Đăng ký

Đề tự luận 26: Vẻ đẹp rất riêng của tâm hồn người phụ nữ Việt Nam

I) ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1:
Trình bày ý nghĩa của tiêu đề "Số phận con người" và nêu ý nghĩa của hình ảnh hai con người một già một trẻ đi bên nhau ở cuối tác phẩm này.

Câu 2: Trình bày các công hiến của Các Mác (dựa theo bài “Điếu văn của Ănghen đọc trước mộ C.Mác”

2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ dược lãm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Bài thơ “Sóng" của Xuân Quỳnh cho thấy vẻ đẹp rất riêng của tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Hãy chỉ ra vẻ đẹp ấy. .
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích nghệ thuật xây dựng và tổ chức tình huống trong "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.

B. GỢI Ý
Câu 1:
Ngoài việc giới thiệu ngắn gọn vài nét về tác giả, tác phẩm để tạo ra phần mở bài thi cần chú ý khai thác các khía cạnh sau:
-   Khi con người bị đặt vào hoàn cảnh bất đắc dĩ, hoàn cảnh bất thường đòi hỏi con người phải tự vượt lên trên hoàn cảnh bị đặt vào thì khi đó ý niệm về sô* phận xuất hiện. Hai con người đó trở thành hai số phận, để rồi khi họ gắn kết với nhau bằng một quan hệ cha —con thì cả hai lại trở thành chung một số phận. Tính chất số phận xuâ*t hiện như là một cách thức khái quát triết lí bao hàm mọi số phận của những người khác.
-    Điều khác biệt ở đây là khi hai con người cô đơn, bơ vơ gặp nhau để tạo thành một số phận mới thì số phận ở đây không phải là một định mệnh thần bí mà cho thấy số phận của con người do chính con người tạo.
-    Cũng như vậy hạnh phúc của con người là do chính nó làm nên. Nó có tác dụng thức tỉnh tính chat người trong mỗi con người. Hành động của Xô-cô-lốp do đó vượt lên trên cái bình thường và trở thành cái phi thường, tạo ra phẩm chất anh hùng ca của câu chuyện.
Hình ảnh hai con người một già một trẻ đi bên nhau ở cuối tác phẩm Số phận con người là một hình ảnh đẹp, rất lãng mạn. Hai con người có thể nói là côi cút giữa dòng đời này, tin cậy hoàn toàn vào nhau, không chút lo âu cho dù chưa biết cái gì đang chờ đợi họ ở phía trước.Họ tin vào tương lai và chấp nhận thử thách trong hiện tại để vươn tới tương lai đó. Hình ảnh này gợi ra một ý niệm về hạnh phúc: trong khổ đau, trong bất hạnh, con người vẫn có được hạnh phúc khi được tình người nối kết, khi được tình đời sưởi ấm. Hai con người ấy không còn mặc cảm cô đơn, trơ trọi nữa.
Cũng cần chú ý tới đoạn kết của tác phẩm “Số phận con người” mà ở đó tác giả nhắc nhở mọi người không được lãng quên quá khứ nhưng cũng đừng để bất cứ một bất hạnh nào như những người lớn đã gặp, như Xô-cô-lốp đã phải chịu đựng, tái diễn đối với cuộc đời của bé Va-ni-a. Đấy cũng là khát vọng hướng tới hoà bình, mong muốn một cuộc sống an bình,đó ai cũng được sống bằng chính lao động của mình, ai cũng có thể tự xây đắp cho mình hạnh phúc riêng.

Câu 2:
Cống hiến đầu tiên của C.Mác là “tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người' qua các thời kì lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng (bao gồm tư liệu sản xuất, cách sản xuất tư liệu sản xuất, trình độ phát triển kinh tê, .) quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội (bao gồm các hình thức, thể chế nhà nước, tôn giáo, văn học nghệ thuật,...). Cống hiến thứ hai là “tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sán do phương thức đó dẻ ra”. Đó là quy luật về giá trị thặng dư. Công hiên thứ ba, qua cách lập luận của Ph.Ăng-ghen, là cống hiến quan trọng hơn cả. Đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng - khoa học thành hành động cách mạng, bởi vì “khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng” và “trước hết Mác là một nhà cách mạng”, ở Mác “đấu tranh là hành động tự nhiên”.
Các còng hiến này được sắp xếp theo một trật tự tăng tiến; công hiến sau lớn hơn cống hiến trước, mặc dù chỉ có được một trong các cống hiến ấy cũng đã trở thành vì nhân rồi. Để làm nổi bật cống hiến của Mác. Ăng-ghen đã so sánh các cống hiến ấy với cống hiến của Dac-uyn, của các nhà khoa học khác cùng thời đại. Thế kỉ XIX, ở phương Tây, là thế kỉ của nhiều phát minh lớn, quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các cống hiến của Mác mang tầm vóc khái quát, mỡ đường cho thời đại Trong ý nghĩa đó, Mác nối bật lên hàng đầu là "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại'.
Mác “tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên”, nói cách khác là Mác chống lại bất còng, chống lại cường quyền và bạo quyền. Mác “tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu tiên đem đến cho giai cấp ấy ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phổng” nói cách khác là Mác bênh vực cho ngừng người lao động, những người cùng khổ. Mác đem đến cho họ niềm tin vào hạnh phúc trong một thế giới mới, thế giới ở đó người lao động thực sự là chủ nhàn của xã hội. Các cống hiến của Mác là tài sản chung của nhân loại. Các cống hiến ấy không chỉ có giá trị lí luận mà nó còn có giá trị hành động, góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên. Vì hoạt động của Mác không phải để phục vu cho quyền lợi của cá nhân mà cho quyền lợi của toàn dân, do đó, “ông có thể có nhiều kẻ dổi địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả”.

Có thể bạn quan tâm: So sánh: "Điếu văn đọc trước mộ C.Mác" với "Văn tế Phan Châu Trinh"

Câu 3a:
a) Mở bài: Giới thiệu qua vài nét về Xuân Quỳnh, về bài thơ “Sóng”
b) Thân bài: Phải khai thác được các ý sau:
+ Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh đã vẽ nên vẻ đẹp đáng yêu của người phụ nữ Việt Nam, tạo nên dấu ấn đặc trưng của tâm hồn phụ nữ Việt Nam.
-I- Vẻ đẹp của tâm hồn được tác giả nhấn mạnh qua các khía cạnh: chân thành và đằm thắm trong tình yêu đôi lứa; sôi nổi, mạnh mẽ và chủ động trong tình yêu, qua đó cho thấy sự dũng cảm của người con gái giàu lòng tự trọng.
4- Khát vọng mãnh liệt hướng tới xây đắp một tình yêu thuỷ chung, son sắt, sẵn sàng vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại để đến với tình yêu.
+ Tình yêu của người con gái là tình yêu không vụ lợi, thể hiện sự trong trắng của tình cảm và động cơ trong sáng của tình yêu.
+ Tình cảm của người con gái là tình cảm dâng hiến chân thành, mạnh dạn, dám tự bộc lộ mình và đầy cũng chính là tình cảm rất người, rất nhân loại.
+ Tuy chủ động và mạnh mẽ, nhưng tình yêu của người con gái vẫn mang đậm chất nữ tính với yêu cầu và đòi hỏi cao nhất là mình được thương yêu hết lòng, là sự thuỷ chung của người bạn đời mà mình đã chọn.
4- Đến với tình yêu, người con gái đã cảm nhận được sự mong manh của cuộc đời trong dòng chảy thời gian vì thế khát vọng được yêu càng trở nên mãnh liệt, sự khao khát có một tình yêu bền vững trong thời gian càng trở nên cấp bách. Tình yêu gắn liền và đi đôi với hạnh phúc gia đình.
c) Kết luận: những khát vọng tâm hồn được thể hiện trong bài thơ “Sóng” cho thấy vẻ đẹp riêng của tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, tạo ra nét phẩm chất riêng của nhân cách con người Việt Nam.
Câu 3b:
a) Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
b) Thân bài: Chú ý các chi tiết sau:
Đối với truyện ngắn, tình huống có vai trò quan trọng đặc biệt- Tình huống chính là hoàn cảnh riêng được tạo ra bởi một sự kiện đặc biệt, tiêu biểu mà tại đó cuộc sống được dồn tụ lại, được nén chặt lại và cùng chính tại đó, ý đồ tư tưởng của người nghệ sĩ được bộc lộ sắc nét nhất. Có ba kiểu tình huống để tạo dựng một truyện ngắn: tình huống hành động gắn với hành động có tính chất bước ngoặt của nhân vật, Tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Tình huống nhận thức chủ yếu giải nghĩa thời điểm “giác ngộ” chân lí của nhân vật. Nguyễn Minh Châu đã lựa chọn kiểu tình huống nhận thức để tạo ra tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Nhân vật của truyện được đặt trong tình huống nhận thức là Đẩu, chánh án toà án huyện, là Phùng, nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Việc người chồng đánh vợ đã diễn ra thường xuyên và dường như đều có sự chuẩn bị trước về mặt tâm lí qua đó cho thấy tính cách của nhân vật này. Nguyễn Minh Châu đà nhấn mạnh những chi tiết sau đây để chỉ  ra nét đặc biệt trong tính cách con người vũ phu đó: Khi mới rời thuyền lào đàn ông bao giờ cũng nhìn chằm chằm vào lưng vợ và chỉ trớ nên dữ tợn khác thường khi hai người đã đi vào phía sau bãi xe tảng hóng, khi đánh vợ, lão vừa đánh vừa “rên rỉ đau đớn”. Lão chỉ đánh vợ ở bãi xe tăng hỏng.
Thái độ của người đàn bà bị chồng đánh cũng rất lạ. Cái lạ ấy là “không hề kêu một tiếng, không hề chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Đó là giải pháp tối ưu mà người đàn bà ấy lựa chọn để hi vọng chồng vơi đi nỗi khổ theo cách hiểu của bà.
Người đàn ông ấy đối xử tàn nhẫn với vợ mình như thê bồi rất có thể hắn ta là kẻ bất đắc chí vì không thành đạt trong cuộc đời, cũng có thể hắn luôn luôn bị ốm ảnh cho rằng cái khổ của hắn là do người đàn bà kia đem lại, song co lẽ điều cơ bản hơn là vì cái đói cái nghèo mãi đeo đẳng mà hắn không sao thoát ra được.
Gã đàn ông ấy chỉ đánh vợ nơi bãi xe tăng hỏng có thế vì hắn xấu hổ không muốn mọi người nhìn thấy cảnh hắn hành hạ vợ, cũng có thể vì nơi đó là chỗ kín đáo, xa nhà nên ai muốn can ngán cũng không muốn tới. Nhưng nổi bật hơn vẫn là vì tác giỗ muốn tạo ra sự so sánh ngầm giữa cuộc chiến chống ngoại xâm và cuộc chiến chống đói nghèo.
Khi được mời đến tòa án huyện, thái độ của người đàn bà đó đi từ bị động đến chủ động, chấp nhận hoàn cảnh hiện tại và chủ động đề xuất: “các chủ đừng bắt tôi bỏ nó”, không đổ lỗi cho chồng.
Người đàn ấy vẫn chấp nhận sòng cảnh khổ đau mà không dám dứt bỏ người chồng vũ phu vì người đàn bà ấy không sống cho mình mà sông cho các con, chấp nhận khổ đau, hi sinh về mình để cho các con được lớn lên, vì mỗi con thuyền lưới vó bao giờ cũng cần một người đàn ông đê chống chèo khi phong ba bão táp, vì đối với mụ, gã đàn ông ấy là trụ cột gia đình mà không có hắn mụ chẳng thể nào nuôi nổi đàn con đông đúc.
Người đàn bà đó lại khóc khi nghe Phùng nhắc tới thằng Phác vì trong đám con cái đông đúc ấy, “mụ không yêu một đứa nào bằng thằng Phác, cải thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ”, vì qua thằng Phác, người đàn ây nhớ lại một quãng đời bình lặng yên ả: “lăo chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”, vì nỗi sợ từ trong tâm khám, mụ lo thằng Phác rồi cũng giống bố nó.
Đẩu, với tư cách là chánh án toà án huyện, được gọi là Bao Công của huyện nhà, sau khi nghe lời trần tình của người đàn bà bị hành hạ đá thở dài. Vì giái pháp li hôn mà anh đề xuất không được người đàn bà đó chấp nhận chỉ là nguyên nhân thứ yếu còn vì anh quá ngây thơ trước thực tế đa dạng, nhiều chiều, lắm uẩn khúc của cuộc đời, bới lòng tốt của anh không mang tính thực tế, mới là nguyên nhân chủ yếu.
Với tư cách là nghệ sĩ săn tìm cái đẹp, Phùng đã có giây phút “hạnh phúc tràn ngập tâm hồn' bởi anh đã có được “cái đẹp tuyệt đỉnh cứu ngoại cảnh” mà anh hằng ao ước. Nhưng cũng như Đẩu, bạn anh, anh hoàn toàn bất ngờ. Vì vì bức ảnh chụp được quá đẹp nhưng đằng sau bức ảnh đó anh nhận ra một sự thực trần trụi, đớn đau khi con thuyền anh vừa chụp, cập bến và bất ngờ hơn vì thái độ và cách giải thích lạ lùng của người đàn bà tại toà án huyện.
Tại toà án, sau khi chứng kiến Đẩu trong trạng thái “rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”, Phùng cũng “ngộ ra” nhiều vấn đề. Đó là hoàn cảnh của người đàn bà là đáng thương nhưng không thể khác. Bức ảnh anh chụp được chỉ là vẻ ngoài bóng nhoáng của hiện thực. Do đó, cần có cách nhìn khác đầy đủ, chính xác hơn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
Có thể nói sau khi chạm trán trực tiếp với người đàn bà tại toà án huyện, cả Đẩu và Phùng đều nhận thức ra những điều mới lạ, đúng đắn. Đó là không thể nhìn cuộc đời đơn giản một chiều, là phái đi sâu vào hiện thực để thấy rõ hơn hiện thực chứ không chỉ dừng trên sách vở lí thuyết, là không thể nhìn cuộc đời qua mắt lưới.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực trong gia đình qua văn bản truyện ngắn này ngoài lí do ít học, kém hiểu biết và tính vũ phu, cục cằn bản năng, lí do đẻ nhiều, con lắm mà lại không có thu nhập ổn định, thì lí do cơ bản là tình trạng đói nghèo kéo dài thường xuyên dần tới tâm trạng u uất, bế tắc.
Nỗi đau của người đàn bà không chỉ về thể xác mà còn là nỗi đau tinh thần. Điều đó được thể hiện qua chấp nhận để chồng đánh, nhưng xin chồng không đánh mình trước mặt các con, bị đánh đau mấy cũng không kêu la, khóc lóc, van xin. Kill các con biết được bà bị đánh thì bà tồ ra “vừa đau đớn vừa xấu hổ, nhục nhã.
Khi bị chồng đánh một cách vô lí, người đàn bà đó không gọi các con minh đến cứu vì bà không muốn tâm hồn con cái mình bị tổn thương, VI bà rất yêu quý các con, không muốn để các con phải lo lắng về mình, vì bà có quan điểm sông nhẫn nhục, cam chịu.
Qua việc thằng Phác xông vào cứu mẹ và lời tuyên bố của nó với những người thợ đóng thuyền “nó còn cỏ mặt dưới biến này thì mẹ nó không bị đánh”, Nguyễn Minh Châu muốn lên án cách đối xử vũ phu. thất học, lên tiếng bảo vệ quyền trẻ thơ được sống hạnh phúc bình yen. Những điều quan trọng nhất là ông lo cho lũ trẻ trong đó có thằng Phác, trước viễn cảnh không lấy gì làm sáng sủa của gia đình đánh cá ấy.
Thói vũ phu của người đàn ông được phán xử từ nhiều góc nhìn khác nhau. Đó là góc nhìn pháp luật qua nhân vật Đầu, chánh án toà án huyện, góc nhìn định kiến, lí lịch thành phần chủ nghĩa của Phùng trong lần tiếp xúc đầu tiên tại toà án, góc nhìn bột phát từ tình thương trẻ thơ của Phát: yêu mẹ, ghét bố góc nhìn của người đàn bà bị đánh: thương hại cho chồng song cũng rất hiểu chồng và góc nhìn của tác giả: tạo ra cách thức trao đổi nhìn nhận vấn đề người chồng đánh vợ.
Khi đứng trước tấm ảnh mà mình đã chụp được thì Phùng luôn luôn bi ám ảnh bởi cảm giác người đàn bà trong ảnh đó bước ra như trong cuộc đời. Qua chi tiết đó, Nguyễn Minh Châu không chỉ muốn nhấn mạnh việc Phùng luôn luôn nhớ tới thời khắc đặc biệt mà nhờ đó anh có được tấm ảnh đẹp mà Nguyễn Minh Châu muốn rút ngắn khoáng cách giữa nghệ thuật với hiện thực. Theo ông, người nghệ sĩ phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, phải nhìn nhận đầy đủ số phận con người,
Giữa “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Chiếc thuyền cập bờ”, cho dù cả hai chỉ là một, là một khoảng cách, Nguyễn Minh Châu tạo ra khoảng cách ấy để muốn nói lên giữa nghệ thuật và hiện thực có một khoảng cách mà khoảng cách ấy càng gần thì tính hiện thực của tác phẩm càng cao.Nghệ thuật không chỉ tái dựng lại các cảnh đẹp mà phải quan tâm tới con người trước hết, phải góp phần giải phóng con người khỏi mọi bất hạnh, rủi ro. Không thể nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, luôn thỏa mãn mà phải có tấm lòng yêu thương con người, dám đến với mọi số phận.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” cho thấy một cái nhìn mới của Nguyễn Minh Châu. Cái nhìn ây thế hiện cái nhìn nhân đạo trước số phận của những người lao động nghèo khổ, là cái nhìn thấu hiểu, cảm thông, đầy tình người và tính trách nhiệm, nhưng đặc biệt hơn là cái nhìn lo lắng trước những nghịch cảnh của đời thường.
Giọng điệu của tác phẩm cũng thay đổi theo các góc nhìn của các nhân vật xoay quanh câu chuyện về số phận người đàn bà đó. Giọng điệu nào là nổi bật hơn cả là giọng điệu trầm lắng suy tư mang màu sắc.
Vẻ đẹp của tác phẩm này là câu chuyện về số phận trớ trêu của người đàn bà hàng chài và thái độ lạ lùng của bà ta, là tình yêu con người bao hàm trong việc tìm kiếm phát hiện và ca ngợi tôn vinh những “vẻ đẹp người” còn tiềm ẩn.
Là người nghệ sĩ mẫn cảm, điềm đạm, nhiều Ưu tư trước cuộc đời, Nguyễn Minh Châu thường kể chuyện bằng giọng kể thủ thỉ, trầm tĩnh ẩn giấu một nụ cười nhân hậu, lời văn của ông mộc mạc và giản dị, Trong truyện ngắn này, ông còn bộc lộ sở trường về sử dụng ngôn ngữ. Điều đó được thể hiện sử dụng ngôn ngữ nhân vật phù hợp với tính cách nhân vật, sử dụng ngôn ngữ nhân vật phù hợp với tình buông mà nhân vật ấy rơi vào. Ngôn ngữ của nhân vật người kể chuyện mang tính khách quan.
Có thể so sánh cách nhìn về nghệ thuật của Nam Cao trong câu “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” thường được coi là tuyên, ngôn nghệ thuật quan trọng của Nam Cao được đưa ra trong tác phẩm Trăng sáng (1943) và sự nhận thức mới về nghệ thuật của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu để thấy rõ hơn các cách nhìn nhận về chức năng nghệ thuật của văn chương.
Nghệ thuật là một lĩnh vực thuộc văn hóa tinh thần mà đối tượng phản ánh là con người và cuộc đời. Vì thế nhà văn nào đến với nghệ thuật cũng mong muốn tìm câu trả lời về bản chất chức năng của nghệ thuật. Mỗi tác giả trong cuộc đời văn nghiệp của mình đều tìm cách này hay cách khác để trả lời vấn đề đó. Có thể thấy điều đó qua hai cách giá định của nhà văn Nam Cao qua tác phẩm “Trăng sáng” và Nguyễn Minh Châu trong Chiếc thuyền ngoài xa để cùng một mong muốn giúp độc giả tự tìm ra câu trả lời đúng nhất cho vấn đề trên. Qua những nhân vật mà hai tác giả xây dựng trong các tác phẩm của mình có thể thấy rõ hai cách nhìn cuộc đời: cuộc đời nhìn qua ánh trăng và cuộc đời nhìn qua mắt lưới. Nghệ thuật cũng có thể là “ánh trăng” nhưng không thể là ánh trăng lừa dối, mê hoặc, che đậy bất công. Nghệ thuật “không nên” là “ánh trăng lừa dối” mà phải là ánh sáng soi chiếu để giúp độc giả thấy rõ hơn hiện thực bất công và dẫn đường cho họ tới một sự nhận thức và giác ngộ cần thiết. Nghệ thuật phải phản ánh chân thực cuộc sống. Nghệ thuật phải có sức mạnh vừa phản ánh vừa tố cáo hiện thực, bắt độc giá không thể làm ngơ trước hiện thực đen tối phũ phàng ây của mọi kiếp người lầm than.
Các hai cách nhìn cuộc đời này đều khó dẫn tới cuộc đời đích thực với muôn hình muôn trạng đời thường của nó mà có thể nói rằng hạnh phúc thì ai cũng giống nhau còn bất hạnh thì mỗi người một kiểu. Văn học phải chỉ ra muòn môi bất hạnh ấy, phải chỉ ra những nghịch lí cuộc đời để cùng suy ngẫm, cùng tìm câu trả lời. Văn học không phải trốn tránh hiện thực, lại càng không được che đậy sự bất công phi lí mà nhiều số phận phải chịu đựng. Nhà văn phải nhập cuộc, phải đặt tình thương yêu nhân loại lên đầu, Nhà vãn phải có trách nhiệm khi cầm bút và phải nhận nhiệm vụ mà lịch sử giao phó, để tạo ra cái Chân, cái Thiện, cái  Mĩ trong nghĩa đầy đủ nhất của các tử này Từ đó khẳng định chức năng xây dựng, tạo dựng con người của văn học nghệ thuật. Chức năng của nghệ thuật là giúp độc giả nhận thức và giác ngộ.

Xem thêm >>> Tâm hồn người con gái đang yêu trong "Sóng" - Xuân Quỳnh

Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe