Đề tự luận 25: Phân tích hình tượng ông Tám trong truyện ngắn "Đất"
I. ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1: Nêu vắn tắt sự nghiệp sáng tạo văn học của Lưu Quang Vũ và vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt.
Câu 2: Các bạn trẻ hiện nay đang tranh luận về vấn đề sống có trách nhiệm với bản thân và sống một cách vị kỉ. Anh (chị).hãy cùng tham gia vào cuộc tranh luận ấy bằng một bài văn ngắn trong khoảng 400 từ.
2)Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Bình giảng khổ thơ: “Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa/Khi nào ta yêu nhau” trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích hình tượng ông Tám trong truyện ngắn Đất của nhà văn Anh Đức.
II. GỢI Ý
Câu 1:
Lưu Quang Vũ là nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa và cùng là một hiện tượng đặc biệt của kịch trường trong văn học Việt Nam mấy chục năm qua. Quê gốc ở Đà Nẵng, nhưng ông chào đời ở Hạ Hoà (tỉnh Phú Thọ) năm 1948. Ống thừa hưởng năng khiếu và thiên hướng nghệ thuật khá sớm từ người cha, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. Từ 1965 đến 1970, ông gia nhập quân đội và phục vụ trong binh chủng Phòng không —Không quân. Xuất ngũ, từ 1975 đến 1978, ông phải trải qua rất nhiều nghề để kiếm sống. Từ năm 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu. Ỏng mất ngày 29/8/1988, trong tai nạn giao thông trên quốc lộ 5, cùng với vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
2. Trước khi trở thành tên tuổi nổi tiếng trong làng kịch nói Việt Nam, Lưu Quang Vũ đà có thơ, một số’ truyện ngắn và nhiều tranh hoạ. Thơ ông giàu cảm xúc, băn khoăn trăn trở với những khát khao, mong mỏi về một cuộc sống bình yên. Nhiều bài thơ của ông như: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu... và các tập thơ Hương cây (1968-in chung thành tập Hương cây - Bếp lửa), Mây trắng của đời tôi (1989), Bảy ong trong đêm sâu (1994) được độc giả ưa thích. Các tập truyện ngắn của ông cùng có phong cách riêng. Tập tiểu luận (in chung với các tác giả khác), Diễn viên và sân khấu (1979) cũng cho thấy một nét khác của tài năng này. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
3. Vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 (viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kì) mở đường cho Lưu Quang Vũ đi vào thế giới sân khấu, thế giới mà ở đó ông thực sự bộc lộ hết tài năng của mình. Một loạt vở kịch của ông đã để lại những xúc động lớn cho người xem, như: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điểu chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta... khiến ông trở thành một hiện tượng của sân khấu nước nhà.
3. Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, dựa trên chất liệu dân gian, với những cách tân táo bạo trở thành vở kịch độc đáo nhất của tài nàng Lưu Quang Vũ. Trương Ba sống yên bình với vợ con bằng nghề làm vườn nhưng sự vô trách nhiệm của những người phụ trách số mệnh con người, các thần Nam Tào và Bắc Đẩu, mà ông phải chết. Đế Thích, người bạn chơi cờ của Trương Ba đã dùng phép thuật của mình, cho Trương Ba sống lại. Nhưng vì Trương Ba chết đã lâu ngày, thi thể không còn nguyên vẹn nên Đế Thích phải mượn xác của người hàng thịt mới chết cách đó chỉ một ngày, để hồn Trương Ba nhập vào. Bất hạnh bắt đầu xảy ra. Hồn Trương Ba không thể chung sống với vợ người hàng thịt cho dù bên ngoài thì anh hàng thịt vẫn còn. Trở về nhà cũ trong cái thể xác của anh hàng thịt, Trương Ba cũng không tìm được những tình cảm trước đây với vợ con mình. Những người thân của Trương Ba cũng nhìn “ông hàng thịt hồn Trương Ba” với cặp mắt khác. Trương Ba bị tất cả nghi ngờ, sợ hãi. Trương Ba nhận ra sự đau khổ của mình cho dù được sống lại nhưng lại phải đội một cái lốt khác, một vỏ bọc khác. Trương Ba quyết định xin Đế Thích cho anh chàng hàng thịt được sống lại, còn mình thì chết hẳn để thoát khỏi tình trạng mượn xác tá hình. Cốt truyện có sự thay đổi cơ bản so với cốt truyện dân gian. Trong truyện dân gian, hồn Trương Ba trong lốt người hàng thịt vẫn sống bình yên hạnh phúc với vợ con mình Nhưng Lưu Quang Vũ nhân mạnh tính chất bí đát, khác biệt của kiểu hồn thì là của Trương Ba còn vỏ ngoài thì lại là của anh hàng thịt. Vở kịch gợi ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa triết lí và tư tưởng cao, hàm ý nhân văn sâu sắc mà qua đó tác giả muốn gửi tới mọi người hãy sống thật như chính mình, hãy là mình trong mọi hoàn cảnh.
Có thể bạn quan tâm: Ý ngĩa của màn kết vở kịch "Hồn Trường Ba, da hàng thịt"
Câu 2:
Đề này đề cập tới hai vấn đề: sống có trách nhiệm và tính vị kị
Trước tiên là vấn đề sống có trách nhiệm. Vậy thì: Ai sống? Sống có trách nhiệm với ai? Có trách nhiệm về cái gì? Để trả lời các câu hỏi này cần xác định chủ thể sống ở đây là bản thân mình, là tất cả mọi người vì đương nhiên “tất cả mọi người được sinh ra đều có quyền bình đảng, đều có quyền được sống và quyền được làm người”. Đầ tồn tại trong đời, nghĩa là được sống, là phải sống cho ra người. Con người ở đây hiểu theo nghĩa là có người có khả năng tư duy, là con người được hoàn thiện về mặt bản thể sinh học, không có khuyết tật bẩm sinh, nghĩa là con người bình thường nhưng là chủ nhân của thế giới xung quanh. Con người đó, trước hết sống cho sự tồn tại của bản thân nó, nghĩa là nó phải lao động, phải làm việc và học tập những cái cần thiết cho bản thân nó, phải tự tìm kiếm nguồn sống để tự nuôi mình. Hiển nhiên là con người không bao giờ tồn tại riêng biệt tách rời xã hội mà bao giờ con người cũng là con người xã hội. Vì thế sống để duy trì sự tồn tại của nó không tách rời sự giúp đỡ của xã hội, vì thế nó tự nuôi sống nó cũng đồng nghĩa với việc giúp ích cho đồng loại. Vì thế sống có trách nhiệm đồng nghĩa với việc sống đúng và sống đẹp. Trong xã hội, mỗi một cá nhân tồn tại trong đó,vừa có quyền lợi mà xã hội mang lại vừa có trách nhiệm góp sức mình vào làm giàu cho xã hội, hoặc bảo vệ xã hội đo.
Tính vị kỉ được hiểu là sự co mình lại trong cái vỏ cá nhân, coi của mình là hơn tất cả, coi những người khác không ra gì, là thái độ ngại va chạm, né tránh cái ác cái xấu đang đe doạ những người xung quanh hoặc đe dọa xã hội. Đó cũng là thái độ “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”. Tính vị kỉ tạo ra lối sống vị kỉ, ích kỉ, dẫn tới thái độ luôn luôn đòi hỏi giành giật mà không biết mình đã làm được những gì cho người khác và việc làm ấy của minh có xứng đáng để được hưởng những quyền lợi vật chất ấy không. Đây là một lối sống ảnh hưởng và gây tác hại tôi cuộc sống cộng đồng dẫn tới việc gây mất đoàn kết, kì thi lẫn nhau.
Tóm lại sống có trách nhiệm là phải biết đền ơn trả nghĩa, là phải biết sống đúng và sống đẹp. Lối sống có trách nhiệm không thể đồng hành cùng với lối sống vị kỉ.
Câu 3a:
a) Giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm và nội dung khổ thơ.
b) Phần bình giảng: Trong tình yêu, luôn có một vấn đề được đạt ra đó là giải thích thế nào là tình yêu, song đó là một câu hỏi có muốn vấn đáp mà mỗi cặp tình nhân, mỗi người yêu nhau đều cố gắng giải đáp, trước hết là cho mình và cho người mình yêu. Với khổ thơ trên đây Xuân Quỳnh củng đưa ra một cách giải thích, một cách cắt nghĩa tình yêu theo cách riêng của mình. Đó là cách cát nghĩa mang tính trực cảm, rất nữ tính và cũng rất Xuân Quỳnh. Cách giải thích bắt đầu đi từ “sống” mà cội nguồn của “sóng” theo Xuân Quỳnh là bắt đầu từ “giỏ”. Nhưng khi phải trả lời tiếp “giỏ” bắt đầu từ đâu, thì thật khó đưa ra được lời giải đáp. Xuân Quỳnh tìm lời giải đáp ấy từ chính “tình yêu”, từ chính lò-gic của trái tim và đây cũng là cách suy luận tràn đầy nữ tính. Bởi lẽ, nguồn gốc của “sóng”, của “gió” cũng giống như nguồn gốc của “tình yêu” vừa. là cai rất cụ thể nhưng lại cũng rất trừu tượng, bởi tình yêu bí ẩn và thiêng liêng và kì lạ vô cùng và càng bí ẩn càng thiêng liêng thì nó càng kì lạ, càng cao quý, càng hiện ra vẻ đẹp vô ngần của nó.
Cách cắt nghĩa của Xuân Quỳnh cho thấy một quy luật phổ biến trong tình yêu nam nữ, đó là từ trực cảm đến lí trí. Người ta yêu nhau trước hét bằng sự cảm nhận bằng trực giác, bằng linh tính, bằng một sự cảm nhận đặc biệt về nhau mà thiếu đi sự cám nhân trực gác ấy, tình yêu chỉ còn là sự tính toán hơn thua, được mất. Trong tình yêu người ta đến với nhau tự nguyện, không ai bắt buộc ai, người ta chiếm lĩnh tâm hồn và tình cảm của nhau bằng một điểm gì đấy rất người mà không thể nói ra được, bằng một sự rung động sâu lắng nào đây trong tâm can mà không diễn tả thành lời được, bởi khi đã nói ra được bằng lời, nghĩa là bàng sự sắp xếp ngòn. từ theo tư duy lí tính thì tình yêu mất đi vẻ đẹp thiêng liêng bí ẩn của nó. Sự quyến rũ của tình yêu chính là ở sự rung động bí ẩn này, là sự cảm nhận trực giác vừa nhạy bén vừa mong manh này. Vì thế không ít người đã coi tình yêu mang tính chất “thiên định”, là sự sắp xếp của tạo hoá.
Kết luận: Xuân Quỳnh qua bài “Sóng” đà cho thấy những vẻ đẹp mới của tình yêu nam nữ, trong đó nổi bật lên là khát vọng được yêu được sống trọn vẹn trong hạnh phúc tình yêu.
Có thể bạn quan tâm: Đề tự luận 4: Hai hình tượng trữ tình "Sóng và em"
Câu 3b:
a) Mở bài: Anh Đức thuộc thế hệ nhà văn - chiến sĩ giai đoạn chống Mĩ cứu nước. Tên thật của ông là Bùi Đức Ai, sinh năm 1935 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang). Óng đi vào con đường văn chương từ 1952 với nhiều bài báo và sáng tác văn học. Năm 1953, ông là biên tập viên báo Cứu quốc Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam và về làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Tháng 6/1962, ông trở về công tác tại Hội Văn nghệ Giải phóng ở miền Nam, từng giữ chức Uỷ viên Ban thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Giải phóng. Mặc dù phải hoạt động gian khổ phần lớn trong thời kì chiến tranh ác liệt, nhưng ông là nhà vàn sung sức và xông xáo. Các tác phẩm chính của ông Là: Biến động (truyện, 1952), Một truyện chép ở bệnh viện (truyện, 1958), Bức thư Cà Mau (truyện ngắn, bút kí, 1965), Hòn Đất (tiểu thuyết, 1966), Giấc mơ của ông lão vườn chim (tập truyện ngắn, bút kí- 1970), Đứa con của đất (tiểu thuyết, 1976), Miền sóng vỗ (tập truyện, 1985)... Òng được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
Truyện ngắn Đất được in trong tập Bức thư Cà Mau xuất bản năm 1965, mà nội dung cơ bản là tố cáo tội ác của Mĩ - ngụy đối với nhân dân vùng đất mũi, đồng thời ca ngợi và khẳng định tinh thần quật cường, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của những người dân Nam Bộ vùng cực Nam của Tổ quốc.
b) Thân bài: Hình tượng ông Tám là hình tượng tiêu biểu cho thế giới nhân vật mà Anh Đức sáng tạo ra- Các nhân vật của ông đều là những nông dân thuần gốc, giàu lòng yêu nước mà thể hiện trước hết là tình yêu quê hương tha thiết. Ông Tám cũng như những nông dân khác đều là những con người có ý chí, thiết tha với quê hương, biết căm thù giặc cao độ. Khi giáp mặt với kẻ thù, ông Tám không hề nao núng, đâ chọn cái chết để vừa thể hiện quyết tâm bám đất giữ làng của mình,vừa tạo ra thế áp đảo quân thù. Đôi với ông, bám đất là thể hiện sự thuỷ chung son sắt trước sau như một với cách mạng, là góp phần bảo vệ cách mạng, chống lại chiến lược dồn dân lập ấp, tát nước bắt cá hiểm độc của kẻ thù. Bám đất cũng là sự thể niềm tôn kính với ông bà tổ tiên, những người đà đổ mồ hôi sôi nước mắt mở đất lập làng de cho con cháu mãi mãi có đất để sông,
Câu chuyện về ông Tám, cách tái hiện hình tượng ông Tám được thể hiện qua cách thức kết cấu đặc biệt. Kết cấu của truyện ngắn “Đất” là kết câu truyện lồng trong truyện. Kết cấu đó được thể hiện qua câu chuyện của anh Hai cần, con trai ông Tám, kể về cái chết của cha mình; câu chuyện đó được lồng vào câu chuyện của nhân vật “tôi” có tác dụng làm nền, tạo dựng bối cảnh và thực hiện chức năng giới thiệu nhân vật.
- Kết cấu như vậy đã dẫn tới sự thay đổi ngôi kể. Câu chuyện mang tính chất tự nhiên và hấp dẫn hơn, đồng thời qua câu chuyện được kế đó, tính chất của cuộc đấu tranh bám đất cũng gay gắt và xung đột quyết liệt hơn. Người đọc cảm nhận được tính chất ác liệt của cuộc chiến giữ đất và không khí nóng bỏng của những ngày đấu tranh đó.
- Ngôi nhà của gia đình Tám nằm ngay đầu xóm. VỊ trí của ngôi nhà tạo nên một không gian đặc biệt: không gian thử thách, theo kiểu “có cứng mới đứng đầu gió”. Vì ở đầu xóm nên kẻ thù buộc ông Tám dời nhà được thì những người khác cũng phải tuân theo, khống khó khăn gì. Hiểu được điều đó, ông Tám đã xác định cho mình trách nhiệm trước dân làng và cùng chính là trách nhiệm trước cách mạng. Ngôi nhà ở đầu xóm còn gắn với vai trò và trách nhiệm của ông Tám đối với những người dân khác: “Nhà mình ở đầu xóm mà núng thế thì không làm gương được cho lối xóm”
Hình tượng bất khuất của ông Tám nổi bật lên trong màn đấu lí đấu trí với một tên phản động khét tiếng: thằng Đởm “chánh cống ác” vì thế ông đã có những chuẩn bị cần thiết cho cuộc chiến giữ đất một mất một còn ây. Ông chấp nhận cái chết để giữ đất và trước khi thực hiện sự hi sinh cao cả vì sự nghiệp chung, ông vẫn bình tình thắp nhang trước bàn thờ ông bà tổ tiên, để các bậc tiền nhân chứng giám cho việc làm của ông, nhưng cũng để thức tỉnh sự căm thù của những người khác.
Vẻ đẹp thể hiện qua tính cách dũng cảm bất khuất của ông Tám là vẻ đẹp tiêu biểu cho người nông dân Nam Bộ. vẻ đẹp đó chính là tình yêu tha thiết mảnh đất chôn rau cắt rốn, mảnh đất mà cha ông và cách mạng đem lại cho ông, là sống theo đạo lí trọng nghĩa trọng tình, thuỷ chung với cách mạng, hành động theo lí tưởng chết vinh chứ không chịu sống quỳ.
Hình tượng ông Tám còn được khắc họa sâu hơn bằng chi tiết kết thúc tác phẩm qua suy nghĩ và tâm tưởng của nhân vật “tồi" về câu chuyện đau thương mà hào hùng đang hiện ra trước mắt, bằng việc Hai Cần đang thắp nhang và quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên, ucái bàn thờ mà cha anh đã quỳ lạy dạo nọ”. Cách kết thúc như vậy tạo ra sự nối kết giữa quá khứ và hiện tại, đồng thời cũng tạo ra không khí thiêng liêng cho câu chuyện được kể, thể hiện tình cảm ngưỡng mộ sâu sắc của nhân vật “tôi” về cái chết của ông Tám.
c) Kết luận: Hình tượng ông Tám trong tác phẩm Đất của Anh Đức tái hiện một thời kì đấu tranh gian khổ và ác liệt của người dân Nam Bộ. Sự hi sinh của những người như ông Tám là vô cùng quý giá giúp cho giúp cho cách mạng đứng vững trên mảnh đất này. Do đó, giữ đất là bảo vệ sự sống còn, không chỉ của dân làng mà còn của dân tộc, là trách nhiệm phải có của mỗi người trong lúc mọi nơi.
Xem thêm >>> Bình giảng đoạn thơ trong bài thơ "Việt Bắc"
Hãy để lại những ý kiến đóng góp hoặc ý kiến của bản thân đến Cunghocvui ở phía bên dưới comment nhé! Chúc bạn học tập tốt <3