Đăng ký

Đề tự luận 28: Chí Phèo - Không gian nghệ thuật điển hình

I. ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 ):
Trình bày vắn tắt sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Bính.
Câu 2 (3 điểm): Một vấn đề đặt ra trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là bạo lực gia đình. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về vấn đề ấy trong một bài viết khoảng 400 từ.

2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Phân tích các nhân vật nữ trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm); Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã xây dựng được một không gian nghệ thuật rất điển hình. Hãy phân tích và chỉ ra những nét đặc sắc của không gian ấy.

II. GỢI Ý
Câu 1:
Là một nhà thơ mới, nhưng cái mới nhất mà Nguyễn Bính đưa vào cho thi đàn Việt nam là vẻ đẹp “chân quê”, đượm tình què và giàu duyên quê qua đó toát lên vẻ đẹp của hồn quê đất Việt. Tên khai sinh của ống là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại làng Thiện Vịnh xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hoà) huyện Vụ Bản tỉnh Nam Đinh. Mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lấy mẹ kế, Nguyễn Bính phải sống cùng người cậu ruột, tiếp đó đi theo Trúc Đường, nhà thơ và là anh trai mình, lên Hà Nội kiếm sống, Thời trẻ, Nguyễn Bính đã phải lưu lạc nhiều nơi, vừa dạy học vừa làm thơ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông vào tham gia hoạt động kháng chiến tại Nam Bộ trong lĩnh vực tuyên truyền và văn nghệ. Năm 1954, ông được tập kết ra Bắc tiếp tục công việc trong lĩnh vực văn nghệ ở Hà Nội rồi sau đó về Nam Định, ông mất ngày 20/1/1966 tại quê nhà.
Năm mười ba tuổi, Nguyễn Bính đã làm thơ và đến mười chín tuổi, tức năm 1937, ống đoạt giải thưởng văn chương của Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi, Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm các tập thơ: Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Gửi người vợ miền Nam (1955), Đêm sao sáng (1962)..., các truyện thơ: Cây đàn tì bà (1957), Tiếng trống đêm xuân (1958)... và vở chèo Cô Son (1961)...
Là một nhà thơ nhạy cảm với thời cuộc, với những biến đổi của cuộc đời, Nguyễn Bính cảm thấy bất an trước sự lung lay của các giá trị truyền thống cổ xưa, ông đã chủ động tìm về với suối nguồn dân gian, tạo ra cho mạch cảm xúc của mình tính chất hồn quê, tạo ra kiểu thơ chân quê, đậm chất ngọt ngào dân dã. Vì thế thơ ông, qua những câu thơ lục bát sở trường tài hoa của ông, có sức phổ cập rất lớn, có sức truyền cảm mạnh mẽ, dễ thấm sâu vào lòng người như những bài ca dao dân ca. Bài Tương tư được in trong tập Lỡ bước sang ngang (1940) là một bài thơ như thế.

Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận vẻ đẹp nỗi nhớ "Tương tư" và "Việt Bắc"
Câu 2:
Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ra đời năm 1987, gắn với thời kì đất nước đang chuyển mình đổi mới, đã đem lại một ấn tượng sâu sắc cho độc giả bởi cách viết, bởi những vấn đề bức xúc của xã hội mà tác giả dồn nén trong đó. Một vấn đề được khơi dậy trong tác phẩm này đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều người là vấn đề bạo lực gia đình thể hiện qua cảnh người đàn ông làng chài đánh vợ mình một cách thẳng tay, tàn nhẫn mặc dù chỉ trước đó không lâu người đàn bà này đã cùng chung lưng đấu cật với lào để giành từ biển cả từng miếng cơm manh áo. Tác giả cho ta thấy: “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lăo rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nổi hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chứng mày chết hết đi cho ông nhờ. Việc đánh vợ này không chỉ một lần mà nhiều lần: “Bất kế lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu... Giả mà lão Cling uống rượu., thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh..”. Như vậy, đánh vợ của lão đàn ông này dường như trở thành một thói quen và dây là thói quen độc ác, được hành hạ người khác dường như tạo ra cho lão một niềm vui, giúp cho lão có được khoảnh khắc khuây khỏa, vì thế lão không bỏ được thói quen này. Đây là thói bạo hành trong gia đình mà trong thực tế vẫn đang diễn ra chứ không phải là hư câu nghệ thuật.
Vậy nguyên nhân của thói bạo hành này xuất phát từ đâu? Ta không phủ nhận là có thể trong lão vẫn còn chút ghen tuông bởi trước khi lấy lão, người đàn bà vợ lão “đã có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới”, nhưng sản phẩm đó không phải là thằng Phác trong truyện vì “trong đám con cái đông đức đang sống ở dưới thuyền,mụ không yêu đứa nào bằng thằng Phác, cái thắng con từ tình khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ và không khéo sẽ còn hành hạ mụ cho đến khi chết”, có nghĩa là lão không phải nuôi con người khác, nghĩa là vợ lão không có con riêng, thế nhưng câu nguyền rủa của lào: “Mày chết đi cho ông nhờ, Chủng mày chết hết đi cho ông nhờ” mỗi khi lão dùng hết sức để đánh vợ lại cho thấy cái nghèo cái đói là nguyên nhân sâu xa của việc lão đàn ông này hành hạ vợ. Vì phải lấy người đàn bà này, vì phải nuôi đàn con này mà lão phải khổ cực đủ điều. Như vậy đối với lão, vợ con không còn là niềm vui sống hay niềm tự hào nữa mà là bất hạnh của lão Lão tự nhận thức ra một điều quái gở ngược với luân lí truyền thống: vợ con lão gây ra nỗi bất hạnh, nỗi khổ cực kéo dài của lão. Đói nghèo đi liền với thất học, đi liền với sự kém hiểu biết mà như dân gian nói thì “đầu óc ngu si tứ chi phát triển” dẫn tới sự thức dậy của bân năng sinh tồn mà không thể phân biệt được phải trái, điều nên điều không, lại càng không thể biết cách sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình, luôn bị đặt trong hoàn cảnh “vắt mũi chẳng đủ nút miệng”. Lào đi tới chỗ quẫn trí, nghĩ không đủ điều dẫn tới chỗ tạo ra sự bạo hành thường xuyên trong gia đình, đặc biệt là đối với vợ.
Bạo hành do thiếu hiểu biết do đói nghèo luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ phá vỡ sự bình yên của xã hội, làm đảo lộn cuộc sống của cộng đồng. Vì thế, ngăn ngừa sự bạo hành trong gia đình, ngăn chặn các hành vi bạo lực của người đàn ông đối với người đàn bà là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích nhân vật Phùng trong "Chiếc thuyền ngoài xa"
Câu 3a:
a) Mở bài: Người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp kiêu hãnh trong suốt trường kì lịch sử của dân tộc luôn là đề tài mà các nhà văn hướng tới để ca ngợi, để khám phá. Trong các tác phẩm văn học Việt Nam được giảng dạy trong nhà trường thì Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân, đà đem lại cho người đọc những cảm nhận mới về vé đẹp ây.
b) Thân bài:
Trong các tác phẩm này, nổi bật lên hình tượng ba người phụ nữ qua ba số phận khác nhau. MỊ trong Vợ chồng A Phủ là người con gái dân tộc H’Mong, với số phận nghiệt ngã, là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra là nạn nhân của chế độ cường quyền và thần quyền. Bà cụ Tứ và người vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân là những số phận vật vờ trong nạn đói khủng khiếp 1945, nạn đói do chế độ thực dân phong kiến gây ra.
Mị là người con gái miền núi, đẹp về hình thể, có tài thổi sáo, có sức khỏe để làm nương làm rẫy, nghĩa là có đủ các điều kiện để có được một hạnh phúc riêng tư. Nhưng, món nợ truyền kiếp từ nương ngô mà người cha vay của nhà thông lí Pá Tra, sau nhiều năm tháng đã trở thành món nợ không sao trả nổi, khiến người cha không có cách nào khác phải gạt nước mắt và giấu đi nỗi đau, chịu điều kiện mà cha con thống 11 Pá Tra đưa ra là để cho Mị trở thành con dâu gạt nợ. Con dâu gạt nợ trong nhà thống lí cũng chẳng khác gì người làm thuê làm mướn, chỉ có điều là Mị phải làm thuê cho gia đình này mãi mãi, cho tới khi chết và mang danh là con dâu nhưng chẳng có chút hạnh phúc nào, chẳng bao giờ được người mà Mị phải gọi là chồng ấy đoái hoài tới. Hạnh phúc riêng tư của MỊ bị bóp chết ngay khi tuổi xuân đang mơn mởn. Mỏi mòn trong nhà thống lí, Mị trở nên lầm lũi như con rùa nơi xó cửa, lại luôn phải ở trong căn buồng mà chỉ có lỗ cửa số bé tí thòng ra bên ngoài. Thân phận của Mị chẳng khác gì con trâu con ngựa trong gia đình thống lí Pá Tra. Nhưng bên trong con người lầm lũi, không nói không cười ấy là một sức mạnh tiềm ẩn, một sự khát khao đổi đời. Rồi thời cơ đến, khi tận mắt thấy gia đình thống lí hành hạ A Phủ, chỉ vì anh ta để hổ bắt mất bò, A Phủ bị trói đứng giữa sân, không cơm ăn nước uống, sợi dây trói cứ thắt dần số phận con người cùng khổ ấy, cái chết cứ hiện dần, MỊ dã liên tưởng tới số phận mình và đã thức tỉnh bằng hành động cắt dây trói cho A Phủ chạy trốn, cắt dây trói cho A Phủ là Mị cũng đã cắt đứt sợi dây trói vô hình ràng buộc số phận Mị với gia đình thống lí và đế sau đó cũng chạy trốn cùng A Phủ. Hành động của Mị trước hết là hành động tự phát nhưng có ý nghĩa sâu sắc để dẫn tới việc hai người sẽ đưa nhau tới Phiềng Sa, nơi đó, cách mạng đã giải phóng cho những người dân miền núi, nơi đó những con người đói khổ quằn quại trước đây, đang tự mình xây dựng lại cuộc đời và hạnh phúc của mình. Hành động tự phát chuyển sang tự giác đấu tranh, đòi quyền được sống quyền được làm người và quyền được hưởng hạnh phúc, vẻ đẹp của Mị là vẻ đẹp của sự vùng lên, của sự bất khuất.
Trong Vợ nhặt, hình ảnh bà cụ Tứ hiện lên với vẻ đẹp bao dung, nhân hậu, Là người mẹ, bà luôn lo cho con, luôn nghĩ tới hạnh phúc của con, nhưng ngặt nỗi nghèo khiến bà phải ân hận vì không thể dựng vợ gả chồng cho con như những gia đình khác. Sự bao dung, nhân hậu ây thể hiện qua việc bà chấp nhận một cách vui vẻ, đối xử rất mức vãn hoá đối với người đàn bà mà Tràng, con bà, dẫn về và giới thiệu với bà đó là vợ mình. Một hoàn cảnh có thể nói là éo le mà có thế dẫn tới nhiều cách xử lí khác nhau, nhưng bà cụ Tứ đã chọn con đường lí tưởng nhất, đó là hi sinh tất cả vì con, mong muốn cho con hạnh phúc. Bà vun đắp vào mối tình không cưới không xin ây, bà động viên an ủi cả hai vợ chồng theo đạo nghĩa tình đời của văn hoá Việt và luôn có niềm tin vào sự đổi đời, vào tương lai tươi sáng. Cách ứng xử như vậy mang tính chất mẫu mực của người mẹ. Hạnh phúc riêng của Tràng bà không lo được thì khi con đưa vợ về, cho dù đó chỉ là vợ nhặt trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi mà cái nghèo cái đói kèm theo cái chết đang rình rập tất cả, thì bà đã giang rộng đối cánh tay của tình mẫu tử, chấp nhận CƯU mang, chàm sóc tất cả. Nếu không có sự độ lượng, mà ở đây không phải là sự ban ơn phát phúc, thì số phận của người vợ nhặt chắc chắn sẽ có một kết cục bi đát, Trong đói nghèo, tình thương đã liên kết mọi người lại với nhau. Bà cụ Tứ hài lòng với cô con dâu, Tràng vui vì cuộc đời anh cũng đã sang trang, còn người đàn vợ nhặt thì cũng cảm thấy yên lòng ấm dạ.
Người đàn bà trong Vợ nhặt không có tên, hệt như thân phận trôi nổi trong cơn đói nghèo cùng cực ấy. Chắc chắn, người đàn ấy cũng thoát thai từ những người lao động, cho nên khi chiếc xe bò chở nặng của Tràng cần người giúp để đẩy qua dốc thì người đàn bà ấy sẵn sàng, hiển nhiên là mong muốn được trả công, trả bằng một bữa ăn. Một bữa ăn trong buổi đói nghèo là vô cùng quý giá. Nhưng Tràng lại là người vô tâm, anh ta quên mất lời mình đã hứa để đến lần gặp sau, khi cơn đói đâ bóc gần hết những thớ thịt trên người đàn bà ấy, để phô ra một bộ dạng thảm hại thì Tràng vẫn vui vẻ nhận lại và sửa lỗi. Việc người đàn bà ấy đánh một chặp hết bốn cái bánh đúc không phải là tham ăn mà chính là đòi hỏi cấp thiết của cơn đói lâu ngày. Người đàn bà ấy đã nhận lời Tràng về làm vợ, cho dù trong thâm tâm Tràng đó chỉ là một lời nói đùa chứ không phải nói thật. Ở đây, tác giả cũng hé ra, cho thấy là Tràng cũng khát khao một hạnh phúc và cũng như những người đang khát khao yêu, Tràng đã nhận ra trong người đàn bà ấy nửa thứ hai của mình. Họ đến với nhau như là một sự sắp đặt của số phận, của duyên trời. Người đàn bà nhận lời Tràng, không phải vì Tràng giàu, cho dù anh ta có chỉ vào chiếc túi của mình mà nói “rích-bố-cun. Điều khiến người đàn bà ấy tự nguyện theo Tràng về làm vợ trước hết là, do sự thật thà toát lên từ con người, từ lời nói và việc làm của Tràng. Người đàn bà ấy đã nhận ra ở Tràng những phẩm chất cần cho cuộc đời mình, cho hạnh phúc của mình. Trong đói nghèo họ nhận ra vẻ đẹp của nhau và họ thấy cần phải có nhau, cần nương tựa vào nhau. Khi bước vào nhà Tràng, ngôi nhà cũng thể hiện sự nghèo nàn như chính chủ nhân của nó, thì người đàn bà ấy rất mực lễ phép, chỉ đứng đầu giường mà không dám ngồi và chào hỏi bà cụ Tứ rất thân mật và lễ phép. Người đàn bà ấy đã đem lại cho ngôi nhà những điềụ mới mẻ: “nhà cửa sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng”. Người đàn bà ấy đã tự tìm cho mình hạnh phúc và đã ý thức được hạnh phúc mà mình có được cũng như cần bảo vệ. Đấy chính là vẻ đẹp mà Kim Lân đã tạo ra ở người đàn bà này.
c) Kết luận: Ba hình tượng phụ nữ trong hai tác phẩm đều mang lại cho người đọc những ấn tượng rõ ràng về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, Đó là vẻ đẹp cần được nâng niu gìn giữ và trân trọng.
Câu 3b:
Ngoài không gian chung mang tên Vũ Đại, trong truyện còn có những không gian nhỏ, gắn liền với các nhân vật và hành trạng của nhân vật. Cái lò gạch cũ bỏ hoang gắn với việc chỉ ra thân phận của Chí Phèo. Cái lều trong vườn chuối gắn với cuộc đời cô độc của Chí. Cái chợ được thu hẹp lại bằng quán rượu thịt chó là nơi Chí Phèo đến để lấy thức ăn và sức mạnh cần thiết. Các không gian gắn với nơi ở của Thị Nở hay Tự Lãng không được miêu tả cụ thể nhưng ta có thể hình dung được, bởi những con người như Thị Nở hay bà cô của thi nếu có nhà chắc ngôi nhà ấy cũng tầm thường, nhỏ nhoi. Còn ngôi nhà của Tự Lãng cũng không được miêu tả cụ thể, bởi hắn uống rượu một mình giữa sân và lại là thầy cúng nửa mùa nên gia sản chắc cũng tầm thường nếu không nói là không có gì, Ngôi nhà của Bá Kiến gắn với nhân vật quyền uy nhất làng được hiện hình rõ hơn bởi thế lực và quyền uy của nó. Ngôi nhà của Bá Kiến được đặt trong thế đối sánh với túp lều của Chí Phèo trong vườn chuối bên bãi sông tạo ra sắc thái căng thẳng của cuộc đối đầu giữa hai nhân vật này. Các ngôi nhà, nơi ở của các nhân vật, dù được hiện hình rõ ràng hay sơ lược, ít cự thể thì vẫn tạo ra sức mạnh cộng hưởng chung đó là tất cả mọi nhân vật ở đây đều cò độc, Bá Kiến cô độc ngay trong ngôi nhà của hắn bởi lẽ hắn không thực sự tin tưởng vào con hắn là Lí Cường. Bá Kiến hiểu ràng hắn chết thì thằng con hắn sẽ bị người khác cho ăn bùn. Còn đám gia nhân đông đảo trong nhà thì chỉ là công cụ sai khiến của lão, chứ chẳng thể cùng chúng đồng lòng hợp sức. Tự Lãng chỉ có một đứa con gái mà “con gái lão chửa hoang đã bỏ lão mà đi”. Cái quán rượu thỊt chó giữa chợ như khi Chí phèo đến thì cũng chẳng còn khách hàng nào ngoài cô chủ quán đang co rúm vì sợ hãi và ông khách luôn ãn chịu. Thị Nở và bá cô cả hai đều tồn tại chung trong một ngôi nhà, nhưng bà cô luôn đi buồn xa bán gần chẳng mấy khi ở nhà cho nên thị Nở cũng gần như chỉ một thân một mình thui thủi, cô quạnh quanh năm suốt tháng.
Làng Vũ Đại là một cô đảo, các nhân vật trong đó cũng là những ốc đảo, cô đảo, tạo nên kiểu không gian điển hình, đặc sắc thể hiện tài năng kể chuyện và dựng chuyện của Nam Cao.
Cuộc đời của Nam Cao ngắn ngủi, từ 1917 đến 1951, ông chỉ tồn tại trên cõi đời vẻn vẹn 34 năm. Bước vào làng văn từ 1936 và kết thúc vào 1951, quãng thời gian cầm bút để sáng tác cũng rất ngắn ngủi, chỉ mười lăm năm, nhưng sau năm năm từ 1936 đến 1941, Nam Cao đã khẳng định được vị trí vững chắc cho ngòi bút của mình, cho thấy sự nỗ lực vượt mình qua sự tìm kiếm lao tâm khổ tứ. Nam Cao đã làm được điều mà trong hoàn cảnh ấy không phải ai cũng làm được. Thời gian sáng tác không nhiều, số lượng tác phẩm mà ông để lại cũng không nhiều, nhưng trong các di sản văn chương mà ông để lại có những kiệt tác mà khi viết về lịch sử văn học dân tộc khó lòng bỏ qua. Đó cũng chính là đóng góp của một tài vàn xuất sắc cho dù chỉ sống rất ngắn trên cõi đời này. Khác với nhiều người khác, họ đến với văn chương như là một phương tiện kiếm sống, Nam Cao đi vào văn chương để tìm kiếm chân lí cuộc đời, để tìm lại chính mình trong dòng đời bất tận.

Xem thêm: Đề tự luận 8: Tính chất nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe