Đề tự luận 11: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Tnú trong "Rừng xà nu"
A. ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày sự nghiệp sáng tác văn học của Tô Hoài và nêu nhận xét ngắn gọn về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
Câu 2 (3,0 điểm): Vấn đề HIV/AIDS đang là vấn nạn lớn đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Dựa vào bản “Thông điệp của Tổng thư kí Liên hiệp quốc nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003”, anh (chị) hãy chỉ ra tính chất nghiêm trọng của đại dịch này.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Tự chọn một trong hai bài thơ Lai Tân và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chép lại bài thơ đó chọn cả phần dịch thơ lẫn phần chữ Hán và phân tích bài thơ đó.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyên Ngọc.
B. GỢI Ý
Câu 1:
1. Tô Hoài là nhà văn lớn, viết nhiều và viết khoẻ, của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, tại làng Nghĩa Đô phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội), quê ngoại của ông. Gia đình ông kiếm sống bằng nghề thủ công, do đó, ông chỉ được học hết bậc Tiểu học và cùng phải sớm làm lụng đủ nghề để mưu sinh. Ông tham gia tổ chức Văn hoá cứu quốc từ 1943. Năm 1957, ông là Tổng thư kí và thời kì sau đó là Phó tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam trong nhiều năm. Từ 1986 đến 1996, ông là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.
2. Bước vào làng ván từ rất sớm với một số bài thơ lãng mạn và một cuốn truyện vừa theo phong cách vồ hiệp, cho đến nay, sau sáu mươi năm lao động cần mẫn, ông đã sáng tác dược hơn 160 tác phẩm với các thể loại khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài kì, kí, hồi kí, tự truyện, tiểu luận phê bình. Nổi tiếng từ trước cách mạng với truyện đồng thoại đà được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, Dế mèn phiêu lưu kí (1941), tác phẩm của ông thể hiện sự hiểu biết sâu sắc các phong tục tập quán của nhiều địa phương. Sự kết hợp giữa vốn sống phong phú và vốn từ vựng nhiều vẻ, tài hoa, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động bằng cảm quan hiện thực và lối miêu tả giàu chất tạo hình, đã tạo nên bản sắc riêng cho các tác phẩm của õng, giúp ông thực hiện “quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Các tác phẩm chính của ông được độc giả quan tâm nhiều là: Dế mèn phiêu lưu kí (truyện đồng thoại, 1941), o chuột (tập truyện, 1942); Nhà nghèo (tập truyện, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Miền Tây (tiểu thuyết, 1967), Cát bụi chân ai (Hồi kí, 1992), Chiều chiều (hồi kí — tự truyện, 1999), Ba người khác (tiểu thuyết (2006). Ồng được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
3. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc nhất của tập Truyện Tây Bắc, tập truyện được sáng tác sau thời kì ông tham gia cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc 1952. Trong chuyến đi này, Tô Hoài đã có dịp được sống gần gũi với những người dân miền núi tại các căn cứ du kích và các làng bản được giải phóng. Những tình cảm thắm thiết, kỉ niệm sâu sắc của con người nơi đây đã được ông tái hiện trong tập truyện này. Tập truyện được tặng Giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
4. Vợ chồng A Phủ tái hiện lại đoạn đời cực khổ, xót xa đầy nước mắt của MỊ, cô gái dân tộc Mèo, con dâu gạt nợ của nhà Thông lí Pá Tra. Nhưng cô gái ấy, mang trong mình sức mạnh bất khuất tiềm ẩn đà thức tỉnh, tự tay cởi trói cho A Phủ, nạn nhân của nhà Pá Tra, và cũng là tự cởi trói cho mình khỏi mọi xiềng xích mà bọn chúa đất đặt ra, rồi cùng A Phủ chạy về khu giải phóng để làm lại cuộc đời. Không khí của vùng giải phóng với cuộc sống đổi đời và niềm tin yêu những con người miền núi hiền lành, chất phác là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm, quy định cách thức tái hiện hiện thực trong tác phẩm này.
Câu 2:
1. Liên hiệp quốc (tên tiếng Pháp: Organisation des Nations unies - viết tắt là ONU) là một tổ chức quốc tè được thành lập năm 1945 do các quốc gia đã cam kết thực hiện các nghĩa vụ được đưa ra trong bản Hiến chương Liên hiệp quốc, được kí ngày 26/6/1945 tại Xan Fran-xi-xco, với mục tiêu là bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế, thiết lập cơ chế hợp tác kinh tế, văn hoá và xã hội giữa các quốc gia. Cơ quan quyền lực cao nhất của ONU là Hội đồng Bảo an. Liên hiệp quốc với nhiều uỷ ban hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau đang ngày càng có tiếng nói quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ hoà bình trên thế giới, hoà giải mâu thuẫn hay xung đột giữa các quốc gia thành viên, bảo vệ Trái Đất - ngôi nhà chung của thế giới và hình thành sự đoàn kết, liên kết để chống lại các hiểm họa thiên nhiên, các dịch bệnh.. Việt Nam cũng là một thành viên của tổ chức này.
2. Cô-phi An-nan, quốc tịch Ga-na, là Tổng thư kí Liên hiệp quốc từ 1997 đến 2007. Ong là người da đen đầu tiên được bầu vào chức vụ cao nhất này của Liên hiệp quốc. Việc ông được bầu vào chức vụ đó, một mật cho thây uy tín của cá nhân ông trong các hoạt động quốc tế vì hoà bình dân chủ và tiến bộ xã hội, mặt khác cho thấy sự thắng thế của tinh thần bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các màu da và sự đóng góp của các dân tộc da màu vào sự nghiệp chung của loài người. Mọi hoạt động của ông đều hướng vào việc xây dựng “một thế giới được tổ chức tốt hơn và hòa bình hơn và với những đóng góp bền bỉ nhiều mặt, với một nỗ lực không ngừng vì tiến bộ chung của xã hội, ông đã được tặng giải thưởng Nô-ben vì hòa bình năm 2001.
3. Liên hiệp quốc phải quan tâm tới rất nhiều vấn đề khác nhau đã và luôn đang được đặt ra trong đời sống nhân loại. Một trong những vấn đề quan trọng đang đe dọa tới sự phát triển bền vững của nhân loại là vấn đề HIV/AIDS, căn bệnh và là đại dịch của thế kỉ. Bản Thông điệp của Tổng thư kí Liên hiệp quốc nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003 là thông báo tổng hợp tình hình của đại dịch này và kêu gọi các quốc gia, các tổ chức quốc tế hãy hợp sức và nỗ lực hơn nữa để chống lại và đẩy lùi căn bệnh của thế kỉ này.
Tính chất nhật dụng của bản Thông diệp này là nó đề cập đến một căn bệnh của thế kỉ, căn bệnh đang đe doạ toàn nhân loại. Vấn đề được nêu ra trong bản Thông điệp này đòi hỏi mọi người phải xác định thái độ đúng đắn và phải có trách nhiệm thực sự và nhân đạo khi nhìn nhận vấn đề này, để không kì thì những người không may đã mắc nhiễm HIV/AIDS.
Vấn đề HIV/AIDS là trở thành đại dịch, lại trở thành mối quan tâm của tất cả mọi người vì đây là một căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới sự tồn vong của loài người. Căn bệnh này phát triển và lây lan nhanh, cho tới nay vẫn chưa tìm được loại thuốc đặc trị có hiệu quả. Căn bệnh này không loại trừ một ai và có thể lây truyền từ mẹ sang con theo đường máu và đường sinh hoạt tình dục.
Bản Thông điệp này ngoài giá trị thông báo và kêu gọi, còn là một văn bản nghị luận về đạo đức xã hội. Tính chất nghị luận thể hiện qua vấn đề được đề cập ở đây là vấn đề mang tính toàn cầu. vấn đề được bàn bạc trao đổi ở đây là vấn đề mang tính đạo đức xã hội liên quan đến thái độ cách thức ứng xử, cách thức hợp tác giữa các cộng đồng, giữa các quốc gia. Cách thức lập luận thể hiện qua hệ thống luận điểm, luận đề chặt chẽ hợp lí, có sức thuyết phục cao. Văn bản này được đưa ra vào ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 1/1212003.
Tính chất chặt chẽ lô-gíc của bán thông điệp thể hiện qua phần điểm tình hình HIV/A1DS trên thế giới. Tác giả tạo ra cái nhìn tổng thể bao quát nhiều mặt, đề cập không chỉ đến các quốc gia mà còn tới các tổ chức quốc tế, các tổ chức từ thiện phi chính phủ, các nhóm cộng đồng... dê cho thấy đại dịch HIV/AIDS thực sự thu hút được sự chú ý chung của nhiều người. Tác giả đưa ra những con số" có sức thuyết phục cao, tạo ra cách nói rất thuyết phục bằng các con số, đưa ra sự so sánh giữa những gì đã làm đang làm và cần phải làm.
Mục đích của Thông điệp này là xác định nhiệm vụ cấp bách của nhân loại trước hiểm hoạ của đại dịch HIV/AIDS. Thông điệp đặt ra vấn đề chọn lựa theo nguyên tắc “sống hay không sống, tồn tại hay không tồn tại" để hướng mọi người vào mục tiêu cao cả, xác lập thái độ đúng đắn đối với những người không may mắc phải căn bệnh thế kỉ này.
Bán Thông điệp này có ý nghĩa thời sự, khống chỉ cho nàm 2003, mà cho công cuộc đấu tranh phòng và chống HIV/AIDS nói chung. Bản Thông điệp khơi dậy tinh thần thương yêu nhân loại bằng cách mỗi người phải tự thể hiện thái độ sống tích cực, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng trước đại dịch này. Bần Thông điệp góp phần nâng cao tinh thần và thái độ sống cho mọi người trong cộng đồng.
Câu 3a (1):
Phiên âm
Lai Tán
Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ.
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đãng biện còng sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.
Dịch thơ:
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh;
Chong đèn huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình
Phân tích: Giới thiệu vài nét về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ này là bài thứ 97 trong tập Nhật kí trong tù.
+ Bài thơ cho thấy một hiện thực đen tối, thối nát của xã hội Trung Hoa thời Tưởng Giới Thạch. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ này là đã tạo được một tiếng cười châm biếm, có sức công phá và phê phán mãnh liệt. Tiếng cười bật ra từ sự mâu thuẫn giữa cái phải có và hiện tại đang có. Đối tượng phê phán của tiếng cười ở đây là các loại quan chức của Lai Tân, gồm chấp pháp (ban trưởng và cảnh trưởng) và hành pháp {huyện trưởng) thông qua đó phê phán sự thối nát của bộ máy quan lại dưới thời Tưởng Giới Thạch à Lai Tân. Cái phải có là thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao còn cái hiện tại đang có thì hoàn toàn ngược lại với chức trách và nhiệm vụ phải thực hiện áy.
Các nhân vật ờ đây đều là cấp “trưởng”, đều là những người đứng đầu một bộ phận hay một vùng địa lí cả. Tính chất trưởng này được mở rộng phạm vi theo chiều hướng từ điểm mó ra diện, từ một ban (phòng) giam cho tới cả một huyện đường. Tính chất “trướng” cùng đi từ diêm đến điện, từ cấp “trưởng” nhỏ mở dần tới cấp “trưởng” to, theo hình thức đi từ cành ngọn tới gốc rễ. Miêu tả theo cách thức này cũng chính là hình thức phóng to dần dần bức tranh xã hội, một kĩ thuật rất độc đáo trong việc tạo dựng tiếng cười. Đây cũng là kĩ thuật lồng tranh: các bức tranh ở cấp độ nhỏ nhất (ban trưởng nhà tao) được bức tranh có cấp độ to hơn (cảnh trưởng) trùm lên và cuối cùng là bức tranh to nhất (huyện trưởng) trùm lên tất cả. Tác giả giới thiệu dần dần theo đúng các cấp độ trên dê ta thấy rõ hơn thảm trạng của một xã hội; cứ mỗi lần một bức tranh được mở ra ta lại thấy thềm một bất ngờ mới và bất ngờ lớn nhất là xã hội. Lai Tân là một xã hội của các tệ nạn: cờ bạc, tống tiền, hút thuốc phiện... O đó, các quan chức đều là những phạm nhân công khai, nhưng không bị ai xử lí, vì những kẻ đứng đầu xã hội ấy từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới đều là phạm nhân nhưng lại điều hành xã hội ấy và hiển nhiên kẻ đứng đầu xã hội là kẻ phạm pháp thì hắn sẽ điều hành theo cách triệt để biến xã hội ấy thành xã hội phạm tội với đầy đủ các loại tội phạm. Tiếng cười châm biếm hiện ra phủ nhận toàn bộ cái xã hội ây. Vì thê, ngày qua ngày tội ác lại diễn ra triền miên ở đây, bởi vì ban thưởng thì “thiền thiên đố”, còn cảnh trưởng cũng nhờ cái thiên thiên đổ ấy để “giải phạm”, tất nhiên là để kiếm tiền, là để thể hiện cái “tham thôn” và đê có cách mà “tham thôn”. Chắc chắn là công việc của ban trướng và cánh trưởng rất phát đạt cho nên huyện trưởng mới có đủ điều kiện để mà “thiểu đãng” như là biểu hiện nổi bật nhất của việc: “hiện công sự”. Cơ chế vận hành của xã hội tội phạm ây là dưới nuôi trên và trên nuôi dưới. Cap cao nhất dùng thứ cho cấp dưới làm càn còn cấp dưới cũng trả ơn bằng cách tạo cho cấp trên phạm tội nhiều hơn nữa. Điều sâu sắc là ở chỗ đó, chứ không phải là một sự kể lể liệt kê tầm thường.
Câu thứ tư của bài thơ có sức mạnh phủ nhận hoàn toàn xã hội Lai Tân. Đê hiểu câu này, cần minh định những nét nghĩa và sự họp nghĩa của nó. Lai Tân hiểu ngắn gọn là đi tới cái mới, đến cái mới. Đối lập với chữ "tân”là chữ “cựu”. Ở đây có cách chơi chữ rất tài hoa của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà trước hết là sự đối lập giữa “tân” và “cựu”. Người sử dụng ở đây một hình thức so sánh vừa thể hiện sự hóm hỉnh sâu sắc vừa thâm thúy bất ngờ, đó là “y cựu”. Nếu “cựu”- “y”- “tân” (hiểu là cù như mới) là để chỉ một phẩm chất, thì “tân”-“y” -“cựu” (hiểu là mới như cũ) lại là một sự ngược nghĩa hoàn toàn, nghĩa là chẳng có gì thay đổi, chẳng có gì khác trước. Trong nguyên tắc vận hành của thế giới vật chất, nêu những gì đến sau, sình sau mà không có gì khác với thời đại trước thì đó là một sự xuống cấp, một sự thụt lùi thảm hại. Sự phủ nhận ở đây mang sức mạnh của hai lần phủ định. Xã hội Lai Tân trước đó đã đáng phê phán, đáng loại bỏ thì xã hội Lai Tân hiện tại càng kinh tởm hơn. Sự phú dính ở đây không dừng ở mức độ bề ngoài mà là phủ định bản chất, phú định chiều sâu. Sức nặng và sức công phá của tiếng cười Hồ Chí Minh là ở chỗ đó và cũng qua đó người đọc hiểu rõ hơn bản chất của cái gọi là “thái bỉnh” ở xứ sở này.
Câu 3a (2):
Câu này có hai phần cần thiết như nhau:
a) Phiên âm:
Nguyên tiêu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch thơ:
Rằm tháng giêng
Rằm xuân Lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đẩy thuyền.
b) Phần phân tích bài thơ:
-I- Bài thơ này, nguyên văn bằng chữ Hán, được Bác viết năm 1948 ở Việt Bắc, theo thể thơ tứ tuyệt. Nhà thơ Xuân Thuỷ, đồng thời cũng là một nhà hoạt động cách mạng đã dịch bài thơ này theo thể thơ lục bát,
Bài thơ được viết vào buổi đầu của công cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp, với muôn vàn khó khăn thiếu thốn. Nhưng bài thơ vẫn tràn đầy phẩm chất lạc quan, toát lên phong thái ung dung bình tĩnh của vị lãnh tụ tối cao của dân tộc trước những thử thách lớn của lịch sử.
+ Hai câu đầu miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên tráng lệ của núi rừng Việt Bắc, thể hiện qua cảnh sông nước đêm trăng. Cảnh đẹp này có thời gian cụ thể đó là rằm tháng giêng”, một ngày lễ đồng thời cũng là ngày
trăng tròn “nguyệt chính viên”, trăng tròn một cách viên mãn, đầy dãn mà nhà thơ Xuân Thủy đã chuyển dịch rất thành công: “Rằm xuân lổng lộng trăng soi”. Cụm từ “lồng lộng” đã lột tả được khá sâu tính chất “nguyệt chính viên”. Hai câu đầu còn cho thấy một cảm quan vũ trụ tương đồng với cách nhìn vũ trụ của các nhà thơ tiền bối qua cái nhìn nối đất với trời, nôi con người với vạn vật: “Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên”. Cảnh vật của tạo hoá, của trời đất, của sông nước nối liền với nhau tạo ra cái mênh mang bất ở tận, góp phần mở rộng kích thước không gian của bài thơ. Thi liệu cổ điển đây mở ra cái nhìn lạc quan, phấn khởi trước đất trời “lồng lộng”, trước sự giao hoà giữa con người và thiên nhiên, vẻ đẹp thiên nhiên ở đây còn được thể hiện qua màu sắc, ánh trăng hoà trộn với màu nước sông tạo thành một màu vàng bát ngát, tạo thành một thứ ánh sáng bừng lên, bao trùm lên tất cả, xua đi bóng đêm, thậm chí khiến ban đêm cũng trở thành “kìm dạ”.
+ Hai câu cuối miêu tả hoạt động của con người, khiến cho cảnh vật không thuần tuý là một thiên nhiên tình lặng mà là một thiên nhiên hoạt động, đang bừng dậy với những hoạt động của con người. “Yên ba thâm xứ “trong bài thơ là để chỉ nơi yên tĩnh, kín đáo mà bản dịch của Xuân Thuỷ là “giữa dòng” thì không thật sát. Tại đó một công việc trọng đại gắn với đất nước đang được trao đổi, bàn bạc, đó là “đàm quân sự”. Công việc trọng đại ấy diễn ra trong cảnh sắc đêm trăng với ánh trăng lồng lộng, với ánh sáng bừng lên, cũng cho thấy tính chất lạc quan thê’ hiện vào niềm tin tất thắng của công việc đang bàn. Việc chuyển thiên nhiên từ tĩnh lặng sang thiên nhiên hoạt động tạo ra chất hiện đại cho bài thơ. Bài thơ cho thấy đây không phải là một cuộc du xuân, thưởng ngoạn vẻ đẹp của trăng rằm như các thi nhân thời xưa mà họ đang tham gia bàn bạc, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, của dân tộc. Câu cuối của bài thơ khẳng định sự đồng tâm nhất trí về công việc được bàn bạc trao đổi, được nhấn mạnh qua từ “mãn”. Câu kết cũng tạo ra một hình ảnh đẹp mang tính Ước lệ cao: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” (“dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”). Con thuyền trở về chở đầy trăng, chở đầy ánh trăng là một hình ảnh đẹp cho thây cảm xúc dạt dào của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. Sự đồng tâm nhất trí không chỉ được thể hiện trong quan hệ giữa những người cùng tham gia bàn bạc mà còn thể hiện qua sự giao hoà giữa đất và trời, giữa sông nước với trăng rằm, giữa thiên nhiên và con người. Tính chất cổ điển được gia tăng nhờ tính hiện đại đà mang lại cho bài thơ một vẻ đẹp bất ngờ, thể hiện niềm lạc quan tin tưởng bởi sự đồng tâm nhất trí giữa Thiên - Địa và Nhân, mà thắng lợi của cách mạng Việt Nam là một quy luật tất yêu cua vũ trụ và của lịch sử. Tính chất lạc quan này tạo nên chất thép của bài thơ, khẳng định phẩm chất chiến sĩ của thi nhân Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm: Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực
Câu 3.b
a) Mở bài: Giới thiệu qua về tác giả Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành, về truyện ngắn Rừng xà nu và về Tnú, nhân vật chính của truyện.
b) Thân bài: Nhân vật Tnú, nhân vật trung tâm của truyện ngắn Rừng xà nu, tiêu biểu cho vẻ đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ và bất khuất kiên cường. Đây cũng là nhân vật thuộc dân tộc ít người qua ngòi bút Nguyên Ngọc, có được một vẻ đẹp riêng góp vào bức tranh đa sắc màu của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
4- Vẻ đẹp của Tnú trước hết là vẻ đẹp của con người miền núi chân thành thật thà. Điều đặc biệt là Tnú là người thanh niên miền núi được giác ngộ lí tưởng ngay từ đầu. Nhân vật không phải tự mình vượt qua mọi sự hành hạ về thể xác và tinh thần như A Phủ, cũng như không phải mò mẫm đi tìm đường như Núp trong Đất nước đứng lên. Ngay từ nhỏ, Tnú đã tham gia các hoạt động của cách mạng, đã cố gắng học chữ đế làm cán bộ, để bảo vệ cách mạng.
+ Vẻ đẹp của Tnú hiện ra bất khuất kiên cường dũng cảm trong cuộc đối đầu trực diện với kẻ thù, cắn răng chịu đựng không khai, không đầu hàng. Hình ảnh Tnú bị kẻ thù dùng nhựa cây xà nu đốt cháy mười ngón tay là một hình ảnh gây nhiều xúc động và khâm phục về sự dũng cảm phi thường của con người ấy. Ngọn lửa cháy trên mười đầu ngón tay của anh soi sáng một chân lí: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo, khơi dậy sức mạnh quật cường của làng Xô Man bất khuất, thà chịu chết chứ không rời bỏ cách mạng.
4- Vẻ đẹp ấy mang tính sử thi qua cách tạo dựng tình huống và cách thức hành động của nhân vật. Cuộc đấu tranh mà nhân vật theo đuổi là cuộc đấu tranh vì quyền lợi cộng đồng, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Nhân vật Tnú không tính toán so đo nhiều khi hành động, đối với kẻ thù thì phải chống lại chúng, phải tiêu diệt chúng, quyết tâm không để chúng làm hai bản làng, chà đạp giày xéo quê hương.
4- Vẻ đẹp ấy còn tạo ra khả năng kích thích, lôi cuốn những người khác, tạo ra cuộc đấu tranh liên tiếp của nhiều thê hệ, với truyền thống bất khuất. Vẻ đẹp ấy mang tính chất tự hào kiêu hãnh như rừng cây xà nu, một cây ngã xuống lại có bốn năm cây con mọc lên, tất cả đều vươn thẳng lên, đón ánh nắng mặt trời, đón cuộc sống tự do.
4- Vẻ đẹp ấy thể hiện qua tình chồng vợ thuỷ chung, biết nuôi dưỡng mối thù mà bọn giặc gáy ra cho bản thân, cho gia đình, cho làng xóm. Vó đẹp ấy cũng còn thể hiện qua tình nghĩa đồng bào gắn bó, keo sơn. Tnú chiến đấu, chấp nhận mọi đau đớn để dân làng thấy được lè phái, đế bản làng được tự do.
4- Vẻ đẹp của con người gắn kết với vẻ đẹp của tự nhiên, của rừng núi, của rừng xà nu, vẻ đẹp biểu tượng của rừng xà nu tôn tạo cho vẻ đẹp của con người nơi đây, tạo thành một vẻ đẹp kì vĩ. Rừng xà nu làm nền, làm nổi bật bức tượng đài bằng da bằng thịt của Tnú với mười ngón tay bốc lửa.
c) Kết luận: đây là một hình ảnh đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ và bất khuất, là sự trưởng thành của nhân thức chân lí về độc lập tự do.
Xem thêm >>> Tiếp nối và chuyển giao của các thế hệ làng XôMan
Đọc hiểu và đoạn văn nghị luận Tết trồng cây
Chúc các bạn học tập tốt <3