Đăng ký

Đề tự luận 27: Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong "Vợ nhặt"

I) ĐỀ BÀI

1)Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Hàn Mặc Tử và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
Câu 2 (3,0 điểm): Sự khác nhau giữa chức năng văn học và giá trị văn học là gì?
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3,b)
Câu 3.a. Bình giảng khổ thơ: 
“tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng 
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm” trong trong bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy.
Câu 3.b. Qua việc phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt, của Kim Lân, hãy chứng minh tính cách nhân vật này là tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

B. GỢI Ý
Câu 1:
Hàn Mặc Tử là một tên tuổi nổi bật trong làng thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Tên thật của ông là Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912 tại làng Lệ Mĩ, huyện Đồng Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình) trong một gia đình công giáo. Cha mất sớm, sống với mẹ tại thành phố Quy Nhơn. Sau một thời gian ngắn làm việc ở Sở Đạc điền thì ong bị thôi việc vì lí do bệnh tật. Năm 1936, ông bị mắc bệnh phong và đến tháng 9/1940 thì được đưa vào nhà thương phong Quy Hoà và mất ở dây sau hai tháng. Hiện nay, phần mộ của ông vẫn còn ở thành phố Quy Nhơn.
Hàn Mặc Tử đến với thi ca từ những năm 15, 16 tuổi với nhiều bút danh khác nhau. Thơ ông sau này được tập hợp lại và in thành Tuyển tập Hàn Mặc Tử ((1987). Ồng là một tài năng thơ lớn, một hồn thơ mãnh liệt đam mê, độc đáo và kì dị vì thế có rất nhiều đánh giá khác nhau về thơ ông.
Năm 1936, ông cùng Chế Lan Viên lập ra trường phái thơ loạn (tức thơ điên) mà tuyên ngôn là bài “Tựa Điêu tàn”. Phồn chủ yếu trong thơ ông là thơ “điên”, sáng tác chủ yêu vào thời kì ông lâm bệnh. “Thơ điên” được chia thành ba phần: Hương thơm. Mật dẳng và Máu cuồng và hồn điên mà trong tập thơ này, có những bài trong trẻo, nồng nàn thi vị như Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ. Thơ điên của ông tái hiện một thế giới huyền bí, kinh dị bằng những hình ảnh âm thanh ghê rợn, qua đó ta thấy được nỗi đau quằn quại của một tâm hồn và một thế xác bệnh tật. Khát vọng sống, sự hướng về tình yêu và cuộc sống vẫn không mất đi trong ông nhưng là một nỗi đau ghê gớm.
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” liên quan tới câu chuyện tình trong cuộc đời ông. Thời kì đang làm việc ở Sở Đạc điền Quy Nhơn, ông có thầm yêu Hoàng Cúc, một thiếu nữ người Huế và là con gái một viên chức cao cấp. Mối tình này được gửi gắm qua các bài thơ của tập Gái quê. Sau này Hoàng Cúc trớ về Vì Dạ-thành phố Huế. Khi được Hoàng Tùng Ngâm, bạn của Hàn Mặc Tử và là anh họ của Hoàng Cúc cho biết nhà thơ bị bệnh nặng nên gửi thư thăm hỏi thì Hoàng Cúc: “Thay vì viết thư thăm, tôi gửi bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái danh thiếp. Trong ảnh cỏ may, có nước, có cô gái chèo đò với chiếc ngang, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời thăm hỏi Tử rồi nhờ Ngâm trao lại. Sau một thời gian tôi nhận được bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và một bài nữa do Ngâm gửi về” (Thư của Iloàng Cúc gửi Quách Tấn ngày 15/10/1971). Xuất xứ của bài thơ là như vậy.

Có thể bạn quan tâm: Hàn Mặc Tử: Số phần và khát vọng của người nghệ sĩ
Câu 2:
Sự khác nhau giữa chức năng văn học và giá trị văn học là:
+ Chức năng văn học là khái niệm chỉ vai trò, tác dụng của văn học đối với cuộc đời và con người. Giá trị văn học là khái niệm chỉ những gì mà người đọc thu nhận được sau khi đọc tác phẩm văn học.
+ Chức năng văn học là thuộc tính của văn học xét ở tầm vĩ mô, xem xét văn học trong các môi quan hệ với các hình thái xã hội như triết học, tôn giáo, chính trị... còn giá trị văn học là điều mà người đọc thu hoạch được sau khi tiếp cận với tác phẩm văn chương,
+ Chức năng văn học là khái niệm xã hội học về văn học, còn giá trị văn học là khái niệm về văn hoá của văn học.
+ Giá trị văn học là khả năng của văn học nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của con người trong cuộc sống. Giá trị văn học là một tác nhân tác động sâu sắc đến đời sống tình cảm và văn hoá của con người. Giá trị văn học nuôi dưỡng, làm phong phú tâm hồn con người bằng nghệ thuật ngôn từ.
Câu 3a:
a)         Nêu một vài nét về tác giả Nguyễn Duy, bài thơ Đò Lèn và vị trí của khổ thơ được trích.
b)         Khổ thơ này có bôn câu nhưng được chia thành hai nửa với hai ý nghĩa và cảm nhận khác nhau. Nửa đầu là sự vô tư hồn nhiên của một đứa trẻ đang độ lớn, đang tuổi ăn chơi đùa nghịch:: “tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực ì giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần và nửa thứ hai là kỉ niệm mang tính hiện thực được đan cài vào những kỉ niệm mộng mơ: “cái năm đói/ củ dong riềng luộc sượng/ cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm”. Tuổi thơ của tác giả phiêu diêu, Lớn lên giữa hai bờ hư-thực, di chơi là  về nhà là “thực”, giữa “bà” là thực và “tiên phật, thánh thần” là hư ảo. Khi đi chơi, tác giả đi vào thế giới “hư” đi vào một thế giới khác, thế giới của khát vọng của mộng tưởng “ở hiền gặp lành” trong thế giới đó, không có đói nghèo, phân biệt hay cái ác hoành hành. Đó là thế giới của lí tưởng. Khi trở về, tác giả trở lại với cái hiện thực đời thường, với sự vất vả lam lũ của người bà, cặm cụi ngày này qua tháng khác làm lụng, tất tả ngược xuôi đế đem về cho cháu mình sự sống. Hai thế giới “thực ” và “hư” đó tương phản với nhau, nhưng không đòi lập nhau. Tác giả tìm thấy những chất liệu tinh thần thỏa mãn cho những ước mơ mộng tưởng, cho sự hồn nhiên trong trắng của mình trong thế giới “tiên phật, thánh thần”', còn thế giới “thực” gắn chặt với hình ảnh bà ngoại, thoả mãn cho tuổi thơ đang lớn, ham ăn háu đói này. Vì được thả mình trong hai thế giới đó, mà ở thế giới nào, tác giả cũng thấy được thỏa mãn, và có cái để thỏa mãn, nên chát vô tư càng thêm đậm nét, vì thế tác giả trở thành trong suốt giữa hai bờ hư thực ây. Tác giả- chủ thể trữ tình không phải lo sợ khi bước vào thế giới “tiên phật thánh thần” nhưng cung không hề bị bỏ rơi, bỏ đói trong thế giới thực mà bà ngoại là chủ nhân của thế giới đó. Ở đây, có sự so sánh ngầm giữa “bà” và “tiên phật thánh thần” và điều này cũng đúng thối, bời tác giả khi đặt ra sự đối chiếu giữa hai thế giới ấy, đã ngầm xem bà mình cũng là một bậc “tiên phật thánh thần” giữa cuộc đời lam lũ, là bà tiên bà phật mang lại sự sống cho mình. Như vậy, hai thế giới đó trở thành hòa nhập với nhau, thế giới “tiên phật thánh thần” trên cõi trời thầm thẳm, trong thế giới của cái “hư” hoà trộn với thế giới tiên phật thánh thần của trần thế hiện thân qua *bà ngoại. Giữa hai thế giới đó, hiển nhiên tác giả - chủ thể trữ tình được lớn lên bằng những điểu thuần khiết, để trở thành trong suốt tạo ra khả năng thâm nhập dễ dàng vào hai thế giới đó. Lí giải hai bờ hư “ thực, hiện thực đói khổ và thế giới tiên phật huyền ảo lung linh.
c)          Ấn tượng dai dẳng nhất, hằn sâu nhất đối với tác giả chính là “cái năm đói” với thức ăn chủ yếu là những củ dong riềng, nhưng cũng không có đủ củi để mà luộc thật chín, hoặc phải luộc vội để ăn, để khỏi bị lả đi vì đói, nhưng tác giả vẫn chưa thể ý thức được một cách thật sự cái nghèo đói, lam lũ của bà ngoại, bởi vì đối với những người nghèo, có cái để ăn được và để được ăn là điều quan trọng hơn. Hơn nữa, “cái năm đói ấy là đói chung, không phải riêng gì bà ngoại, cho nên trước đó thiêu trong hoàn cảnh đói kém ấy, có thiếu thêm một tí, mọi người vẫn khó cảm nhận ra được. Hình ảnh “củ dong riềng” với tính chất đặc trư.ig “luộc sượng” là hình ảnh mang tính hiện thực cao, mang khả năng khắc họa rất lớn, trở thành ấn tượng hằn sâu trong tâm thức tác giả - chủ thế trữ tình.
d)         Bà ngoại là hiện thân của sự đói nghèo thường xuyên thường trực ấy, với sự chịu đựng vô biên mà tác giả - đứa cháu ngoại của bà - chỉ linh cảm thấy chứ không hiểu thấu được. Đứa cháu chấp nhận cái nghèo của bà như một cái đương nhiên với niềm an ủi lớn theo đạo lí tiên phật thánh thần là “ở hiền gặp lành”. Vì thế đứa cháu trở thành “trong suốt”, vô tư, không vòi vĩnh, cũng không quậy phá, đòi hỏi. Câu cuối của khổ thơ lại cho thấy một lần nữa sự hoà quyện giữa hai thế giới “hư-“thực” khi trong củ dong riềng luộc sượng “cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm”. Như vậy, cái hiện thực đói nghèo vất vả tiêu biến đi nhường chỗ cho ước mơ lí tưởng, cho những điều tâm niệm thánh thiện của tác giả khĩ nhận thấu lẽ sống ở đời. Củ dong riềng luộc sượng không còn là củ dong riềng luộc sượng nữa mà đà trở thành một món cao lương mĩ vị của thế giới tiên phật thánh thần. Một lần nữa hình ảnh bà ngoại lại được nâng lên ở một tầm vóc mới, tầm vóc của sự biết ơn theo mò thức kì vĩ hoá những ân nhân trong truyền thông cổ tích, huyền thoại.
- Kết luận: Bốn câu thơ đã cho thấy sự day dứt hoài niệm về cuộc đời thơ ấu của tác giả - chủ thể trữ tình. Bốn câu thơ để lại cảm giác bâng khuâng lắng đọng, thể hiện sâu sắc cảm niệm về tình đời tình người về tình bà cháu.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích hình ảnh người bà trong "Đò Lèn"
Câu 3b:
a) Mở bài: Giới thiệu sơ lược vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Kim Lân. Giới thiệu qua về tác phẩm Vợ nhặt.
b) Thân bài: Nhân vật bà cụ Tứ Là một trong ba nhân vật nổi bật trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Bà xuất hiện với tư cách là mẹ của Tràng, người đã nhặt được người bạn đời của mình trong thời điểm nạn đói đang hoành hành khắp nơi khắp chốn. Nhân vật bà cụ Tứ có vẻ đẹp riêng, thể hiện một tấm lòng bao dung, nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp đó thể hiện qua diễn biến của tâm trạng bà cụ khi thảy Tráng giới thiệu với bà người bạn đời của mình mà anh ta đã “nhặt được”
4- Đây là một bà mẹ nghèo lam lũ. Cái nghèo ngăn cản không để cho con trai bà, cho dù có xấu xí một chút nhưng hiền lành chăm chỉ và tốt bụng, có điều kiện để xây dựng gia đình theo cách truyền thống nghĩa Là có cưới có xin, Con trai đi làm thuê, bà ở nhà thu vén chãm cửa chăm nhà. Tràng trong quá trình làm thuê kiếm sống đã gặp một người phụ nữ đang trong hoàn cảnh éo le, đói khát và cảm thông với số phận của chị để rồi đi tới một quyết định táo bạo những giàu chất nhàn bản, đó là chấp nhận coi người đàn bà ấy là vợ của mình. Quyết định của anh, cũng vượt Lên trên những tục lệ thông thường và dẫn tới băn khoăn lo lắng là liệu mẹ mình có chấp nhận việc anh đã làm hay không. Điều dó cũng cho thấy Tràng là một người hiếu thuận. Với hoàn cảnh gia đình như vậy, anh tự mình quyết định tương lai cuộc đời mình nhưng vẫn không quên vai trò của người đã sinh thành ra anh. Đòi với bà cụ Tứ, một người phụ nữ xuất hiện trong nhà mình và gọi mình bằng “u”, nghĩa là đã được đặt trong quan hệ với con trai mình, thực sự là hết sức đột ngột. Bởi vì, với tư cách là người mẹ, bà phải lo “dựng vợ gả chồng” cho con cái theo đạo lí thường tình, nhưng cái nghèo đã không cho bà thực hiện công việc đại sự trong cuộc đời con mình. Rà vừa mừng vừa tủi, bà hết sức ngạc nhiên nhưng khi đã hiểu ra sự thật bà không tỏ thái độ giận dữ, mắng nhiếc con hay xua đuổi. người đàn bà kia, mà điều này cũng rất dễ xảy ra. Bà chấp nhận, đồng tình với việc con trai mình đã làm. Sự thông cảm với việc làm của con, cũng là sự nhận thức sâu hơn hoàn cảnh của mình cho thấy tính chất bao dung của người mẹ, thể hiện sự độ lượng của người làm cha làm mẹ. Đây là nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
+ Không chỉ chấp nhận việc làm của con mình như một sự đã rồi mà bà cồn tham gia vào việc vun đắp cho quyết định của con mình. Bà động viên hai người bằng triết lí dân gian: “Ai giàu ba họ, ai khổ ba đời”, một lời nói mang ý nghĩa khái quát làm ấm lòng Tràng và người vợ nhặt mà Tràng đưa về. Bà tạo cho cả hai một niềm tin vào cuộc sống đang mở ra trước mắt hai người: “Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chứng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cháu chúng mày về sau”. Niềm vui chen lẫn nỗi buồn, buồn không phải vì con trai không nghe lời mình mà buồn vì cái đói đang đeo đẳng, đang đe doạ tất cả. Bà cụ tự ngẫm lại cuộc đời mình: “Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng nó lấy nhau, cuộc đời liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”. Đoạn độc thoại nội tâm này cho thấy tấm lòng rộng mở của bà cụ Tứ, như những người mẹ Việt Nam, bà lo xa lo gần, vừa nghĩ về quá khứ vừa nghĩ về tương lai, nhưng không phải để chìm trong sợ hãi, hay chết dần chết mòn trong hoàn cảnh mà để hướng tới một hi vọng tươi sáng: “Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi”. Và bà hiểu: “Kế có ra làm được dăm ba mâm thì phải đây, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này”. Đây chính là vẻ đẹp của đạo lí sống “hàng xóm láng giềng khi tắt lửa tối đèn có nhau”, bà vẫn không quên nghĩa vụ cộng đồng, bà vẫn hiểu quanh mình còn có làng có xóm, còn có những người thân quen,còn có tình làng nghĩa xóm, còn sự đùm bọc cưu mang lẫn nhau.
+ Bữa sáng đạm bạc trong buổi đói nghèo được bày lên trên cái mẹt rách với một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối với cháo nhưng “cả nhà đều ăn rất ngon lành” và trong bữa ăn ấy, bà lại nói về tương lai: “Bà vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà chỉ toàn nói những chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này". Như vậy câu chuyện được nói tới ở đây là câu chuyện lạc quan, thể hiện niềm tin-vào cuộc sống, thể hiện tâm trạng hân hoan, vui sướng của một bà mẹ, tạo nên tính chất lạc quan của câu chuyện.
+ Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, từ buồn vui lẫn lộn cho tới một niềm vui hoàn toàn, cho thấy vẻ đẹp vị tha của người phụ nữ Việt Nam, cho thấy phẩm chất “suốt đời cưu mang, suốt đời lam lũ" nhưng bao giờ cũng thuần hậu, chất phác. Tác giả Kim Lân khi miêu tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ, đà miêu tả chính xác với thái độ trân trọng, đầy lòng nhân ái. Ngôn ngừ của nhân vật cũng phù hợp với diễn biến tâm trạng được miêu tả.
c) Kết luận: Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ được tái hiện trong một khoảnh khắc, đặc biệt nhưng rất tiêu biểu trong cuộc đời người mẹ. Diễn biến tâm trạng đó cho thấy vẻ đẹp bao dung, nhân hậu của người mẹ Việt Nam nói riêng, của người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Xem thêm >>> Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam: Mị và bà cụ Tứ

Thường xuyên truy cập Cunghocvui.com để được cập nhật liên tục những bài viết chính xác và hay nhất nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe