Đăng ký

Cảm nhận vẻ đẹp nỗi nhớ: Tương tư và Việt Bắc

A. ĐỀ BÀI

Phần I Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

"Làng Quan họ quê tôi
Những ngày bom Mỹ dội
Quán đổ dưới gốc đa
Chín nhịp cầu đứt nối
Pháo lên núi Thiên Thai
Súng trường lên Quán Dốc
Loan phượng vẫn ăn xoài
Vườn xoan đào vẫn mọc
Em tiễn anh lên đường
Đứng bên bờ em hát
Muốn gửi đi theo anh
Cả dòng sông trong mát
Mẹ mang nước lên đồi
Yêu các con mẹ hát
Bao nhiêu máy bay rơi
Sau mái đầu tóc bạc…
Thuyền thúng thuyền thúng ơi
Có ghé về tỉnh Bắc
Nghe tiếng hát quê tôi
Trên tầm bom đạn giặc"

                          (Trích Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách, Theo Tinh tuyển Thơ Việt Nam 1945-1975, NXB Khoa học và Xã hội, 1998), 
Câu 1. Chi ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ..
Câu 3. Hình ảnh “làng quê” và “con người làng quê ” trong đoạn trích được miêu tả bằng những chi tiết nào? Suy nghĩ của anh/chị về những chi tiết đó.
Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về “tiếng hát” xuyên suốt ba khổ cuối đoạn trích.

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):
Làm việc nhóm từ lâu đã trở thành một hình thức làm việc hiệu quả ở các nước phương Tây nhưng ở Việt Nam, làm việc nhóm vẫn chưa phát huy được hết vai trò và giá trị của nó.
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về thực trạng trên.
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nỗi nhớ trong hai đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
                            (Tương tư - Nguyễn Bính)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi t nắng chiều lưng nương.
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
                               (Việt Bắc-Tố Hữu)

B. GỢI Ý LÀM BÀI

Phần I Đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 2. Nội dung chính: Hình ảnh làng quê vùng Kinh Bắc (làng quan họ) trong những năm tháng chiến tranh bị giặc phá hủy, nhưng vượt lên trên tất cả là tinh thần dũng cảm, kiên cường chiến đẩu của người dân nơi đây cùng với niềm lạc quan về một ngày mai thắng lợi.
Câu 3. Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng theo định hướng sau đây. Hình ảnh “làng quê” được miêu tả bằng những chi tiết: quán đổ dưới gốc đa, nhịp cầu đứt đôi, pháo trên núi, súng trên dốc.... Đặc biệt là hình ảnh cô gái/ người mẹ tiền người con trai của làng ra mặt trận. Hình ảnh “làng quê” bị giặc ném bom tàn phá thể hiện hiện thực ác liệt của chiến tranh. Bên cạnh đó, hình ảnh những chàng trai rời quê ra trận thể hiện tinh thần chiến đấu bảo vệ độc lập của dân tộc. Giáo viên linh hoạt cho điểm.
Câu 4. Cảm nhận về ‘Tiếng hát”.
Trước hết “tiếng hát” là đặc trưng của quê hương quan họ, nuôi dưỡng tâm hồn những chàng trai, cô gái miền quan họ.
Thứ hai: “tiếng hát” là biểu hiện của sự lạc quan, của niềm tin tưởng vào một ngày mai chiến thắng.

