Đề tự luận 29: Đặc điểm của nhân vật Chí Phèo
I) ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày những nét chung về nhà văn Nguyên Hồng.
Câu 2 (3,0 điểm): Một vấn đề đặt ra trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là quyền bình đẳng của nữ giới.Anh chị hãy cho biết ý kiến của mình về vấn đề ấy trong một bài viết khoảng 400 từ.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b) ô
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm); Phân tích nhân vật chị Hoài trong đoạn trích tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn (SGK Ngữ Văn 12-tập 2- NXB Giáo dục-Hà Nội-2008)
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích cách mở đầu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao qua đó chỉ ra những đặc điểm của nhân vật này.
II) GỢI Ý
Câu 1:
Nguyên Hồng (1918-1982), tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ra trong gia đình công giáo ở phố’ Hàng Cau, thành phố Nam Định. Vất vả từ nhỏ vì phải tự lo liệu kiếm sống, nên Nguyên Hồng đã sớm gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ do Đảng ta lãnh đạo trong thời kì Mặt trận Dân chủ. Trong kháng chiến ông làm việc tại Hội Văn hoá cứu quốc và sau 1954 ông về công tác tại Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam và nghỉ hưu năm 1970. Chặng đời cuối cùng của ống gắn liền với ấp Đồi Cháy huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.
Là một cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học Việt Nam, Nguyên Hồng đã sớm có mặt trên vãn đàn với nhiều tác phẩm nói về số phận những người cùng khổ, những con người lưu manh, trong xã hội thành thị Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Nguyên Hồng đã chỉ ra trong lớp người mà xã hội coi là cặn bã ây những đức tính và phẩm chất tốt đẹp, những tấm lòng vị tha, nhân hậu mà do hoàn cảnh xã hội xô đẩy họ đã phải rơi vào bước đường cùng. Tiểu thuyết Bỉ vỏ (1936) cùng với tập hồi kí Những ngày thơ ấu (viết 1938) là các tác phẩm tiêu biểu cho thời kì sáng tác đầu tiên của ông Các hình tượng nghệ thuật nổi bật trong các sáng tác của ông là đứa trẻ nghèo hèn và người phụ nữ mà với sự cảm thông sâu sắc( ông đã tái hiện nỗi đau của những đứa bé nghèo hèn, đói rét quanh năm, những khát vọng tình cảm của những người phụ nữ lao động chân chất. Tác phẩm của ông còn phản ánh được những nhận thức của ông về cách mạng, như trong Những mầm sống (1939), Vào nghề thợ cưa (1939), về những con người tích cực của thời đại như Một người mẹ Trung Quốc (1939),.. Đặc điểm chung vệ bút pháp của ống trong thời kì này là sự giản dị, không theo kiểu truyện li kì, lãng mạn như. trong thời kì đầu. Ông phản ánh cao trào cách mạng của đất nước trước và sau 1945 qua hai tập truyện ngắn Địa ngục và Lò lửa, tái hiện hiện thực năm đói 1945; các tập bút kí Đất nước yêu dấu (1949), Đêm giải phóng (1950) và tập truyện ngắn Giữ thóc, tái hiện không khí của thời kì kháng chiến. Sau khi hoà bình lập lại tài nàng của ông lại được thể hiện qua cuốn tiểu thuyết trường thiên Cửa biển gồm bốn tập, tạo ra bức tranh toàn cảnh về x hội Việt Nam thời kì 1930-1945. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông lây đề tài về cuộc kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân Đề Thám với tiêu đề Núi rừng Yên Thế (ba tập). Óng qua đời khi tập 1 của bộ tiểu thuyết ra mắt công chúng.
Nguyên Hồng là nhà văn hiện thực sớm biết hướng tới lí tưởng cách một không gian lịch sử vừa có tầm rộng vừa có chiều sâu, chất chứa nhạng. Với sự lao động bền bỉ dẻo dai, với tấm lòng VI tha cao cả, ống được độc giả coi là nhà văn của “những người khốn khổ”. Tiểu thuyết của ông có tầm vóc lớn, với nhiều yếu tố nghệ thuật cách tân, chứa đựng được cả những tình cảm suy tư, cho thây vị trí xứng đáng của ông trên văn đàn Việt Nam nửa sau thế kỉ XX.
Câu 2:
Một vấn đề đặt ra trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là quyền bình đẳng của nữ giới, nghĩa là người phụ nữ có quyền dược có hạnh phúc, được tôn trọng về nhân cách và phẩm giá. Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn này đã mạnh dạn đưa ra vấn đề bình đẳng giới thu hút sự quan tâm của nhiều người, như là cách thức đánh thức dư luận quan tâm tới sự tiến bộ chung của phụ nữ.
Trước hết người đàn bà trong truyện, không có tên riêng, cũng như lão đàn ông chồng “mụ” ta, gần như quanh năm suốt tháng phải chịu những trận đòn của người chồng kém hiểu biết, cục tính. Mọi suy nghĩ thiển cận của lão về cái nghèo cái đói đang vây riết lão, đang xiết chặt cổ vợ lão và đàn con của lão, theo lão là do vợ con và do đó, lão trút hận lên vợ con bằng những trận đòn ghê gớm. Trước những trận đòn như vậy, mụ vợ không hề kêu khóc rên la, cung không hề chống lại, không hề van xin nửa lời. Người đàn bà ấy cắn răng chịu trận đòn thù hận vô cớ vì: “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu... Giá mà lão củng uống rượu thì tôi còn đỡ khổ,..Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão.,. đưa tôi lên bờ mà đánh..”, Người đàn ây phải chịu mọi oan ức, oan trái vì đàn con đông đúc mà bà ta đã cùng với kẻ vũ phu ấy sinh ra, vì “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba,.. để làm ăn nuôi nấng đăng một sấp con nhà nào cứng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi chúng cho đến khi khôn lên cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà chúng tôi phải sống cho con chịt không thể sống cho mình như trên đất được!”. Nỗi đau được kể lại cho thấy một sự thực hiển nhiên không thể chối cãi, nhưng lại là gánh nặng mà tạo hoá bất công đà dành cho người phụ nữ, Trong cuộc sống đó, trong chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhoi luôn bập bềnh trên sóng nước đó, người phụ nữ chẳng có quyền hành gì ngoài việc ăn-đẻ và nuôi con và làm tất cả những việc không tên không tuổi của một gia đình cần có phải có và phải đương đầu. Đã thế, cũng chẳng được một lời âu yếm, an ủi, động viên. Tại sao lại bất công như thế? Trước hết là sự kém hiểu biết của người đàn ông trụ cột của gia đình,thứ hai là sự kém ý thức của người vợ, vì quan niệm đàn bà là do trời sinh ra để đẻ, không ai phủ nhận thiên chức ấy của họ, nhưng đẻ nhiều sinh lắm sẽ dẫn tới nhiều bi kịch khi mà bản thân những người trong cuộc đang phải vật lộn, lao đao vì miếng cơm manh áo hàng ngày. Nếu không có những biện pháp mạnh, giáo dục nâng đỡ ý thức của những người phụ nữ đang trong cảnh khốn cùng như người đàn bà làng chài kia thì chưa thể nói tới bình đẳng giới mặc dù quyền bình đẳng và phải được bình đẳng ấy là đương nhiên. Việc nâng cao mức sống cũng là một điều kiện cần, nhưng nâng cao mức sống không có nghĩa là xã hội luôn phải cưu mang trợ cấp, giúp đỡ hết đợt này đến đợt khác, mà phải tạo cho họ công ăn việc làm ổn định, phải giúp họ “cái cần câu” chứ không phải đưa lại cho họ “con cá”.
Giáo dục ý thức bình đẳng giới không chỉ có đối tượng là phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau mà còn là trách nhiệm phải giáo dục cả những người đàn ông nữa. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đàn ông với gia đình, với vợ con là việc làm cần thiết bởi nếu người đàn ông nào cũng như lão đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa thì không thể tạo ra sự bình đẳng giới được, khi người đàn ông trong gia đình còn coi vợ con mình là gánh nặng, là nỗi bất hạnh thì khó mà thực hiện bình đẳng giới. Cuộc sống không mấy khi mỉm miệng cười với tất cả mà thường đùa giỡn với mọi số phận, bất luận trong hoàn cảnh nào, nếu không có tình thương yêu, trân trọng, tôn trọng lẫn nhau thì cũng không thể nói tới bình đẳng giới được. Muốn như vậy, xã hội trước tiên phải nâng cao mức sống, phải nâng cao dân trí,có như vậy tình thương yêu được xây dựng trên nền tảng tri thức vần hoá mới thực sự bền vững và vấn đề bình đẳng giới mới trở thành hiện thực.
Câu 3a
a) Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả Ma Văn Kháng và tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn.
• Thân bài:
Nhân vật chị Hoài xuất hiện trong gia đình ông Bằng vào một thời điểm đặc biệt. Đó là thời điểm cuối năm theo truyền thống thì những người con rể hoặc con dâu, vì một lí do nào đó không còn thuộc gia đình mà mình đã gắn bó nữa, trở về thăm lại chốn cũ nơi xưa như là một cách cảm ơn. Không khí chuẩn bị đón Tết trong gia đình ông Bàng cho thấy nhiều nét của văn hoá cổ truyền dân tộc. Điều đó được thể hiện qua việc tất cả mọi người trong từng gia đình đều nô nức, hồ hởi, tham gia chuẩn bị đón Tết mà không tị nạnh nhau, tìm mọi cách để có cái Tết chu tất trong thời bao cấp. Mọi người đều mong muốn chị Hoài cùng về đón Tết vì Tết trong quan niệm người Việt là tết sum họp gia đình.
Mọi người trong gia đình ông Bằng đều tỏ ra quý mến chị Hoài, cho dù chị chỉ là con dâu đã tái giá vì chị Hoài là người sống có tình có nghĩa. Cành gặp mặt giữa ông Bằng và chị Hoài, con dâu cũ của gia đình, diễn ra tuy ngắn ngủi nhưng rất xúc động. Hai người lại xúc động, nghẹn ngào vì mỗi lần gặp lại chị Hoài là ông Bằng lại nhớ về người con trai chồng chị Hoài đã hi sinh, vì chị Hoài là nơi ông Bằng tin cậy, thường trao đổi mọi việc diễn ra trong gia đình với chị bằng thư từ. Nhưng quan trọng hơn là vì cả ông Bằng lẫn chị Hoài đều có mối lo chung về những đổi thay trong gia đình cho dù chị Hoài không còn phải chịu trách nhiệm gì nữa về gia đình này.
Khi chị Hoài đến mọi người trong gia đình đều vui, nhưng niềm vui của mỗi người không giống nhau. Niềm vui của ông Bằng khi gặp lại chị Hoài không phải là để được gặp lại con dâu cũ hiếu thảo từ lâu không trở về mà cái chính là gặp được chỗ dựa để xác lập niềm tin giúp ông giải quyết một khó khăn mà gia đình đang gặp phải, đồng thời qua chị ông cũng được biết thêm nhiều thông tin mới về.cuộc sống bên ngoài.
Nét đẹp của chị Hoài được tác giả thể hiện ở đây qua việc nhấn mạnh chỉ là con người nhân hậu, biết điều, ứng xử đúng mực, luôn quan tâm tới mọi người bằng sự chân thành giản dị. Chị đã biết dàn xếp công việc gia đình riêng để trở về với gia đình người chồng cũ cho dù người chồng cũ ấy không còn nữa.
Sự có mặt của chị Hoài vào thời điểm tất niên có ý nghĩa nối lại những sứt mẻ trong gia đình, gắn kết mọi người lại với nhau, tạo ra không khí gia đình sum họp yên vui, đầm ấm, mang lại sự thay đổi cho không khí gia đình đang có một vài rạn nứt.
Tuy vui vẻ nhưng trong thâm tâm mỗi người, kể cả chị Hoài đều có môi lo lắng, quan tâm chung. Đó chưa phải là sức khoẻ của cụ Bằng mà là sự tác động của cơ chế thị trường đang xuất hiện, nhưng mối lo lớn hơn là nỗi lo về Cừ, một đứa con của cụ Bằng đang chao đảo trước sóng gió của cơ chế thị trường, không có mặt trong thời điểm ấy.
Tác giả đã dùng những yếu tố tạo ra không khí Tết cổ truyền của dân tộc từ bàn thờ tổ tiên với các nghi thức cúng tổ tiên. Mâm cỗ sang trọng hơn ngày thường cho dù đang ở trong thời bao cấp, có hoa trái và một cành quât.
Việc ông Bàng thắp hương cúng tổ tiên có ý nghĩa khống phải vì ông Bằng là người chủ gia đình mà là để nhớ lại truyền thống của tổ tiên, khẳng định các giá trị đạo đức đà có và cần có, Hành động đó góp phần bảo vệ truyền thống bởi vì: “Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc bất hạnh”.
Cúng tổ tiên trong ngày Tết là một phong tục đẹp của dân tộc, cần được duy trì. Hành vi tín ngưỡng này giúp mọi người luôn luôn nhớ về cội nguồn, biết sống theo đạo lí “uống nước nhớ nguồn” để sống có trách nhiệm với bản thân, với cha ông, với đất nước. Cúng Tết cũng là một biểu hiện tinh thần cao quý của văn hoá Việt.
Có thể bạn quan tâm: Phân tích cuộc gặp gỡ của chị Hoài
Câu 3b:
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
Tác phẩm Chí Phèo có cách vào truyện rất độc đáo. Trước hết đó là lời vừa kể vừa tả của nhân vật người kể chuyện: “Hắn vừa đi vừa chửi”. Nhân vật hiện lên trong-trạng thái tinh thần khác thường, bằng hành động khác thường. Sự kiện được kể và tả ở đây diễn ra trong thời hiện tại, nghĩa là thời điểm tại đó tác giả quan sát được mọi điều đồng thời xảy ra xung quanh mình, để có thể kể lại những gì mà nhân vật người kể chuyện quan sát được. Nhân vật vừa đi vừa chửi ấy, với tiếng chửi - lời chửi đặc trưng, hiện ra nguyên hình mà qua đó người đọc thấy rõ cả quá khứ lẫn tương lai của nhân vật: quá khứ của hắn là một cái gì đó không đáng tôn trọng mà cần phải phỉ nhổ, cần phải phủ nhận, còn tương lai của hắn là một cái gì đó trống rỗng hoàn toàn, là một khoảng không tuyệt đối. Lời chửi của hắn vừa có kích thước không gian (tiếng chửi có chiều cao, từ trời xuống đất), vừa có kích thước thời gian (tiếng chửi có chiều rộng đi từ quá khứ tới tương lai). Điểm nhấn của lời chửi ấy chính là cái hiện tại gắn với sự tồn tại của hắn mà chính hắn - chủ thể của tiếng chửi ấy cùng không biết vì sao hán lại tồn tại. Hắn đứng đấy ngạo nghễ, trong cái thế giới mà rượu là sự sướng, với chút tự hào đã từng xuất hiện thoáng chốc trước kia với “anh hùng làng này đếch có đứa nào bằng ta”, hắn vung vấy trong tư thê kiêu ngạo ấy mà chẳng hề ngật ngưỡng một tí nào, bởi Lẽ hắn sống bằng rượu, tồn tại trong rượu, rượu là thế giới của riêng hắn, hắn không say vì rượu, bồi Lẽ hắn say rượu thì hắn không thể rạch mặt ăn vạ được, không thể dùng máu người để đe doạ người khác được. Hắn luôn luôn tỉnh táo trong thế giới triền miên của rượu, vì thế lời chửi của hắn bài bản, lớp Lang trên dưới, có thứ bậc, được sắp xếp theo một trật tự lô-gic hoàn chỉnh mà chưa chắc những người không say đă hẳn có được. Nhân vật ở đây là kiểu nhân vật hiện thực, là kiểu nhân vật mà qua đó người đọc thấy được thời đại, nhận biết được quy luật của thời đại, nhận ra những vận động của dòng chảy cuộc sống và gợi mở những suy tư đẫm màu triết lí về con người và cuộc đời. ở đây, cần có sự phân biệt giữa văn chương và lịch sử. Văn học cũng như lịch sử đều phản ánh cuộc sống, đều có đối tượng chung là con người và cuộc đời. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai lĩnh vực này là văn học phản ánh cuộc sống đang bước đi, còn sử học phản ánh cuộc sống đã đứng lại, đà ngưng kết để từ đó ta có thể rút ra những bài học lịch sử theo các cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau,
Nhân vật chính của tác phẩm xuất hiện bằng đại từ phiếm chỉ “hắn”, xuất hiện ở dạng không tên. Đày cũng là cách thức giới thiệu nhân vật đặc biệt nhằm tạo ra sự chú ý cuốn hút độc giả. Người đọc sẽ tò mò theo dõi nhằm tìm kiếm đối tượng của tiếng chửi, tìm kiếm mục tiêu của lời chửi, Song tác giả không cho biết ngay mà tác giả đưa ra một nhận xét tạo ra ấn tượng tác giả đã quen biết hoặc hiểu rất rõ nhân vật đó bằng một sự khẳng định: “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”. Một lần nữa, nhân vật hắn lại chìm trong mồng lung, chìm trong mơ hồ, tạo ra tính độc đáo trong cách giới thiệu nhân vật. Tác giả đưa ta đi theo tiếng chửi của nhân vật ahắn” từ “chửi trời”, “chửi đời”, “chửi cả làng Vữ Đại”, “chửi đứa nào không chửi nhau với hắn” cho đến “chửi đứa chết mẹ nào đẻ rù thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo”. Tiếng chửi của Chí, ngoài vai trò mạch dẫn đưa đến việc làm lộ tên riêng của nhân vật, còn hé mở gốc gác không rõ ràng của Chí: “Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết”. Tên riêng của cái làng đó cũng xuất hiện. Sự xác lập đầu tiên lộ ra: hắn là Chí Phèo của làng Vũ Đại song không có cha mẹ, anh em, họ hàng. Trong cái làng Vũ Đại ấy, hắn là một thế giới riêng mà qua đó có thể đoán định được hăn là kẻ không nghề không nghiệp, không có gia đình riêng tư. Tiếng chửi của hắn do đó, trở thành tín hiệu báo cho mọi người biết sự tồn tại của hắn, báo trước sự xuất hiện của hãn. Lời chửi ở đây trở thành trung tính vì không gặp phải sự phản hồi nào, trở thành một loại tín hiệu thực hiện chức năng thông báo về một kiểu nhân vật không bình thường song vẫn luôn tồn tại trong làng Vũ Đại ây. Tiếng chửi của hắn trong đoạn mở đầu tác phẩm khác với tiếng chửi cũng của hắn, nhưng là tiếng chửi đầu tiên, ngay ngày hôm sau khi hắn ở tù về. Tiếng chửi đầu tiên ấy có đối tượng cụ thể, đó là bá Kiến. Cái lạ trong tiếng chửi đầu tiên này, trước hết người chửi là một người đàn ông, còn đối tượng bị chửi là kẻ vai vê nhất làng, chửi rất bài bản. Tiếng chửi đó tuyên bố sự hiện diện và đòi chỗ đứng trong làng Vũ Đại của Chí Phèo. Tiếng chửi trong đoạn mở đầu chỉ tái hiện lại cách thức sống của nhân vật này, cho thấy kiểu sống đặc trưng của nhân vật: vô công rồi nghề, chửi bới, đập phá. Nhân vật hiện ra với vẻ ngồng cuồng, điên dại không ai thèm chấp, nói cách khác, cho dù chửi bao nhiêu đi nữa thì Chí Phèo cũng bị chính làng Vũ Đại ấy đẩy ra bên ngoài làng, làng Vũ Đại không bao giờ thừa nhận hắn là thành viên của làng. Mọi người mặc nhiên để cho hắn chửi theo cách “có chửi thì tai liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe”. Tiếng chửi không ai chối từ bởi lẽ nó là một âm thanh mà ai cũng phải nghe cả; không ai đáp trả bởi ai cũng cho rằng “chắc nó trừ mình ra” tiếng chửi đó không mở đường cho hắn đi vào thế giới của làng Vũ Đại ây, do đó, hắn chỉ tồn tại như một vật kí sinh trên cái làng ấy. Tiếng chửi ấy như một sự vùng vẫy tuyệt vọng của con người đang chìm dần trong vũng lầy không đáy, như con ruồi giãy giụa vô vọng khi mắc vào nhựa dính. Những cụm từ “Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!”, “mẹ kiếp!”, “A ha” diễn tả những trạng thái tinh thần khác nhau của nhân vật, cũng là những phản ứng tâm lí của nhân vật trong tuyệt vọng. Tiếng chửi đó cho thấy nỗi đau đớn vô cùng vô tận của chính Chí Phèo. Lời chửi của hắn có vần có điệu, bước chân của hắn có nhịp có chừng, tạo nên ấn tượng “vừa đi vừa chửi”, đi đến đâu chửi đến đây, đi được chừng nào chửi chừng ấy. Lời chửi của hắn không có sự phẫn uất ai oán của ma đầu quỷ đòi nợ, nhưng có âm điệu đặc biệt kiểu âm diệu “ma hời” của Chế Lan Viên. Tiếng chửi ấy len lói vào mọi nơi mọi chốn, váo mọi hang cùng ngõ hẻm, làm nổi bật lên một bi kịch lớn lao của miền đất “cù lao, cô đảo” ấy. Truyện ngắn này không chỉ tái hiện tán bi kịch cuộc đời của nhân vật Chí Phèo mà diều quan trọng hơn, nó tái hiện tấn bi kịch của những con người, bằng cách này hoặc cách khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, bị tước mất các giá trị về cả nhân hình lẫn nhân tính như Chí Phèo song lại không có được tiếng chửi như Chí Phèo. Đó cũng là nỗi đau xé lòng xé ruột của Nam Cao.
Nhân vật Chí Phèo có mặt ở làng Vũ Đại trong một hoàn cảnh đặc biệt. Chí là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Chí hiện ra tại làng Vũ Đại trong tư thế “trấn truồng xám ngắt trong một chiếc váy đụp để bên chiếc lò gạch bỏ không”. Quyền được sống, quyền được làm người của Chí đã bị phủ quyết, bác bỏ ngay từ đầu bởi những thành kiến nặng nề của xã hội cũ. Chí được chuyền tay cho người này nuôi đến người khác nuôi, trở thành một sự kiện mà làng Vũ Đại quan tâm một cách lạnh nhạt, thậm chí rất bàng quan. Chí không có tuổi thơ, Chí bị thành kiến xã hội giật ra khỏi, vòng tay mẹ, cũng chẳng bao giờ có được hơi ấm của người cha. Chí trở thành kẻ bất hạnh ngay khi mới lọt Lòng. Một điều hài hước trớ trêu Là đứa trẻ không cha không mẹ đó lại hoàn toàn khỏe mạnh, không hề bị tật nguyền và lớn lên một cách bình thường bất chấp mọi khó khăn của cuộc đời ăn xin ở đợ. Đấy cũng Là diều sẽ dẫn nó tới bất hạnh khác. Chí sẽ trở thành công cụ cho bọn cường hào. Trước tiên, Chí trở thành người “canh điền” cho lí Kiến khi hai mươi tuổi mà “hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không hoàn toàn là xác-thịt”, thế mà cái “bà ba”, “cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa”. Và khi “hẩn thấy nhục hơn là thích” khi “bị một con đàn bà gọi đến mà bóp chân”, lại bị “mắng xơi xơi vào mặt”, thì kết quả mang lại cho hắn là những năm tháng tù tội để rồi từ nhà tù ấy trở về hắn trở thành một con người hoàn toàn khác: “Trông đặc như thằng sắng đả! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng. Cái ngực phanh, đẩy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế! Trông gớm chết!”, Hắn không có một tấc đất cắm dùi, quanh năm suốt tháng phải đi làm thuê ở đợ, hắn bị bần cùng hóa một cách thảm hại. Nhưng trong dòng xoáy của làng Vũ Đại, cuộc đời hắn không chỉ dừng ở đấy mà hắn còn bị đi tù để rồi tại đây hắn bị biến thành một con người khác, bị lưu manh hoá hoàn toàn. Trong cái làng Vũ Đại ấy, hắn không biết bấu víu, nương tựa, cậy nhờ ai. Cái làng Vũ Đại ấy, mà với hai mươi năm một con người lương thiện như Chí đã bị đẩy vào con đường tù tội, dạy cho Chí biết rằng nếu không cứng cổ thì không sống được. Chí trở về để sống ở đấy với một cách thức khác, Chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, trở thành kẻ đâm thuê chém mướn, trở thành kẻ rạch mặt ăn vạ, trở thành kẻ đầu bò, đầu bướu, thành tay anh chị, của cái xứ sở “quần ngư tranh thực” ấy. Để có thể tồn tại được hắn phải cướp giật, phải dọa nạt những người yếu hơn hoặc phải là kẻ đầu gấu bặm trợn, ngang ngửa với những kẻ hơn hẳn hắn. Điều duy nhất là hắn xin, không phải là xin ần xin uống, không phải xin ông xin bà mồ tay làm phúc mà xin đi tù.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Thị Nở, một mặt vừa mang được dấu ấn của tình người mặt khác lại diễn rạ theo cách thức rất Chí Phèo, đà thay đổi hoàn toàn con người Chí Phèo, Cuộc gặp gỡ này đóng vai trò như một sợi dây níu kéo cuối cùng còn Chí Phèo thì đang treo mình lơ lửng trên vực thẳm không cùng. Sợi dây đó mỏng manh lắm. Cuộc gặp gờ đó diễn ra dưới ánh trăng, trong vườn chuối lộng gió, giữa đất trời rộng mở. Hai cuộc đời mà mỗi người có bất hạnh riêng, song đều có điểm chung là cả hai đều bị mọi người xa lánh, Chí Phèo bị mọi người xa lánh vì đã hoá thân thành quỷ dữ, đã nhúng tay vào chàm đen, đã làm đổ máu bao người, là kiểu người làm cho mọi người sợ hãi khi gặp; còn thị Nở bị mọi người xa lánh vì thị là người đàn bà quá xấu về hình dáng bên ngoài mà có lẽ trong văn học Việt Nam chưa có hình tượng người phụ nữ nào lại được miêu tả, khắc họa tới mức điển hình cho sự xấu xí về hình thức như vậy. Bức chân dung của thị được tái hiện như sau: “Cái mặt của thị thật là một sự mỉa mai của hoá cổng; nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thể mà hai má lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má phính phình thì mặt thị còn dược hao hao như mặt lợn, là thứ mặt nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người. Cái mũi vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh như muốn chen lấn nhau với những cải môi cũng cố to cho không thưa cái mũi; có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Đã thế thị lại ăn trầu thuốc hai môi dày được bôi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại che được cái màu thịt trâu xám ngoét. Đã thế những cái răng rất to lại chia ra; ý hẳn chứng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu”. Sự xấu xí đó lại kèm theo cái nghèo, nghèo triền miên, nghèo bất tận, cái nghèo như là tài sản cố định của gia đình thị Nở cũng như của nhiều nông dân khác mãi mãi đeo đẳng họ, càng vùng vẫy càng lún sâu vào sự nghèo hèn. Hơn thế, người đàn bà thuộc loại quá lứa lỡ thì ấy còn bị xếp vào loại dở hơi, là kiểu người để người khác phải thương hại, khi gặp những con người kiểu như thị Nồ người ta lại phải chép miệng thở dài, thương hại cho một kiếp người phải mang trên mình món nợ kiếp nạn của cuộc đời trầm luân khổ ải. Chưa hết, gia đình thị Nở còn bị xếp vào dòng gióng có mả hủi mà trong theo dân gian, người có mả húi thường bị mọi người xa lánh. Hai mảnh đời lạc lõng trong làng Vũ Đại đã gặp nhau, đã đến với nhau vừa như một ngẫu nhiên vừa như một tất yếu.
Với tình cảm mà thị Nở dành cho, với những cảm giác khác thường mà cuộc tình chớp nhoáng ấy mang lại, Chí Phèo đã gần như trút bỏ được lốt quỷ dữ. Trận nôn mửa ở đây, xét về hình thức là bệnh lí, là việc cảm gió bình thường vốn vẫn xảy ra đối với mọi người. Song đối với Chí Phèo, có lẽ đây cũng là lần đầu tiên hắn ốm, lần đầu tiên, bệnh tật gõ cửa cơ thể hắn, cho nên trận nôn mửa ấy là dấu hiệu báo trước cho hắn bước ngoặt cuộc đời. Phải chăng “trận ốm thay đổi hắn vễ sình lí cững thay đổi cả tâm lí nữa?”. Trận ốm đó giúp hắn có điều kiện nhìn lại cuộc đời, nghĩ lại những ước mơ của một thuở xa xăm khi hắn chưa bán mình cho quỷ dữ. Tầm lí của hắn bị xáo đi trộn lại, diễn biến khác thường, cho nên trước những tình cảm mà Thị Nở mang lại cho hắn, hắn bắt đầu trở lại với con người thực của nó, vđĩ con người lương thiện của quá khứ hơn hai mươi năm, trước khi hắn bị đẩy vào nhà tù, Những mơ ước đời thường, khát vọng trở lại là con người được những người khác thừa nhận, chí ít là được những người có lương tâm trong làng Vũ Đại tiếp nhận đã nổi lên trong con người Chí Phèo Các suy tư của Chí rất hợp cảnh hợp tình, phù hợp với logic phát triển tâm lí. Thị Nở trở thành nỗi khát khao của Chí, trở thành hạnh phúc của mơ ước “một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng bỏ lại một con lợn nuôi làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
Nhân vật bá Kiến hiện lên trong tác phẩm như là kẻ đại diện cho quyền uy gần như tuyệt đối của làng Vũ Đại bởi “bốn đời làm tổng lí”. Bá Kiến được coi là kẻ “khôn róc đời”, vừa “hét ra lửa” vừa có “cái cười Tào Tháo”, vừa biết cài bẫy giăng lưới để đám đàn em đâm chém nhau, đê người làng sinh sự xâu xé với nhau, qua đó hắn còn làm ăn kiếm chác. Bá Kiến hơn lũ cường hào ở Vũ Đại một cái đầu, vì thế để đổi phó với bá Kiến lù đàn em không còn cách nào khác là liên kết với nhau. Cho nên khi bá Kiến chết, Đội Tảo thẳng thừng tuyên bố: “Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn”. Bá Kiến sử dụng Chí Phèo với phương châm “lấy thằng đầu bò để trị thằng đầu bò”, lọc lõi với cách thức “mềm nắn rắn buông”, luôn đưa ra cách đối nhân xử thế thích hợp, luôn biết giành thế chủ động, giành thế thắng về mình, trừ tình huống cuối cùng khi đối thủ của hán là Chí Phèo đến để đòi quyền làm người lương thiện. Lúc này Chí Phèo đã bị cự tuyệt, bị Thị Nở chối từ, con đường trở lại làm người lương thiện bị cắt đứt. Tình yêu không còn, tình người vừa lóe lên đã vụt tắt, bá Kiến lại chỉ ở nhà một mình. Cái chết của bá Kiến là không tránh khỏi và tấn bi kịch của Chí Phèo cùng đạt tới đỉnh cao.
Xem thêm >>> Phân tích cấu nói trong "Chí Phèo" và "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"
Nếu có bất kì thắc mắc hay ý kiến đóng góp đến Cunghocvui thì bạn hãy để lại ngay ở phía bên dưới comment nhé! Chúc bạn học tập tốt <3