Đề tự luận 12: Thành công nghệ thuật miêu tả hình tượng cây xà nu
A. ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sỉnh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn học của Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Câu 2 (3,0 điểm): Nhà văn hoá nổi tiếng người Đức Lét-xing có viết: Giá trị của mỗi con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở mỗi gian khổ chân thành người đó nhận lanh trong khi đi tìm chân lí. Anh (chị) hãy trình bày cách hiểu của mình về ý kiến trên bằng một bài vàn dung lượng khoảng 400 từ.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Xây dựng hình tượng cây xà nu là một thành công trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Trung Thành trong truyện ngắn Rừng xà nu. Chứng minh nhận định trên.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Bình giảng bốn câu thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đầu xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
B. GỢI Ý
Câu 1:
Là một thành viên của Tự lực văn đoàn, Thạch Lam xuất hiện với cách kể chuyện riêng, có duyên trữ tình mà lại mang phẩm chất hiện thực sâu sắc. Tên thật của ông là Nguyễn Tường Vinh sau đổi tên thành Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 tại Hà Nội trong gia đình dòng dõi quan lại. Thạch Lam là. em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo, hai cây bút chủ yếu cùa Tự lực văn đoàn. Sau khi tốt nghiệp Tú tài phần một, ông tham gia làm biên tập các báo Phong hóa, Ngày nay cùng với các anh mình.
Tác phẩm của ông gồm: Gió đầu mùa (tập truyện ngắn-1937); Nắng trong vườn (tập truyện ngắn-1938), Ngày mới (truyện dài-1939), Theo giòng (bình luận văn học-1941), Sợi tóc (tập truyện ngắn-1942), Hà Nội băm sáu phố phường (bút kí-1943). Ỏng mất vì bệnh lao tại Yên Phụ - Hà Nội năm 1942.
Thạch Lam mang đến cho văn đàn Việt Nam hình thức kể chuyện hướng nội, đi sâu khám phá thế giới bên trong của cái “tôi” bằng những phản tích sâu sắc với các cảm nhận tinh tế. Sáng tác cua ông giàu chất thơ và là ngòi bút đầu tiên trên văn đàn Việt Nam thời kì này có ý thức khám phá chất thơ trong cuộc sống đời thường. Thạch Lam. Ống có khuynh hướng đi sát với cuộc sống đời thường, và bộc lộ cảm tình với những người lao động nghèo khổ. Truyện ngắn của ông, do đó, gợi lên được sự thương cảm các số phận nghèo hèn trong xã hội của các tầng lớp độc giả, tạo ra tình cảm xót thương những số phận rủi ro, bất hạnh trong cuộc đời. Ồng đặc biệt trân trọng những người phụ nữ nghèo khổ với cuộc đời thầm lặng quanh năm suốt tháng của họ.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ (được in trong tập Nắng đầu mùa - 1938) là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Truyện đã tái hiện bức tranh phố huyện nghèo vào lúc chập tối với những cảnh sắc thiên nhiên giàu tính gợi cảm. Câu chuyện được kể qua hình thức tái hiện lại tâm trạng đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện của hai chị em Liên.
Có thể bạn quan tâm: Bức tanh phố huyện chiều về và tâm trạng của Liên
Câu 2:
Nhận định của nhà văn hoá Đức Lét-xing là một nhận định sâu sắc mà bản chất là bàn về lẽ sống, về cách làm người được nhấn mạnh bằng nghị lực phân đâu vượt lên trên hoàn cảnh của mỗi con người: “Giá trị của mỗi con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà mỗi gian khó chân thành người đỏ nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí”.
Chân lí là những tri thức cơ bản quyết định, hoặc là những tri thức được kết tinh, trở thành công cụ, trở thành quyền lực của các cá nhân sở hữu nó. Song vấn đề không phải một người sở hữu được bao nhiêu tri thức mà vấn đề là ở cách thức người đó tiếp cận chân lí, ở cách thức người đó tìm ra chân lí. Trong cuộc đời ai cũng muốn có được hạnh phúc, vinh quang, ai cũng muốn đạt tới vị trí hcm người sống trong thực tế không phải ai cũng làm được điều đó, dẫn tới cách quan niệm hạnh phúc là cái chán quá hẹp, mà người này ấm thì người kia rét. Điều căn bản để thực hiện được giấc mơ hạnh phúc của mình thì trước tiên cần phải có nghị lực trong cuộc đời. Cuộc đời của mỗi con người không phải ai cũng được trải thảm dó để bước lên đỉnh vinh quang. Trong cuộc đời mỗi con người, khi khó khăn xuất hiện thì đó là một thử thách đối với con người ấy. vấn đề đặt ra là có đủ nghị lực để vượt qua khó khăn ấy không còn hiển nhiên cuộc đời không bao giờ bằng phẳng cả. Do đó, giá trị của con người hiện ra trước hết từ nghị lực vươn lên, vượt qua thử thách của con người đó.
Khó khăn trong cuộc sống hiện ra đa dạng, đa chiều. Không ít người ngại khó, ngại khổ, không dám chấp nhận cuộc thử sức với cuộc đời, cho nên đứng trước những khó khăn ấy, họ dường như lùi bước, dường như đầu hàng, chấp nhận sống an phận thủ thường như là một sự an bài của số phận. Hiển nhiên mỗi con người tự quyết định lấy số phận của chính nó. Hành động của nó trong cuộc sống chính là sự quyết định ấy. Vì thế giá trị của con người trong xã hội có thể rất khác nhau về địa vị, về tiền tài, về hạnh phúc riêng tư.., dĩ nhiên sò người đạt tới sự toàn vẹn mĩ màn trong cuộc đời thì rất hiếm hoi. Bởi để tạo ra giá trị của mình, để được xã hội tôn vinh hay thừa nhận, chắc chắn không thể không nói tới sự hi sinh riêng tư, không thể không nói tới sự dũng cảm hi sinh trước hết cho lí tưởng cuộc đời của mình. Sông là dũng cảm trong hành động, dũng cảm hành động để biểu thị sự sống ấy. Hiển nhiên, dũng cảm ở đây không phải là sự phiêu lưu mạo hiểm mà là sự dũng cảm có hiểu biết. Nêu không có hiểu biết, sự dũng cảm ấy chỉ là một sự liều lĩnh và nếu đạt tới cái gì đó thì đó là do gặp may mà điều may mắn này cũng rất hiếm hoi, bởi cuộc sống bao giờ cũng nghiêm khắc và chặt chẽ với tất cả. Mặt khác giá trị của cá nhân là do xã hội thừa nhận, có nghĩa là không phải cứ là người có hiểu biết nhiều thì mới có giá trị mà xã hội chỉ thừa nhận những con người mà giá trị của nó làm phong phú cho xã hội, con người đó phải là người có ích cho cộng đồng thể hiện qua những chân lí, tri thức tổng quát mà nó có được. Giá trị hiểu biết của nó sè tôn tạo giá trị cho bản thân nó. Và điều này trở thành nguyên tắc chỉ đạo cuộc sống của nó. Vì thế những người chỉ thực hiện nguyên tắc tự mình và vì mình thì cũng tốt nhưng rõ ràng nếu chỉ biết sống vị kỉ thì chắc chắn xã hội cũng nể phục họ nhưng theo cách “kính nhi viễn chi”, kính phục bởi sợ sệt nhiều hơn. Vì thế xã hội cần những con người có hiểu biết nhưng giàu lòng vị tha, biết coi trọng bản thân mình nhưng cũng biết sống vì người khác, biết cống hiến cho xã hội,
Tính chất vị tha là một phẩm chất quan trọng để đánh giá con người trong xã hội. Phẩm chất này được chính con người tạo ra trong quá trình phấn đấu vươn lên, trong nỗ lực chinh phục những đỉnh cao của kiến thức và trong nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp chung. Điều đó cũng tạo nên giá trị con người.
Câu 3a:
a) Mở bài: Nguyên Ngọc — Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn mình với Tây Nguyên trong suốt hai cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ của dân tộc. Ông trở thành nhà văn của Tây Nguyên bất khuất, hùng vĩ. Tác phẩm Rừng xà nu ra đời năm 1965, thời điểm mà đế quốc Mĩ trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam, Tác phẩm đã tái hiện cuộc đấu tranh bất khuất của dân làng Xô Man trong cuộc đối đầu đầy gian lao thử thách ấy để chứng minh một chân lí: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo". Hình tượng cây xà nu là một thành công quan trọng trong nghệ thuật miêu tả của tác giả này, góp phần vào thành công chung của tác giả.
b) Thân bài:
4- Việc miêu tả thiên nhiên, cỏ cây hoa lá vốn rất thường gặp trong các tác phẩm văn học, nhưng chọn cây con nào để miêu tả lại thuộc ý đồ nghệ thuật của tác giả. Đây là sự lựa chọn có chủ ý chứ không phải ngẫu nhiên.
Cây xà nu là một loài cây thuộc họ thòng mọc nhiều ở Tây Nguyên. Chọn cây xà nu cũng nằm trong mạch biểu tượng về cây thông, cây tùng trong truyền thống văn học dân tộc, bởi vì cây thông, cây tùng, hay cây xà nu đều biểu tượng cho sự kiên cường, cho tính cách cao đẹp, trong văn học cô gắn với người quân từ còn trong tác phẩm của Nguyên Ngọc gắn với Tây Nguyên bất khuất. Hình tượng cây xà nu xuyên suốt tác phẩm và trớ thành tên gọi mang tính chất biểu tượng của tác phẩm: Rừng xà nu.
4- Trước hết cây xà nu là loại cây đặc trưng của miền rừng núi Tầy Nguyên. Cây xà nu mọc thành rừng bát ngát, ngời ngời sức sống, nối tiếp nhau chạy mãi tới chân trời tạo ra bức trường thành Tây Nguyên xanh hùng vĩ, bi ẩn, hoang sơ nhưng rất thân thiện với con người sống cùng là đối thủ khó chơi mà kẻ thù luôn luôn sợ hãi.
+ Đối với dân làng Xô Man, cây xà nu là người bạn thân thiết. Cây xà nu hiện diện trong mỗi nhà, trong mỗi công việc của họ. Làm nhà cũng bàng cây xà nu, đốt lửa cũng dùng nhựa xà nu, làm bảng đen để học chữ cũng có đóng góp của cây xà nu, Cây xà nu không chỉ cùng sống cùng chết với người dân Xô Man mà còn cùng chịu mọi tổn thất mà kẻ thù tàn bạo gây ra, còn là chứng nhân không biết nói nhưng rất có tình của người dân Xô Man. Thương tích mà rừng xà nu mang trên mình, trên mỗi thân cây, trên mỗi nhành lá cũng chính là những vết thương trên người của dân làng Xô Man. Cây xà nu khi bị thương ứa ra những dòng nhựa như máu người chảy dọc theo những vết thương mà kẻ thù gây ra. Cây xà nu, do đó. trở thành biểu tượng của Tây Nguyên đau thương mà anh dũng trong thời kì thử lửa ác liệt nhất, thời kì mà cả dân tộc phải chọn con đường cầm vũ khí đứng lên để tiêu diệt kẻ thù mà không còn con đường nào khác.
+ Rừng cây xà nu tồn tại trong lửa đạn một cách kì diệu, bởi sức mạnh thần kì của nó. Cây xà nu, du có chết cũng chết trên đất rừng Tây Nguyên, cũng như con người Xô Man, dù có ngã xuống thì máu của họ cũng làm sống lại mảnh đất Xô Man. Sức sống của cây xà nu cũng như của dân làng Xô man là bất diệt. Sức mạnh căm thù của con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cụ Mốt sang Tnú, từ Tnú sang Mai, Dít rồi truyền tới Heng,,.. cũng như cây xà nu, cây này ngã xuống cây khác lại mọc lên, không ngừng như cuộc sống vẫn vươn dậy đương đầu với mọi thử thách ác liệt để tồn tại và phát triển.
4- Nếu hình ảnh của Tnú, của dân làng được miêu tả bằng bút pháp sử thi thì hình ảnh cây xà nu củng nằm trong nghệ thuật miêu tả ây. Điều đó được thể hiện qua sức sống kì diệu của loài cây này mà theo tác giả thì cứ một cây ngà xuống lại có bốn năm cây con khác mọc lên. Đây là hình thức sinh trưởng thần kì mang tính chất huyền thoại, sinh trưởng theo cấp số nhân, bằng sự đa bội hoá, bằng sự phi thường. Loài cây xà nu còn mang đặc điểm khác thường, đó là uham ánh sáng” cây mọc thẳng vươn lên không trung như một mũii tên để đón ánh nắng mặt trời. Điều đó cho thấy sức sống mãnh liệt của Tây Nguyên. Đồng thời cùng cho thấy sự đoàn kết, tràm ngàn người như một của mảnh đất này trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Cây xà nu vừa được đặc tả theo từng cây cụ thể, vừa được miêu tả chung như một khu rừng, vừa được nhìn từ xa, vừa được miêu tả cận cảnh. Cách miêu tả được tái hiện qua sự cảm nhận đồng thời của nhiều giác quan: thị giác, khứu giác, vừa rất cụ thể vừa mang tính khái quát. Đặc biệt cây xà nu luôn luôn được đặt trong quan hệ tương đương với con người, được nhìn nhận qua các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng mà qua đó cây xà nu hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ, khác thường. Cách miêu tả đó gợi nhiều suy tưởng về con người Tây Nguyên nói chung và về dân làng Xô Man nói riêng. Giọng điệu trữ tình với những từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm tạo ra sức mạnh quyến rũ người đọc.
c) Kết luận: Nguyên Ngọc đã rất thành công trong việc miêu tả cây xà nu, tạo ra vẻ đẹp bất khuất vừa của thiên nhiên vừa của con người Tây Nguyên. Chất thơ và chất sử thi hoà quyện vào nhau tạo ra phong cách văn xuôi trữ tình giàu chất triết lí của nhà văn này.
Có thể bạn quan tâm: Hình tượng nhân vật Tnú
Câu 3b:
Một vài gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu qua về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. Giới thiệu vị trí và sơ lược về nội dung bốn câu thơ cần bình giảng.
b) Thân bài: câu thơ đầu: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ". cần chú ý ơ đây cụm từ "rải rác" vừa gợi ra số lượng vừa cho thấy được khống gian. Các từ “biên cương” “mồ viễn xứ" là những từ Hán Việt khiến cho cụm từ “rải rác" mang được dáng vẻ trân trọng. Trong tâm thức người Việt, việc để người thân phải nằm lại ở đất khách quê người là điều bất đắc dĩ.
huống hồ nơi người chiến sĩ Tây Tiến nằm lại lại ở miền biên cương, một nỗi buồn được gợi ra cho cụm từ “rải rác” nhưng không tạo ra sự bi luỵ vì những nấm mồ xa xứ đó nằm lại ở biên cương để ghi lại một chặng đường gian khổ của dân tộc và đê giữ vững biên cương, ý này sẽ được mở ra ở câu tiếp theo.
Câu: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” cho thấy quyết tâm cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh của những người chiến sĩ Tây Tiến. Một mặt vừa xua di nỗi buồn của hình ảnh những nấm mồ xa xứ xa quẻ nằm rải rác trên miền biên cương, mặt khác vừa cho thây chí khí và nghị lực của những người chiến sĩ. Họ luôn sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho đất nước, cống hiến cả “đầu xanh” và tuổi trẻ của họ. Tính chất bi tráng được hé mở. Cả hai câu thơ này đều có sự đảo trật tự từ tạo ra nhịp điệu và âm hưởng của câu thơ.
Câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Câu thơ trực tiếp nói về cái chết của người chiến sĩ- Tác giả không nói tới lí do của cái chết mà thay vào đó tác giả nói tới cách thức mà đồng đội đưa tiễn người bạn chiến đấu của mình. “Áo bào” trở thành cách nói trang trọng, mang tính ước lệ mà qua đó hình ảnh người chiến sĩ đã hi sinh mang dáng dấp của một tráng sĩ, của một anh hùng. Tác giả cũng không dùng từ “chết” mà thay vào đó tác giả sử dụng lối nói giảm “anh vỀ đất”. Anh chiến sĩ trở về với đất mẹ, mảnh đất đã sinh ra anh và nuôi dưỡng anh. Cái chết, do đó, không còn mang tính bi lụy nữa mà mang được tráng khí anh hùng. Hiển nhiên “ảo bào” ở đây không phải là thứ áo bào mà các tướng sĩ thời phong kiến được trang bị, mà chỉ là cách nói ước lệ để chỉ những bộ quân phục mà người lính được cấp phát. Cách nói ước lệ này có tính hợp 11 của nó, thể hiện cách nhìn, lãng mạn qua cách tạo ra cho cái bình thường những phẩm chất phi thường.
Câu thơ: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” tiếp tục nâng cao tầm vóc của cái chết của người chiến sĩ Tây Tiến, cái chết làm cảm động cả đất trời cả núi non sông nước, bởi vì cái chết đó không uổng phí. Sự hi sinh của “đầu xanh tuổi trẻ” không phí hoài mà để bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng. Một lần nữa các từ Hán - Việt được sử dụng đan cài vào câu thơ, đó là cụm từ “khúc độc hành”. Bản hành khúc đưa tiễn chỉ là một, là duy nhất và cũng chỉ được tấu lên một lần duy nhất, nhưng cách thức cử hành bản hành khúc đó cũng rất khác lạ, đó là “gầm lèn”. Việc cử bản
hành khúc đưa tiễn này đo sông Mã đảm nhiệm, do đó, việc “độc hành" cũng dễ hiểu. Song, ở dây, cần thấy được tính chất long trọng của buổi tang lễ ấy. Đó là đưa tiễn người đồng đội hí sinh không chỉ có các đảng ngũ của anh mà còn có cả đất trời sông núi. Anh chết trong sự cảm mến trân trọng của đồng đội và trong âm vang của núi rừng, sông suối. Cái chết, do đó, mang âm hưởng bi tráng, toát lên niềm lạc quan qua việc chấp nhận sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
c) Kết luận: Bốn câu thơ dã tái hiện cái chết của người chiến sĩ Tây Tiến mà qua đó sự hi sinh của người lính Tây Tiến là vô giá. vẻ đẹp của sự hi sinh được miêu tả một cách ấn tượng, mang tính gợi cảm và biểu cảm cao.
Xem thêm >>> Nghệ thuật trong bài thơ "Tây Tiến"
Bài viết trên là những hướng dẫn cảm nhận về nghệ thuật miêu tả hình tượng cây xà nu mà Cunghocvui gửi đến bạn. Chúc bạn học tập tốt <3