Phần II Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):
a) Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
b) Yêu cầu về nội dung:
-     Giải thích:
Đội, nhóm là hai hay nhiều người làm việc với nhau để cùng hoàn thành một mục tiêu chung. Làm việc nhóm là nhiều người kết hợp với nhau cùng giải quyết một công việc, mỗi người phân chia một nhiệm vụ, giúp đỡ nhau thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra.
+ Làm việc nhóm là hình thức tổ chức làm việc hiệu quả và được nhiều tổ chức áp dụng thành công. Tuy nhiên, ở nước ta, tinh thần làm việc nhóm còn chưa cao. Nhiều người không thể phối hợp với những người khác để hoàn thành công việc. Đây là một thực tế đáng buồn, đáng phải suy ngẫm.
- Phân tích thực trạng, giải thích nguyên nhân, nêu hệ quả và đề xuất một số phương pháp xử lý đối với hiện tượng được nhắc đến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục:
+ Thực trạng làm việc nhóm của người Việt:
Nhiều nhóm hoạt động của người Việt dễ nảy sinh xung đột, thậm chí bế tắc vì xung đột. Nhiều công ty, tổ chức được thành lập nhưng nhanh chóng tan rã vl không thể duy trì, các thành viên không thể phối hợp, làm việc cùng nhau.
+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn trong làm việc nhóm:
++ Một trong những căn bệnh cố hữu của nhiều người Việt Nam là tâm lý ỷ lại, thiếu tự giác, tự lập trong công việc. Khi làm việc trong một nhóm, các thành viên trong nhóm thường đùn đầy trách nhiệm, công Việc cho nhau, trông chờ vào việc các thành viên trong nhóm sẽ làm dở phần việc của mình.
++ Mặt khác, lo sợ bị mất quyền lợi của bàn thân mình là tâm lý của nhiều người khi làm việc nhóm. Trong quá trình làm việc, nhiều người dựa dẫm, phụ thuộc vào các thành viên khác trong nhóm nhưng lại luôn mong nhận được những quyền lợi tương đương.
+ Giải pháp:
++ Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đội là phải gánh lấy, nhận lấy một công việc nào đó đội giao cho minh. Không thụ động chờ ra lệnh mà là mỗi người một việc, một nhiệm vụ. Do đó, mỗi cá nhân cần tham gia vào quá trình ra quyết định về mục tiêu và công việc của đội, đảm trách vai trò và nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành mục tiêu đề ra, và cần phải có sự tín nhiệm lẫn nhau.

++ Đồng đội làm việc có hiệu quả và đạt đến thành công trong công việc, cần phải có tỉnh thần đồng đội, nghĩa là cần phải liên kết với nhau để hoàn thành mục tiêu chung của đội. Hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên trong đội, không thể làm ngơ mạnh ai nấy làm: Bảo vệ uy tín của đội và cá nhân trong đội, tuyệt đối không phê bình nói xấu, hạ phẩm giá, danh dự của nhau, cần phải có kỹ năng giao tiếp, chấp nhận và giải quyết mâu thuẫn nội bộ.
+ Dẫn chứng: Học sinh có thể đưa dẫn chứng đan xen vào các luận điểm. Dưới đây là một vài dẫn chứng minh họa:
++ Trong các môn thể thao đồng đội, việc phối hợp giữa các thành viên có vai trò quyết định đến sự thắng thua của trận đấu. Gần đây nhất, thành tích dẫn đầu bảng xếp hạng Premier League 2015 của Chelsea chính là nhờ công sức rất lớn đến từ bộ đôi Diego Costa và Cesc Fabregas. Sự ăn ý giữa bộ đôi này đã đem đến những làn gió mới cho hàng công Chelsea. Cụ thể, theo như thống kê, Fabregas đã có tổng cộng 6 đường chuyền “dọn cỗ” cho Costa ở giải Ngoại hạng Anh năm nay. Đồng nghĩa rằng, cựu ngôi sao Barca đã kiến tạo gần 1/3 số bàn thắng giúp tiền đạo gốc Brazil lập cộng. Tại Chelsea, ngoài Costa thì Eden Hazard cũng là một trong những cầu thủ được hưởng lợi đáng kể từ khả năng kiến tạo của Fabregas, với 4 bàn thắng sau các đường chuyền đến từ tiền vệ người Tây Ban Nha.
-     Bình luận:
+ Cuộc sống hiện đại càng đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết những thách thức đo, người ta cần phải phối hợp, sát cánh bên nhau. Kỹ năng làm việc nhóm, bởi vậy đã và đang trở thành một kỹ năng cơ bản.
+ Thế hệ trẻ ngày nay cần phải trau dồi, luyện tập kĩ năng làm việc nhóm. Học cách lắng nghe, chấp nhận những điểm khác biệt từ những người xung quanh, tích cực, chủ động tham gia và hoàn thành các công việc được giao là những bước đầu tiên và cơ bản nhất để có được một tập thể vững mạnh. Tuy nhiên, làm việc nhóm không đồng nghĩa với việc con người đánh mất đi khả năng làm việc, tư duy độc lập. Phối hợp với đồng đội, song mỗi người cũng cần phải học cách tự lập, tự giải quyết những vấn để của riêng mình. Có như vậy, con người mới có thể phát triển toàn diện và bền vững.

Câu 2 (5 điểm):

1. Mở bài:
-    Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca. Sự sống của tình yêu là nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong tình yêu rất đa dạng và nhiều cung bậc. Theo dòng chảy của văn học Việt Nam, nỗi nhớ luôn được các nhà thơ cảm nhận và thể hiện vô cùng phong phú, sinh động và hấp dẫn.
-    Những sắc thái và cung bậc của nỗi nhớ được thể hiện rất đẹp qua hai đoạn thơ trích trong Tương tư của Nguyễn Bính và Việt Bắc của Tố Hữu. Tương tư là bài thơ tình nổi tiếng của Nguyễn Bính, nói về nỗi tương tư, nhung nhớ của một người con trai với người con gái mình thầm yêu. Việt Bắc của Tố Hữu diễn tả nỗi nhớ với chiến khu. Nhà thơ đã lấy trang thái nhớ nhung trong tình yêu để $0 sánh, khẳng định niềm nhớ thương da diết không nguôi của những người cán bộ về xuôi đối với quê hương Cách mạng.
2. Thân bài:
a) Giới thiệu chung:
- Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và cũng tiêu biểu cho thơ ca sau Cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở trường về lục bát. Và dường như ở đâu, thơ ông cũng được chào đón với tình cảm cuồng nhiệt, tươi thắm bởi mọi bạn đọc đều tìm thấy ở đấy những mảnh hồn quê Việt Nam trong lành mà mình từng ấp ủ nâng niu. Giữa những giọng điệu mới lạ, thơ Nguyễn Bính vẫn giữ được âm hường gần gũi với ca dao dân ca, giản dị hồn nhiên mà ngọt ngào, thắm thiết. Tương tư in trong tập Lỡ bước sang ngang, xuất bản năm 1940 tại Hà Nội. Tập thơ này đã mang lại tiếng vang cho tác giả và dấy lên trong đông đào người đọc một phong trào thuộc thơ, yêu thơ Nguyễn Bính. Bài thơ Tương tư nói lên tâm trạng khắc khoải chờ mong của một chàng trai đang yêu với tình yêu đơn phương không được đáp đền. Mối tương tư ấy được đặt vào khung cảnh nông thôn với dáng dấp một mối tình chân chất như trong ca dao và mang hương vị đồng quê mộc mạc...
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị. Những bài thơ lớn của Tố Hữu đều sáng tác vào những điểm mốc của lịch sử Cách mạng Việt Nam. Bài thơ Việt Bắc - kiệt tác của Tố Hữu cúng được sáng tác trong một thời điểm trọng đại của đất nước. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Trong không khí chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ Cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ ‘'Việt Bắc”. Với tầm nhìn của một nhà thơ Cách mạng, một nhà tư tưởng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến mười lăm năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình. Đoạn trích bài thơ Việt Bắc miêu tả cuộc chia ly đầy thương nhớ lưu luyến giữa Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến và gợi lại những kỉ niệm kháng chiến anh hùng mà đầy tình nghĩa. Tác giả đã chọn thể thơ lục bát và lối hát đối đáp như trong ca dao dân ca và hình tượng hoá Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến là Ta — Mình. Cuộc chia ly giữa nhân dân Việt Bắc và những người chiến sĩ Cách mạng như là cuộc chia tay của một đôi bạn tỉnh đầy bịn rịn, nhớ nhung, lưu luyến.
b) Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ “Tương tư”.
-  Cũng như các nhà thơ lãng mạn cùng thời, Nguyễn Bính say mê với đề tài tình yêu, nhưng tình yêu trong thơ Nguyễn Bính có một lối nói riêng. “Cái tôi” trong thơ Nguyễn Bính không nối liền mà tan hòa vào không gian đồng quê bằng biện pháp ẩn dụ, nhân hóa như trong ca dao.
 - Đây là đoạn mở đầu của bài thơ, người con trai đa tình chân thành thú nhận nỗi tương tư đơn phương. Anh có mối quan hệ gắn bó sâu sắc với làng mạc quê hương. Từng lời, từng chữ, cách nói, lối nói mang đậm chất thơ ca dân gian: thôn Đoài, thôn Đông, một người, chín nhớ mười mong. Nói chuyện thôn Đoài nhớ thôn Đông là nói chuyện một người đang nhớ một người. Dùng lối diễn đạt ước lệ để giãi bày niềm thương nỗi nhớ dâng đầy - giống như trong ca dao:
                             “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
               Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm”
                           “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ 
                       Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Cái khác lạ ở Nguyễn Bính, vận dụng ca dao nhưng rất sáng tạo, nhà thơ đặt niềm thương nỗi nhớ ẩy trong cấu trúc điêu luyện của riêng mình: Một người chín nhớ mười mong một người. Hai từ một người được đẩy ra hai điểm mút của câu thơ tạo sự xa cách, trống vắng, cô đơn và giữa hai đầu xa thẳm ấy là cả một trời thương nhớ: chín nhớ mười mong. Nỗi tương tư của người con trai được diễn tả thật da diết, mãnh liệt, vô biên tuyệt đích để cuối cùng trở thành bệnh tương tư.
- Từ nỗi nhớ người yêu luôn thường trực, cháy bỏng trong lòng, cái tôi trữ tình suy ngẫm, liên tưởng, nhận diện nỗi nhớ. Người ra thường nói nỗi nhớ là sự sống của tình yêu, còn Nguyễn Bính thi quy kết thành bệnh, Cái bệnh kinh niên sinh ra từ tâm lý con người, không ai nói mình yêu mà không nhớ, nhớ mà không yêu. Yêu là nhớ, đó là quy luật. Quy luật của lòng người cũng như quy luật của tự nhiên. Trời đất không thể không có gió mưa, sổng không thể “không nhớ không thương một kẻ nào (Xuân Diệu)”. Một sự thừa nhận thành thật, ý vị khẳng định tính tất yếu của tự nhiên cũng như tâm lý con người. Tại sao lại là bệnh tương tư, tại sao lại phải vịn vào bệnh nắng mưa của trời để biện hộ cho mình? Trong xã hội cù, và cà trong xã hội hiện đại, bệnh vì tình, bệnh tương tư đối với nam giới, là thứ bệnh khó được chấp nhận, vì nó chứng tỏ sự “yếu đuối nữ tính”. Một trang nam nhi phải xông pha nơi chiến trường, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, gieo -Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao {Chinh Phụ Ngâm ), phải có chí chọc trời khuấy nước, nếu có chết thì chết nơi chiến trường da ngựa bọc thây {Mã Viện), sao lại để cho tình yêu làm mềm yếu chí khí nam nhi. Nguyễn Bính cho rằng mưa gió là chuyện thường hằng của trời, thì tương tư cũng là cái thường hằng của con người. Tương tư là nhớ mong, nhớ mong nhiều lắm: Một người chín nhớ mười mong một người, như thôn Đoài nhớ thôn Đông. Chẳng có gì sai trái, chẳng có gì là không đúng về đạo đức... - - Nhớ mong là tình cảm của con người như mọi thứ tình cảm khác, vì thế “tôi yêu nàng " đến nỗi mang bệnh tương tư cũng là thường tình con người.
Câu thơ vừa có cái dân dã ca dao, vừa có cái mới của thơ lãng mạn. Đó là cách nói ví von, cách nói ẩn dụ, sử dụng chất liệu ca dao, sử dụng cách thể hiện biểu cảm của ca dao, sử dụng thành ngữ của ngôn ngữ dân gian: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Một người chín nhớ mười mong một người . Đọc câu thơ, người đọc Việt Nam thấy quen thuộc lắm, như là tiếng nói mang hồn dân tộc. Thôn Đoài thôn Đông là cách trở như phương đông phương tây, gió mưa của giời làm người khốn khó. Dù vậy, vẫn yêu, vẫn chín nhớ mười mong. Câu thơ Một người chín nhớ mười mong một người là một câu phiếm chỉ, vừa là nỗi nhớ của nhân vật tôi, vừa là tâm trạng của mọi người đang yêu. Cái lãng mạn cũng chính là  sự tỏ lộ tình yêu. Với nhân vật tôi, tình yêu là tất cả Tình yêu là chín nhớ mười mong, chẳng còn phần nào của tâm hồn, cuộc sống dành cho những trách nhiệm xã hội. Khi yêu đúng là như vậy. Nguyễn Bính khác với ca dao ở chỗ tình yêu trong ca dao gắn với con người, quê hương và cuộc sống lao động, vì thê ca dao mang tình tự dân tộc.
- Đoạn thơ sử dụng các hình ảnh sóng đôi Đông - Đoài; gió — mưa; tôi — nàng... tô đậm khát vọng lứa đôi. Sử dụng thể thơ lục bát cùng với các hình thức diễn đạt, cách dùng địa danh quen thuộc của ca dao, dân ca khiến đoạn thơ có vẻ đẹp dung di, duyên dáng dễ đi vào lòng người. Chất chân quê của hồn thơ Nguyễn Đính được biểu hiện rất tài tình, khiến đọc lên người ta cứ ngỡ ca dao chứ không phải thơ hiện đại, vả nhiều người mượn nó đề nói hộ lòng mình. Đó là tiếng tơ đồng điệu và được xem là những câu thơ bất hủ.

Có thể bạn quan tâm: Nỗi nhớ tình yêu: Tương tư và Sóng

c) Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc:
- Như trên đã nói, tình yêu trong mỗi con người là một xúc cảm tuyệt vời, nỗi nhớ trong tình yêu cũng đa sắc thái, nhiều cung bậc. Nếu Nguyễn Bính giãi bày nỗi nhớ trong tình yêu đôi lứa thì Tố Hữu trong đoạn thơ này lại diễn tả tình yêu, nỗi nhớ da diết khôn nguôi của cán bộ, chiến sĩ Việt Bắc - quê hương Cách mạng biết bao nghĩa tình. Bao trùm lên tất cả trong tâm trạng của kẻ ờ và người đi là nỗi nhớ da diết mênh mang với nhiều sắc thái khác nhau. Người ở lại băn khoăn tự hỏi về lòng thuỷ chung son sắt của người ra đi thì ngược lại người ra đi khẳng định nghĩa tình mãi không phai nhòa trong ký ức. Và cứ thế Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm thật sinh động và cụ thể.
- Suốt mười lăm năm từ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh cho đến lúc cuộc kháng Pháp vĩ đại thắng lợi, cán bộ, chiến sĩ Cách mạng đã gắn bó cùng đồng bào Việt Bắc đánh giặc, cùng chia sẻ vất vả, gian lao: bát cơm chấm muối mối thù nặng vai', bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng, nay chiến thắng trở về xuôi làm sao có thể quên những kỷ niệm sâu nặng ấy. Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc với vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vị, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác của đất nước. Chỉ những người đã từng sống Việt Bắc, coi Việt Bắc cũng là quê hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết, những cảm nhận thật sâu sắc, thấm thía về ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, những núi rừng sông suối mang những cái tên thân thuộc - tất cả là khoảng thời gian và không gian lóng lánh kỷ niệm.
- Tố Hữu đã diễn tả nỗi niềm thương nhớ thường trực, da diết, day dứt khôn nguôi của người cán bộ, chiến sĩ với đồng bào và thiên nhiên Việt Bắc cũng giống như trong nỗi nhớ tình yêu của đôi lứa vậy. Những nỗi nhớ không dành riêng cho một người mà dành cho tất cả đồng đồi nương, những bản làng ào mờ trong sương khói, đặc biệt là bóng dáng của người thương đi về quây quần bên bếp lửa mỗi đêm đông. Cảnh vật và con người quyện hòa thanh bình, yên ả, ấm áp biết  bao!
- Nhà thơ phải là người đã từng đi, từng ở, từng gắn bó máu thịt với mảnh đất ấy mới chắt lọc được những câu thơ dìu dặt, đẹp như khúc hát đồng quê, diễn tả nỗi niềm: nơi nào qua; khi ta ở, chỉ là nơi đất ở; khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn (Chế Lan Viên). Việt Bắc không chỉ đơn thuần là khu căn cứ Cách mạng, nơi ấy còn là mảnh đất anh hùng, nghĩa tình sâu nặng đã hóa vào tâm hồn nhà thơ thành lời đồng vọng da diết, khôn nguôi và cũng là của tất cả những người tham gia Cách mạng.
- Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo bào và thiên nhiên Việt Bắc. Nỗi nhớ giăng mắc khắp nhớ trong Việt Bắc là nỗi hoài niệm của người cán bộ không gian, lung linh bao kỷ niệm: nhớ những đêm trăng Cách mạng khi phải chia tay với thiên nhiên và con treo trên đầu núi, những buổi chiều nắng tỏa vàng khắp người Việt Bắc, nỗi nhớ cũng giăng mắc khắp không lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng. Hòi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời Cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến. Tổ Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích bài thơ "Việt Bắc"

d) Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ:
Nét tương đồng: hai đoạn thơ đều vận dụng hình thức thơ ca dân tộc để diễn tả nỗi nhớ nhung, đi từ nguồn mạch dân tộc cho nên giọng điệu tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng. Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi với cảnh sắc thiên nhiên của đất nước, với tâm hồn người Việt mặn mà yêu thương. Sử dụng phép điệp ngữ, cách ví von điêu luyện, tuyệt vời.
Nét khác biệt:
+ Tương tư: Nguyễn Bỉnh bộc bạch lòng mình trong nỗi nhớ tình yêu đôi lứa riêng tư. Nỗi nhớ trong Tương Tư là nỗi nhớ cháy bỏng nhưng đơn phương của chàng trai thôn Đoài với cô gái thôn Đông, nỗi nhớ tràn ngập không gian, ngày càng tha thiết, mãnh liệt: nhớ, mong, tương tư, yêu và cuối cùng trở thành một căn bệnh tương tư.
+ Việt Bắc: Tố Hữu mượn tình yêu đôi lứa để bày tỏ lòng mình với quê hương, đất nước, con người. Lung linh những kỉ niệm, những nỗi nhớ không chỉ dành riêng cho một đối tượng riêng tư mà trở thành tiếng lòng chung của tất cả những người Cách mạng với Việt Bắc...

e)  Đánh giá:
- Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tường của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy, có thể nói, tình chị em của người viết là khâu đầu tiền cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn (Nguyễn Khải). 
- Cả hai đoạn thơ đa rung ngân lên những cung bậc tình cảm yêu thương đằm thắm, vừa có những nét chung đậm hồn dân tộc, vừa thể hiện những nét riêng độc đáo mang phong cách riêng của mỗi tác giả
- Nguyễn Bính đã đóng góp cho thơ ca lãng mạn một tiếng nói riêng, một phong cách tài hoa, một khuynh hướng đặc sắc, khuynh hưởng kết hợp thi pháp ca dao, chất dân dã với chủ nghĩa lãng mạn. Phải là người gần gũi với làng quê, thấm đượm ngôn ngữ, tâm tình làn quế mới có thể sáng tạo nên những bài thơ chứa đựng được cái đẹp của  hồn dân tộc.
- Bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là sự hội tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đỏ mả hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhớ tâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, ương đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cung là khúc hùng ca về Cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.
3. Kết bài:
-    Nguyễn Bính là nhà thơ của hương đồng gió nội, Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng Cách mạng. Mỗi nhà thơ một phong cách, mỗi đoạn thơ một vẻ đẹp. Điều đó không chỉ thể hiện tài năng, nét độc đáo riêng biệt trong văn phong của mỗi nhà thơ mà còn khẳng định sức sống trường tồn của thi phẩm trong lòng độc giả.
- Thơ là tiếng hát của tâm hồn là rung động bao trái tim con người. Chính các nhà thơ đã cho ta biết yêu, biết rung động trước cái đẹp của cuộc đời qua những trang thơ

Xem thêm >>> Tây Tiến - Quang Dũng

Trên đây là gợi ý bài làm chi tiết mà Cunghocvui gửi đến bạn, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình luyện tập và ôn thi. Chúc các bạn học tập tốt <3