lại comment ở phía bên dưới nhé!

shoppe